1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

89 890 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 552,5 KB

Nội dung

Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 3

1.1.Trái phiếu doanh nghiệp 5

1.1.1.Khái niệm 5

1.1.2 Phân loại trái phiếu doanh nghiệp 6

1.1.3 Các hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp 9

1.2.Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 12

1.2.1 Các lý luận cơ bản về thị trường vốn. 12

1.2.2.Khái niệm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 14

1.2.3.Phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp ( thứ cấp và sơ cấp) 14

1.2.4.Vai trò và chức năng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp 16

1.2.5 Các chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp 18

1.3 Điều kiện hình thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp 21

1.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô. 21

1.3.2.Khung khổ pháp lý cho việc xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp 22

1.3.3.Thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường giao dịch trái phiếu 23

1.3.4.Một số điều kiện khác 24

1.4 Ưu, nhược điểm của việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp 25

1.5 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực 27

1.5.1 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Mỹ 27

1.5.2.Thị trường trái phiếu Trung Quốc 29

Trang 2

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 31

2.1 Thực trạng thị trường vốn ở Việt Nam 31

2.1.1 Quy mô của thị trương vốn: 31

2.1.2 Về hình thức huy động vốn qua thị trường vốn. 32

2.2 Tình hình về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 35

2.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu 35

2.2.2.Nguồn vốn vay nợ 36

2.3 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay 42

2.3.1 Khung pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu 42

2.3.2 Thực trạng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp (thị trường sơ cấp) 44

2.3.3.Thực trạng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp 55

2.4 Nhận định chung về thực trạng phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp 58

2.4.1 Những mặt tích cực 58

2.4.2.Các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó. 61

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 64

3.1 Định hướng huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp 64

3.2 Các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp 66

3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 66

3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể 74

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Đồ thị 1: Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp 35

Bảng 1: Quy mô cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lũy kế các năm 33

Bảng 2: Thị trường trái phiếu giai đoạn 2001-2006 34

Bảng 3 : Số liệu Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp năm 2000-2006 .35

Bảng 4 : Số liệu về nguồn vốn vay nợ của doanh nghiệp giai đoạn 2000 – 2006 37

Bảng 5 : Cơ cấu vốn vay trên tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp 39

Bảng 6: Danh sách các doanh nghiệp nhà nước phát hành trái phiếu .46

Bảng 7 : Các DNNN phát hành trái phiếu giai đoạn 2006 -2008 50

Bảng 8: Danh sách các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát hành trái phiếu giai đoạn 2004 -2008 54

Trang 5

Danh mục từ viết tắt

*********

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm ( 2001-2010) của ViệtNam được Quốc Hội thông qua đã đặt mục tiêu tổng sản phẩm trong nướcnăm 2010 tăng ít nhất gấn 2 lần so với năm 2000 Giai đoạn 2001-2005 tốc

độ tăng trưởng bình quân đạt 7,4%/ Mục tiêu cho giai đoạn 2006-2010 phảiđạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 8% Với hệ số ICOR dự tính là 5.1%,thì tổng vốn đầu tư tương ứng sẽ phải ở mức 2.675.000 tỷ đồng ( bằng 40%GDP) Như vậy, vốn là một trong các nhân tố quan trọng, có tính chấtquyết định trong việc mở rộng quy mô kinh doanh và tăng cường năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp Để có vốn kinh doanh, ngoài nguồn vốn chủ

sở hữu, doanh nghiệp phải thực hiện huy động vốn từ bên ngoài dưới nhiềuhình thức khác nhau như vay ngân hàng, thuê tài chính, phát hành tráiphiếu doanh nghiệp

Ở các nước có nền tài chính phát triển ,trong các hình thức huy độngvốn của doanh thì phát hành trái phiếu là công cụ chủ yếu để huy độngnguồn vốn vay trung và dài hạn cho các dự án đầu tư Đây là loại công cụđáp ứng được nhu cầu của cả người phát hành và các nhà đầu tư do tínhchất ổn định về nguồn vốn, có thể tính toán trước về mức lợi tức có thểmạng lại, đồng thời có tính thanh khoản do nó được tự do mua bán, chuyểnnhượng trên thị trường chứng khoán tập trung hoặc phi tập trung

Ở nước ta hiện nay, hình thức huy động vốn vay chủ yếu của cácdoanh nghiệp vẫn là từ hệ thống ngân hàng Sự phụ thuộc quá mức của cácdoanh nghiệp vào nguồn vốn vay nợ ngân hàng đã dẫn đến sự mất cân bằngtrong cơ cấu tài chính của cả 2 khu vực doanh nghiệp và ngân hàng Điềunày dẫn đến tình trạng: (i) Nhu cầu vay vốn đầu tư của nhiều doanh nghiệp

Trang 7

không được đáp ứng; (ii) Rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngânhàng gia tăng do việc sử dụng vốn ngắn hạn để thực hiện cho vay trung vàdài hạn( tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dưới 1 năm của các tổ chức tín dụnghiện nay chiếm khoảng trên 80% tổng tài sản có, tuy nhiên tỷ lệ cho vaytrung và dài hạn lại chiếm khoảng 40% trên tổng dư nợ).

Từ thực trạng đó, một yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp Việt Namhiện nay là phải tìm kiếm giải pháp huy động vốn thay thế nguồn vốn ngân

hàng Vì vậy, việc nghiên cứu Đề tài : “Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.” là có tính cấp thiết hiện nay

2.Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là vấn đề lý luận và thực tiễn vềhuy động vốn của doanh nghiệp dưới hình thức phát hành trái phiếu; kinhnghiệm về huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp một

số nước; đồng thời đề xuất hệ thống các giải pháp để thúc đẩy việc huyđộng vốn dưới hình thức trái phiếu của các doanh nghiệp tại Việt Nam

3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về việc phát hành trái phiếu để huy động vốn củacác doanh nghiệp tại Việt Nam Luận văn chưa thực hiện đánh giá về hiệuquả sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp

4 Kết cấu đề tài

Kết cấu đề tài được chia thành 3 chương, ngoài ra có phần mở đầu vàkết luận với nội dung chính như sau:

Chương I: Tổng quan về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam

Chương III : Giải pháp cho việc huy động của doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.

Trang 8

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộphận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gần đây,hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giảiphóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào pháttriển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh

tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết cóhiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo

Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấulớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấungành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương

Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăngnhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định vàtạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hộinhập

Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bềnvững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoácác vấn đề xã hội Vì vậy khi xây dựng kế hoạch phát triến kinh tế xã hội2005-2010,

một trong những tư tưởng chính sách xuyên suốt trong kế hoạch là: phải (1)coi doanh nghiệp là đội quân chủ lực trong phát triển kinh tế và hội nhập,,(2) Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh chính là mộtthành tố quan trọng bậc nhất của chiến lược phát triển KTXH 5 năm 2006-

Trang 9

2010 và (3) coi nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội là tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạtđộng có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương của các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, một trongnhững nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệpchính là yếu tố Vốn Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt sẽ có khảnăng mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, đầu

tư cho khoa học cộng nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trườngtrong nước cũng như thị trường quốc tế Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào

để doanh nghiệp có thể gia tăng nguồn vốn để phát triển một cách hiệu quả

và tối ưu nhất Huy động vốn là một trong những phương thức tốt để giúpcác doanh nghiệp gia tăng lượng vốn của mình Hiện nay, các doanhnghiệp có thể huy động vốn thông qua các kênh như là vay các ngân hàngthương mại, vay từ các quỹ hỗ trợ phát triển, vay từ nước ngoài Khi cácdoanh nghiệp thực hiện huy động vốn qua các kênh huy động trên thì đềugặp phải các vướng mắc về thủ tục hành chính phiền hà, các yêu cầu ngặtnghèo của các ngân hàng, các quỹ khi cho vay vì vậy mà nhiều doanhnghiệp không có khả năng đáp ứng đều phải bỏ cuộc, đồng thời kỳ hạn chovay ở các kênh trên là ngắn nên rất khó để các doanh nghiệp có thể đầu tưcho mở rộng sản xuất, cải tiến công nghê Với tình hình trên thì việc pháthành trái phiếu doanh nghiệp được xem như một kênh huy động vốn nhanh

và hiệu quả Đây là một kênh huy động vốn trung và dài hạn giúp cácdoanh nghiệp có vốn để đầu tư cho các hoạt động đòi hỏi nguồn vốn lớn,thời gian hoàn vốn dài Bên cạnh đó với kênh huy động vốn này, các nhàđầu tư có thêm một kênh đầu tư hiệu quả, rủi ro thấp và mức lợi nhuận đemlại cũng tương đối cao Vì vậy để các doanh nghiệp có thể dễ dàng huyđộng vốn và các nhà đầu tư dễ dàng sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình

Trang 10

thông qua kênh này thì việc quan trọng nhất là làm thế nào để phát triểnđược thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Dưới đây sẽ

là những phân tích cũng như đưa ra các giải pháp để phát triển thị trườngtrái phiếu ở Việt Nam hiện nay

1.1.Trái phiếu doanh nghiệp

1.1.1.Khái niệm

Theo điều 2, khoản 1 nghị định số 52/2006/NĐ-CP thì trái phiếudoanh nghiệp là những chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xácnhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người

sở hữu trái phiếu

Trái phiếu không phải là chứng khoán quyền sở hữu Tức là người sởhữu trái phiếu không có quyền sở hữu thu nhập của công ty và không cóquyền bỏ phiếu biểu quyết cũng như tham gia vào các công việc của công

ty Bằng cách cho công ty phát hành trái phiếu vay một khoản tiền, ngườimua trái phiếu nhận một cam kết dưới dạng hợp đồng của công ty khẳngđịnh rằng người sở hữu trái phiếu sẽ được trả một lãi suất nhất định theonhững kỳ hạn xác định theo hợp đồng và công ty sẽ trả nợ vào ngày đếnhạn của hợp đồng đó Cam kết trả nợ này không phụ thuộc vào thu nhậpcủa công ty Khi mua một trái phiếu, người mua nhận được những quyềnhưởng lợi ( trái quyền) ưu đãi hơn tất cả các loại chứng khoán khác củacông ty Tức là trong trường hợp công ty bị phá sản, giải thể thì việc trả nợtrái phiếu bao giờ cũng được thực hiện trước tiên

Trái phiếu có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hayphi vật chất và dù theo hình thức nào thì trái phiếu đều bao gồm các thôngtin sau:

+ Mệnh giá: mệnh giá là giá trị ghi trên trái phiếu mà tổ chức phát

Trang 11

hành cam kết trả cho người sở hữu trái phiếu vào ngày đáo hạn.Ở ViệtNam, trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng Cácmệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng.

+ Ngày đáo hạn: Là ngày mà tổ chức phát hành thanh toán số tiền

theo mệnh giá cho người sở hữu vào ngày đáo hạn

+ Lãi suất: Mỗi trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam

kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngàyxác định và có thể theo định kỳ Theo điều 9 nghị định số 52/2006/NĐ-CP,doanh nghiệp phát hành trái phiếu quyết định lãi suất trái phiếu cho từngđợt phát hành căn cứ vào mức độ uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả của dự

án đầu tư và tình hình thị trường tài chính, tiền tệ Lãi suất trái phiếu cóthể được xác định cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu hoặc thả nổi trên thịtrường Trái phiếu được thanh toán lãi theo các phương thức sau: (a) Thanhtoán lãi định kỳ; (b) thanh toán lãi ngay khi phát hành, (c) thanh toán mộtlần cùng với tiền gốc khi đến hạn

1.1.2 Phân loại trái phiếu doanh nghiệp

Các loại trái phiếu doanh nghiệp đặc trưng bao gồm 15 loại sau:

Trái phiếu có thể mua lại trước hạn: Một số công ty quy định trong

trái phiếu của họ có điều khoản cho phép công ty mua lại trái phiếu trướckhi đến hạn Thông thường, công ty chấp nhận trả cho người có trái phiếutheo giá gia tăng (tức là lớn hơn mệnh giá của trái phiếu) khi công ty muốnmua lại trái phiếu đó Loại trái phiếu này mang lại cho tổ chức phát hànhmột lợi thế là công ty có thể chủ động trả lại nợ nếu thấy không có nhu cầuvay vốn nữa; hoặc trong trường hợp lãi suất thị trường xuống thấp hơn sovới mức phát hành.Về phía người mua trái phiếu thì đây là một bất lợi, dovậy loại trái phiếu này thường phải bán với giá rẻ hơn trái phiếu không có

Trang 12

đặc tính này.

Trái phiếu có thể chuyển đổi: Đây là trái phiếu có thể chuyển đổi

tương tự như cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi Trái phiếu chuyển đổi chophép người sở hữu nó được quyền chuyển đổi sang một loại chứng khoáncùng kỳ hạn nhất định Chứng khoán này có thể là cổ phiếu ưu đãi hay cổphiếu thường của công ty phát hành Đặc tính chuyển đổi được quy địnhngay lúc phát hành trái phiếu và chỉ được chỉnh sửa lại trong trường hợptách cổ phiếu hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu

Trái phiếu kèm chứng quyền: Theo xu hướng hiện nay thì đây chủ

yếu là loại trái phiếu cho phép người mua nó được mua kèm theo quyềnmột số lượng cổ phiếu nhất định (ứng với số lượng trái phiếu mà mình nắmgiữ) với mức giá nhất định trong một khoản thời gian xác định Cũng nhưtrường hợp trái phiếu chuyển đổi, đặc quyền mua này được xác định ngay

từ đầu khi phát hành trái phiếu

Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn

bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hànhhoặc bên thứ ba hoặc bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng.Người chủ trái phiếu được bảo đảm với mức độ cao trong trường hợp tổchức phát hành không có khả năng trả nợ bởi vị họ có một trái quyền trên tàisản thế chấp Nếu công ty không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì người thụ tháctài sản sẽ có quyền sở hữu tài sản nhân danh cho những người chủ trái phiếunày Sau đó người thụ thác có thể thanh lý tài sản và phân phát tiền thu đượccho trái chủ

Trái phiếu không có đảm bảo: Là loại trái phiếu không được bảo

đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của

tổ chức phát hành hoặc bên thứ ba hoặc bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài

Trang 13

chính, tín dụng Loại này thường được áp dụng ở các công ty lớn, có danhtiếng, dựa vào uy tín của mình để phát hành, không đưa ra một tài sản gìlàm vật bảo đảm Trong trường hợp tổ chức phát hành không có khả năngtrả nợ và tuyên bố phá sản thì trái chủ của các trái phiếu không đảm bảonày sẽ được thanh toán sau trái chủ các trái phiếu bảo đảm nhưng trước cổđông thanh lý.

Ngoài các loại trái phiếu doanh nghiệp trên, chúng ta có thể liệt kêmột số loại trái phiếu doanh nghiệp khác như :

Trái phiếu thu nhập : Trái phiếu thu nhập là loại trái phiếu thường do

những công ty đang trong thời kỳ tổ chức lại phát hành ( công ty lâm vàotình trạng phá sản) Công ty phát hành cam kết trả vốn khi đáo hạn nhưngchỉ trả lãi nếu như có đủ thu nhập Do không cam kết trả lãi, trái phiếu thunhập giao dịch với nguyên giá, bán với mức chiết khấu lớn( thấp hơn mệnhgiá nhiều) và được xem như một dạng đầu cơ Trái phiếu thu nhập cũngthường được xem như trái phiếu điều chỉnh

Trái phiếu không có phiếu trả lãi : Trái phiếu loại này không có

phiếu trả lãi định kỳ Nhà đầu tư thường mua trái phiếu này với một mứcgiá chiết khấu nhất định Sự tăng giá của trái phiếu bằng mệnh giá khi đáohạn biểu hiện cho tổng số tiền thu nhập của nhà đầu tư

Trái phiếu seri: Là loại trái phiếu được phát hành một đợt nhưng

mỗi seri có ngày đáo hạn khác nhau, theo định kỳ đều đặn cho đến khi toàn

bộ đợt phát hành được hoàn trả

Trái phiếu đầu cơ: Là loại trái phiếu do các doanh nghiệp có mức

độ uy tín thấp phát hành, vì vậy loại trái phiếu này có rất nhiều rủi ro vàthường phải bán với giá thấp Thông thường, trái phiếu đầu cơ sẽ đưa ralợi tức cao hơn các trái phiếu thông thường khác Những nhà đầu tư sẽ yêu

Trang 14

cầu có thu nhập cao hơn khi mua trái phiếu đầu cơ.

Trái phiếu Euro : Trái phiếu Châu Âu là loại trái phiếu được giao

dịch bằng ngoại tệ Những nhà đầu tư nước ngoài khi mua loại trái phiếuphải cân nhắc bằng cách dự đoán sự biến đổi tỷ giá vì tiền lãi và vốn đầu tưphải được chuyển đổi sang ngoại tệ

Trái phiếu Eurodollars: là loại trái phiếu do các doanh nghiệp ngoài

nước Mỹ phát hành bằng đô la và trả lãi, gốc cũng bằng đôla Các công tyxuyên quốc gia thường phát hành loại trái phiếu này Trái phiếu này khôngđược phép giao dịch ở Mỹ trong một thời hạn ít nhất 3 tháng sau khi pháthành Trái phiếu này trả lãi hàng năm và có thể trả lãi suất cố định hay lãisuất thả nổi Chúng cũng có thể phát hành dưới dạng chứng khoán nợ cókhả năng chuyển đổi hoặc trái phiếu không có phiếu trả lãi

Trái phiếu YANKEE : là loại trái phiếu mà các công ty nước ngoài

phát hành để giao dịch tại Mỹ Trái phiếu này được phát hành bằng đồngđôla Mỹ Loại trái phiếu này thông thường được phát hành khi tình hìnhkinh tế Mỹ tốt hơn ở các quốc gia khác

Trái phiếu cầm cố thế chấp : đây là các khoản tín dụng của ngân

hàng đã được chứng khoán hoá để bán trên thị trường chứng khoán.Có 2loại trái phiếu CMO: trái phiếu có phiếu trả lãi và trái phiếu tích luỹ, loạinày trả tiền lãi chậm

1.1.3 Các hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp

a Phát hành trực tiếp và phát hành qua trung gian

Phát hành trực tiếp là phương thức doanh nghiệp tự tổ chức phát hànhtrái phiếu cho nhà đầu tư mà không qua bất cứ một tổ chức trung gian nào.Phương pháp này thích hợp khi huy động khối lượng vốn không lớn, trênthị trường ít người phát hành

Trang 15

Phát hành qua trung gian: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủyquyền cho các tổ chức trung gian tài chính thực hiện phân phối trái phiếucho nhà đầu tư theo hình thức đại lý phát hành hoặc bảo lãnh phát hành.Đại lý phát hành là các tổ chức thực hiện việc bán trái phiếu cho nhà đầu tưtheo sự uỷ quyền của tổ chức phát hành Bảo lãnh phát hành là việc tổchức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành về việc thực hiệncác thủ tục trước khi phát hành trái phiếu, phân phối trái phiếu cho các nhàđầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưaphân phối hết.

b Phát hành đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất

Đấu thầu trái phiếu là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dựthầu, đáp ứng đủ yêu cầu của tổ chức phát hành Nó bao gồm đấu thầu cạnhtranh lãi suất và đấu thầu không cạnh tranh lãi suất

+ Đấu thầu cạnh tranh lãi suất là việc các tổ chức, cá nhân tham giađấu thầu đưa ra các mức lãi suất dự thầu của mình để tổ chức phát hànhhoặc tổ chức được uỷ quyền lựa chọn mức lãi suất trúng thầu.Thường thìlãi suất trúng thầu là mức lãi suất thấp nhất trong các mức lãi suất dự thầu.+ Phát hành trái phiếu thông qua đấu thầu không cạnh tranh lãi suất: làphương thức phát hành mà nhà đầu tư tham gia đấu thầu đăng ký mua tráiphiếu theo lãi suất trúng thầu được xác định từ kết quả của đấu thầu cạnhtranh lãi suất Tỷ lệ trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất tối đabằng 30% tổng khối lượng trái phiếu phát hành của đợt đấu thầu

b Phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.

Trang 16

Phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ : là phát hành trái phiếu

không phải là phát hành ra công chúng theo quy định của pháp luật vềchứng khoán và thị trường chứng khoán Theo quy định của Nghị định số52/2006/NĐ-CP, doanh nghiệp được phát hành trái phiếu khi có đủ điềukiện: (1) doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;(2) có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm kể từ ngày doanh nghiệp chínhthức đi vào hoạt động; (3) báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm pháthành được kiểm toán; (4) kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nằm liền

kề năm phát hành phải có lãi; (5) có phương án phát hành trái phiếu được

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng : là việc phát hành

trái phiếu cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên hoặc phát hành cho một sốlượng nhà đầu tư không xác định Theo quy định của Luật Chứng khoán,doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng phải thoả mãn các điềukiện: (1) có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký bán từ 10 tỷ đồngViệt Nam trở lên; (2) hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng

ký chào bán phải có lãi; đồng thời không có lỗ luỹ tiến tính đến năm đăng

ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm (3) cóphương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợtchào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sởhữu công ty thông qua; (4) có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức pháthành đối với nhà đầu tư và các điều kiện khác

1.2.Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trang 17

1.2.1 Các lý luận cơ bản về thị trường vốn.

Thị trường vốn: Là thị trường phát hành và mua bán lại các công

cụ tài chính ( các công cụ nợ và công cụ vốn) có thời hạn trên 1 năm Thịtrường vốn bao gồm thị trường vay nợ dài hạn( thị trường tín dụng) vàthị trường chứng khoán ( thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu).Các chủ thể tham gia vào thị trường vốn là các ngân hàng thương mại, tổchức tài chính phi ngân hàng, chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân, cácnhà môi giới chứng khoán

Hàng hóa được giao dịch trên thị trường vốn bao gồm cổ phiếu, tráiphiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, khế ước thế chấp và tín dụngtrung- dài hạn của ngân hàng Các công cụ của thị trường vốn thường có độrủi ro lớn hơn và có mức lợi tức cao hơn các công cụ của thị trường tiền tệ

Các công cụ của thị trường vốn: Các công cụ của thị trường vốn có

thời gian đáo hạn trên một năm Các công cụ này bao gồm các công cụ nợ

và các công cụ vốn Các công cụ của thị trường vốn có mức giá biến độngmạnh hơn so với các công cụ của thị trường tiền tệ và được coi là nhữngkhoản đầu tư rủi ro cao

+ Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợiích hợp pháp đối với thu nhập và tài sản của một công ty cổ phần Cổ phiếu

là một loại chứng khoán vốn Cổ phiếu thể hiện mối quan hệ đồng sở hữugiữa người phát hành và nhà đầu tư Người mua cổ phần gọi là cổ đông củacông ty Cổ đông nhận được các giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổphiếu.Người mua cổ phiếu trở thành người sở hữu một phần công ty vàđược hưởng các quyền đối với công ty theo mức độ tương ứng với tỷ lệ cổphần mà họ nắm giữ Khi công ty làm ăn thua lỗ, các cổ đông phải chịu

Trang 18

thiệt hại tương ứng với giá trị cổ phiếu của họ.

+ Trái phiếu là một chứng khoán quy định nghĩa vụ của người pháthành phải trả cho người sở hữu cả gốc lẫn lãi trong một khoản thời gian cụthể và phải trả khi đáo hạn Lãi suất của trái phiếu được xác định bởi cácyếu tố cung cầu vốn trên thị trường tín dụng, mức rủi ro của mỗi nhà pháthành và của từng đợt phát hành, và thời gian đáo hạn của trái phiếu Tráiphiếu gồm trái phiếu chính phủ (do chính phủ phát hành nhằm bù đắpthâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích hoặc làm công cụđiều tiết tiền tệ), trái phiếu công trình (do chính phủ hoặc chính quyền địaphương phát hành nhằm huy động vốn cho những mục đích cụ thể), tráiphiếu doanh nghiệp (do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn tài trợ chocác hoạt động kinh doanh)

+ Khế ước thế chấp: là khoản tiền mà các cá nhân hay các công tykinh doanh vay để mua nhà, đất, hoặc những công trình kiến trúc khác,trong đó các công trình kiến trúc và đất được dùng làm thế chấp cho mónvay

+ Những khoản vay thương mại ngân hàng cấp và vay tiêu dùng: Lànhững khoản vay dành cho người tiêu dùng và cho những công ty kinhdoanh Các khoản vay này có thể được các ngân hàng hoặc các công ty tàichính cấp Thường không có thị trường thứ cấp để mua bán lại những mónvay này và do đó, chúng được coi là có tính thanh khoản thấp nhất trongcác công cụ của thị trường vốn Tuy nhiên, thị trường thứ cấp hiện cũngđang phát triển

Như vậy ta thấy rằng, thị trường trái phiếu là một bộ phận của thịtrường vốn, và thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại là một bộ phận của thị

Trang 19

trường trái phiếu Vì vậy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanhnghiệp cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường vốn và ngược lại.Một quốc gia có thị trường vốn phát triển thì sẽ tạo những tiền đề thuận lợicho sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1.2.2.Khái niệm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một bộ phận của thị trường vốn,

là nơi phát hành và giao dịch các loại trái phiếu của các doanh nghiệp vàcác tổ chức khác theo quy định của pháp luật Trái phiếu doanh nghiệp sẽđược phát hành trên thị trường sơ cấp qua nhiều phương thức khác nhaunhư bảo lãnh phát hành, đấu thầu… Sau đó, các trái phiếu này sẽ tiến hànhgiao dịch trên thị trường thứ cấp Trên thị trường thứ cấp, các nhà bảo lãnhphát hành và các nhà giao dịch trên thị trường sơ cấp không còn đóng vaitrò chào bán chứng khoán Thay vào đó, các trái phiếu được mua bán giữacác nhà đầu tư và các tổ chức đầu tư thông qua các nhà môi giới, kinhdoanh chứng khoán Sự tồn tại của một thị trường thứ cấp năng động sẽ cótác dụng làm cho trái phiếu có thanh khoản Như vậy, trái phiếu sẽ trở nênhấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư và giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp

1.2.3.Phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp ( thứ cấp và sơ cấp)

Thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệpnói riêng bao gồm : thị trường trái phiếu sơ cấp, thị trường trái phiếu thứcấp

Về thị trường trái phiếu sơ cấp: Là thị trường mua bán lần đầu các

trái phiếu mới được phát hành của chủ thể phát hành Thị trường sơ cấp cònđược gọi là thị trường phát hành Khi có nhu cầu huy động vốn, các doanh

Trang 20

nghiệp và các tổ chức khác được phép phát hành trái phiếu theo quy địnhcủa pháp luật Có thể phát hành các loại trái phiếu do chính các tổ chứcphát hành thực hiện hay thông qua các tổ chức tài chính trung gian thựchiện hoặc thông qua các hoạt động bảo lãnh phát hành, đấu thầu hay đại lýphát hành

Về thị trường trái phiếu thứ cấp: là nơi các trái phiếu được mua đi

bán lại giữa các tổ chức, cá nhân đầu tư với nhau Trong đó thị trường tráiphiếu thứ cấp được chia thành hai loại: Thị trường Sở giao dịch và thịtrường OTC Tại đây, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng mua và bán trái phiếutrước khi tới hạn thanh toán Trên thị trường Sở giao dịch: Trái phiếu đượcgiao dịch trên một thị trường có tổ chức và có thể chuyển sang tiền mặt mộtcách dễ dàng Trên sở giao dịch, kết quả yết giá và giao dịch được công bốtrên hệ thống máy tính Hệ thống này được kết nối với các thành viên của

Sở giao dịch và các tổ chức đầu tư, đồng thời được công bố ra công chúng.Còn trên thị trường OTC: Các loại trái phiếu không được giao dịch trên Sởgiao dịch thị sẽ giao dịch trên thị trường OTC Thị trường OTC bao gồm sốlượng đông đảo các nhà môi giới và nhà kinh doanh chứng khoán Nhữngnhà môi giới và kinh doanh chứng khoán không ở cùng một nơi mà sửdụng máy tính cũng như điện thoại để tiến hành giao dịch Các nhà môigiới khi nhận được lệnh từ khách hàng sẽ trở thành nhà tạo lập thị trường

và đặt mức giá hiện tại của tất cả các chứng khoán OTC dưới hình thức củanhiều nguồn thông tin, ví dụ như hình thức truyền thông tin điện tử vàthông báo ra công chúng hàng ngày

Điểm khác biệt giữa thị trường trái phiếu thứ cấp và sơ cấp đó là: Ởthị trường sơ cấp, thì tổ chức phát hành thu được tiền từ đợt phát hành còn

ở thị trường thứ cấp thì không Thị trường trái phiếu thứ cấp và sơ cấp có

Trang 21

những điểm khác nhau cơ bản về mặt nội dung và mục đích hoạt động,nhưng giữa hai thị trường này lại có mối quan hệ vô cùng khăng khít, trong

đó thị trường trái phiếu sơ cấp là cơ sở và thị trường thứ cấp là động lực.Nếu không có thị trường sơ cấp, trái phiếu không được phát hành thì khôngthể ra đời thị trường thứ cấp Ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp,tức là trái phiếu không dễ dàng mua đi bán lại, hay nói cách khác là không

có tính thanh khoản của chứng khoán thì thị trường sơ cấp không thể pháttriển được Chính vì thế, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt độnghiệu quả cần có sự song song tồn tại hoạt động của cả hai loại thị trườngnói trên

1.2.4.Vai trò và chức năng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

a Vai trò của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Xét trong mối quan hệ tương quan với các bộ phận của thị trường tàichính, bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái và thị trường vốn thìthị trường chứng khoán trong đó có thị trường trái phiếu đóng vai trò hếtsức quan trọng bởi lẽ nó là một bộ phận cơ bản của thị trường vốn dài hạn.Thị trường trái phiếu là một kênh chủ yếu huy động các nguồn vốn trung

và dài hạn cho Chính phủ và các doanh nghiệp Do vậy, sự tạo lập và pháttriển thị trường trái phiếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển củathị trường tài chính cũng như đối với sự phát triển kinh tế của các nước cónền kinh tế thị trường Thị trường trái phiếu thực hiện các vai trò đối vớinền kinh tế quốc dân, đối với chính phủ, đối với công chúng đầu tư và đặcbiệt đối với doanh nghiệp Thật vậy, sự ra đời của thị trường trái phiếu đãtạo ra điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với một kênh huy động vốnmới linh hoạt và có hiệu quả hơn Đây là những nguồn vốn được đảm bảo

và có khả năng sử dụng lâu dài Các doanh nghiệp không phải quá lo lắng

Trang 22

về thời gian hoàn trả như khi đi vay vốn ngân hàng bởi vì khác với cáckhoản vay vốn ngân hàng là những khoản vay ngắn hạn thì các khoản huyđộng trên thị trường trái phiếu đều là những khoản huy động dài hạn( thường là 5 năm trở lên).

Ngược lại, khi các doanh nghiệp có vốn nhưng chưa có cơ hội sảnxuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể mua trái phiếu như là một tài sảnkinh doanh và các trái phiếu đó sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt khi cầnthiết trên thị trường

b Chức năng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có 2 chức năng chính là huy động,phân bổ nguồn vốn và chức năng phát triển thị trường chứng khoán

Trong quá trình phát triển kinh tế, các nước đang phát triển thườngthiếu vốn dài hạn Vốn dài hạn được cung cấp bởi hệ thống ngân hàng, hệthống thuế và nguồn vốn nước ngoài nhưng nguồn vốn này rất hạn chế vàkhông đủ để thoả mãn nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp hiện nay Vì lý

do trên, các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đã coi việc huy động vốntrong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư là hết sức cần thiết Thị trường trái phiếu là một bộ phận không thể thiếu trong thị trườngchứng khoán Để thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán cần thiếtlập một mô hình phát triển thị trường trái phiếu năng động, hiệu quả có khảnăng tạo ra một lãi suất chuẩn cho thị trường chứng khoán nói riêng và chonền kinh tế nói chung Thị trường trái phiếu hoạt động hiệu quả cũng đồngnghĩa với việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển thị trườngchứng khoán, góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn

1.2.5 Các chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành trái phiếu

Trang 23

doanh nghiệp

Có 3 chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành trái phiếu doanhnghiệp đó là : doanh nghiệp phát hành trái phiếu, các tổ chức hỗ trợ pháthành và nhà đầu tư

a Doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Việc thiếu vốn trong kinh doanh, sản xuất, trả lương công nhân, muanguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất… là điều thường thấy trong hoạt độngkinh doanh của một doanh nghiệp Không phải lúc nào doanh ngiệp cũng

có thể dễ dàng giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách vay ngân hàng Pháthành trái phiếu để vay vốn là một trong những cách phổ biến và hiệu quả

mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đạt được mục tiêu của mình

Hơn nữa, khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị, máymóc, cơ sở vật chất thì doanh nghiệp thường cần những khoản vốn lớn vàthường phải mất nhiều năm để thu hồi vốn Trong những trường hợp nhưvậy, ngân hàng thường ít mặn mà trong việc cho vay Do vậy vay dài hạnbằng cách phát hành trái phiếu là một trong những lựa chọn tốt nhất

Theo quy định của nghị định 52/2006/NĐ-CP, các doanh nghiệpphát hành trái phiếu riêng lẻ bao gồm các công ty cổ phần, công ty nhànước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặccông ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hôi chủnghĩa Việt Nam Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tựvay, tự trả và tự chụi trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay Các hoạtđộng phát hành trái phiếu phải công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư Bên cạnh đó, để các doanhnghiệp có thể phát hành trái phiếu thì doanh nghiệp phải tuân thủ theo các

Trang 24

điều kiện sau: (1) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm kể

từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; (2) doanh nghiệp phải

có bản báo cáo tài chính của năm liền kề năm phát hành được kiểm toán;(3) có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm liền kề phải có lãi và (4)

có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnthông qua

b Các tổ chức bảo lãnh phát hành

Tổ chức bảo lãnh phát hành là tổ chức đứng ra giúp tổ chức phát hànhthực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán trái phiếu như chuẩn bị hồ

sơ xin phép phát hành, phân phối trái phiếu…Bao gồm: các công ty chứngkhoán và các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật Các tổchức này phải có trách nhiệm (1)sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếutheo đúng mục đích đã cam kết với các nhà đầu tư;(2) phải thanh toán đầy

đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;(3) thực hiện đầy đủ nghĩa vụcông bố thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của cácthông tin đã công bố; (4) thực hiện đầy đủ trách nhiệm cam kết với tổ chứcbảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đại lý thanh toán và tổ chức được ủyquyền đầu thầu trái phiếu; ( 5) thực hiện chế độ quản lý tài chính, báo cáo

và kế toán thống kê theo quy định của pháp luật

Bảo lãnh phát hành gồm 2 khâu cơ bản là tư vấn tài chính và phânphối chứng khoán

Thông thường, để phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành cần phải cóđược sự bảo lãnh của một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành Nếu tổchức phát hành là một công ty nhỏ, và số lượng phát hành không lớn, thìchỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành Nếu đó là một công ty lớn, và

số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảolãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một

Trang 25

số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức phát hành thành viên

Các tổ chức phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoahồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành Phí bảo lãnh pháthành chính là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư

và số tiền tổ chức phát hành nhận được Và phí này được tính vào chi phíphát hành trái phiếu và hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc giá trị dự án,công trình sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu

Phí bảo lãnh hoặc hoa hồng bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vàohình thức bảo lãnh, mức độ rủi ro và tính chất của đợt phát hành ( lớn haynhỏ, thuận lợi hay khó khăn) Nói chung, nếu đợt phát hành đó là đợt pháthành chứng khoán lần đầu ra công chúng thì mức phí hoặc hoa hồng phảicao hơn lần phân phối sơ cấp Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu thườngthấp hơn phí bảo lãnh phát hành cổ phiếu, ngoài ra phí bảo lãnh còn phụthuộc vào lãi suất trái phiếu ( lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh pháthành phải cao, và ngược lại)

c Nhà đầu tư

Nếu chủ thể phát hành là người tạo ra sức cung hàng hoá thì chủthể đầu tư chính là người tạo ra sức cầu hàng hoá Điều đó có nghĩa là,chủ thể đầu tư là những người trực tiếp mua các chứng khoán do các chủthể phát hành cung cấp.Các chủ thể đầu tư bao gồm: các tổ chức, cá nhânViệt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các tổ chức cá nhânnước ngoài Các đối tượng là tổ chức của Việt Nam không được sử dụngkinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu doanh nghiệp.Các chủ thể trên có thể phân thành hai loại chủ thể đầu tư chính, đó làcác nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư có tổ chức Các nhà đầu tư cánhân thường là những hộ gia đình, những ngừơi có vốn tiết kiệm hay tích

Trang 26

luỹ được, thay vì việc gửi tài khoản tiền nhàn rỗi này vào ngân hàng, họđem mua trái phiếu để hy vọng nhận được tiền lãi và các khoản chênh lệchgiá khi bán trái phiếu đi Còn đối với các nhà đầu tư có tổ chức, bao gồmcác quỹ đầu tư, quĩ hưu trí, công ty bảo hiển, ngân hàng…là những tổ chức

có kiến thức chuyên sâu về chứng khoán Họ sử dụng số tiền huy độngđược từ dân chúng để đầu tư vào trái phiếu nhằm thu được lợi nhuận

Nhà đầu tư được tổ chức phát hành bảo đảm thanh toán đầy đủ, đúnghạn gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn và được dùng trái phiếu để chuyểnnhượng, cho, tặng, để lại thừa kế, chiết khấu, thế chấp và cầm cố trong cácquan hệ dân sự theo quy định của pháp luật

1.3 Điều kiện hình thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô.

Có thể nói môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng sâu rộng đến mọihoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là đối với thị trường tài chính Nhữngchỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát, tỷ giáhối đoái,… là những yếu tố mang ý nghĩa quyết định tới những chiến lượccũng như các chính sách phát triển hệ thống tài chính nói chung hay thịtrường trái phiếu nói riêng Ngược lại, những chính sách tài chính - tiền tệ

cụ thể sẽ có tác động đáng kể đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế Như vậy, ởđây có sự quan hệ tác động gắn bó hữu cơ giữa môi trường kinh tế vĩ mô vàhoạt động của thị trường tài chính nói chung, trong đó có thị trường tráiphiếu doanh nghiệp

Nền kinh tế phát triển cao, đồng nghĩa với việc Chính phủ và doanhnghiệp có nhiều dự án cho đầu tư phát triển Do vậy, chính phủ và cácdoanh nghiệp sẽ cần một khối lượng vốn tương ứng cho các dự án Nếu

Trang 27

đều kiện vĩ mô thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp huyđộng được vốn thông qua các hình thức khác nhau, đặc biệt là thông quathị trường trái phiếu doanh nghiệp_ một hình thức huy động mới và hiệuquả.

1.3.2.Khung khổ pháp lý cho việc xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Để cho thị trường trái phiếu có thể hoạt động ổn định và phát triển thìđiều kiện tiên quyết của nó là một khung pháp lý phù hợp với các chínhsách phát triển kinh tế trong từng giai đoạn phát triển, để cho môi trườngpháp lý phát huy hiệu lực cho hoạt động của thị trường cần thiết phải có sựphối hợp nhịp nhàng của các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo có mộtkhung pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, có tác dụng khuyến khíchcác hoạt động kinh tế nói chung Các cơ quan này có trách nhiệm trình cáccấp có thẩm quyền các sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý hay ban hànhcác văn bản mới để không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, loại bỏnhững quy định bất hợp lý đối với hoạt động thị trường

Để hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động của thị trường trái phiếudoanh nghiệp dựa trên nguyên tắc bảo vệ người đầu tư, đề ra các hình thức

xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm trên thị trường và ngănngừa những hành vi gian lận, nhưng vẫn đảm bảo khuyến khích các thànhviên tham gia thị trường Đồng thời cần xem xét, sửa đổi, bổ sung nhữngnội dung liên quan đến những văn bản pháp luật có liên quan một cách phùhợp và tháo gỡ những vấn đề còn gây cản trở, vướng mắc trong quá trìnhthực hiện có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động và sự phát triển của thịtrường trái phiếu doanh nghiệp

1.3.3.Thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường sơ cấp, phát

Trang 28

triển thị trường giao dịch trái phiếu

Để tạo nguồn hàng hoá, hay công cụ đầu tư cho thị trường trái phiếudoanh nghiệp thì cần thiết phải có sự tham gia của các chủ thể phát hành,

đó chính là chính phủ, các doanh nghiệp, các ngân hàng thương maị và các

tổ chức khác được phép phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luậthiện hành Sự hình thành và phát triển của từng thị trường trái phiếu doanhnghiệp sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình cụ thể của mỗi nền kinh tế và mức

độ phát triển của thị trường tài chính Đặc điểm của Việt Nam đang tronggiai đoạn đầu xây dựng thị trường vốn , các nguồn vốn phục vụ cho cáchoạt động của nền kinh tế chủ yếu cung cấp bởi hệ thống ngân hàng vàtrong điều kiện các nhà đầu tư còn thiếu sự hiểu biết cũng như độ tin cậyđối với thị trường vốn Như vậy, thị trường trái phiếu sẽ được ưu tiên pháttriển sớm hơn đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu của các ngânhàng thương mại Theo định hướng đó, thì cần thiết phải khuyến kích cácchủ thể phát hành đa dạng hoá các hình thức phát hành, cho phép cácdoanh nghiệp phát hành nhiều loại trái phiếu khác nhau như trái phiếu cólãi suất thả nổi, trái phiếu được quyền mua lại trước hạn, trái phiếu chuyểnđổi phát hành ra quốc tế và tiến tới từng bước đến phát hành cổ phiếu ra thịtrường quốc tế Nhà nước thực hiện việc bảo lãnh cho các doanh nghiệpNhà nước đủ điều kiện phát hành trái phiếu ra quốc tế để tăng khả năng thuhút vốn trên thị trường Đồng thời, cần khuyến khích và tạo điều kiện chocác tổ chức bảo lãnh phát hành đưa trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp raphát hành, niêm yết và giao dịch ra nước ngoài… Một số nước, đặc biệt làcác nước đang phát triển có nhu cầu vốn khổng lồ, ví dụ như Trung Quốcrất chú trọng việc phát hành chứng khoán ra thị trường vốn quốc tế và nó

có vai trò không kém phần quan trọng so với các nguồn vốn huy đồng từ

Trang 29

bên ngoài như FDI, tài trợ ODA.

Để tạo tính thanh khoản cho trái phiếu, yếu tố quan trọng hàng đầu làphải xây dựng và phát triển thị trường thứ cấp hoạt động hiệu quả với quy

mô tương xứng và phù hợp với thị trường phát hành, ứng dụng các côngnghệ kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào cho hệ thống giao dịch, thông tin thịtrường Đối với các thị trường mới trong giai đoạn hình thành như ViệtNam thì cần phải có sự đầu tư hỗ trợ ban đầu cho chính phủ, cùng với sựđóng góp của các thành viên tham gia thị trường Bên cạnh đó, để việc giaodịch trái phiếu được thuận lợi cần thiết phải mở thêm thị trường khôngchính thức OTC để tạo ra một thị trường giao dịch khác nhau một cách dễdàng, thuận tiện

1.3.4.Một số điều kiện khác

Bên cạnh các điều kiện trên thì các điều kiện sau cũng góp phần hìnhthành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, một kênh huy độngvốn mới, hiệu quả đối với các doanh nghiệp Thứ nhất là việc xây dựnglòng tin trong công chúng đầu tư Để thu hút được sự quan tâm và duy trìđược lòng tin của các nhà đầu tư thì các trái phiếu phát hành phải đảm bảochất lượng, do các doanh nghiệp có uy tín hoạt động sản xuất kinh doanh

có hiệu quả, thực hiện đầy đủ cam kết với các nhà đầu tư trái phiếu Thứhai là việc xây dựng hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ Và thứ

3 là việc quản lý, giám sát đối với thị trường trái phiếu Để đạt được mụctiêu phát triển một thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, minh bạchbảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, thì một trong những nhiệm vụ c hínhcủa các cơ quan chức năng là phải chú trọng công tác quản lý, giám sát thịtrường, tổ chức hệ thống giám sát một cách chặt chẽ và phân cấp quản lý ởcác cấp độ và trên nhiều mặt khác nhau như hoạt động giảm sát thị trường,

Trang 30

hoạt động của các công ty chứng khoán và những đối tượng khác có liênquan đến hoạt động của thị trường trái phiếu Cách tiến hành việc quản lýgiám sát cũng được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, nhằm kịpthời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm thị trường, từ đó có cácbiện pháp xử phạt thích đáng đảm bảo cho các giao dịch diễn ra công bằng,minh bạch.

1.4 Ưu, nhược điểm của việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Nhu cầu về vốn là một trong những bức xúc của doanh nghiệp, đặcbiệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đều mong muốnđầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá dịch vụ nhằm tăng cường khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) Doanh nghiệp có nhiều hình thức để huy động vốnnhư phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn ngân hàng, tín dụng từ nhàcung cấp, thuê tài chính, v.v Mỗi cách thức huy động vốn đều có những

ưu, nhược điểm riêng Tuỳ theo mục đích, nhu cầu sử dụng vốn và khảnăng trả nợ trong từng giai đoạn cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng biện pháphuy động khác nhau Trong các hình thức huy động trên thì phát hành tráiphiếu là hình thức huy động vốn mới và hiệu quả đối với doanh nghiệp bởi

vì đây là một hình thức để huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp Hìnhthức này cũng có một số các ưu nhược điểm riêng của nó

a Ưu điểm của hình thức huy động này

Ưu điểm lớn nhất của phương án này là có thể huy động được cácnguồn vốn với chi phí thấp Doanh nghiệp có thế phát hành trái phiếu phổthông hoặc trái phiếu chuyển đổi Đối với trái phiếu phổ thông, người sởhữu trái phiếu sẽ nhận được tiền gốc đến khi trái phiếu đáo hạn Nếu trái

Trang 31

phiếu đó có trả lãi (coupon), lãi suất thường được trả 6 tháng một lần hoặcnhận hàng năm Đối với trái phiếu chuyển đổi, thông thường người sở hữu

sẽ có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo điều kiện cụ thểđược quy định trong trái phiếu đó Hình thức phát hành trái phiếu giúpdoanh nghiệp chủ động hơn trong việc vay vốn dài hạn, mức huy động vốnlớn hơn so với vay từ các tổ chức tín dụng và thời gian vay cũng dài hơn Các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới thường mời các tổ chức đánh giá mức tín dụng có uy tín như Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch để xếp hạng trái phiếu của mình (bond rating) Cách thức này giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ an toàn và rủi ro của doanh nghiệp, do vậy, trái

phiếu doanh nghiệp có vị trí xếp hạng tín dụng cao sẽ dễ huy động vốn qua kênh này hơn

Trái phiếu cũng như các khoản vay ngân hàng dài hạn mang lại một

số lợi ích cho doanh nghiệp như: lãi suất vay vốn thường cố định, do vậy,nếu doanh nghiệp thu được lãi lớn thì không phải chia phần lãi đó cho ngânhàng và các trái chủ; lãi suất vay được công nhận là chi phí của doanhnghiệp, do vậy, doanh nghiệp được giảm một phần tiền thuế phải đóng choNhà nước; chủ sở hữu của doanh nghiệp không phải chia sẻ quyền kiểmsoát doanh nghiệp khi vay vốn

b Nhược điểm của hình thức huy động này

Tuy nhiên, các việc huy động vốn cho các khoản vay dài hạn nói chung vàphát hành trái phiếu doanh nghiệp nói riêng cũng có một số bất lợi như:

- Thủ tục phát hành trái phiếu ra công chúng của doanh nghiệp hiệnnay khá phức tạp, do vậy hình thức này chưa phổ biến ở Việt Nam hiệnnay, tuy nhiên, trong tương lai, đây sẽ là một trong những hình thức chiếm

ưu thế vì doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và có

Trang 32

uy tín;

- Doanh nghiệp phải trả tiền gốc và tiền lãi theo thời gian đã quy định,

do vậy nếu doanh nghiệp không tạo ra đủ lượng tiền mặt để trả các khoảnvay đúng thời hạn, doanh nghiệp có thể bị phá sản;

- Huy động vốn thông qua việc đi vay sẽ làm tăng tỉ lệ nợ/vốn chủ sởhữu, do vậy làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp; doanh nghiệp phải tuân thủnhững quy định chặt chẽ hơn trong việc sử dụng vốn đi vay và thôngthường chỉ vay được một số lượng vốn nhất định, phụ thuộc vào tài sản thếchấp của doanh nghiệp cũng như không được phép vượt quá một tỉ lệnợ/vốn chủ sở hữu nào đó

1.5 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực

1.5.1 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Mỹ

Kể từ năm 1920, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ đã trở thànhthị trường phát hành phi Chính phủ lớn nhất thế giới Phần lớn, các công tyđều áp dụng phương thức phát hành trái phiếu này để huy động vốn, chủyếu là các trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 2 đến 50 năm.Thị trường tráiphiếu doanh nghiệp thực sự là thị trường phi tập trung giữa các nhà kinhdoanh và công chúng, và giá cả được hình thành trên cơ sở khớp lệnh trênmáy Ngày nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những khuvực lớn nhất trên thị trường trái phiếu Mỹ, cả về số lượng doanh nghiệpphát hành cũng như giá trị trái phiếu đang lưu hành tính theo đồng đôla.Các công ty trong nước và các công ty nước ngoài phát hành khoảng 400 tỷUSD vào năm 1993 Ở Mỹ tồn tại hai loại thị trường thứ cấp đối với tráiphiếu doanh nghiệp là Sở giao dịch và thị trường OTC Trên thị trươngOTC chủ yếu diễn ra các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp có khối lượnglớn giữa các nhà đầu tư có tổ chức và nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp Đặc

Trang 33

biệt, thị trường trái phiếu doanh nghiệp không quy định về việc công bốthông tin ra công chúng về các giao dịch thực hiện cũng như giá chào mua

và chào bán như là trên thị trường trái phiếu chính phủ

Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp Mỹ còn được phát hành thông quathị trường trái phiếu riêng lẻ Các trái phiếu phát hành trên thị trường nàykhông cần phải đăng ký với SEC1 vì việc phát hành các trái phiếu nàykhông liên quan đến việc chào bán ra công chúng Thị trường phát hànhriêng lẻ đã trải qua những biến động lớn kể từ khi ban hành điều lệ SEC144A 2và năm 1990, cho phép các nhà đầu tư có tổ chức đủ tiêu chuẩnđược kinh doanh các trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ Tuy nhiên,

do không phải tất cả các đợt phát hành riêng lẻ đều được thực hiện theoĐiều lệ 144A, nên thị trường phát hành riêng lẻ lại được chia thành 2khu vực là thị trường phát hành riêng lẻ truyền thống và (đối với tráiphiếu doanh nghiệp không theo điều lệ 144A) và thị trường đối với cáctrái phiếu doanh nghiệp phát hành theo điều lệ 144A Mặc dù tính thanhkhoản của trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đã tăng kể từ khiĐiều lệ 144A có hiệu lực, nhưng vẫn không thể so sánh với tính thanhkhoản của các đợt phát hành ra công chúng Mặc dù lợi suất của tráiphiếu phát hành riêng lẻ đã giảm do các ngân hàng đầu tư đã cam kếtmức vốn và người giao dịch để tạo lập thị trường cho các trái phiếu phát

1 SEC: securities and exchange commission

2 Theo điều lệ 144A, tcổ phiếu của các công ty được phát hành hạn chế cho một số nhà đầu tư là tổ chức

có đủ điều kiện (Qualified Institutional Buyers – QIBs) Khi sử dụng hình thức này các công ty không phải tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính theo U.S GAAP (các chuẩn mực kế toán Mỹ ) và chỉ phải đáp ứng một số quy định tối thiểu của SEC

Trang 34

hành theo điều lệ 144A

1.5.2.Thị trường trái phiếu Trung Quốc

Thị trường trái phiếu Trung Quốc có một đặc điểm nổi bật nhất là thịtrường xuất phát từ nền kinh tế tập trung theo cơ chế kiểm soát phân bổ tíndụng, đang chuyển sang cơ chế cạnh tranh thị trường, do đó Việt Nam cónhiều điểm tương đồng với Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu phát hành trái phiếu xây dựng vào những năm

1950, nhưng phải đến năm 1981, khi Trung Quốc bắt đầu thời kỳ cải cách

và mở cửa nền kinh tế thì chính phủ mới bắt đầu chủ trương xây dựng vàphát triển thị trường trái phiếu.Việc phát hành trái phiếu các doanh nghiệpvào năm 1986 đã góp phần nâng cao tỷ trọng của trái phiếu lên 90% lượnggiao dịch Đặc biệt từ khi Trung Quốc ban hành Quy chế tạm thời về việcphát hành trái phiếu doanh nghiệp vào ngày 27/3/1987 , thì việc phát hànhtrái phiếu doanh nghiệp được quản lý thống nhất, do vậy số lượng tráiphiếu phát hành ngày càng tăng Cụ thể tổng số trái phiếu phát hành năm

1981 là 48.7 triệu NDT, năm 1985 là 65,5 triệu NDT, đến năm 1994 lên tới113,3 tỷ NDT và hiện nay tổng số trái phiếu phát hành lên tới hàng nghìn

tỷ NDT mỗi năm Xu hướng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng chođến năm 1992 phản ánh sự gia tăng về tính thanh khoản trên thị trường vốn

từ năm 1990 và khả năng sử dụng trái phiếu doanh nghiệp làm công cụthanh toán; sự gia tăng của giá trái phiếu, do tính thanh khoản tăng, làmtăng sức hấp dẫn cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; và nhu cầu vềvốn để trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng giá trị tráiphiếu doanh nghiệp ( chỉ đối với các doanh nghiệp Nhà nước) được giámsát bởi Ngân hàng nhân dân Trung Hoa Cùng với việc ban hành “ các quy

Trang 35

định hành chính đối với các trái phiếu doanh nghiệp’ vào năm 1993, việcphát hành trái phiếu doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ hơn

Cho đến năm 1996, các trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốcthường mang tính thanh khoản thấp Số lượng trái phiếu doanh nghiệpniêm yết trên Sở giao dịch Thượng Hải và Thẩm Quyến rất ít và do đókhông được giao dịch thường xuyên ( đến năm 1996, chỉ có 5 trái phiếudoanh nghiệp được niêm yết tại Sở giao dịch Thượng Hải và 1 trái phiếudoanh nghiệp tại Sở giao dịch Thẩm Quyến)

Đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã tiến hành những cải cách trênthị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm cải thiện tình hình Các biện phápnày bao gồm định giá trái phiếu doanh nghiệp nhằm cải thiện tình tình Cácbiện pháp này bao gồm định giá trái phiếu doanh nghiệp căn cứ vào tráiphiếu chính phủ, nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu, xây dựng các tổchức định mức tín nhiệm Bên cạnh đó, các công ty muốn được niêm yếttrái phiếu tại Sở giao dịch thì phải thoả mãn một số điều kiện nhất định,trong đó nếu phát hành từ 1 tỷ NDT trở lên thì phải có định mức tín nhiệmAAA.Nhờ vậy, hiện nay, tại Trung Quốc có khoảng trên 300 công ty pháthành trái phiếu, trong đó có 10 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch, sốcòn lại giao dịch trên thị trường OTC

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG

TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Trang 36

2.1 Thực trạng thị trường vốn ở Việt Nam

2.1.1 Quy mô của thị trương vốn:

Quy mô thị trường vốn ở Việt Nam hiện đang nhỏ, nguồn vốn cungcấp thị trường chủ yếu là đầu tư vốn của các tổ chức tài chính ( tổ chức tíndung; bảo hiểm xã hội và các công ty kinh doanh bảo hiểm) chiếm tới 95%.Đầu tư của công chúng qua các quỹ đầu tư chứng khoán trong, ngoài nước

và các nhà đầu tư cá nhân là thấp, chỉ chiếm 1% quy mô thị trường

Thị trường vốn hiện đang cung cấp vốn cho hai mục tiêu:

- Huy động vốn mới cho đầu tư phát triển của nền kinh tế thông quaviệc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, tráiphiếu doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu của các công ty cổ phần,

cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức phát hành thêm cổphiếu mới Tổng vốn đầu tư huy động qua thị trường vốn giai đoạn 2001-

2005 là 93.753 tỷ đồng, chiếm 7,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; cụ thểnhư sau:

+ Giá trị các loại trái phiếu phát hành đạt 82.142 tỷ đồng, chiếm 6,8%tổng nguồn vốn đầu tư xã hội, trong đó trái phiếu chính phủ là 73.104 tỷđồng, chiến 6,1% tổng nguồn vốn đầu tư xã hội

+ Cổ phiếu của các công ty cổ phần phát hành mới là 11.611 tỷ đồng,chiếm 1%, trong đó chủ yếu là của các ngân hàng thương mại cổ phần pháthành để tăng vốn điều lệ

- Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức bán bớt cổphần của nhà nước nắm giữ Về bản chất đây là hình thức thay thế vốn nhànước bằng vốn của các nhà đầu tư, không tạo ra vốn mới cho đầu tư của

Trang 37

nền kinh tế Tổng số vốn sử dụng cho mục tiêu này là 100.146 tỷ đồng với

số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa tương ứng là 2.732 doanh nghiệp

Tổng quy mô thị trường vốn giai đoạn 2001-2005 là 193.899 tỷ đồng,bằng 23% GDP năm 2005; trong đó, cho đầu tư mới của nền kinh tế là11%GDP, cho thay thế vốn nhà nước tại các DNNN cổ phần hóa là 12%GDP

2.1.2 Về hình thức huy động vốn qua thị trường vốn.

Trên thị trường vốn hiện nay có hai hình thức huy động chủ yếu làphát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu

a Phát hành cổ phiếu

Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng chưa thực sự trở thành hìnhthức huy động vốn phổ biến đối với các doanh nghiệp cổ phần Tính đến31/12/2005, tổng số cổ phiếu mới phát hành của các doanh nghiệp để tăngvốn điều lệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là 11.611 tỷ đồng, trong

đo riêng các ngân hàng thương mại cổ phần là 7.592 tỷ đồng; công ty cổphần, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức phát hành thêm

cổ phiếu mới là 4.019 tỷ đồng

-Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện đóng vai trò chính yếutrong hình thức phát hành cổ phiếu, trong đó chủ yếu dưới hình thức bánbớt phần vốn nhà nước

Bảng 1: Quy mô cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước

lũy kế các năm.

Đơn vị: Tỷ đồng

Trang 38

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006

1 số lượng DNNN CPH 573 758 1.295 2.100 2.500 3400

2 Tổng giá trị vốn 10.765 14.563 32.163 83.528 133.528 139.028

3 Tổng giá trị cổ phiếu bán ra 8.073 10.922 24.122 62.646 100.146 110.800

Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư

Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa lớn nhưng chủ yếu là các doanhnghiệp nhỏ, có quy mô vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng (78,4% tổng số doanhnghiệp nhà nước cổ phần hóa) Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa có vốnđiều lệ trên 5 tỷ đồng là 590 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ là 128.173

tỷ đồng; trong đó tỷ lệ cổ phần bán ra bình quân là 75% tương ứng với sốtiền 100.146 tỷ đồng

Về cơ chế cổ phần hóa, từ năm 2004 trở về trước thực hiện theo cơchế khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, từ đầu năm 2005 tới nay có sựchuyển đổi theo thướng thực hiện đấu giá, công khai trên thị trường; vì vậy,thu hút được rộng rãi các nhà đầu tư tham gia, tạo nguồn cung cổ phiếutiềm năng nhiều hơn cho thị trường chứng khoán

b Phát hành trái phiếu

Bên cạnh hình thức phát hành cổ phiếu, còn có hình thức phát hànhtrái phiếu, là một công cụ nợ của thị trường vốn

Giai đoạn 2001-2006, quy mô thị trường trái phiếu tăng nhanh, trong

đó trái phiếu chính phủ chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường, phươngthức phát hành được đa dạng và hình thức phát hành chủ yếu là bảo lãnh vàđấu thầu, khối lượng bán lẻ thông qua kho bạc nhà nước giảm dần

Từ năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và tỉnhĐồng Nai đã thực hiện huy động vốn cho đầu tư của ngân sách địa phương

Trang 39

dưới hình thức phát hành trái phiếu với tổng giá trị phát hành là 7.338 tỷđồng.

Khu vực doanh nghiệp chưa tham gia nhiều vào thị trường này, đếnhết 2006 mới có 4 tổng công ty nhà nước thực hiện phát hành trái phiếudoanh nghiệp cho các dự án đầu tư với tổng giá trị phát hành là 9.760 tỷđồng

Bảng 2: Thị trường trái phiếu giai đoạn 2001-2006Chỉ tiêu Tổng số 2001 2002 2003 2004 2005 2006

4.100

4.100 - -

10.902

10.902

5.589

5.589 - -

12.977

12.977 - -

18.607

16.883 2.001 -

28.448

26.447 2.001 -

20.929

17.927 2.005 300

40.837

36.531 4.006 300

32.917

29.156 3.332 1.400

69.244

60.409 7.135 1.700

82.611

35.052 2.500 8.060

109.364

90.021 9.583 9.760

Nguồn: Bộ Tài Chính

Hạn chế của thị trường phát hành trái phiếu hiện nay là: số lượng cácđợt phát hành trái phiếu nhiều nhưng hình thành các lô lớn để định hướngthị trường; khả năng tham gia của dân cư bị hạn chế do thiếu các định chếđầu tư chuyên nghiệp; chưa hình thành hệ thống đại lý cấp I trong phânphối trái phiếu; các kỹ thuật phát hành trái phiếu còn hạn chế

2.2 Tình hình về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp

2.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu thường được gọi là vốn chủ sở hữu Đây là

Trang 40

nguồn vốn được hình thành từ các bộ phận chủ yếu: Vốn góp ban đầu, lợinhuận không chia, phát hành cổ phiếu Nguồn vốn này có đặc điểm sau:

Thứ nhất, vốn do các chủ sở hữu của doanh nghiệp tài trợ;

Thứ hai, doanh nghiệp không phải trả lãi cho số vốn đã duy động mà

sẽ chia lợi tức cho các chủ sở hữu;

Thứ ba, Không phải hoàn trả những khoản tiền đã huy động được trừ

khi doanh nghiệp đóng cửa thì các tài sản được chia cho chủ sở hữu theothứ tự ưu tiên

Thứ tư, lợi tức chia cho các chủ sở hữu thay đổi theo mức lợi nhuận

mà doanh nghiệp thu được

Thứ năm, lợi tức không được tính trong chi phí hợp lý khi tính thuế

thu nhập mà lấy từ lợi nhuận sau thuế để trả;

Bảng 3 : Số liệu Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp năm 2000-2006

53569 8

67309 2

81394 1

105349 9

9

25260 7

23783 8

27804 5

13839 3

12750 5

19454 7

25246

1 351695

(Nguồn: tổng cục thống kê)

Từ bảng số liệu trên ta có đồ thị sau:

Đồ thị 1: Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp

Ngày đăng: 01/04/2013, 16:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Quy mô cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 Quy mô cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (Trang 57)
Bảng 1: Quy mô cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà  nước - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 Quy mô cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (Trang 57)
Bảng 2: Thị trường trái phiếu giai đoạn 2001- 2001-2006 - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Thị trường trái phiếu giai đoạn 2001- 2001-2006 (Trang 59)
Bảng 2: Thị trường trái phiếu giai đoạn 2001- 2001-2006 - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Thị trường trái phiếu giai đoạn 2001- 2001-2006 (Trang 59)
Từ bảng số liệu trên ta có đồ thị sau: - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
b ảng số liệu trên ta có đồ thị sau: (Trang 63)
Đồ thị 1: Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
th ị 1: Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp (Trang 63)
Dưới đây là đồ thị minh họa cho bảng số liệu về vốn vay của doanh nghiệpgiai đoạn 2000-2006 - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
i đây là đồ thị minh họa cho bảng số liệu về vốn vay của doanh nghiệpgiai đoạn 2000-2006 (Trang 65)
ĐỒ THỊ 1: VỐN VAY - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
1 VỐN VAY (Trang 65)
Dựa vào bảng 5, ta thấy, nguồn vốn vay của các doanh nghiệp qua các năm 2000-2006 chiếm hơn 60% trên tổng nguồn vốn - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
a vào bảng 5, ta thấy, nguồn vốn vay của các doanh nghiệp qua các năm 2000-2006 chiếm hơn 60% trên tổng nguồn vốn (Trang 67)
Dưới đây là bảng số liệu về các đợt phát hành trái phiếu của các DNNN trong giai đoạn 2006-2008 - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
i đây là bảng số liệu về các đợt phát hành trái phiếu của các DNNN trong giai đoạn 2006-2008 (Trang 77)
Bảng 7 :  Các DNNN phát hành trái phiếu giai đoạn 2006 -2008 - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Bảng 7 Các DNNN phát hành trái phiếu giai đoạn 2006 -2008 (Trang 77)
300 9% 2 năm 2007 4. . Tổng công ty cổ  phần xuất  - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
300 9% 2 năm 2007 4. . Tổng công ty cổ phần xuất (Trang 81)
Bảng 8: Danh sách các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát hành trái phiếu giai đoạn 2004 -2008 - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Bảng 8 Danh sách các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát hành trái phiếu giai đoạn 2004 -2008 (Trang 81)
Bảng 8: Danh sách các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát hành  trái phiếu giai đoạn 2004 -2008 - Huy động vốn  phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Bảng 8 Danh sách các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát hành trái phiếu giai đoạn 2004 -2008 (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w