nước Mỹ phát hành bằng đô la và trả lãi, gốc cũng bằng đôla. Các công ty xuyên quốc gia thường phát hành loại trái phiếu này. Trái phiếu này không được phép giao dịch ở Mỹ trong một thời hạn ít nhất 3 tháng sau khi phát hành. Trái phiếu này trả lãi hàng năm và có thể trả lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi. Chúng cũng có thể phát hành dưới dạng chứng khoán nợ có khả năng chuyển đổi hoặc trái phiếu không có phiếu trả lãi
• Trái phiếu YANKEE : là loại trái phiếu mà các công ty nước ngoài phát hành để giao dịch tại Mỹ. Trái phiếu này được phát hành bằng đồng đôla Mỹ. Loại trái phiếu này thông thường được phát hành khi tình hình kinh tế Mỹ tốt hơn ở các quốc gia khác.
• Trái phiếu cầm cố thế chấp : đây là các khoản tín dụng của ngân hàng đã được chứng khoán hoá để bán trên thị trường chứng khoán.Có 2 loại trái phiếu CMO: trái phiếu có phiếu trả lãi và trái phiếu tích luỹ, loại này trả tiền lãi chậm.
1.1.3. Các hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệpnghiệp nghiệp
a. Phát hành trực tiếp và phát hành qua trung gian
Phát hành trực tiếp là phương thức doanh nghiệp tự tổ chức phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư mà không qua bất cứ một tổ chức trung gian nào.
Phương pháp này thích hợp khi huy động khối lượng vốn không lớn, trên thị trường ít người phát hành.
Phát hành qua trung gian: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho các tổ chức trung gian tài chính thực hiện phân phối trái phiếu cho nhà đầu tư theo hình thức đại lý phát hành hoặc bảo lãnh phát hành. Đại lý phát hành là các tổ chức thực hiện việc bán trái phiếu cho nhà đầu tư theo sự uỷ quyền của tổ chức phát hành.. Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành về việc thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết.
b.Phát hành đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất
Đấu thầu trái phiếu là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu, đáp ứng đủ yêu cầu của tổ chức phát hành. Nó bao gồm đấu thầu cạnh tranh lãi suất và đấu thầu không cạnh tranh lãi suất.
+ Đấu thầu cạnh tranh lãi suất là việc các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu đưa ra các mức lãi suất dự thầu của mình để tổ chức phát hành hoặc tổ chức được uỷ quyền lựa chọn mức lãi suất trúng thầu.Thường thì lãi suất trúng thầu là mức lãi suất thấp nhất trong các mức lãi suất dự thầu.
+ Phát hành trái phiếu thông qua đấu thầu không cạnh tranh lãi suất: là phương thức phát hành mà nhà đầu tư tham gia đấu thầu đăng ký mua trái phiếu theo lãi suất trúng thầu được xác định từ kết quả của đấu thầu cạnh tranh lãi suất. Tỷ lệ trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất tối đa bằng 30% tổng khối lượng trái phiếu phát hành của đợt đấu thầu.
b. Phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
Phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ : là phát hành trái phiếu không phải là phát hành ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo quy định của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP, doanh nghiệp được phát hành trái phiếu khi có đủ điều kiện: (1) doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; (2) có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; (3) báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; (4) kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nằm liền kề năm phát hành phải có lãi; (5) có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng : là việc phát hành trái phiếu cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên hoặc phát hành cho một số lượng nhà đầu tư không xác định. Theo quy định của Luật Chứng khoán, doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng phải thoả mãn các điều kiện: (1) có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên; (2) hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi; đồng thời không có lỗ luỹ tiến tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm (3) có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua; (4) có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư và các điều kiện khác.
1.2.Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
1.2.1. Các lý luận cơ bản về thị trường vốn.
Thị trường vốn: Là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính ( các công cụ nợ và công cụ vốn) có thời hạn trên 1 năm. Thị trường vốn bao gồm thị trường vay nợ dài hạn( thị trường tín dụng) và thị trường chứng khoán ( thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu). Các chủ thể tham gia vào thị trường vốn là các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính phi ngân hàng, chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân, các nhà môi giới chứng khoán.
Hàng hóa được giao dịch trên thị trường vốn bao gồm cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, khế ước thế chấp và tín dụng trung- dài hạn của ngân hàng. Các công cụ của thị trường vốn thường có độ rủi ro lớn hơn và có mức lợi tức cao hơn các công cụ của thị trường tiền tệ.
Các công cụ của thị trường vốn: Các công cụ của thị trường vốn có thời gian đáo hạn trên một năm. Các công cụ này bao gồm các công cụ nợ và các công cụ vốn. Các công cụ của thị trường vốn có mức giá biến động mạnh hơn so với các công cụ của thị trường tiền tệ và được coi là những khoản đầu tư rủi ro cao.
+ Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và tài sản của một công ty cổ phần. Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn. Cổ phiếu thể hiện mối quan hệ đồng sở hữu giữa người phát hành và nhà đầu tư. Người mua cổ phần gọi là cổ đông của công ty. Cổ đông nhận được các giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu.Người mua cổ phiếu trở thành người sở hữu một phần công ty và được hưởng các quyền đối với công ty theo mức độ tương ứng với tỷ lệ cổ
phần mà họ nắm giữ. Khi công ty làm ăn thua lỗ, các cổ đông phải chịu thiệt hại tương ứng với giá trị cổ phiếu của họ.
+ Trái phiếu là một chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người sở hữu cả gốc lẫn lãi trong một khoản thời gian cụ thể và phải trả khi đáo hạn. Lãi suất của trái phiếu được xác định bởi các yếu tố cung cầu vốn trên thị trường tín dụng, mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành, và thời gian đáo hạn của trái phiếu. Trái phiếu gồm trái phiếu chính phủ (do chính phủ phát hành nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ), trái phiếu công trình (do chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn cho những mục đích cụ thể), trái phiếu doanh nghiệp (do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh).
+ Khế ước thế chấp: là khoản tiền mà các cá nhân hay các công ty kinh doanh vay để mua nhà, đất, hoặc những công trình kiến trúc khác, trong đó các công trình kiến trúc và đất được dùng làm thế chấp cho món vay.
+ Những khoản vay thương mại ngân hàng cấp và vay tiêu dùng: Là những khoản vay dành cho người tiêu dùng và cho những công ty kinh doanh. Các khoản vay này có thể được các ngân hàng hoặc các công ty tài chính cấp. Thường không có thị trường thứ cấp để mua bán lại những món vay này và do đó, chúng được coi là có tính thanh khoản thấp nhất trong các công cụ của thị trường vốn. Tuy nhiên, thị trường thứ cấp hiện cũng đang phát triển
Như vậy ta thấy rằng, thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn, và thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại là một bộ phận của thị trường trái phiếu. Vì vậy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường vốn và ngược lại. Một quốc gia có thị trường vốn phát triển thì sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp .
1.2.2.Khái niệm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một bộ phận của thị trường vốn, là nơi phát hành và giao dịch các loại trái phiếu của các doanh nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Trái phiếu doanh nghiệp sẽ được phát hành trên thị trường sơ cấp qua nhiều phương thức khác nhau như bảo lãnh phát hành, đấu thầu… Sau đó, các trái phiếu này sẽ tiến hành giao dịch trên thị trường thứ cấp. Trên thị trường thứ cấp, các nhà bảo lãnh phát hành và các nhà giao dịch trên thị trường sơ cấp không còn đóng vai trò chào bán chứng khoán. Thay vào đó, các trái phiếu được mua bán giữa các nhà đầu tư và các tổ chức đầu tư thông qua các nhà môi giới, kinh doanh chứng khoán. Sự tồn tại của một thị trường thứ cấp năng động sẽ có tác dụng làm cho trái phiếu có thanh khoản. Như vậy, trái phiếu sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư và giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp.
1.2.3.Phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp ( thứ cấp và sơ cấp)
nói riêng bao gồm : thị trường trái phiếu sơ cấp, thị trường trái phiếu thứ cấp.
Về thị trường trái phiếu sơ cấp: Là thị trường mua bán lần đầu các trái phiếu mới được phát hành của chủ thể phát hành. Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường phát hành. Khi có nhu cầu huy động vốn, các doanh nghiệp và các tổ chức khác được phép phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật. Có thể phát hành các loại trái phiếu do chính các tổ chức phát hành thực hiện hay thông qua các tổ chức tài chính trung gian thực hiện hoặc thông qua các hoạt động bảo lãnh phát hành, đấu thầu hay đại lý phát hành.
Về thị trường trái phiếu thứ cấp: là nơi các trái phiếu được mua đi bán lại giữa các tổ chức, cá nhân đầu tư với nhau. Trong đó thị trường trái phiếu thứ cấp được chia thành hai loại: Thị trường Sở giao dịch và thị trường OTC. Tại đây, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng mua và bán trái phiếu trước khi tới hạn thanh toán. Trên thị trường Sở giao dịch: Trái phiếu được giao dịch trên một thị trường có tổ chức và có thể chuyển sang tiền mặt một cách dễ dàng. Trên sở giao dịch, kết quả yết giá và giao dịch được công bố trên hệ thống máy tính. Hệ thống này được kết nối với các thành viên của Sở giao dịch và các tổ chức đầu tư, đồng thời được công bố ra công chúng. Còn trên thị trường OTC: Các loại trái phiếu không được giao dịch trên Sở giao dịch thị sẽ giao dịch trên thị trường OTC. Thị trường OTC bao gồm số lượng đông đảo các nhà môi giới và nhà kinh doanh chứng khoán. Những nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán không ở cùng một nơi mà sử dụng máy tính cũng như điện thoại để tiến hành giao dịch. Các nhà môi giới khi nhận được lệnh từ khách hàng sẽ trở thành nhà tạo lập thị trường và đặt mức giá hiện tại của tất cả các chứng khoán OTC dưới hình thức của
nhiều nguồn thông tin, ví dụ như hình thức truyền thông tin điện tử và thông báo ra công chúng hàng ngày.
Điểm khác biệt giữa thị trường trái phiếu thứ cấp và sơ cấp đó là: Ở thị trường sơ cấp, thì tổ chức phát hành thu được tiền từ đợt phát hành còn ở thị trường thứ cấp thì không. Thị trường trái phiếu thứ cấp và sơ cấp có những điểm khác nhau cơ bản về mặt nội dung và mục đích hoạt động, nhưng giữa hai thị trường này lại có mối quan hệ vô cùng khăng khít, trong đó thị trường trái phiếu sơ cấp là cơ sở và thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp, trái phiếu không được phát hành thì không thể ra đời thị trường thứ cấp. Ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp, tức là trái phiếu không dễ dàng mua đi bán lại, hay nói cách khác là không có tính thanh khoản của chứng khoán thì thị trường sơ cấp không thể phát triển được. Chính vì thế, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cần có sự song song tồn tại hoạt động của cả hai loại thị trường nói trên.
1.2.4.Vai trò và chức năng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
a. Vai trò của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Xét trong mối quan hệ tương quan với các bộ phận của thị trường tài chính, bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái và thị trường vốn thì thị trường chứng khoán trong đó có thị trường trái phiếu đóng vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ nó là một bộ phận cơ bản của thị trường vốn dài hạn. Thị trường trái phiếu là một kênh chủ yếu huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cho Chính phủ và các doanh nghiệp. Do vậy, sự tạo lập và phát triển thị trường trái phiếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của
thị trường tài chính cũng như đối với sự phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Thị trường trái phiếu thực hiện các vai trò đối với nền kinh tế quốc dân, đối với chính phủ, đối với công chúng đầu tư và đặc biệt đối với doanh nghiệp. Thật vậy, sự ra đời của thị trường trái phiếu đã tạo ra điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với một kênh huy động vốn mới linh hoạt và có hiệu quả hơn. Đây là những nguồn vốn được đảm bảo và có khả năng sử dụng lâu dài. Các doanh nghiệp không phải quá lo lắng về thời gian hoàn trả như khi đi vay vốn ngân hàng bởi vì khác với các khoản vay vốn ngân hàng là những khoản vay ngắn hạn thì các khoản huy động trên thị trường trái phiếu đều là những khoản huy động dài hạn ( thường là 5 năm trở lên).
Ngược lại, khi các doanh nghiệp có vốn nhưng chưa có cơ hội sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể mua trái phiếu như là một tài sản kinh doanh và các trái phiếu đó sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết trên thị trường.
b. Chức năng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có 2 chức năng chính là huy động, phân bổ nguồn vốn và chức năng phát triển thị trường chứng khoán.
Trong quá trình phát triển kinh tế, các nước đang phát triển thường thiếu vốn dài hạn. Vốn dài hạn được cung cấp bởi hệ thống ngân hàng, hệ thống thuế và nguồn vốn nước ngoài nhưng nguồn vốn này rất hạn chế và không đủ để thoả mãn nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp hiện nay. Vì lý do trên, các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đã coi việc huy động vốn trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư là hết sức cần thiết.