Những nội dung quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và

Một phần của tài liệu Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước và thực hiện ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 42)

và Nhà nước giai đoạn hiện nay.

Quan điểm, chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng, một mặt dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo; Mặt khác, dựa vào đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam cùng với kinh nghiệm của quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

1.3.2.1. Quan điểm, chính sách của Đảng.

Sự đổi mới nhận thức về tôn giáo của Đảng ta đựơc đánh dấu bằng Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 1990. Đại hội VII đến Đại hội VIII, IX, X và XI, những quan điểm mới về tôn giáo đựợc bổ sung và hoàn thiện không ngừng. Nghị quyết 24-NQ/TW, Với ba luận điểm mang tính đột phá “một là Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài, hai là tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, ba là đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc

xây dựng xã hội mới”. Nghị quyết đã nêu ra những quan điểm chỉ đạo đổi mới trong công tác tôn giáo với: ba nhiệm vụ, năm nguyên tắc và chính sách cụ thể đối với tín đồ, với chức sắc nhà tu hành, với tổ chức Giáo hội, với hoạt động từ thiện xã hội của tôn giáo và với hoạt động đối ngoại và quan hệ quốc tế của tôn giáo.

Từ sự đổi mới của Nghị quyết 24/NQ-TW về tôn giáo, đã được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( Cương lĩnh năm 1991) khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”[18, tr. 142].Tiếp thu những tư tưởng đúng đắn của Nghị quyết 24-NQ/TW, đồng thời gắn với yêu cầu mở rộng đoàn kết, tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo chỉ thị 37-NQ/TW của Bộ Chính Trị ký duyệt ngày 2/7/1998 “ Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” được trên báo nhân dân ngày 8/7/1998 một mặt khẳng định vai trò của Nghị quyết 24; Mặt khác bổ sung và phát triển thêm gồm bốn nội dung: Thứ nhất là tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo, thứ hai nguyên tắc, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, thứ ba là một số nhiệm vụ công tác tôn giáo, thứ tư là tổ chức thực hiện, đã bổ sung làm rõ và cụ thể hơn “Cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp phải đảm bảo sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo bình thường, lành mạnh, hợp pháp, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, tích cực tham gia nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng cuộc sống mới ở cơ sở, ở khu dân cư” [1, tr. 2-3].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) về Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc(16/7/1998), dành quan điểm thứ 8 về “Chính sách văn hóa đối với tôn giáo", khẳng định: "Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện trong tôn giáo”[19, tr. 67].

Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng ta, vấn đề tôn giáo được đưa ra bàn bạc, quyết định ở cấp Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết 25/NQ-TW với những nội dung:

Một là “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”[20, tr. 48].

Hai là, Đảng và Nhà nước ta coi đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết và thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết dân tộc. Nghị quyết khẳng định: “ Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo” [20, tr. 49].

Thứ ba: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.

Bốn là: Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Hiện nay cả nước có hàng chục triệu tín đồ, hàng vạn chức sắc, chức việc các tôn giáo; Hàng ngàn cơ sở thờ tự, các hội đoàn tôn giáo phát triển, hoạt động đối ngoại tôn giáo gia tăng, ấn phẩm ngày một nhiều. Trong khi đó đội ngũ làm công tác tôn giáo của cả hệ thống chính trị “ vừa thiều vừa yếu” là vấn đề đáng quan tâm. Thực tiễn đòi hỏi “ Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp cần củng cố và kiện toàn” [20, tr.50].

Thứ năm là: Vấn đề theo đạo và truyền đạo.

Mỗi tín đồ có quyền được bày tỏ đức niềm tin tôn giáo của mình tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc theo đạo và truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nhận xét về nghị quyết 25/NQ-TW, GS Đặng NghiêmVạn cho rằng “Lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cũng như các tổ chức tôn giáo cần hướng các tôn giáo vào sự trong sáng, trí tuệ. Có như thế tôn giáo mới lành mạnh, vì dân tộc, vì nhân

loại, mới phù hợp với tinh thần nhận định của Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX vừa qua, tìm thấy ở tôn giáo những điều phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa” [55, tr.355].

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá IX) “về công tác tôn giáo”, là sự kế thừa quan điểm của Đảng qua các thời kỳ lịch sử, nhất là Nghị quyết 24/NQ-TW và Chỉ thị 37/NQ- TW, đồng thời có bổ sung thêm. Là sự khẳng định đường lối, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về chính sách, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức xã hội, pháp luật Việt Nam và những điều ước quốc tế.

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) tiếp tục khẳng định lại quan điểm được nêu trong Nghi quyết 24-NQ/TW và Nghị quyết 25 –NQ/TW: “ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân” [21, tr.123].

Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, về vấn đề tôn giáo được nêu: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc” [22, tr.245]. Đồng thời Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý

nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân “[22, tr.51].

Hiện nay quan điểm, chính sách của Đảng về tôn giáo thể hiện qua nội dung chủ yếu như sau:

- Về phương hướng.

Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm tăng cường khối đại đoàn kết đân tộc giữa đồng bào có đạo với đồng bào không có đạo, giữa đồng bào các tôn giáo với nhau. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Về tôn giáo và công tác tôn giáo.

Thứ nhất: Thưc hiện nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Đây là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, được nêu ra và tái khẳng định nhiều lần qua 11 kỳ Đại hội Đảng không hề thay đổi. Ngay từ khi mới thành lập, khi mà tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH bổ sung, phát triển “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật” [22, tr.51]. Tôn trọng cần được hiểu là quá trình chủ động giải quyết một cách sáng tạo, kịp thời, phù hợp với thực tiễn ở từng nơi trong khuôn khổ chủ trương và chính sách.

Thứ hai: Đảng ta coi đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.

Mặc dù chưa có thống kê chính xác nhưng theo ước tính số người có tín ngưỡng chiếm khoảng hơn 80 % dân số, số người theo tôn giáo được thừa nhận khoảng 25% dân số ở nước ta. Là lực lượng đông đảo góp phần quan trọng vào

thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn truyền thống đoàn kết, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai trên tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và sự phát triển xã hội “Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc”, “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc”” [20, tr. 48]. Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn.

Thứ ba: Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.

Trên cơ sở xác định công tác tôn giáo mang nét đặc thù, trong nhiều mối quan hệ, không chỉ là giải quyết chính sách đối với tín đồ, ứng xử với chức sắc và tổ chức giáo hội mà còn là công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo, liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do vậy, Đảng ta xác định lực lượng làm công tác tôn giáo trong thời kỳ mới là toàn bộ hệ thống chính trị; gồm Đảng, Chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị, toàn bộ hệ thống chính trị tham gia làm công tác tôn giáo, nhưng mỗi ngành tuỳ theo chức năng có những nhiệm vụ cụ thể: Đảng giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo thông qua chủ trương, đường lối mang tính định hướng đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo cụ thể. Đồng thời, thông qua Mặt trận và các đoàn thể thực hiện công tác vận động quần chúng xây dựng lực lượng cốt cán trong tín đồ, chức sắc. Các cấp chính quyền có trách nhiệm thể chế hóa chủ trương của Đảng bằng các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo, thực hiện quản lý các hoạt động tôn giáo, đưa hoạt động tôn giáo vào khuôn khổ của pháp luật

Thứ tư: Phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: "Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tô quốc"[22, tr. 245]. Thông qua các sinh hoạt tôn giáo, nghi lễ, giáo lý, chứa đựng những giá trị đạo đức sâu sắc, nơi lưu giữ văn hóa truyền thống làm cho văn hóa Việt có sức đề kháng trước sự “xâm lăng văn hóa” trong giai

đoạn hiện nay. Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đã từng ẩn chứa thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo. Bất kỳ tôn giáo nào cũng khuyên con người hướng thiện, không làm việc ác chứa đựng những hành vi đạo đức mang tính nhân văn rất cao.

Phát huy giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức của tôn giáo không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đạo đức truyền thống mà còn ngăn ngừa sự suy thoái đạo đức, giữ gìn được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể “Thực tế cho thấy, ở những nơi tôn giáo ổn định, có đông tín đồ thì các tệ nạn xã hội ít hơn, trật tự ổn định và lối sống đạo đức nền nếp hơn”. [60, tr. 8].

Thứ năm: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.

Đây là quan điểm thể hiện tư duy lý luận sâu sắc của Đảng ta về công tác quần chúng nói chung, công tác tôn giáo nói riêng. Nhằm động viên giúp đỡ đồng bào theo đạo và chức sắc tôn giáo sống “ tốt đời đẹp đạo”, Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo đúng pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Đội ngũ chức sắc giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống đạo của các tôn giáo do đó cần hướng dẫn chức sắc hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật của Nhà nước. Đời sống và hoạt động của họ in đậm dấu ấn vào đời sống và hoạt động của các tôn giáo cũng như tín đồ. Do vậy, để các tôn giáo nói chung, đồng bào có tín ngưỡng nói riêng phát huy được vai trò tích cực của mình trong sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo. Muốn vậy, công tác đối với chức sắc cần được định hướng vào việc củng cố và phát triển các xu hướng tiến bộ làm cho Giáo hội đồng hành, gắn bó với dân tộc, với cách mạng; làm cho họ trở thành những người tiêu biểu trong việc thực hiện “ Tốt đời - đẹp đạo”, “ Nước vinh- đạo sáng”, trong Đại hội lần thứ X, một lần nữa đã nêu và nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng và chính quyền là: “ Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “ tốt đời, đẹp đạo”. [21, tr. 122-123]. Tín đồ và chức sắc đều là công dân, họ có quyền lợi và nghĩa vụ như mọi công dân khác và họ đều mong muốn được sống “Tốt đời đẹp đạo”, “Kính Chúa yêu nước” để cho “Nước vinh- đạo sáng” . Như Giám mục Thái Bình Nguyễn Văn Sang viết: “ Ngày nay giáo dân Việt nam có ý thức được vai trò của mình dưới ánh sáng của Công

đồng Vatincan II, vẫn còn rực sáng soi trên mọi nẻo đường, đang và sẽ làm cho cuộc sống của giáo dân“ tốt đời , tươi đạo” . Ông đề nghị đổi câu nói thường ngày: “ Tốt đời đẹp đạo” thành “tốt đời tươi đạo” vì : “ Nhất là … Giáo dân Việt Nam phải lạc quan yêu đời, tôn trọng thực tại trần thế sống đạo tươi vui như những bông hoa

Một phần của tài liệu Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước và thực hiện ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)