quyết 24- NQ/TW đến nay (1990 đến nay).
1.3.1.Đổi mới vấn đề tôn giáo là tất yếu khách quan.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo được ghi nhận bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 tuy nhiên sự đổi mới nhận thức của Đảng về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thực sự đánh dấu bằng Nghị quyết 24/NQ-TW, Nghị quyết ra đời dựa trên những nguyên nhân sau:
* Bối cảnh quốc tế.
Khủng hoảng toàn diện của các nước xã hội chủ nghĩa kéo theo đó là sự sụp đổ của các nước Đông Âu và Liên Xô sau đó đã và đang tác động mạnh đến cục diện thế giới. Không phải là sự “ Cáo chung” của chủ nghĩa xã hội ( như một số học giả tư sản thường rêu rao ) mà chỉ là sự sụp đổ một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, một bước lùi, một thất bại mang tính tạm thời. Sự thống trị của những quan điểm tả khuynh về tôn giáo vẫn còn chế ngự. Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn ấy là, phê bình tôn giáo chủ yếu vào căn bản của thuyết vô thần luận Mácxít rất phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa.Từ sự khủng hoảng này các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cải cách chẳng hạn: Ba Lan, được đánh dấu bằng tình trạng giá cả tăng vọt từ tháng 7 năm 1980. Năm 1981 liên tiếp diễn ra các cuộc bãi công, biểu tình, thêm vào đó là cảnh thiếu thốn, bất ổn và hỗn loạn đến cuối tháng 1 năm 1990 Đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan chấm dứt hoạt động; Ở Rumanin khủng hoảng diễn ra vào năm 1979 với sự tham gia của 25 nghìn thợ mỏ, đến ngày 25/12/ 1989 Hệ thống Đảng và chính quyền hoàn toàn sụp đổ; Cộng hòa dân chủ Đức tháng 3 năm 1990 Đảng Xã Hội Thống Nhất Đức bị mất quyền lãnh đạo.
Công cuộc đổi mới chính sách tôn giáo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thực sự được đánh dấu bằng Văn kiện 19 ngày 31/3/1982, có thể nói đây là bước ngoặt về đổi mới tư duy và đường lối chính sách tôn giáo.Với quan điểm: “Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội, trình bày nguồn gốc tồn tại tất yếu, lâu dài trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, thực chất của chính sách tự do tôn giáo chính là phải làm cho vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trở thành vấn đề của cá nhân công dân tự do lựa chọn, trở thành việc riêng của mỗi công dân”. Với những quan điểm chính sách của Trung Quốc về tôn giáo dù ít hay nhiều cũng tác động đến sự ra đời của Nghị quyết 24/NQ-TW ở nước ta lúc bấy giờ.
Chủ nghĩa tư bản tiến hành cải cách cơ cấu kinh tế xã hội, đi sâu vào cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cho đến những cải cách về chính trị, xã hội do đó đã đạt được những thành tựu mới. Tuy nhiên trong lòng nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn, những mặt tiêu cực mà chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục
được. Chiến tranh lạnh kết thúc 1991, quan hệ quốc tế từ xu thế đối đầu chuyển sang xu thế đối thoại hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trong lẫn nhau cùng tôn tại hòa bình, mặt khác vẫn còn bùng nổ những chanh chấp, xung đột mang tính khu vực.
* Tình hình trong nước. - Kinh tế- Xã hội.
Năm 1975 đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất, do duy trì qua lâu chính sách kinh tế “ Tập trung quan liêu bao cấp” nên đã rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội; Thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định; Đời sống của nhân dân lao động còn khó khăn, lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế văn hóa, xã hội, trong xu thế đổi mới đó có tác động rất lớn đến đổi mới về tư duy tôn giáo để thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc nhằm phát huy mọi tiềm năng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Về mặt lý luận.
Từ khi ra đời, Đảng luôn coi chính sách với các tôn giáo là một trong những chính sách quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, khi cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đã bắt tay ngay vào việc xây dựng chính sách về tôn giáo. Lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động nên chúng ta có hành động nhất quán trong viêc giải quyết vấn đề tôn giáo, tuy nhiên nhận thức là một quá trình do đó không thể tránh được những sai lầm trong nhận thức mang tính lịch sử.
Trong quá trình lãnh đạo Đảng đã Khẳng định quan điểm nhất quán về quền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho đến Đại hội VI (1986) Đảng ta vẫn tái khẳng định “Đảng và Nhà nước ta, trước sau như một, thực hành chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng. Lãnh đạo và giúp đỡ đồng bào theo tôn giáo đoàn kết xây dựng cuộc sống mới và hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc” [17, tr.117]. Cũng trong Đại hội VI Đảng
ta đã hình thành từng bước các tiếp cận mới về vấn đề tôn giáo: “Trong việc phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, cần có kế hoạch xây dựng giai cấp của xã hội mới, cụ thể hóa và thực hiện đúng chính sách dân tộc và chính sách tự do tín ngưỡng” [17, tr. 26].
Trong những năm 1986 đầu năm 1990, rất nhiều bài viết của Nguyễn Quang Huy, Trần Bạch Đằng, Vũ Quang, rồi đến những phát biểu của giới khoa học như Trần Văn Giàu, Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Hượu, Vũ Khiêu, Phạm Như Cương, Đặng Nghiêm Vạn. Đầu năm 1990 có cuộc Hội thảo khoa học “Về vấn đề công tác tôn giáo” do Ủy ban Đoàn Kết Công giáo và Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức, đã đóng góp nhất định vào tư duy đổi mới về tôn giáo góp phần vào nội dung của Nghi quyết 24/ NQ-TW của Bộ Chính trị đánh dấu sự đổi mới về tư duy trên lĩnh vực tôn giáo của Đảng.
Trước bối cảnh quốc tế, cùng với bối cảnh trong nước về nhu cầu đổi mới toàn diện, triệt để trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm trong đó có đổi mới về tín ngưỡng, tôn giáo, bên cạnh đó là sự đóng góp rất lớn của các nhà nghiên cứu về mặt lý luận, đổi mới tôn giáo là tất yếu trong điều kiện lịch sử lúc đó.