Đặc điểm tôn giáo

Một phần của tài liệu Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước và thực hiện ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 62)

+ Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Phú thọ từ năm 1990 cho đến nay có nhiều biến động.

Trong tỉnh có nhiều tín ngưỡng dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, còn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Từ năm 2007, Ngày giỗ Tổ Hùng Vương được Nhà nước qui định là ngày lễ trọng, cho phép cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ lễ, cùng với việc tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đang được đệ trình UNESCO xét vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Chính vì thế hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Giỗ tổ ), ngày càng có sức ảnh hưởng đến dân cư trong tỉnh cũng như cả nước.

Nếu như ở dân tộc Kinh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tồn tại ở ba cấp: Thờ cúng tổ tiên có ba cấp độ: Cấp quốc gia ( thờ những người có công khai quốc, giữ nước) như Vua Hùng. Cấp làng, xã thờ những người lập làng, ông tổ nghề, thành hoàng làng, cấp gia đình: Thờ cúng ông bà tổ tiên, những người cùng huyết thống đã khuất. Thì ở đồng bào các dân tộc thiểu số ở Phú Thọ chỉ có ở cấp Quốc gia và gia đình, ( ở các địa bàn như Tân sơn, Yên Lập, Cẩm Khê…rất nhiều nơi không có Đình). Với sự ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh của người dân trong tỉnh nói riêng cả nước nói chung trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng tôn giáo mới liên quan đến tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên với những diễn biến khó lường.

Tôn giáo: Những năm trước đây chỉ có Công giáo và Phật giáo, nếu như Công giáo tăng theo tốc độ tăng dân số, thì Phật giáo lại tăng rất nhanh trong những năm gần đây, theo số liệu: Năm 2007 có Phật tử có 49.546 tín đồ Phật tử, có 248 cơ sở tự viện. Trong đó có 05 Tự viện được công nhận di tích văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia và 19 Tự viện được công nhận di tích văn hóa, lịch sử cấp tỉnh. Đến năm

2011 “Tổng số phật tử là 70.190,toàn tỉnh hiện có 296 ngôi chùa tăng 6 ngôi so với năm 2010 và tăng 48 ngôi so với năm 2007; tổ chức làm lễ quy y Tam Bảo cho 21.530 phật tử năm”[43, tr.2-4].

Nguyễn nhân số lượng tín đồ Công giáo tăng theo dân số tự nhiên là do quá trình truyền giáo ở nơi đây không có nhiều điểm mới, ngoài ra quá trình truyền giáo đã chạn trần vì thế rất khó có thể tăng thêm. Mặt khác đối với Phật giáo đã ăn sâu và phù hợp với tín ngưỡng, văn hóa của người dân và do điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã có những cải thiện vì thế phật giáo mới có tốc độ tăng nhanh lượng tín đồ như vậy.

Mặc dù Phật giáo ở tỉnh phát triển nhanh nhưng chỉ ở những huyện như Lâm Thao, Đoan Hùng, Thanh Thủy, Tam Nông, Thành phố Việt Trì (vùng Đồng bằng) Đối với những địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số như: Tân Sơn, Yên Lập… Thì hoạt động Phật giáo không có hoặc rất ít, ở các địa bàn này không có hiện tượng đi quy ở nữ khi đến tuổi 49.

Tin lành ở Phú Thọ được hình thành là do di cư đến với số lượng tín đồ không nhiều, chưa có cơ sở thờ tự và hoạt động tôn giáo chủ yếu tại gia. Ban tôn giáo tỉnh đã thực hiện hướng dẫn tín đồ Tin lành đăng ký hoạt động theo điểm, nhóm theo quy định.

Đạo Baha’i được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân từ năm 2007, được truyền bá vào tỉnh từ năm đầu những năm 90, lúc đó chủ yếu tập trung tai địa bàn Vĩnh Phúc, nhưng tính đến năm 2011 số lượng 14 tín đồ tập trung tại huyện Thanh Sơn và Tân Sơn, hoạt động tín ngưỡng tại gia đã đăng ký người đại diện hợp pháp.

Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có bốn tổ chức tôn giáo có 185.131tín đồ, chiếm 13,9% dân số toàn tỉnh. Trong đó Công giáo là 113.193, Phật giáo là 71.785 tín đồ, Tin lành là 139 tín đồ, Bàha’i là 14 tín đồ. [35, tr. 1].

+ Các tôn giáo ngày càng được củng cố và phát triển trong đó Phật giáo phát triển hơn cả về số lượng tín đồ và số lượng có sở thờ tự. Công giáo thì khắc phục được tình trạng “Trống tòa”.

+ Sự xuất hiện của nhiều hiện tượng tôn giáo mới cũng chứa nhiều yếu tố khó lường trong công tác quản lý trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh.

Như: Đoàn 18 Phú Thọ, Long Hoa Di Lặc, Cửu Trùng Thiên, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Hoàng Thiên Long ( Yên Lập, Thanh Sơn).

So với các tỉnh trong cả nước, các tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ chiếm tỷ lệ nhỏ, ít phức tạp, cộng đồng các tôn giáo trên địa bàn tỉnh sống hòa thuận, luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, chức sắc và tín đồ luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế- xã hội, hoạt động từ thiện, góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các cơ sở thờ tự của các tôn giáo được cấp phép xây dựng tu sửa khang trang hơn, hoạt động tôn giáo được chính quyền các cấp tạo điều kiện sinh hoạt theo đúng pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, trong hoạt động tôn giáo của các tôn giáo còn có xu hướng: lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan nhằm trục lợi cho một số cá nhân, một số cơ sở thờ tự, tự ý xây mới, sửa chữa khi chưa được cấp phép, đặc biệt nữa là hiện tượng tôn giáo mới với những diễn biến rất phức tạp.

Những hiện tượng đó đã làm ảnh hưởng đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, ảnh hưởng đến trật tự an ninh địa phương, thậm trí đến bản thân những tín đồ, cho đến những giá trị văn hóa của dân tộc.

2.1.2.Tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh

+ Công giáo

Là tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất trong các tôn giáo ở tỉnh, Công giáo ở Phú Thọ thuộc Giáo phận Hưng Hóa, giáo phận có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, lạc hậu.

Giáo phận Hưng Hoá bao gồm trên địa bàn 10 tỉnh, trên 200.000 giáo dân (75 giáo xứ, 43 linh mục triều và 11 linh mục dòng, với 53 đại chủng sinh, 13 tu huynh và 178 nữ tu). Toà Giám mục và Nhà thờ Chính toà (Thị Xã Sơn Tây), có khoảng 20.000 giáo dân.

Tỉnh Phú Thọ: Nơi tập trung nhiều giáo dân nhất trên 100.000;Tỉnh Yên Bái: khoảng 45.000 giáo dân; Tỉnh Lào Cai: giáp với Trung Quốc, khoảng 10.000 giáo dân; Tỉnh Tuyên Quang: có khoảng 14.000 giáo dân; Tỉnh Hà Giang: trên 1000 giáo dân; Tỉnh Hoà Bình: 5000 giáo dân; Ba tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên: có khoảng 5000 giáo dân.

Trong giáo phận Hưng hóa có sự thay đổi về nhân sự năm 2011,Vị Giám mục thứ bảy là Antôn Vũ Huy Chương, được Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ký Tông sắc bổ nhiệm ngày 05/08/2003, sau hơn 11 năm trống tòa. Năm 2011thánh Lễ nhận chức Giám mục Chính tòa Giáo phận Hưng Hóa của Gioan Maria Vũ Tất thay cho Antôn Vũ Huy Chương từ ngày 22/3/101. Đại diện Giám mục tại tỉnh Phú Thọ là Linh mục Antôn Nguyễn Gia Nhang, như vậy Công giáo ở Phú Thọ phần lớn là thuộc giáo Hưng Hóa và một phần nhỏ thuộc Giáo phận Bắc Ninh (1 giáo xứ là Vân Cương), do đó công tác quản lý tôn giáo ở tỉnh cũng gặp phải không ít khó khăn. Trong bảy giáo hạt của Giáo phận Hưng hóa thì tỉnh Phú Thọ chiếm đến ba (Hạt Tây - Nam Phú Thọ:7 giáo xứ, 36 họ đạo; Hạt Tây - Bắc Phú Thọ: 8 giáo xứ, 49 họ đạo; Hạt Đông-Nam Phú Thọ:18 giáo xứ, 85 họ đạo)

Trong những năm qua tình hình Công giáo ở tỉnh Phú thọ diễn ra ổn định và theo đúng đường hướng và phương châm hành đạo theo tinh thần của Thư Chung năm 1980 “ Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bảo; tín đồ sống tốt đời đẹp đạo”. Giáo phận đã định hướng xây dựng Giáo phận, giáo xứ, giáo họ trở thành một cộng đoàn đức tin, một cộng đoàn phụng tự, một cộng đoàn bác ái, tất cả nhằm trở nên một cộng đoàn truyền giáo.

Hiện nay tín đồ trong đó Công giáo có 113.193 tín đồ chiếm 8.5% dân số; có 25 linh mục thường trú và làm mục vụ, 02 tu sinh đi học tại Tây Ban Nha, 01 linh mục học tại Đại Chủng Viện; có 3 nhà dòng Mến Thánh giá với 18 tu sỹ.

Về tổ chức Giáo hội trên địa bàn tỉnh có 30 giáo xứ với 135 họ giáo thuộc giáo phận Hưng Hóa và Bắc Ninh (giáo phận Bắc Ninh có 1 giáo xứ là Vân Cương gồm 2 họ giáo là Vân Cương và Vân Tập) và trên 20 tổ chức hội đoàn. Có 120 nhà thờ, nhà nguyện.

Trong những năm gần đây hoạt động của Công giáo tại tỉnh diễn ra bình thường, được chính quyền các cấp quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tôn giáo. Nếu như năm 2010 Báo cáo 97/ BC – SNV ngày 13/12/2010 thì số cơ sở thờ tự là “117 nhà thờ và nhà nguyện” [34, tr. 1], thì năm 2011 là “120 nhà thờ và nhà nguyện” [35, tr. 1].

Trong năm 2011 có 8 cơ sở tôn giáo xin xây dựng các công trình tôn giáo trong khuôn viên cơ sở thờ thự: Đền Đức Mẹ La Vang họ giáo Phù Lao huyện Thanh Thủy, giá treo chuông họ giáo Vân Bán, nhà thờ họ Giáo Khổng Tước ở huyện Cẩm Khê, Đài Thánh Giêsu họ giáo Tân Đức, tháp chuông họ giáo Bạch Hạc ở Thành Phố Việt Trì, Nhà thờ họ giáo Quế Lâm, Họ giáo Đức Ký ở Đoan Hùng, nhà thờ Lũng Tiên huyện Tam Nông. Có sáu cơ sở thờ tự xin tổ chức lễ ngoài chương trình đăng ký hàng năm tại huyện Tam Nông, Cẩm Khê, Thanh Ba và thành phố Việt Trì. Việc chia tách, thành lập giáo họ được Giáo hội quan tâm.Trong năm 2011 Hội Đồng giáo xứ Vân Du có đơn xin chia tách Họ giáo Vân Du để thành lập họ giáo Minh Phượng thuộc xã Vân Du, huyện Đoan Hùng; Hội đồng giáo xứ Vân Khê thuộc xã Hà Lộc, Thị xã Phú Thọ có đơn xin tách họ giáo Vân Thê để thành lập 2 họ giáo mới là Cao Ngai và Trại Giữa.

Ngày 20/10/1011, tòa giám mục Hưng Hóa có văn bản đăng ký cho Tổng Giám mục Leopoldo Girellit- Đặc phái viên không thường trú của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam đến và làm mục vụ tại nhà thờ xứ Nỗ Lực tại xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì; nhà thờ xứ Hà Thạch thuộc xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ.

Từ Năm 2010, Tòa Giám Mục Hưng Hóa đã hai lần gửi văn thư UBND tỉnh và các ngành chức năng đề nghị thành lập“ Trung tâm mục vụ giáo phận Hưng Hóa” tại Trường Tiểu Chủng Viện cũ; Đồng thời xin được sử dụng diện tích đất còn lại của trường Tiểu Chủng viện Hà Thạch cũ để làm nhà cho nhân viên, nhà để xe, sân bãi đậu xe ô tô, lễ đài, và quảng trường. Số diện tích đất mà Giáo hội xin lại hiện nay là Trường tiểu học và nhà Mẫu giáo của xã Hà Thạch. Đến ngày 01 tháng 12 năm 2011 Tòa Giám mục Hưng hóa tiếp tục có văn thư xin được trao quyền sử

dụng khu đất hiện đang làm Trường tiểu học và Trường mầm non cho tòa Giám mục để mở rộng khuôn viên nhà Tràng Hà Thạch.

Tòa Giám mục Hưng Hóa có văn bản đăng ký cho 04 chủng sinh của Chủng Viện Hà Nội về thực tập một năm tại các giáo xứ trên địa bàn tỉnh. Đề Nghị cho 06 ứng sinh là công dân của Tỉnh Phú Thọ được nhập học tại Chủng Viện Hà Nội khóa 2011-2019; 01 ứng sinh được nhập học Đại Chủng Viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu khóa 2011-2019; đều được UBND tỉnh chấp thuận. Ngoài ra Giám mục Hưng hóa đền nghị cho 02 tu sinh Đỗ Đình Tôn và Đỗ Lục Huấn là công dân của tỉnh Phú Thọ được đi học thần học bốn năm tại Mỹ, đã được giải quyết theo đúng thủ tục pháp luật.

Các hoạt động từ thiện thiện qua các việc làm cụ thể như: Công tác khuyến học, đây là việc cấp thiết và khả thi nhất, chẳng hạn như cấp học bổng cho các học sinh nghèo, tặng thưởng cho những học sinh xuất sắc, hỗ trợ kinh phí cho những học sinh nghèo nhưng hiếu học. Xúc tiến xây dựng các lớp học mầm non; phổ cập kiến thức cho những người khuyết tật, khiếm thính, khiếm thị; mở các lớp tình thương, có hỗ trợ giấy bút và học phí cho các trẻ em nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trợ giúp người cùi: thăm viếng và tặng quà cho các người cùi trong địa bàn Giáo phận “Ngày 22 đến ngày 27/2/2012 Ban Bác ái – Xã hội- Caritas thuộc tòa Giám mục Hưng Hóa tổ chức mổ mắt miễn phí cho nhân dân không phân biệt lương, giáo tại các xã: Tạ Xá, Ngô Xá, Hưng Lung và Phượng Vĩ thuộc huyện Cẩm Khê đồng thời khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo tại hai giáo xứ Hoàng Xá và Phù Lao thuộc huyện Thanh Thủy” [36, tr. 2- 3]. Một số hoạt động từ thiện được thực hiện tại các họ đạo chính vì thế khó có sự thống nhất và phối hợp với chính quyền địa phương hay cơ quan quản lý.

Như vậy hoạt động từ thiện của Công giáo cũng góp phần làm giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát biểu trong lễ nhận chức Giám mục Vũ Tất ngày 22/03/2011 có nói: “Đồng hành bên cạnh tôi, không những chỉ có 67 linh mục, hơn 250 tu sĩ, hơn 60 chủng sinh và hơn 220 ngàn tín hữu công giáo, là những người cũng được sai đi phục vụ như tôi khi họ lãnh nhận bí

tích Thánh tẩy, mà còn có biết bao người thành tâm thiện chí trong gần 6 triệu dân trên địa bàn, không phân biệt niềm tin tôn giáo tín ngưỡng, tôi sẽ được phấn khởi đồng hành hợp tác với họ để mưu cầu thăng tiến hạnh phúc chung, hạnh phúc toàn diện cho đồng bào…” [37, ]

+ Phật giáo

Qua khảo sát hiện nay trên địa bàn tỉnh có 71.785 phật tử chiếm 5,4% dân số sinh hoạt tôn giáo tại 296 ngôi chùa, có 64 sư (43 tăng và 21 ni).

Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh được thành lập và hoạt động qua 3 nhiệm kỳ (1997-2002, 2002-2007, 2007-2012). Hiện tại có 12/13 huyện, thành lập Ban đại diện Phật giáo (riêng huyện Tân Sơn chưa thành lập được do mới thành lập huyện), những năm gần đây Phật giáo trong tỉnh diễn ra khá sôi động với nhiều lớp bồi dưỡng phật pháp, cơ sở thờ tự được trùng tu, xây dựng, các hoạt động đều diễn ra theo đúng chủ trương, đúng pháp luật. Năm 2011 UBND tỉnh tặng bằng khen cho 9 tập thể và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia phong trào thi đua yêu nước và hoạt động từ thiện trong những năm qua. Ban trị sự Phật giáo tỉnh đã có đơn gửi UBND tỉnh xin giao gần 40 nghìn m2 đất tại khu vực núi Bằng Lớn thuộc xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh để xây dựng trụ sở Tỉnh Hội Phật giáo và trường Trung cấp Phật học. Trong năm 2011 có 18 cơ sở thờ tự xin được xây mới và sử chữa, so với số liệu của năm 2008 của tỉnh hội Phật giáo thì số 248 cơ sở Tự viện. Phật tử: có 49.546 tín đồ Phật tử. Như vậy chỉ sau 3 năm số lượng phật tử đã tăng gần gấp hai và số lượng tín đồ tăng 22.239.

Năm 2011 tỉnh hội phật giáo đã tổ chức được bốn lớp phật học phổ thông cho 1800 tín đồ phật tử (chủ yếu là nữ từ 49 tuổi ) tại các huyện Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập và Tam Nông.

Về công tác từ thiện xã hội được giáo hội quan tâm. Với các hoạt động tặng quà cho gia đình khó khăn, chăm sóc tặng quà cho Hội bảo trợ trẻ em mồ côi và tàn tật, 140 triêu và 70 suất quà năm 2010 đến năm 2011 tặng 200 suất quà. Ban trị sự

Một phần của tài liệu Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước và thực hiện ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 62)