Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam: Hiện trạng, giải pháp và triển vọng phát triển

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Từ thực trạng đó, một yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là phải tìm kiếm giải pháp huy động vốn thay thế nguồn vốn ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu Đề tài : “Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.” là có tính cấp thiết hiện nay.

Kết cấu đề tài

  • Trái phiếu doanh nghiệp 1.Khái niệm
    • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 1. Các lý luận cơ bản về thị trường vốn
      • Điều kiện hình thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
        • Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực
          • Thực trạng thị trường vốn ở Việt Nam 1. Quy mô của thị trương vốn
            • Tình hình về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
              • Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay
                • Nhận định chung về thực trạng phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
                  • Các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp

                    Theo quy định của Luật Chứng khoán, doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng phải thoả mãn các điều kiện: (1) có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên; (2) hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi; đồng thời không có lỗ luỹ tiến tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm (3) có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua; (4) có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư và các điều kiện khác. Trái phiếu gồm trái phiếu chính phủ (do chính phủ phát hành nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ), trái phiếu công trình (do chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn cho những mục đích cụ thể), trái phiếu doanh nghiệp (do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh). Các tổ chức này phải có trách nhiệm (1)sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu theo đúng mục đích đã cam kết với các nhà đầu tư;(2) phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;(3) thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin đã công bố; (4) thực hiện đầy đủ trách nhiệm cam kết với tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đại lý thanh toán và tổ chức được ủy quyền đầu thầu trái phiếu; ( 5) thực hiện chế độ quản lý tài chính, báo cáo và kế toán thống kê theo quy định của pháp luật.

                    Theo định hướng đó, thì cần thiết phải khuyến kích các chủ thể phát hành đa dạng hoá các hình thức phát hành, cho phép các doanh nghiệp phát hành nhiều loại trái phiếu khác nhau như trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu được quyền mua lại trước hạn, trái phiếu chuyển đổi phát hành ra quốc tế và tiến tới từng bước đến phát hành cổ phiếu ra thị trường quốc tế. Đồng thời, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức bảo lãnh phát hành đưa trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp ra phát hành, niêm yết và giao dịch ra nước ngoài… Một số nước, đặc biệt là các nước đang phát triển có nhu cầu vốn khổng lồ, ví dụ như Trung Quốc rất chú trọng việc phát hành chứng khoán ra thị trường vốn quốc tế và nó có vai trò không kém phần quan trọng so với các nguồn vốn huy đồng từ bên ngoài như FDI, tài trợ ODA. Để đạt được mục tiêu phát triển một thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, minh bạch bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, thì một trong những nhiệm vụ c hính của các cơ quan chức năng là phải chú trọng công tác quản lý, giám sát thị trường, tổ chức hệ thống giám sát một cách chặt chẽ và phân cấp quản lý ở các cấp độ và trên nhiều mặt khác nhau như hoạt động giảm sát thị trường, hoạt động của các công ty chứng khoán và những đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của thị trường trái phiếu.

                    Nghị định nghị 52/2006/NĐ-CP quy định việc phát hành trái phiếu riêng lẻ của các loại hình doanh nghiệp bao gồm: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau khi nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ ban hành kèm theo quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước thì thị trường trái phiếu mới bắt đầu được hình thành, có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu còn rất ít. Cho đến trước khi trung tâm GDCK TPHCM chính thức đi vào hoạt động, nhiều tổ chức tín dụng lớn đã phát hành trái phiếu và có kế hoạch niêm yết trái phiếu của mình trên Trung tâm GDCK, nhưng đến nay mới chỉ có trái phiếu của ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam đã hội đủ các điều kiện niêm yết theo quy định và được cấp giấy phép niêm yết tại trung tâm GDCK thành phố HCM.

                    - Trong giai đoạn này có 7 doanh nghiệp tư nhân phi ngân hàng tham gia vào hoạt động phát hành trái phiếu như Minh Phú, Vinaconex, công ty cổ phần Masan, công ty chứng khoán Thăng Long, tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam, Vilexim, công ty địa ốc Sài Gòn thương tín.Với số lượng doanh nghiệp phát hành như vậy đã nâng khối lượng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp lên tới 3500 tỷ đồng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đây. Mặc dù, trái phiếu Ngân hàng đầu tư đợt I và đợt II năm 2000 đã được UBCKNN cấp giấy phép niêm yết, tức là vào thời điểm Trung tâm GDCK TPHCM đi vào hoạt động, nhưng trên thực tế phải đến 5 tháng sau đó trái phiếu BIDV mới chính thức được niêm yết và giao dịch tại Trung tâm GDCK do trái phiếu BIDV được phát hành với số lượng rộng rãi trên cả nước nên việc tập hợp danh sách những người sở hữu trái phiếu để đăng ký với trung tâm GDCK tốn nhiều thời gian.Khi được đưa vào niêm yết tại Trung tâm GDCK, tình hình giao dịch trái phiếu BIDV đợt I diễn ra tương đối thuận lợi, nhưng số lượng trái phiếu được giao dịch còn chưa nhiều. Hơn thế, trái phiếu là công cụ huy động vốn có thời hạn nên trách nhiệm của doanh nghiệp đối với trái chủ sẽ kết thúc khi trái phiếu đáo hạn, trong khi cổ phiếu thể hiện sự sở hữu công ty một cách lâu dài nên doanh nghiệp có trách nhiệm với cổ đông trong suốt thời gian nó tồn tại.Khi doanh nghiệp cần vốn nhưng ngại phát hành cổ phiếu rộng rãi, hoặc doanh nghiệp có dự án tốt, nhưng không muốn phát hành cổ phiếu.., thì việc huy động vốn thông qua trái phiếu giúp doanh nghiệp hạn chế khả năng bị thao túng mà lợi tức chia sẻ cũng chỉ giới hạn trong phạm vi lãi suất trái phiếu khi phát hành.

                    Đối với các ngân hàng thương mại là những tổ chức đã từng phát hành nhiều loại trái phiếu với khối lượng lớn trong thời gian qua để huy động vốn từ các tổ chức đầu tư, các tầng lớp dân cư, cần phải tiếp tục khuyến khích các tổ chức này phát hành trái phiếu ra công chúng, vì trái phiếu ngân hàng là công cụ đã trở nên khá quen thuộc với người đầu tư Việt Nam, tuy nhiên các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu với khối lượng lớn chủ yếu mới chỉ là các ngân hàng thương mại quốc doanh, thời gian tới cần thiết phải tạo điều kiện cho một số ngân hàng thương mại cổ phần đủ điều kiện được đăng ký lại để niêm yết. Các điều kiện phát hành, niêm yết và việc quản lý các thành viên thị trường cũng phải được mở rộng về đối tượng, nâng cao tính hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán nợ, năng lực điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường của các cơ quan quản lý… Bên cạnh đó, cần đồng bộ hoá các quy định trong các văn bản pháp luật có liên qua như luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, chế độ tài chính kế toán có liên quan phù hợp mục tiêu xây dựng và phát triển thị trường vốn.

                    Bảng 1: Quy mô cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà  nước
                    Bảng 1: Quy mô cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước