Kính hiển vi là một thiết bị dùng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được bằng cách tạo ra các hình ảnh phóng đại của vật thể đó. Kỹ thuật quan sát và ghi nhận hình ảnh bằng các kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi (microscopy). Ngày nay, kính hiển vi có thể bao gồm nhiều loại từ các kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng khả kiến, cho đến các kính hiển vi điện tử, hay các kính hiển vi quét đầu dò, hoặc các kính hiển vi phát xạ quang... Kính hiển vi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như vật lý, hóa học, sinh học, khoa học vật liệu, y học và được phát triển không chỉ là công cụ quan sát mà còn là một công cụ phân tích mạnh. Kính hiển vi quang học là một loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát hình ảnh các vật thể nhỏ được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh. Kính hiển vi quang học là dạng kính hiển vi đơn giản, lâu đời nhất và cũng là phổ biến nhất. Các kính hiển vi quang học cũ thường phải quan sát hình ảnh trực tiếp bằng mắt nhìn qua thị kính, nhưng các kính hiện đại hiện nay còn được gắn thêm các CCD camera hoặc các phim ảnh quang học để chụp ảnh. Cấu tạo và cách sử dụng Hình ảnh một kính hiển vi với số đánh thể hiện vị trí các bộ phận Một kính hiển vi quang học gồm có nhiều bộ phận, có thể chia thành các phần như sau: • Nguồn sáng • Hệ hội tụ và tạo chùm sáng song song; • Giá mẫu vật • Vật kính (có thể là một thấu kính hoặc một hệ thấu kính) là bộ phận chính tạo nên sự phóng đại • Hệ lật ảnh (lăng kính, thấu kính) • Thị kính là thấu kính tạo ảnh quan sát cuối cùng • Hệ ghi ảnh Như hình ảnh ở bên, các phần (theo đánh số) có thể được mô tả như sau: 1. Thị kính: Có thể từ một đến 2 thấu kính thủy tinh cho phép tạo ra ảnh cuối cùng của vật qua hệ quang học. Độ phóng đại của thị kính khá nhỏ, thường chỉ dưới 10x, và được lắp đặt trong một ống trụ, cho phép thay đổi dễ dàng. 2. Giá điều chỉnh vật kính. 3. Vật kính: là thấu kính quan trọng nhất của các hệ tạo ảnh nhờ thấu kính, là một (hoặc có thể là hệ nhiều thấu kính) có tiêu cự ngắn, cho phép phóng đại vật với độ phóng đại lớn. Nhờ có giá điều chỉnh, các vật kính khác nhau có thể xoay để thay đổi trị số phóng đại. Trên vật kính có thể ghi các trị số phóng đại 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x hay 100x. Trong một số vật kính đặc biệt, người ta có thể sử dụng dầu nhằm tăng độ phân giải của hệ thống. 4, 5. Giá vi chỉnh, cho phép điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét trong quá trình tạo ảnh. 6. Giá đặt mẫu vật 7. Hệ thống đèn, gương... tạo ánh sáng để chiếu sáng mẫu vật. 8. Hệ thống khẩu độ, và các thấu kính hội tụ để hội tụ và tạo ra chùm sáng song song chiếu qua mẫu vật. 9. Vi chỉnh cho phép dịch chuyển mẫu vật theo chiều ngang để quan sát các phần khác nhau theo ý muốn. Kính hiển vi điện tử quét (tiếng Anh: Scanning Electron Microscope, thường viết tắt là SEM), là một loại kính hiển vi điện tử có thể tạo ra ảnh với độ phân giải cao của bề mặt mẫu vật bằng cách sử dụng một chùm điện tử (chùm các electron) hẹp quét trên bề mặt mẫu. Việc tạo ảnh của mẫu vật được thực hiện thông qua việc ghi nhận và phân tích các bức xạ phát ra từ tương tác của chùm điện tử với bề mặt mẫu vật. Kính hiển vi điện tử quét lần đầu tiên được phát triển bởi Zworykin vào năm 1942 là một thiết bị gồm một súng phóng điện tử theo chiều từ dưới lên, ba thấu kính tĩnh điện và hệ thống các cuộn quét điện từ đặt giữa thấu kính thứ hai và thứ ba, và ghi nhận chùm điện tử thứ cấp bằng một ống nhân quang điện. • Ưu điểm: Mặc dù không thể có độ phân giải tốt như kính hiển vi điện tử truyền qua nhưng kính hiển vi điện tử quét lại có điểm mạnh là phân tích mà không cần phá hủy mẫu vật và có thể hoạt động ở chân không thấp. Một điểm mạnh khác của SEM là các thao tác điều khiển đơn giản hơn rất nhiều so với TEM khiến cho nó rất dễ sử dụng. Một điều khác là giá thành của SEM thấp hơn rất nhiều so với TEM, vì thế SEM phổ biến hơn rất nhiều so với TEM. Kính hiển vi điện tử truyền qua (tiếng Anh: transmission electron microscopy, viết tắt: TEM) là một thiết bị nghiên cứu vi cấu trúc vật rắn, sử dụng chùm điện tử có năng lượng cao chiếu xuyên qua mẫu vật rắn mỏng và sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng đại lớn (có thể tới hàng triệu lần), ảnh có thể tạo ra trên màn huỳnh quang, hay trên film quang học, hay ghi nhận bằng các máy chụp kỹ thuật số. • Điểm mạnh của TEM - Có thể tạo ra ảnh cấu trúc vật rắn với độ tương phản, độ phân giải (kể cả không gian và thời gian) rất cao đồng thời dễ dàng thông dịch các thông tin về cấu trúc. Khác với dòng kính hiển vi quét đầu dò, TEM cho ảnh thật của cấu trúc bên trong vật rắn nên đem lại nhiều thông tin hơn, đồng thời rất dễ dàng tạo ra các hình ảnh này ở độ phân giải tới cấp độ nguyên tử. - Đi kèm với các hình ảnh chất lượng cao là nhiều phép phân tích rất hữu ích đem lại nhiều thông tin cho nghiên cứu vật liệu. • Điểm yếu của TEM - Đắt tiền: TEM có nhiều tính năng mạnh và là thiết bị rất hiện đại do đó giá thành của nó rất cao, đồng thời đòi hỏi các điều kiện làm việc cao ví dụ chân không siêu cao, sự ổn định về điện và nhiều phụ kiện đi kèm. - Đòi hỏi nhiều phép xử lý mẫu phức tạp cần phải phá hủy mẫu (điều này không thích hợp với nhiều tiêu bản sinh học). - Việc điều khiển TEM rất phức tạp và đòi hỏi nhiều bước thực hiện chính xác cao BỆNH DỊCH TẢ Bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước. Robert Koch là người nhận dạng được vi trùng gây bệnh tả vào năm 1883. • Lịch sử: Bệnh tả xuất hiện châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên, ghi nhận lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ và đại dịch vào năm 1817-1821, tiếp đến là nước Nga, châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi, Nam Mỹ. Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết, nạn nhân có cả tể tướng. Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người chết, Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố Luân Đôn. Sang thời cận đại, riêng tại Bắc Kỳ thời Pháp thuộc năm 1937 dịch tả giết 75.000 người.[1] Dịch tả vào Peru vào năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, Mexico và Nicaragua kết quả hơn 12.000 người chết. • Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh. Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa phân. Ngoài ra cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống. • Phòng tránh: Bệnh tả có thể tránh nếu có ý thức với bản thân và cộng đồng, bằng cách ăn chín và uống sôi. Tuyệt đối không ăn: rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, uống nước đá... trái cây phải ngâm nước muối, gọt sạch vỏ trước khi ăn. Tay chân luôn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Khi thành dịch thì dịch tả có tốc độ lây lan và gây tử vong khủng khiếp, không như tiêu chảy. • Chữa trị: Biện pháp chữa trị quan trọng nhất là phải cung cấp lại đầy đủ nước, đường và muối, thường phải được tiêm vào mạch máu để không phải qua đường ruột. Ở các nước Thế giới thứ ba, người ta cũng chữa trị thành công và đơn giản bằng cách cho uống nước thay thế. LIÊN CẦU KHUẨN LỢN Liên cầu khuẩn lợn là một loại bệnh gây hại cho người và lợn, đây là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn và người là chủ yếu[1]. Bệnh tăng mạnh trong mùa nắng nóng và có nguy cơ trở thành dịch nếu không có biện pháp phòng tránh, điều trị. Bệnh có thể lây từ lợn sang người và gây tử vong. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Con đường lây truyền từ lợn sang người có thể qua vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở heo bệnh.[3] hoặc qua đường ăn uống. Đây là bệnh nguy hiểm, vì nếu nhiễm loại vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề với 60% bị ù tai giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục. Ở miền Nam Việt Nam, 95%-98% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn thường bị viêm màng não. • Tác nhân: Tác nhân gây bệnh là do Streptococcus suis (S.suis) gây ra ở lợn và có khả năng lây lan sang người. Streptococcus suis là một liên cầu, có hình ô van hay hình bầu dục, bắt màu Gram dương (+) và sắp xếp thành chuỗi. Ở động vật thì cầu khuẩn lợn cư trú trong đường hô hấp trên, đặt biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân, cũng có thể ở đường tiêu hóa, đường sinh dục của lợn. S.suis còn tồn tại lâu trong phân, nước, rác. Ổ chứa S.suis là lợn nhà, lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim, có thể lây truyền qua gián, chuột, ruồi… Môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bệnh. S.suis týp II thường gây bệnh ở người, dễ mắc nhất là những người làm việc trong môi trường liên quan đến lợn. Cách lây qua đường tiêu hóa là chủ yếu. Loại vi khuẩn này cư trú trên cơ thể lợn, kể cả đối với lợn không mắc bệnh cũng có một tỷ lệ nhỏ các con virus này ký sinh. Nó ít khi gây bệnh cho người, trừ khi chúng ta ăn các loại thức ăn chưa nấu chín. Đối với lợn bị mắc dịch heo tai xanh, sức đề kháng giảm đi, vi rút liên cầu khuẩn bắt đầu xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Vi khuẩn này gây viêm phổi hay nhiễm trùng máu ở lợn, và lúc đó các cơ quan phủ tạng khác cũng đều chứa các vi khuẩn này. Khi bị nhiễm trùng máu, tất cả các bộ phận như thịt, da, xương, tiết, lòng đều có vi rút dẫn tới nguy cơ lây bệnh sang người tăng cao. • Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu là do tiếp xúc, sử dụng các chế phẩm từ thịt heo thiếu an toàn, nhiều trường hợp nhiễm bệnh không rõ nguyên nhân do vi khuẩn này đã lan ra môi trường và xâm nhập nhiều loại thực phẩm khác. Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn lây lan sang người theo một trong các cách sau: - Từ đường ăn uống - Đường tiếp xúc, giết mổ, chăm sóc • Biểu hiện: Khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh chóng, suy đa phủ tạng. Nếu nhập viện muộn thì cơ hội cứu chữa thấp. Vi khuẩn liên cầu lợn tấn công người sẽ gây biểu hiện ban đầu là sốt rất cao (lạnh, tay chân run rồi lên cơn sốt rất cao, trên 39 độ C), đầu đau dữ dội, đau cứng cổ gáy sau đó tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê sau đó sốc và tụt huyết áp, suy hô hấp, xuất hiện các ban hoại tử trên da (xuất huyết rất to màu xám đen, bong tróc, hay lốm đốm. Một số bệnh nhân có dấu hiệu phát ban trên da, sau 5 ngày ban không những không lặn mà càng ngày càng rõ, kèm theo mệt mỏi Tiếp đó, bệnh nhân có thể bị viêm màng não như nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, cứng cổ, sốt cao... viêm phổi, suy gan, suy đa phủ tạng. Ngoài ra có thể có biểu hiện nhiễm trùng huyết sốt cao, da xanh, mệt mỏi phờ phạc, môi khô,lưỡi bẩn, hơi thở hôi...; sốc do nhiễm độc, xuất huyết dưới da... Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ khả quan, nhưng nếu phát hiện muộn bệnh nhân có thể bị phù não, để lại các di chứng nặng như động kinh và có thể tử vong. Đặc biệt, người bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn thường có biểu hiện giống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn huyết, sốt xuất huyết, viêm màng não mũ,... nên dễ gây chẩn đoán nhầm, dẫn đến bệnh nhân bị điều trị sai và muộn.
Trang 1BÀI TẬP CÁ NHÂN
Họ và tên: Dương Thị Hồng Châu (2005110054) , Lớp: 02DHTP2
HÌNH ẢNH VIRUS
HÌNH ẢNH VI KHUẨN
HÌNH ẢNH NẤM
Trang 2Nấm men
Nấm mốc
KÍNH HIỂN VI Kính hiển vi là một thiết bị dùng để quan
sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được bằng cách tạo ra các hình ảnh phóng đại của vật thể đó Kỹ thuật quan sát và ghi nhận hình ảnh
bằng các kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi (microscopy) Ngày nay, kính hiển vi
có thể bao gồm nhiều loại từ các kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng khả kiến, cho đến các kính hiển vi điện tử, hay các kính hiển vi quét đầu dò, hoặc các kính hiển vi phát
xạ quang Kính hiển vi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như vật lý, hóa
học, sinh học, khoa học vật liệu, y học và được phát triển không chỉ là công cụ quan sát
mà còn là một công cụ phân tích mạnh
Kính hiển vi quang học là một loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát
hình ảnh các vật thể nhỏ được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh Kính hiển vi quang học là dạng kính hiển vi đơn giản, lâu đời nhất và cũng là phổ biến nhất Các kính hiển vi quang học cũ thường phải quan sát hình ảnh trực tiếp bằng mắt nhìn qua
Trang 3thị kính, nhưng các kính hiện đại hiện nay còn được gắn thêm các CCD camera hoặc các phim ảnh quang học để chụp ảnh
Cấu tạo và cách sử dụng
Hình ảnh một kính hiển vi với số đánh thể hiện vị trí các bộ phận
Một kính hiển vi quang học gồm có nhiều bộ phận, có thể chia thành các phần như sau:
Nguồn sáng
Hệ hội tụ và tạo chùm sáng song song;
Giá mẫu vật
Vật kính (có thể là một thấu kính hoặc một hệ thấu kính) là bộ phận chính tạo nên
sự phóng đại
Hệ lật ảnh (lăng kính, thấu kính)
Thị kính là thấu kính tạo ảnh quan sát cuối cùng
Hệ ghi ảnh
Như hình ảnh ở bên, các phần (theo đánh số) có thể được mô tả như sau:
Trang 41 Thị kính: Có thể từ một đến 2 thấu kính thủy tinh cho phép tạo ra ảnh cuối cùng của vật qua hệ quang học Độ phóng đại của thị kính khá nhỏ, thường chỉ dưới 10x, và được lắp đặt trong một ống trụ, cho phép thay đổi dễ dàng
2 Giá điều chỉnh vật kính
3 Vật kính: là thấu kính quan trọng nhất của các hệ tạo ảnh nhờ thấu kính, là một (hoặc
có thể là hệ nhiều thấu kính) có tiêu cự ngắn, cho phép phóng đại vật với độ phóng đại lớn Nhờ có giá điều chỉnh, các vật kính khác nhau có thể xoay để thay đổi trị số phóng đại Trên vật kính có thể ghi các trị số phóng đại 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x hay 100x Trong một số vật kính đặc biệt, người ta có thể sử dụng dầu nhằm tăng độ phân giải của
hệ thống
4, 5 Giá vi chỉnh, cho phép điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét trong quá trình tạo ảnh
6 Giá đặt mẫu vật
7 Hệ thống đèn, gương tạo ánh sáng để chiếu sáng mẫu vật
8 Hệ thống khẩu độ, và các thấu kính hội tụ để hội tụ và tạo ra chùm sáng song song chiếu qua mẫu vật
9 Vi chỉnh cho phép dịch chuyển mẫu vật theo chiều ngang để quan sát các phần khác nhau theo ý muốn
Kính hiển vi điện tử quét (tiếng Anh: Scanning Electron Microscope, thường
viết tắt là SEM), là một loại kính hiển vi điện tử có thể tạo ra ảnh với độ phân giải
cao của bề mặt mẫu vật bằng cách sử dụng một chùm điện tử (chùm các electron) hẹp quét trên bề mặt mẫu Việc tạo ảnh của mẫu vật được thực hiện thông qua việc ghi nhận và phân tích các bức xạ phát ra từ tương tác của chùm điện tử với bề mặt mẫu vật
Trang 5Kính hiển vi điện tử quét lần đầu tiên được phát triển bởi Zworykin vào năm 1942 là một thiết bị gồm một súng phóng điện tử theo chiều từ dưới lên, ba thấu kính tĩnh điện và hệ thống các cuộn quét điện từ đặt giữa thấu kính thứ hai và thứ ba, và ghi nhận chùm điện
tử thứ cấp bằng một ống nhân quang điện
Ưu điểm:
Mặc dù không thể có độ phân giải tốt như kính hiển vi điện tử truyền qua nhưng kính hiển vi điện tử quét lại có điểm mạnh là phân tích mà không cần phá hủy mẫu vật và có thể hoạt động ở chân không thấp Một điểm mạnh khác của SEM là các thao tác điều khiển đơn giản hơn rất nhiều so với TEM khiến cho nó rất dễ sử dụng Một điều khác là giá thành của SEM thấp hơn rất nhiều so với TEM, vì thế SEM phổ biến hơn rất nhiều so với TEM
Kính hiển vi điện tử truyền qua (tiếng Anh: transmission electron
microscopy, viết tắt: TEM) là một thiết bị nghiên cứu vi cấu trúc vật rắn, sử dụng
chùm điện tử có năng lượng cao chiếu xuyên qua mẫu vật rắn mỏng và sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng đại lớn (có thể tới hàng triệu lần), ảnh có thể tạo ra trên màn huỳnh quang, hay trên film quang học, hay ghi nhận bằng các máy chụp kỹ thuật số
Trang 6 Điểm mạnh của TEM
- Có thể tạo ra ảnh cấu trúc vật rắn với độ tương phản, độ phân giải (kể cả không gian và thời gian) rất cao đồng thời dễ dàng thông dịch các thông tin về cấu trúc Khác với dòng kính hiển vi quét đầu dò, TEM cho ảnh thật của cấu trúc bên trong vật rắn nên đem lại nhiều thông tin hơn, đồng thời rất dễ dàng tạo ra các hình ảnh này ở độ phân giải tới cấp độ nguyên tử
- Đi kèm với các hình ảnh chất lượng cao là nhiều phép phân tích rất hữu ích đem lại nhiều thông tin cho nghiên cứu vật liệu
Điểm yếu của TEM
- Đắt tiền: TEM có nhiều tính năng mạnh và là thiết bị rất hiện đại do đó giá thành của nó rất cao, đồng thời đòi hỏi các điều kiện làm việc cao ví dụ chân không siêu cao, sự ổn định về điện và nhiều phụ kiện đi kèm
- Đòi hỏi nhiều phép xử lý mẫu phức tạp cần phải phá hủy mẫu (điều này không thích hợp với nhiều tiêu bản sinh học)
- Việc điều khiển TEM rất phức tạp và đòi hỏi nhiều bước thực hiện chính xác cao
BỆNH DỊCH TẢ
Trang 7Bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây
ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước Robert Koch là người nhận dạng được vi trùng gây bệnh tả vào năm 1883
Lịch sử:
Bệnh tả xuất hiện châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên, ghi nhận lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ và đại dịch vào năm 1817-1821, tiếp đến là
nước Nga, châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi, Nam Mỹ
Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết, nạn nhân có cả tể tướng
Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người chết, Đại dịch năm
1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố Luân Đôn
Sang thời cận đại, riêng tại Bắc Kỳ thời Pháp thuộc năm 1937 dịch tả giết 75.000 người [1]
Dịch tả vào Peru vào năm 1991, lan truyền
sang Ecuador, Colombia, Mexico và Nicaragua kết quả hơn 12.000 người chết
Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa phân Ngoài
ra cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống
Phòng tránh:
Bệnh tả có thể tránh nếu có ý thức với bản thân và cộng đồng, bằng cách ăn chín và uống sôi Tuyệt đối không ăn: rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, uống nước đá trái cây phải ngâm nước muối, gọt sạch vỏ trước khi ăn Tay chân luôn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh Khi thành dịch thì dịch
tả có tốc độ lây lan và gây tử vong khủng khiếp, không như tiêu chảy
Chữa trị:
Biện pháp chữa trị quan trọng nhất là phải cung cấp lại đầy đủ nước, đường và muối, thường phải được tiêm vào mạch máu để không phải qua đường ruột Ở các nước Thế
Trang 8giới thứ ba, người ta cũng chữa trị thành công và đơn giản bằng cách cho uống nước thay thế
Trang 9LIÊN CẦU KHUẨN LỢN Liên cầu khuẩn lợn là một loại bệnh gây hại cho người và lợn, đây là bệnh truyền nhiễm
có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn và người là chủ yếu[1] Bệnh tăng mạnh trong mùa nắng nóng và có nguy cơ trở thành dịch nếu không có biện pháp phòng tránh, điều trị Bệnh có thể lây từ lợn sang người và gây tử vong Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp
Tỷ lệ tử vong khoảng 7% Con đường lây truyền từ lợn sang người có thể qua vết thương
ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở heo bệnh.[3] hoặc qua đường ăn uống Đây là bệnh nguy hiểm, vì nếu nhiễm loại vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề với 60% bị ù tai giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục Ở miền Nam Việt Nam, 95%-98% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn thường
bị viêm màng não
Tác nhân:
Tác nhân gây bệnh là do Streptococcus suis (S.suis) gây ra ở lợn và có khả năng lây lan sang người Streptococcus suis là một liên cầu, có hình ô van hay hình bầu dục, bắt màu Gram dương (+) và sắp xếp thành chuỗi Ở động vật thì cầu khuẩn lợn cư trú trong đường
hô hấp trên, đặt biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân, cũng có thể ở đường tiêu hóa, đường sinh dục của lợn S.suis còn tồn tại lâu trong phân, nước, rác Ổ chứa S.suis là lợn nhà, lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim, có thể lây truyền qua gián, chuột, ruồi…
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bệnh S.suis týp II thường gây bệnh ở người, dễ mắc nhất là những người làm việc trong môi trường liên quan đến lợn Cách lây qua đường tiêu hóa là chủ yếu Loại vi khuẩn này cư trú trên cơ thể lợn, kể cả đối với lợn không mắc bệnh cũng có một tỷ lệ nhỏ các con virus này ký sinh Nó ít khi gây bệnh cho người, trừ khi chúng ta ăn các loại thức ăn chưa nấu chín
Đối với lợn bị mắc dịch heo tai xanh, sức đề kháng giảm đi, vi rút liên cầu khuẩn bắt đầu xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh Vi khuẩn này gây viêm phổi hay nhiễm trùng máu ở lợn, và lúc đó các cơ quan phủ tạng khác cũng đều chứa các vi khuẩn này Khi bị nhiễm
Trang 10trùng máu, tất cả các bộ phận như thịt, da, xương, tiết, lòng đều có vi rút dẫn tới nguy cơ lây bệnh sang người tăng cao
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu là do tiếp xúc, sử dụng các chế phẩm từ thịt heo thiếu
an toàn, nhiều trường hợp nhiễm bệnh không rõ nguyên nhân do vi khuẩn này đã lan ra môi trường và xâm nhập nhiều loại thực phẩm khác Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn lây lan sang người theo một trong các cách sau:
- Từ đường ăn uống
- Đường tiếp xúc, giết mổ, chăm sóc
Biểu hiện:
Khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh chóng, suy đa phủ tạng Nếu nhập viện muộn thì cơ hội cứu chữa thấp
Vi khuẩn liên cầu lợn tấn công người sẽ gây biểu hiện ban đầu là sốt rất cao (lạnh, tay chân run rồi lên cơn sốt rất cao, trên 39 độ C), đầu đau dữ dội, đau cứng cổ gáy sau đó tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê sau đó sốc và tụt huyết áp, suy hô hấp, xuất hiện các ban hoại tử trên da (xuất huyết rất to màu xám đen, bong tróc, hay lốm đốm Một số bệnh nhân có dấu hiệu phát ban trên da, sau 5 ngày ban không những không lặn mà càng ngày càng rõ, kèm theo mệt mỏi Tiếp đó, bệnh nhân có thể bị viêm màng não như nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, cứng cổ, sốt cao viêm phổi, suy gan, suy đa phủ tạng Ngoài ra có thể có biểu hiện nhiễm trùng huyết sốt cao, da xanh, mệt mỏi phờ
phạc, môi khô,lưỡi bẩn, hơi thở hôi ; sốc do nhiễm độc, xuất huyết dưới da
Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ khả quan, nhưng nếu phát hiện muộn bệnh nhân có thể bị phù não, để lại các di chứng nặng như động kinh và có thể tử vong Đặc biệt, người bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn thường có biểu hiện giống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn huyết, sốt xuất huyết, viêm màng não mũ, nên dễ gây chẩn đoán nhầm, dẫn đến bệnh nhân bị điều trị sai và muộn
Trang 11Ở heo thường có triệu chứng thường sốt cao (40 - 41,5 độ C), ủ rũ, biếng ăn, run rẩy, liệt
NẤM MEN (YEAST)
1 Hình thái và kích thước
Nấm men thường có hình cầu hoặc hình bầu dục, một số loại có hình que và một số hình dạng khác Kích thước trung bình của nấm men là 3 - 5 x 5 - 10mm Một số loài nấm men sau khi phân cắt bằng phương pháp nảy chồi, tế bào con không rời khỏi tế bào mẹ và lại tiếp tục mọc chồi Bởi vậy nó có hình thái giống như cây xương rồng khi quan sát dưới kính hiển vi
2 Cấu tạo tế bào
Trang 12Khác với vi khuẩn và xạ khuẩn, nấm men có cấu tạo tế bào khá phức tạp, gần giống như
tế bào thực vật Có đầy đủ các cấu tạo thành tế bào, màng tế bào chất, tế bào chất, ty thể, riboxom, nhân, không bào và các hạt dự trữ
- Thành tế bào
Thành tế bào nấm men được cấu tạo bởi hai lớp phân tử bao gồm 90% là hợp chất glucan
và mannan, phần còn lại là protein, lipit và glucozamin Glucan là hợp chất cao phân tử của D - Glucoza, mannan là hợp chất cao phân tử của D - Manoza
Trên thành tế bào có nhiều lỗ, qua đó các chất dinh dưỡng được hấp thu và các sản phẩm của quá trình trao đổi chất được thải ra
- Màng nguyên sinh chất
Màng nguyên sinh chất của tế bào nấm men dày khoảng 8 nm có cấu tạo tương tự như màng nguyên sinh chất của vi khuẩn
Tế bào chất của nấm men cũng tương tự như tế bào chất của vi khuẩn, độ nhớt của tế bào chất cao hơn của nước 800 lần
Nhân tế bào nấm men là nhân điển hình, có màng nhân, bên trong là chất dịch nhân có chứa hạch nhân Cũng như nhân tế bào của vi sinh vật bậc cao, nhân tế bào nấm men ngoài AND còn có protein và nhiều loại men Hạch nhân của tế bào nấm men không phải chỉ gồm một phân tử AND như ở vi khuẩn mà đã có cấu tạo nhiễm sắc thể điển hình và
có quá trình phân bào nguyên nhiễm còn gọi là gián phân Quá trình gián phân gồm 4 giai đoạn như ở vi sinh vật bậc cao Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào nấm
men khác nhau tuỳ loại nấm men Ở Saccharomyces serevisiae là nhóm nấm men phân
bố rộng rãi nhất, thể đơn bội của nó có n = 17 nhiễm sắc thể, thể lưỡng bội có 2n = 34
Ngoài nhiễm sắc thể ra, trong nhân tế bào S serevisiae còn có từ 50 đến 100 plasmic có
cấu tạo là 1 phân tử AND hình vòng kín có kích thước 2 mm, có khả năng sao chép độc lập, mang thông tin di truyền
- Ty thể:
Khác với vi khuẩn, nấm men đã có ty thể giống như ở tế bào bậc cao, đó là cơ quan sinh năng lượng của tế bào Ty thể nấm men có hình bầu dục, được bao bọc bởi hai lớp màng, màng trong gấp khúc thành nhiều tấm răng lược hợc nhiều ống nhỏ làm cho diện tích bề
Trang 13mặt của màng trong tăng lên Cấu trúc của hai lớp màng ty thể giống cấu trúc của màng nguyên sinh chất Trên bề mặt của màng trong có dính vô số các hạt nhỏ hình cầu Các hạt này có chức năng sinh năng lượng và giải phóng năng lượng của ty thể Trong ty thể còn có một phân tử AND có cấu trúc hình vòng, có khả năng tự sao chép Những đột biến tạo ra tế bào nấm men không có AND ty thể làm cho tế bào nấm men phát triển rất yếu, khuẩn lạc nhỏ bé Trong ty thể còn có cả các thành phần cần cho quá trình tổng hợp protein như riboxom, các loại ARN và các loại enzym cần thiết cho sự tổng hợp protein Các thành phẩn này không giống với các thành phần tương tự của tế bào nấm men nhưng lại rất giống của vi khuẩn AND của ty thể rất nhỏ nên chỉ có thể mang mật
mã tổng hợp cho một số protein của ty thể, số còn lại do tế bào tổng hợp rồi đưa vào ty thể Người ta đã chứng minh được quá trình tự tổng hợp protein của ty thể Quá trình này
bị kìm hãm bởi cloramfenicol giống như ở vi khuẩn, trong khi đó chất kháng sinh này không kìm hãm được quá trình tổng hợp protein ở tế bào nấm men
- Riboxom của tế bào nấm men có hai loại : loại 80S gồm 2 tiểu thể 60S và 40S nằm
trong tế bào chất, một số khác gắn với màng tế bào chất Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng: các riboxom gắn với màng tế bào chất có hoạt tính tổng hợp protein cao hơn loại 70S là loại riboxom có trong ti thể
Ngoài các cơ quan trên, nấm men còn có không bào và các hạt dự trữ như hạt Volutin, hạt này không những mang vai trò chất dự trữ mà còn dùng làm nguồn năng lượng cho nhiều quá trình sinh hoá học của tế bào Ngoài hạt Volutin trong tế bào còn có các hạt dự trữ khác như glycogen và lipit Một số nấm men có khả năng hình thành một lượng lớn lipit
- Bào tử: Nhiều nấm men có khả năng hình thành bào tử, đó là một hình thức sinh sản
của nấm men Có 2 loại bào tử: bào tử bắn và bào tử túi Bào tử túi là những bào tử được hình thành trong một túi nhỏ còn gọi là nang Trong nang thường chứa từ 1-8 bào tử, đôi khi đến 12 bào tử Phương thức hình thành túi phụ thuộc vào hình thức sinh sản của nấm men Bào tử bắn là những bào tử úau khi hình thành nhờ năng lượng của tế bào bắn mạnh về phía đối diện Đó là một hình thức phát tán bào tử Có thể quan sát bào tử bắn bằng cách nuôi cấy nấm men trên đĩa petri, vài ngày sau thấy xuất