Chủ trương của tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện chính sách tôn giáo

Một phần của tài liệu Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước và thực hiện ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 71)

Công tác tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, Mặt trận tổ quốc, các Đoàn thể phối hợp thực hiện. Từ những quan điểm chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm của địa phương.

Trong Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ra nghị quyết 25 /NQ- TW ngày 12/3/2003 “Về công tác tôn giáo”, “Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX thông qua ngày 18/6/2004. tiếp đến ngày 1/3/2005 Chính phủ ban hành Nghị Định số 22/NĐ-CP “ Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”. Là những văn bản pháp lý để UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến, thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo khá toàn diện. Ngày 24/12/2004 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2687/2004- UBND “Về phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh”. Nội dung chủ yếu là: yêu cầu các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung cơ bản của Pháp lệnh đến cán bộ, lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân, đặc biệt là các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo; Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể triển khai ở 3 cấp: Ở cấp tỉnh,

Ban Dân tộc và Tôn giáo tổ chức học tập, quán triệt Pháp lệnh cho lãnh đạo và cán bộ làm công tác tôn giáo ở các sở, ngành, các đoàn thể và chức sắc, chức việc của các tôn giáo trong toàn tỉnh. Cấp huyện tổ chức phổ biến, quán triệt Pháp lệnh cho lãnh đạo các phòng, ban, UBMTTQ, Trưởng các đoàn thể của các xã, phường, thị trấn; hướng dẫn cấp xã, phường, thị trấn phổ biến, tuyên truyền Pháp lệnh đến các địa bàn dân cư.

Tỉnh ủy tỉnh Phú thọ đã ra chỉ thị số 34- CT/TU của Thường vụ tỉnh ủy “về tăng cường lãnh đạo công tác tôn giáo trong tình hình mới” ngày 22/7/2005 qua đó tiếp tục khẳng định “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” [42, tr. 1]. Là cơ sở cho Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định Số: 2564/2006/QĐ- UBND ngày 13/9/2006 Ban hành “Quy định một số điểm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” văn bản này đến nay vẫn còn hiệu lực (gồm 3 chương, chương 1 quy định về đối tượng và phạm vi điều chỉnh, chương II một số quy định cụ thể. Chương III tổ chức thực hiện).

Quy định này cụ thể hóa một số nội dung hoạt động tín ngưỡng của nhân dân, hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và tổ chức tôn giáo; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tổ chức tôn giáo nêu tại quy định này bao gồm các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận về tổ chức, các tôn giáo đã đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Những nội dung khác không nêu tại quy định này thực hiện theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01/03/2005 của Chính phủ, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo:

Mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo quy định tại chương II điều 2

Quy định chi tiết về đối tượng tham gia, thời hạn đăng ký mở lớp.

Điều 3. Đăng ký đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo. “Tổ chức tôn giáo mở lớp bồi dưỡng cho chức việc như: Lớp bồi dưỡng kiến thức phật học phổ thông, nghi lễ cho ban hộ tự chùa, thành viên đại diện phật giáo xã, phường, thị trấn, thành viên ban đại diện phật giáo huyện, thành phố, thị xã của đạo Phật; lớp

bồi dưỡng giáo lý, giáo luật cho giáo lý viên đạo Công giáo tại các giáo xứ, giáo họ trong phạm vi 1 xã hoặc 1 huyện; tổ chức tôn giáo hoặc chức sắc, chức việc phụ trách gửi văn bản đề nghị (có ý kiến của UBND cấp xã nơi mở lớp) đến Chủ tịch UBND cấp huyện. Văn bản đề nghị nêu rõ tên lớp, địa điểm, thời gian, nội dung, số lượng và thành phần tham dự, danh sách hoặc dự kiến danh sách giảng viên.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, có văn bản trả lời” [48, tr. 1].

Quy định về Đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc trong các tôn giáo. Điều 4

Quy định về việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây mới công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo (điều 5)

Những quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có các công trình tín ngưỡng, tôn giáo( điều 6) ,

Việc xuất bản, in, phát hành các loại kinh, sách báo, tạp chí và các xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm về tín ngưỡng, tôn giáo và việc mua sắm đồ dùng việc đạo, đồ thờ tự của các tổ chức tôn giáo. (Điều 7)

(Điều 8). Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Chương III tổ chức thực hiện quy định những cơ quan có trách nhiệm cụ thể như ban dân tộc, tôn giáo, sở tài nguyên môi trường....thực hiện theo quyền hạn và chức năng của mình.

Phương hướng và nhiệm vụ năm 2012 của Sở nội vụ tỉnh: Tiếp tục công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp, cho chức sắc, chức việc và tín đồ trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác vận động quần chúng trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo, chủ động phối hợp với các sở, ngành chức năng giải quyết kịp thời các vấn đề tôn giáo và hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, nghị định của Chính phủ. Tiếp tục hướng dẫn các địa phương thực hiện việc đăng ký hoạt động của các hệ phái đạo Tin Lành, Đạo Bà

Ha’i trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ các hoạt động tôn giáo diễn ra trên địa bàn. Đồng thời giải quyết các vấn đề tôn giáo. Thực hiện tốt công tác thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tôn giáo, kịp thời xử lý những hành vi có liên quan đến tôn giáo trên địa bàn tỉnh.Tiến hành rà soát, phân loại, đề xuất biện pháp giải quyết những vụ việc phức tạp có liên quan đến đất đai của các tổ chức tôn giáo, thực hiện tốt cơ chế một cửa trong lĩnh vực tôn giáo, tổ chức mở các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác tôn giáo cấp huyện và cơ sở.

Như vậy tỉnh Phú Thọ đã cụ thể hóa quan điểm, chính sách bằng những Nghị quyết, Chỉ thị, vì thế đã kịp thời cung cấp cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh, đáp ững nhu cầu chính đáng của nhân dân về tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

Một phần của tài liệu Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước và thực hiện ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)