1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Để thành công ở trường đại học - Phát triển, hoàn thiện kỹ năng cá nhân và kỹ năng học thuật

392 1,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 392
Dung lượng 26,28 MB

Nội dung

Trong cuốn sạch này tiẩu như đỡ liệt kệ hệt những công việc mà một sinh viên cần làm để thành công khi học đại học.. Cuối cùng, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên - nhữ

Trang 2

Nhà xuất bãn Thanh Niên

62 Bà Triệu - Hai Bà Trưuíí - HN

Chịu trách nhiệm xuủí han:

Đoàn Minh Tuấn

Copyright © 2009 by Bob Smale and Julie Fow lie

Bán quyền ban tiến^ Việt © 2010, 2011,20 13 Công ty Cô phần Sách Thái Hà Cuốn sách được xuất ban theo hợp đồng ban quyền giữa Sage Publication Ltd \ Côn^ ty Cô phần Sách Thái Hà.

Khôn» phần nào trong cuốn sách này được sao chép hoặc chuyên sang bất c dạng thức hoặc phương tiện nào, dù là điện tử, in ấn, ghi âm hay bất cứ hệ thốr phục hồi và lưu trữ thông tin nào nếu không có sự cho phép bàng vãn ban C I

Công ty Cô phần Sách Thái Hà.

Biên mục trên xuất bản phấm của Thu viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

BOBSMALE & JULIE FOWLIE

x h r i h r b o ọ i

Phung sư đề dán đáu THANH NIÊN

Trang 5

MỤC LỤC

Lời giới thiệu 7

Giới thiệu tác giả 9

Lời cảm ơn 11

Mở đầu 13

PHẦN 1: PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NÀNG CÁ NHÂN 19

Chirong 1: Chuẩn bị cho việc học đại học như thế nào? 21

Chirong 2: Lập kế hoạch cá nhân như thế nào? 53

ChiroTij 3: Cải thiện kỹ năng giao tiếp như thế nào? 81

Chirong 4 : Biện pháp châm sóc bản thân trong quá trình phát triể n 115

PHÁN 2: PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NẨNG HỌC TH U Ậ T 165

Chirimg 5: Phương pháp học của bạn và làm sao bạn biết mình cẩn phải làm gì? 167

Trang 6

Chirong 6:

Cách lập dàn ý, thực hiện

và xem lại bài nghiên cứu? 209

Chirong 7:

Phương pháp viết và trình bày bài nghiên cứu

để có được kết quả tốt hơn 233

Hiểu quá trình tìm việc, nơi thực tập hoặc

vị trí tuyển dụng và biết được yêu cẩu công việc 311

Chtroĩig 10:

Hiểu quá trình đăng ký xin việc

để được chọn vào vòng tro n g 331

Chirong 11:

Làm sao để tăng khả năng thành công

trong quá trình tuyển dụng 351

Chưong 12:

Tiếp tục phát triển bản thân để thành công

trong tương la i 375

Trang 7

LỜI 6IỚ I THIỆU

Cuốn sách này làm tôi hồi tưởng lại quá trình đi học đại học

của mình Mọi thứ lúc đó VỚI tôi đều mới mẻ Tôi chốc rằng

không chỉ riêng tôi mờ các bạn sinh viên khác khi ở giơi đoạn

này cũng sẽ có một tinh thần sẵn sàng chiến đấu và chấp nhận

thử thách Tuy nhiên, thật không dễ dàng gì khi phải đối mặt

với khó khàn thừ thách và những bối rối để quyết định con

đường và định hướng cho hành trình mới này của mình Với tôi,

học đại học không có nghĩa "học đại" mà là học để trau dồi tri

thức Hơn thế nữa, môi trường đại học là môi trường mở để sinh

viên học được cách để trưởng thành, học íinh tự giác, học sự tự

tin, học cách giao tiếp, học để lớn lên và học để vào đờ/ Đó là

tất cá những gì tôi mong đợi khi bắt đầu học đại học.

Trong cuốn sạch này tiẩu như đỡ liệt kệ hệt những công việc

mà một sinh viên cần làm để thành công khi học đại học Các

kỹ nàng về quản lý thời gian, tìm kiếm tài liệu, cách học, cách

làm báo cáo, phát triển bàn thân cho đến giai đoạn cuối là thực

Trang 8

tập và tìm kiếm việc làm, hâu như đã được để cập một cách

sâu sắc và rõ ràng Với cuốn sách này, bạn không cân phải mốt

nhiều thời gian để trả giá cho những bài học kinh nghiệm Do

đó, nếu bạn đõ thực sự mong muốn mình có thể thành công và

đạt được các mục tiêu của cuộc đời bạn trong tương lai và tiết

kiệm thời gian, thì bạn đi đúng rồi đó - khi bạn đang bốt đâu

đọc cuốn sách giá trị này.

Chúc các bạn thành cõng.

NGUYÊN VĂN XÊ

Giám đốc công ty TNHH Tin Học Thành Nhân

Trang 9

6IỚ I THIỆU TÁC 6IẢ

B o b Smale là giảng viên cao cấp của Trường Kinh doanh

thuộc Đại học Tổng hợp Brighton - nơi ông đã và đang cùng Julie Fowlie thom gia tích cực vào Chương trình phát triển các

kỹ nàng học tập và chuyên môn Các bài giảng của ông chuyên sâu vể hành vi tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, các mối quan

hệ trong công ty và phương pháp giáo dục ồng là người dày dạn kinh nghiệm trong ngành ngân hàng và quản trị nhân sự trong công ty ông đỡ làm việc trong lĩnh vực giáo dục đại học, giáo dục bổ túc và học tập suốt đời trong suốt hơn 20 năm, đồng thời củng trực tiếp giỏng dạy các khóa đào tạo kỹ năng

cá nhân tại các cơ sở đào tạo công lập và trong các chương trình tình nguyện.

Julie Fowlie lờ giảng viên cao cấp của Trường Kinh doanh

thuộc Đại học Tổng hợp Brighton, nơi bà đã và đang tham gia tích cực vào Chương trình phát triển cóc kỹ năng học tập và chuyên môn với Bob Smale Các bài giảng của bà chuyên sâu vào quản lý, hành vi tổ chức và quản lý nguốn nhân lực Bà quan tôm đến nghiên cứu trí thông minh cảm xúc và phương

Trang 10

pháp giáo dục Trước đây Julie từng làm việc trong ngành tài chính ở vị trí quản lý cao cấp và củng từng kinh doanh trái phiếu Julie cũng tham gia giảng dạy bậc đại học, giáo dục bổ túc học tập suốt đời và điểu hành công ty đào tạo của riêng mình, gân đây bà đã thiết kế và áp dụng chương trình phát triển kỹ năng quản lý cho một tổ chức tư nhân.

Trang 11

LỜI CÂM ƠN

Chúng tôi nhận thấy việc phát triển một chương trình giảng dạy kỹ nàng rồi sau đó viết một cuốn sách dạy kỹ năng không phải là một công trình sáng tạo vĩ đại, nhưng nó đã tập hợp được nhiều ý tưởng tản mạn thành những trang sách mạch lạc, dễ hiểu Chúng tôi đõ học hỏi được các ý tưởng đặc biệt từ nhiều nguồn, nhưng củng có một số ý tưởng thuộc về công chúng và không thể truy rỗ nguồn gốc Chúng tôi muốn nhân cơ hội này bày tỏ sự biết ơn tới tất cả những người đã có đóng góp vào lĩnh vực này và nhờ đó, chúng tôi đã học được nhiều điều.

Góp phân vào việc xuất bản cuốn sách này, đâu tiên chúng tôi muốn nói lời cảm ơn tới Patrick Brindle - biên tập viên của Nhà xuất bản Sage Publications vì những lời khuyên quý báu

và sự khích lệ cùa ông Thứ đến, chúng tôi muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ tới các đồng nghiệp đã nghỉ hưu - Giáo sư Tom Bourner - người từng phụ trách mảng nghiên cứu và xuất bản tại Trường Kinh doanh Brighton đã đưa ra những lời nhộn xét

và động viên khích lệ Chúng tôi cũng muốn bảy tỏ niềm cảm kích tới Giáo sư Aidan Berry - Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Brighton, đặc biệt vì sự hỗ trợ và động viên mà ông dành cho

Trang 12

công trình của chúng tôi Thứ tư, chúng tôi phải cảm ơn Ralph Timberlake - người đâu tiên đọc và nhận xét bàn thảo Tuy vậy, chính chúng tôi là người chịu trách nhiệm cho mọi sơ xuất và thiếu sót trong cuốn sách này.

Chúng tôi củng xin bày tỏ lòng cảm phục tới tất cá các đổng nghiệp - những người đã hỗ trợ và bảo vệ Chương trình phát triển kỹ nàng bậc đại học tại Trường Kinh doanh Brighton trước

và sau khi chúng tôi bốt tay vào làm - đặc biệt là Sue Ridley, Marian Whittaker, Sian Eggert, Sue Will, Linda Walker, Jela Webb, Tracey Tailor và Midgie Thompson.

Cuối cùng, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên - những người mà chúng tôi không những học được nhiều điều từ họ mà họ củng chính là những người giúp chúng tôi thử nghiệm và phát triển các ý tưởng của mình.

Bob Smale và Julie Fowlie

Trang 13

Tổng quan

- Tại sao bạn cẩn nâng cao kỹ năng để thành công

ỏ trường đại học?

- Tại sao bạn cần đọc cuốn sách này?

ĩại sao bạn cẳn nâng cao l(ỷ nâng ỉể tbànb công

(rtmòng ỉại học?

Cuốn sách này được viết ra nhằm giúp bạn phát triển các kỹ năng cá nhân, kỹ năng học tập và kỹ năng tìm kiếm đê’ bạn có thể thành công ở đại học, trong công việc cũng như bất cứ điều gì đang chờ bạn trong tương lai Hãy làm bài trâc nghiệm ngân dưới đây đê’ đánh giá mức độ tự tin của mình, đồng thời hoàn thiện các kỹ năng cần thiết giúp bạn hoàn thành khoá học

Trang 14

H o ạ t đ ộ n 0 : Tại sao bạn cần đ ọ c cuốn sách này?

B ạ n h ã y tự c h ấ m đ iể m ch o m ìn h vớ i m ỗ i câu h ỏ i trê n th a n g đ iể m

B ạ n đượ c b a o n h iê u đ iể m ?

D ư ới 50?ó: B ạ n n h ấ t đ ịn h sẽ tìm đượ c n h iề u sự trỢ g iú p

Trang 15

ĩại sao bạn cần ỉọc cuốn sácb nàyỉ?

Cuốn sách này chủ yếu dành cho các tân sinh viên đại học Tuy nhiên, nó cũng rất hữu ích với những sinh viên đang học và cả học viên cao học Chúng tôi không muốn

tò ra giáo điều mà mục đích chính của chúng tôi là cung cấp các ý tưởng để khuyến khích các bạn tự suy nghĩ về những gì bạn cần trau dồi Chúng tôi cung cấp một cái khung đế các bạn liên hệ và đặt ra những mục tiêu cho bản thân và đi con đường của riêng mình để đạt được những mục tiêu đó

Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy một sô' sinh viên không đạt được thành quả gì - kể cả trong học tập và khi tìm việc - chi vì họ thiếu một vài kỹ năng cá nhân, kỹ năng học tập và kỹ năng tìm việc cơ bản Rõ ràng là có người thắng kẻ thua trong ưường đại học và vì thế, câu hỏi chúng tôi đặt ra cho bạn là: “Tại sao bạn lại chấp nhận đứng trong hàng ngũ của những người thua cuộc?”

Phần lớn công việc của chúng tôi trong những năm qua là giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng không chi thông qua việc học kỹ năng trong suốt quá trình học tập của họ Cuốn sách này chính là cam kết của chúng tôi với các bạn sinh viên, chúng tôi mong muốn chia sẻ với các bạn những ý tưởng của mình và giúp các bạn rèn luyện các kỹ năng cần thiết khi học đại học và còn hơn thế nữa

Trang 16

Để có được kết quả học tập tốt bạn cần hiểu được một

số luật bất thành văn nhất định Hãy tưởng tượng khi bạn cố gắng học chơi bóng đá hay tennis mà không ai cho bạn biết luật chơi thì sẽ như thế nào Chúng tôi không tin rằng quá trình học, kiểm tra đánh giá lại là một trò chơi đoán mò và phần nào mục đích của chúng tôi là giải mã những bí ẩn của quá trình ấy cho bạn

Tuy nhiên, thành công tại trường đại học không hoàn toàn chi phụ thuộc vào các kỹ năng học tập Đê đạt được thành công, bạn cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt Chẳng ích gì khi bạn viết một bài tiểu luận xuất sắc nhưng không nộp đúng hạn và buộc phải nhận điểm 0 hoặc bạn thực sự

đã rất chăm chi ôn tập nhưng sau đó lại kiệt sức trong phòng thi Vì vậy, những vấn đề về quản lý thời gian và đối phó với áp lực cùng nhiều kỹ năng khác là rất quan trọng

Đối với phần lớn sinh viên, mục tiêu lâu dài của việc học đại học là nâng cao khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường Nhiều kỹ năng học tập và kỹ năng giao tiếp

thuộc nhóm kỹ năng mà chúng tôi gọi là các kỹ năng có thể dịch chuyển, có nghĩa rằng chúng vần là công cụ đắc

lực giúp bạn tự tin khi tìm việc và trong cả sự nghiệp sau này nữa Có một số kỹ năng tìm việc đặc biệt mà chúng tôi thực sự muốn chia sẻ với bạn - những kỹ năng sẽ giúp bạn nổi trội hơn hẳn trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh và tìm được công việc phù hợp

Trang 17

Cuốn sách được viết theo logic giảng dạy của chúng tôi

và mang tính tương tác rất cao Những đoạn văn ngẳn xen kẽ với các hoạt động sẽ giúp các bạn liên hệ và thực hành tốt hơn Cuốn sách mang tính mô phạm cao nên có

lẽ cách trình bày lý tưởng nhất là theo chương và bao gồm các mục:

Tổng quan - tóm tắt nội dung chính của mỗi chương.

Trắc nghiệm - một bộ câu hòi ngắn giúp bạn tự đánh giá xem bạn cần đọc nội dung nào nhất trong mỗi chương Bạn có thể tự chấm điểm và tối đa gồm

10 câu hòi

Giới thiệu - đoạn văn ngắn diễn giải nội dung và lí

do tại sao nó quan trọng đối với thành công của một sinh viên

Các hoạt động xen kẽ với các đoạn văn - cáchoạt động được thiết kế giúp liên kết các ý tưởng được giới thiệu ờ mỗi đoạn văn với nhu cầu cụ thể của bạn

Bảng chia sẻ kinh nghiệm - chia sẻ kinh nghiệm thực tế của sinh viên, giảng viên và một số người khác để minh hoạ cho nội dung chính

• Các hoạt động bổ ữợ - bao gồm dâiìh sách các hoạt

động phát ừiển kỹ năng để bạn tiếp tỊic rèn luyện

Ôn tập và liên hệ - giúp bạn ghi lại phản hồi trong mỗi chương thông qua câu hỏi mở

Trang 18

Chúng tôi cam kết sẽ giúp các bạn sinh viên thành công trong học tập ở trường đại học và xa hơn thế, nhimg việc sử dụng cuốn sách này như thế nào là tuỳ ở bạn Bạn

có thể theo trình tự từng chương hoặc đọc ngẫu nhiên chỗ này chỗ khác để trau dồi bản thân - có lẽ trước tiên bạn nên làm các bài trác nghiệm ở đầu mỗi chương để xác định nhu cầu cùa mình Cho dù bạn dùng cuốn sách theo cách nào, chúng tôi cũng chúc bạn thành công trong học tập và cuộc sống tương lai Chúng tôi hi vọng rằng cuốn sách sẽ giúp bạn trong suốt hành trình cùa mình

Trang 19

PHẦN 1

PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG CÁ NHÂN

Trang 21

CHƯƠNG 1

CHUẨN B| CHO

VIỀC N O C O A IK O C N H Ư ĨH Ế

Tổng quan - Trong chương này có gì?

‘ị - Tại sao bạn cẩn cải thiện các kỹ năng giao tiếp?

Đương đẩu với giai đoạn chuyển tiếp lên đại học

Tại $ao bạn cần cải thiện các kị nànj jiao tiếp?

Bạn hãy hoàn thành bài trắc nghiệm ngản sau nhảm đánh giá mức độ tự tin của bạn trong việc phát triển các kỹ năng giao tiếp đế hoàn thành khoá học một cách tốt nhất

Trang 22

Bạn hãy tự chấm điểm cho mình cho từng câu hỏi với thang điểm từ 0 tới 10 trong đó 0 là thấp nhất và 10 là cao nhất.

Hoạt động: Tại eao bạn cần đọc cuốn ỡách này?

1 Bạn cảm thấy tự tin như thế nào khỉ bắt đầu khoá học?

2 Bạn cảm thấy tự tin như thế nào khi gặp gỡ bạn bè mới?

3 Bạn có biết cách sắp xếp công việc học tập không?

4 Bạn cảm thấy tự tin như thế nào về kỹ nàng học tập của mình?

5 Bạn cảm thấy có nhiều động lực để hoàn thành khoá học không?

6 Bạn cảm thấy tự tin đến mức nào để vượt qua các trở ngại?

7 Bạn có khả nảng xử lý các cảm xúc của mình trong suốt khoá

học không?

8 Bạn có thể hình dung vai trò của mình sau khoá học rõ đến

mức nào?

9 Bạn thấy khả nàng tự giới thiệu mình với mọi người có tốt không?

10 Bạn cảm thấy tự tin đến đâu về khả năng hoàn thành khoá học?

Tổng điểm

Giải đáp

Bạn được bao nhiêu điềm?

• Dưới 50% Bạn nhất định sẽ tìm được nhiều sự trợ giúp trong cuốn

sách này.

• 50%-75% vẫn còn nhiều điều bạn sê học được trong cuốn sách này.

• 75%-100% Bạn rất tự tin - hãy đọc tiếp để khẳng định hiểu biết

của minh.

Trang 23

Bạn muốn ỉạt ỉirạc qỉ • • • ự W\ liọc ỉạí học?• • •

Bạn muốn đạt đưỢc điều gì khi học đại học? Đây là câu hỏi mà có lẽ bạn cũng đang băn khoăn Hiểu được câu trả lời sẽ tác động rất nhiều đến khả năng bạn hoàn thành khoá học một cách xuất sâc

Tỳ lệ bò học trong năm đầu tiên là khá lớn đối với hầu hết các khoá học đại học, đây quả là một bi kịch với người trong cuộc Nhiều sinh viên đã học tập chăm chi, đạt điểm tốt nhưng vần thất bại ngay trong lần thi vượt rào đầu tiên Tại sao điều này lại xảy ra? Quan trọng hơn, tại sao bạn lại đê điều này xảy ra với mình?

Đầu tiên, chương này sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn chuyển tiếp lên đại học một cách tốt đẹp Ngày đầu tiên cùa bạn thế nào? Có lẽ bạn cảm thấy lúng túng hoặc quá tải ngay trong ngày đầu tiên Tiếp đến sẽ là những vấn đề khác như gặp gỡ những người bạn mới và sắp xếp việc học hành của bạn

Sau đó chương này sẽ giúp bạn xem xét động lực của mình - những gì bạn hi vọng đạt được và lý do tại sao Có những Irò' ngại nào cân phải vuụl qua và bạn sẽ vuọt qua như thế nào? Bạn có lo lâng về quá trình học không? Cách bạn kiểm soát cảm xúc của mình trong suốt quá trình đó

Trang 24

Tiếp theo, chương này sẽ bàn đến sự khiêm tốn và cách bạn xây dimg sự tự tin để thành công trong học tập, công việc và tất cả mọi việc trong tương lai Bạn có thể nghĩ rằng giờ vẫn hơi sớm và có lẽ nên đặt vấn đề này ờ cuối sách - nhưng hãy đọc tiếp, tất cả chi xoay quanh vấn

đề đó mà thôi

Cuối cùng là những hoạt động bổ trỢ và một chút không gian để ôn tập và liên hệ Việc liên hệ sẽ lặp đi lặp lại trong cuốn sách này Nó khiến bạn phải suy nghĩ - nhưng theo một cách được thiết kế cẩn thận - để giúp chúng ta học, phát triển và trưởng thành hơn

Viiọl (|ua giai đoạn chuyến liếp lên đại học

Bạn cáin thấy như thế nảo trong ngày đẳu tiên?

Ngày đầu tiên ờ trường đại học có thể rất khó chịu với nhiều sinh viên mới Chắc chắn sẽ có một Chương trình hướng dằn dành cho các tân sinh viên được tổ chức cho các bạn và chương trình này có thể kéo dài từ một đến

hai tuần Nhiều người cảm thấy họ bị quá tải thông tin vì

rất nhiều ‘cái đâu’ có thiện chí cung cấp vô vàn thông tin

- tất cả những thông tin đó - họ bảo bạn - đêu tuyệt đối quan trọng

Trang 25

1 Hãy viết một đoan vản miêu tả cảm xúc của bạn trong ngày đầu tiên ờ trường đại học.

Hoạt động: 3ạn đã cảm thấy thế nào trong ngày đầu tiên?

2 Viết một đoạn văn về cảm giác của bạn vào ngày cuối của tuần đầu tiên Cảm giác của bạn tốt hơn hay xấu đi?

3 Viết một đoạn vàn về cảm giác của bạn sau tháng đầu tiên Để làm được điều này bạn cần viết nhật ký.

Thế nào là sốc vân hoá?

Sốc văn hoá xảy ra khi một người lần đầu tiên tiếp xúc với một nền văn hoá mới và xa lạ Họ có thể cảm thấy bối rối và mất phương hướng Khi một người bước chân vào trường đại học, luôn luôn có một cú sốc văn hoá, bởi phần lớn mọi người đều đến từ một nơi nào đó với một nên văn hoá khác Sinh viên quốc tế thường hay bị sốc văn hoá hơn, không chi bởi sự khác biệt về hệ thống giáo dục, mà còn bời sự khác biệt trong ngôn ngữ và văn hoá Quả thật, sự khác biệt giữa quê hương bạn và nơi bạn

Trang 26

đang có mặt càng lớn thì bạn càng có khả năng cảm nhận

rõ tác động của sốc văn hoá

Có những cách tốt và cả không tốt khi bạn muốn vượt qua sốc văn hoá Hãy xem xét hai danh sách sau

Trang 27

1 Hãy nhìn qua ‘những cách tốt' được liệt kê trên đây và viết ra danh sách những việc bạn cần làm trong những ngày đầu tiên và tuần đầu tiên.

2 Để danh sách ờ một nơi bạn dễ thấy và đánh dấu những việc bạn đã hoàn thành Vịệc ghi lại thành cống của bạn là rẳt quan trọngl

Hoạt động: Vượt (\ua ồốc vần hoá

Bạn có cảm thấy nhớ nhả hay muốn bỏ học khôn9?

Sốc văn hoá có thê khiến bạn nhớ nhà và muốn đóng gói va li về nhà Điều đó là hoàn toàn bình thường, đặc biệt nếu bạn cảm thấy quá tải với khối lượng công việc, địa điểm hoặc con người - có lẽ là bởi cả ba

Bỏ học là một quyết định lớn Nó sẽ thay đổi cả cuộc đời bạn và rất cần được cân nhắc Nếu bạn muốn có quyết định đúng đắn cho mình thì điêu quan trọng là cân phải biết được vì sao bạn muốn bò học hoặc tiếp tục

Hoạtđộnq: Bạn đanq nghĩtới việc bỏ học?

1 Hãy liệt kê hai danh sách những lý do để bỏ học hoặc tiếp tục.

Lý do bỏ học Lý do tiếp tục

Trang 28

2 Bây giờ, hãy cân nhắc:

• Những lý do bạn liệt kê mang tính cảm xúc hay lý trí?

• Có lý do nào của bạn mang tính ngắn hạn và có khả nàng thay đổi?

• Bạn có thể tiếp cận sự trợ giúp hay hỗ trợ nào? (Xem phần tới.)

Sau đây là một số điều bạn thực sự nên làm trước khi

bỏ học:

• Nói chuyện đó với bạn bè trong cùng khóa học Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết họ muốn bạn chia sẻ đến mức nào

• Nói chuyện đó với người quàn lý khóa học, giáo

viên hướng dần riêng hoặc bất kỳ thành viên nào trong trường mà bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện cùng

Trang 29

• Bạn có thể gặp rắc rối về nơi ăn chốn ờ hoặc cảm thấy không thoải mái về nơi bạn sống Chắc sẽ có một nhân viên hoặc một ban quản lý nhà ở mà bạn

là lý do để bạn ở lại và tìm cách vượt qua Bạn nên tìm sự hỗ trỢ từ một chuyên gia tư vấn sinh viên mà bạn có thể tìm gặp ở ban công tác sinh viên hoặc trung tâm y tế sinh viên

• Hội sinh viên cũng có thể trợ giúp các vấn đề liên quan đến sinh hoạt, học tập và họ là những người dày dạn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ

Cuối cùng, nếu bạn đã cân nhắc kỹ hai danh sách ờ hoạt động trên và có được sự hỗ trỢ bạn cần, bạn sẽ biết đưực liệu quyết định cùa mình là lý trí hay cảm tính Rất

có thể bạn sẽ đưa ra một quyết định vội vã rồi sau đó lại hối hận Dù việc ờ lại đê’ cố gắng vượt qua các lý do mang tính ngắn hạn có thể khó khăn hơn, nhưng về lâu dài nó

sẽ mang lại những lợi ích xứng đáng

Trang 30

ch ia sẻ

Một sinh viên cho chúng tôi hiết, sau khi từ một tronq nhừng vùng xa xôi nhất tới, cô nhận thấy cô không có hạn hè và không

có điêm chunq với hất kỳ ai trong lớp học cũng như cả khóa học

Cô cảm thấy nhớ nhà đến nỗi chỉ muốn mua vé máy haụ về nhà chúng tôi ầã khuyến khích cô nán lại và tham qia môt số

tô chức sinh viên đê gặp gỡ thềm hạn hè Cuối năm thứ nhất cô

dã tự tin và không muốn về nhà trong dịp nghỉ hè nữa.

Bạn có tự tin khi 9ặ|> bạn bé tnói không?

Việc gặp gỡ người lạ thường diễn ra khá tự nhiên với hầu hết mọi người trong những ngày đầu tiên bước vào cổng trường đại học, nhưng có lẽ bạn gặp khó khăn hơn mọi người một chút hoặc đã gặp phải những người khó chịu, hoặc có lẽ hiện giờ mọi việc diễn ra khá lặng lẽ Đây

có thể là vấn đề bạn cần xem xét để có thể hòa nhập với mọi người và cuộc sống của bạn trong trường đại học vui

vẻ hơn

Lần đầu tiên bạn gặp gỡ ai đó rất quan trọng Ấn tượng đầu tiên thực sự có ảnh hưởng lớn Mọi người có thể cảm nhận bâng trực giác trong vòng 30 giây đâu gặp mặt những ấn tượng cơ bản mà họ sẽ có về người khác sau 15 phút - hoặc sau nửa năm Chẳng hạn, khi tranh thủ theo dõi một giáo viên giảng bài chi trong 30 giây, ta

có thể đánh giá năng lực của mỗi giáo viên với độ chính

Trang 31

xác tới 8o% Độ chính xác này cũng được ghi nhận với những quan sát nhanh trong 44 nghiên cứu khác, trong

đó có tương tác giữa nhân viên với sếp, giữa nhân viên với nhau và với cấp dưới

Hoạt động: Gặp gd người mới

Bạn hãy dành vài phút suy nghĩ về những câu hỏi sau

Ai là người đầu tiên bạn gặp trong ngày đầu tiên?

Ân tượng đầu tiên của bạn về người đỏ như thế nào?

Một số người đặc biệt gặp khó khăn khi nói chuyện với người lạ và thường họ sẽ tránh tạo các mối quan hệ mới Hiện tượng này được gọi là chứng sỢ giao tiếp, nhimg ta có thể vượt qua nếu kiên trì Bạn hãy xem thêm Chương 4 về đối phó với stress và hình thành các

kỹ thuật thư giãn

Sau đây là một sô ‘quy tắc vàng’ giúp bạn vượt qua nỗi

sỢ hãi không dám nói chuyện với người lạ:

• Bạn hoàn toàn có quyền nói chuyện với người lạ

• Họ nghĩ gì về bạn không quan trọng, vì bạn vẫn là bạn

Trang 32

• Dù bạn có bị từ chối bao nhiêu lần cũng không vấn

đề gì, bời cuối cùng bạn cũng sẽ có một cuộc đối thoại ý nghĩa với một ai đó

• Bạn càng thực hành nhiều, việc đó sẽ diển ra suôn sẻ hơn và bạn sẽ bớt lo sợ hơn

- phân tích quá trình chuyển tiếp

Hoạt dộng: Vượt qua chứng sợ giao tiếp

1 Bạn hãy đặt mình trong m ột bối cảnh giao tiếp, chẳng hạn một phòng sinh hoạt chung vào lúc ăn trưa hay một quán của sinh viên vào buổi tối chẳng hạn Hãy tránh những nơi quá ồn ào khiến bạn không thể nói được hoặc quá yên tĩnh khiến bạn e ngại.

2 Hãy nghĩ về điều bạn sẽ nói để mờ đầu cuộc trò chuyện Những câu hòi mở như: "Mọi chuyện thế nào?" là một khời đầu tốt (xem thêm Chương 3 về các kỹ năng đặt cầu hỏi và lắng nghe).

3 Hãy tìm một người có vẻ ngoài thân thiện và đang ngồi một mình.

Trang 33

4 Bạn hãy thử dùng các câu hỏi mở và một số câu hỏi thân thiện, hãy khám phá điều họ nói với bạn và rồi có thể chia sẻ một vài điều từ kinh nghiệm của bạn.

5 Hãy tiếp tục duy trì cho đến khi các bạn có một cuộc hội thoại ý nghĩa.

6 G iờ bạn hãy xem lại diễn biến từ đầu và lần sau hãy tiếp tục thử như v ậ y Né trán h sẽ khiến bạn thêm e ngại, cho nên tố t nhất là bạn cứ tiế p tục.

Bạn cổ tập trung vào ngiròi ỉối thoại không?

Bạn có thể cải thiện chất lượng cuộc hội thoại với- người khác Ba nhân tố quan trọng là: năng lượng, sự cởi

mở và tâm trí Ba nhân tố này có ảnh hưởng quyết định tới việc chúng ta có tập trung và duy trì trong các tình huống giao tiếp hay không

Hoạt độn0: Đánh 0iắ sự tập trung

1 Bạn hãy tự hỏi m ình nhữ ng câu hỏi sau để xem khả năng hiện tạ i của bạn tro n g v iệ c dồn toàn tâm toà n ý khi nói ch u yệ n với ngư ời khác như th ế nà o:

• Trên nấc thang từ 1 đến 10 (trong đó 10 thể hiện m ột tâm trí tậ p trung và 1 thể hiện trạng th á i tâm hồn treo ngư ợ c cành cây), m ức

độ tập tru n g hiện tạ i của bạn là m ấy?

Trang 34

• Trên nấc thang từ 1 đến 10, độ cời mở (về tư duy và tình cảm) của bạn đối với người khá c là mấy?

• Trên nấc thang từ 1 đến 10, nâng lượng của bạn hiện g iờ đang

cấp độ nào, xét về dự trữ nảng lượng trí óc và sức m ạnh thể chấl

mà bạn có thể cống hiến?

2 Bây giờ hãy xem bạn có thể sử dụng các kỹ thuật sau như thế nào:

• Bạn có thể thực hiện bài tập tự khám phá bản thân đơn giản trên bất kỳ lúc nào, nhẩm tính điểm của m ình để đánh giá m ức độ tập trung tâm trí hiện tại.

• Bạn hãy cân nhắc việ c thử làm bài trắc nghiệm đó ngay trư ớ c khi bắt đầu giao tiếp vớ i người khác, ban đầu là để tự chuẩn bị cho mình về m ặt cảm xúc, rồi làm trong khi trò chuyện để tăng mức độ tập trung và cuối cùng khi bạn kết thúc giao tiếp để đánh giá sự tập trung của bạn tro n g suốt quá trình.

• Nếu sử dụng thư ờng xuyên, thói quen đánh giá sẽ trở thành một

cơ chế tự động Có ý thức chú ý đến việc tự khám phá bản thân

có thể giúp nâng cao khả nàng giao tiếp của bạn với người khác.

ĩựkiróii) bản thân vào bọc fậ|)

Thái độ của bạn với công việc và học hành? Cách bạn tiếp cận việc học? Mặc dù có thể còn bỡ ngỡ với trường đại học nhưng bạn là người biết rõ mình từng học tập như thế nào khi ở trung học hoặc cao đẳng

Trang 35

Tích cự c tham g ia khi ờ trên lớp?

Làm hết bài tập đư ợ c giao

Đ ọ c thêm để hỗ trự bài trên lớp

Sắp xếp khoa học các ghi chép của bạn?

Ồn tập kỹ càng trư ớ c các kỳ thi?

Cho dù trước đây bạn đã làm gì, bây giờ đã đến lúc bạn sáp xếp lại mọi thứ để chuẩn bị cho việc học đại học Tâm quan trọng của việc tự học được nhấn mạnh nên việc biết sâp xêp sẽ quan trụng hưu nhiêu cỏn nếu bạn không biêl

tổ chức, mọi việc sẽ trờ nên rất khó khăn

Thời gian tiếp xúc với giáo viên ở đại học có thể sẽ ít hơn khi bạn còn học trung học hay cao đẳng Điều quan

Trang 36

trọng là bạn phải biết cách học độc lập Do đó việc biết được bạn phải làm gì, khi nào, ở đâu và làm sao để tiếp cận phương tiện trợ giúp mà bạn cần sẽ trở nên quan trọng hơn nhiều.

Sau đây là một số gợi ý giúp bạn:

• Kiếm tra thời khóa biếu - nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng bạn cần phải ở đúng nơi vào đúng lúc Không phải mọi việc đều có thời khóa biểu nên bạn hãy chuẩn

bị một hệ thống ghi nhớ như một cuốn sổ nhật ký, lịch

cá nhân hay điện thoại di động

• Tham gia toàn tâm toàn ý - một lân nữa lại có vẻ hiển nhiên, nhimg điều này là cần thiết Tỷ lệ thất bại luôn liên quan chặt chẽ tới việc không tham gia toàn tâm toàn ý Bạn không nhất thiết phải có năng khiếu mới có thể thi qua môn học, nhưng bạn thực sự cân phải có mặt và tập trung hết sức Hãy tập trung cà về tinh thần và thể xác!

• Chuẩn bị bài và ôn bài - hãy coi việc chuẩn bị bài

và ôn bài như một phần thiết yếu của môn học chứ không phải sự khó chịu hay một ‘rào cản’ Thời gian thực giảng ờ đại học thường tương đối ngân, do vậy

ôn bài sẽ giúp bạn củng cố và hiểu sâu hơn những điều bạn vừa học và chuẩn bị bài sẽ giúp bạn hiểu được bài tiếp theo

• Các phương tiện công nghệ thông tin, thư viện hay hiệu sách - bạn hãy truy cập hệ thống máy tính ngay khi có thẻ truy cập để tiếp cận các thông tin trực

Trang 37

tuyến Tìm hiểu đường đi lối lại quanh thư viện và ghé thăm các hiệu sách là những việc hữu ích bạn nên làm trong những ngày đâu tiên và chúng sẽ thực sự giúp bạn rất nhiều khi áp lực học tập tăng lên.

• SÖ ghi chú/tập tài liệu - bạn có giỏi sắp xếp các tài

liệu không? Nếu tài liệu luôn chất đống trong một góc, đó sẽ là một rào cản lớn cho bạn Do đó những ngày đầu tiên là thời gian lý tường để bạn mua các cặp tài liệu và bắt đâu hình thành thói quen xếp tài liệu Những bài giảng trôi qua thật nhanh, các tài liệu mới được lưu lại mỗi tuần Sáp xếp tài liệu rất tốt cho việc ôn tập vì bạn có thể ôn lại những gì đã học Ngoài

ra mọi thứ đều ở đó chờ bạn khi bạn cần một tài liệu nào để hoàn thành bài tập

Hoạt động; sắp xếp tà i liệu cho việc học

1 Hãy liệt kê m ột danh sách nhữ ng việc bạn có thể làm trong một vài ngày tới hoặc tuần tới.

2 Giữ danh sách ờ nơi bạn dễ trông thấy và gạch bỏ những việc đã hoàn thành Đ iểm lại những việc đã làm được rất quan trọng!

Nliận ra động lục học iậ{), tnÉ g thành Vầ phát triển

Động lực đơn giản là lý do, chẳng hạn vì sao bạn đi làm? Tại sao bạn đi học? Tại sao lại phải thức dậy? Rõ

ràng là con người không phải ai cũng có động lực giống

Trang 38

nhau, nhưng mỗi chúng ta phải tìm ra động lực thúc đẩy

ta hoàn thành khóa học, kiếm một việc làm hoặc bất cứ việc gì khác Câu hỏi đặt ra là: Điều gì sẽ là động lực giúp bạn hoàn thành xuất sắc khóa học, tìm việc làm và cả trong cuộc sống nói chung nữa?

Bạn hãy thử hoàn thành hoạt động dưới đây để tìm ra điều thúc đẩy bạn và lý do vì sao, điều gì cản trờ bạn đi tới thành công và những kỹ năng mới nào bạn có thể cần học

A

Hoạt độn^: Hiếu động lực cùa bạn

Hãy viết ra những ý nghĩ của bạn liên quan đến:

1 Đ iều bạn muốn đạt được trong thời gian học đại học là gì?

2 Tại sao bạn m uốn đạt được điều đó?

3 Theo bạn, điều gì sẽ cản trở bạn đạt được mục đích của m ình?

4 Theo bạn, cần học những kỹ nảng mới nào để có thể vư ợ t qua các rào cản đó?

5 Bạn có e ngại ỉắm không về khả nâng đạt được mục đích của

m inh? Bạn có thể cho điểm mức độ e ngại của m ình từ 0 (thấp) đến 10 (cao) - hãy khoanh tròn:

Trang 39

Xác định điều bạn muốn đạt được và lý do vì sao ngay từ khi bẳt đầu khóa học rất quan trọng bởi sẽ luôn có những thời điểm bạn băn khoăn không hiểu mình đang làm gì và

vì sao Nhiều người cũng có thể cảm thấy thực sự e ngại về khả năng hoàn thành khóa học của họ Nếu bạn đang nghĩ tới việc bỏ học - rất nhiều sinh viên cũng vậy - việc nhớ lại tại sao bạn học và động lực giúp bạn vượt qua những ngày tháng ảm đạm đó

Hoạt dộng: 5o sánh động lực để thành công

1 Bạn hãy để m ột người khác trả lời các câu hỏi ở phần trên rồi so sánh kết quả của các bạn VỚI nhau Bạn có thể xem xét:

• Câu trả lời của các bạn có giống nhau hay không?

• Bạn có n g h ĩ là chúng nên giống nhau hay không?

2 G hi chú lại bất cứ sự khác nhau nào m à bạn thấy quan trọng.

Thành công ở trường đại học đòi hỏi bạn phải kiên trì với ước mơ của mình Đây là một số điều bạn có thể

muốn thử:

• Hãy thử hình dung bản thân mình trong tương lai, ở

lễ tốt nghiệp hoặc ngày bẳt đâu công việc mới Hãy vẽ nên trong đầu bạn một bức tranh rõ ràng về tương lai

Trang 40

(bạn xem thêm về việc hình dung trong Chương 2 - Hình dung thành công của bạn).

Sử dụng những câu khẳng định Câu khẳng định là một câu nói mà bạn cần phải nói với bản thân mình Nó chi

là một lời nói suông cho đến khi chúng ta không cần nói nó ra nữa Nó thường bắt dâu bằng ‘mình’, do vậy câu khẳng định của bạn có thể chi đơn giản là: ‘Mình biết mình có thể thành công trong khóa học’ Hãy lặp

đi lặp lại những lời khẳng định hàng ngày cho tới khi chúng trở nên không cần thiết nữa Bạn sẽ biết khi điều

đó xảy ra!

Viết những lời khẳng định lên các mẩu giấy ghi chú và dán chúng khắp phòng để nhắc nhở bản thân về những

gì bạn đang làm và lý do vỉ sao Điều này có vẻ khá gàn

dở khi bạn bắt dâu khóa học vào những ngày dâu tháng Chín hoặc tháng Mười, nhưng đến những ngày tháng

Mười một ảm đạm hay tháng Hai, chúng có thể trở thành cứu cánh của bạn

Cũng tương tự như vậy, hãy thừ treo tranh ảnh hay mang chúng bên mình Nhiều người lấy bạn bè, gia đình hoặc người yêu như nguồn cảm hứng, hoặc cũng có thể là một chiếc xe hơi hoặc một ngôi nhà

mà bạn khao khát sở hữu Nếu bạn muốn sống ở một nơi nào khác trên thế giới, hãy thử mang theo mình bức ảnh chụp nơi đó để nhâc bạn nhớ đến mơ ước của mình

Ngày đăng: 13/03/2015, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w