Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới việc phát triển xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển xúc tiến thương mại cho sản phẩm tấm lợp sinh thái Onduline của công ty cổ phần thương mại và phát triển Hà Nội mới DHP (Trang 31)

sản phẩm tấm lợp sinh thái Onduline của công ty cổ phần thương mại và phát triển

3.2.1 Các nhân tố bên ngoài

3.2.1.1 Môi trường nhân khẩu

Số lượng dân cư tập trung đông đúc ở khu vực thị thành, Hà Nội là một trong hai thành phố có lượng người sinh sống lớn nhất cả nước. Nhu cầu nhà ở vẫn ở đang là vấn đề rất cấp thiết, nhà nước triển khai xây dựng các khu kí túc xá tập trung sinh viên các trường đại học theo khu vực, các doanh nghiệp xây dựng triển khai các công trình nhà tập thể giá rẻ để đáp ứng nhu cầu thị trường.

3.2.1.2 Nhân tố môi trường kinh tế

Ngành vật liệu xây dựng là một ngành có mức tăng trưởng tương đối ổn định ( 6% năm) tại thị trường trong nước. Sản lượng xuất khẩu hàng năm cũng luôn theo chiều hướng tang cao. Đó là điều kiện thuận lợi để Công ty đạt mức tiêu thụ mà không phải đầu tư quá nhiều nguồn lực cho công tác XTTM.

Nguyên vật liệu hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài nên tỉ giá ngoại tệ có ảnh hưởng mạnh đến việc thanh toán bằng ngoại tệ cho các nhà cung cấp nước ngoài. Trong hoạt động thương mại quốc tế, Công ty thường sử dụng các ngoại tệ mạnh để giao dịch ( như USD, EUR ), do vậy mỗi khi giá cả các loại tiền này so với tiền bản tệ có những thay đổi đều ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nguyên vật liệu. Điểm lại giá những loại ngoại tệ này từ đầu năm 2009 đến nay đều theo chiều hướng đi lên, điều đó kéo theo chi phí đầu vào của các mặt hàng nhập khẩu tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty về giá cả so với các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất từ nguyên vật liệu nội địa.

3.2.1.3 Nhân tố môi trường tự nhiên

Nguyên vật liệu chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong tình hình tỉ

Khoa Marketing 24 SV: Nguyễn Thị Thúy Liên

giá ngoại tệ luôn theo chiều hướng gia tăng như hiện nay, việc sử dụng nguyên vật liệu nội địa có thể là giải pháp giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí.

3.2.1.4 Nhân tố khoa học công nghệ

Công nghệ chế tạo sản phẩm ở các nước tiên tiến luôn không ngừng được cải tiến và nâng cao về chất lượng , kiểu dáng sản phẩm. Doanh nghiệp phải luôn luôn cập nhập nhật những biến đổi đó, để có những bước chuyển mình phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Công nghệ thông tin phát triển việc mua sắm của khách hàng trong thời địa ngày nay sẽ không chỉ được thực hiện qua gặp gỡ trực tiếp, mà còn có nhiều cách thức bàn bạc trao đổi vừa thuận tiện, lại nhanh chóng, xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian thông qua mạng internet, mạng viễn thông… Sự ra đời của máy tính bảng, điện thoại công nghệ cao thực sự giúp ích rất nhiều cho việc đàm phán thương lượng của các bên trong thời buổi thời gian là vàng như hiện nay, không cần phải cùng đến một địa điểm để thương lượng, hai bên đối tác có thể ở hai vị trí cách xa nhau, vẫn có thể nhìn thấy nhau, trao đổi, đàm phán thành công. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho cả hai bên.Cho nên công ty cần tận dụng ưu thế của các phương tiện truyền thông nhằm thực hiện các chính sách xúc tiến hiệu quả mà tốn ít chi phí.

Không những thế, công nghệ vi tính còn giúp công ty xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết về khách hàng, nhà cung cấp cũng như hệ thống thông tin liên lạc thông suốt với khách hàng để thực hiện marketing trực tiếp hiệu quả hơn.

3.2.1.5 Nhân tố môi trường chính trị - pháp luật

Hệ thống phát luật của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến hướng phát triển của Công ty. Khi Việt Nam ra nhập WTO Nhà nước có các chính sách cải tiến trong việc quy định thuể nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành xây dựng … tác động trực tiếp đến giá nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, điều này tác động đến ngân sách xúc tiến thay đổi tùy thuộc theo chi phí đầu vào phải bỏ ra.

3.2.2 Môi trường bên trong công ty

3.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Khoa Marketing 25 SV: Nguyễn Thị Thúy Liên

Hoạt động xúc tiến của đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy chiến lược xúc tiến của doanh nghiệp cũng cần cân nhắc so với đối thủ, đôi khi doanh nghiệp đề ra ngân sách xúc tiến dựa trên ngân sách hoạt động của đối thủ. Đó là một phương pháp nhằm cạnh tranh tiêu thụ, tuy vậy phạm vị quy mô cũng phải phù hợp với nguồn lực doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp phải luôn đặt vị trí của mình trong tương quan so sánh với các đối thủ để có thể đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Tại thị trường Hà Nội, doanh nghiệp phải đối mặt mới sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các đối thủ ở cả phân cấp thị trường: cao, trung, thấp cấp. Các ông lớn như ERUO window, cửa Hà Nội.. chiếm 25% thị phần, 35% thị phần thuộc về các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, doanh nghiệp nằm trong 40% thị phần thuộc về các doanh nghiệp cấp trung.

Do còn khá mới và nguồn lực còn hạn chế nên công ty tránh đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh mạnh trong nước. Công ty lựa chọn phân phối sản phẩm có công nghệ cải tiến và giảm giá thành so với đối thủ.

3.2.2.2 Đặc điểm khách hàng

Tập khách hàng của công ty ảnh hưởng rất lớn tới các chính sách XTTM của Công ty trước khi xây dựng bất kì một chương trình xúc tiến nào. Đặc trưng về nhu cầu, trình độ dân trí và loại hành vi mua của công chúng mục tiêu là cơ sở lựa chọn phối thức xúc tiến. Xác định đúng các đặc trưng của công chúng mục tiêu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận và truyền thông hiệu quả.

3.2.2.3 Đặc điểm công nghệ

Trong nền kinh tế mở hiện nay, cùng với việc giảm thuế và các chính sách ưu đãi cho những sản phẩm nhập khẩu thì việc cạnh tranh của những hàng hóa mang thương hiệu Việt là vô cùng khó khăn. Ngoài một thương hiệu đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong tâm lý tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất đầu ngành còn sở hữu một tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ kỹ thuật hiện đại và một hệ thống rất chuyên nghiệp đi kèm từ nghiên cứu, phát triển sản phẩm, từ sản xuất tới bán hàng và hậu mãi. Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ mới ra đời được vài năm, tạo được một vài dấu ấn nhất định, rồi sau đó là “dè dặt” sản xuất, “dè dặt’’ tiêu thụ và PR sản phẩm cầm chừng.

Khoa Marketing 26 SV: Nguyễn Thị Thúy Liên

Một phần của tài liệu Phát triển xúc tiến thương mại cho sản phẩm tấm lợp sinh thái Onduline của công ty cổ phần thương mại và phát triển Hà Nội mới DHP (Trang 31)