Những kinh nghiệm thực tiễn giải quyết vấn đề tôn giáo trong lịch sử

Một phần của tài liệu Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước và thực hiện ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 30)

Những kinh nghiệm trong thực tiễn giải quyết vấn đề tôn giáo vẫn luôn là bài học quý giá đối với sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thắng lợi của cách mạng.

+ Giai đoạn trước năm 1990.

Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam nhất là sau cách mạng tháng tám năm 1945 Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề tôn giáo do hạn chế của lịch sử nhận thức mà chúng ta nhận thức về tôn giáo chưa đầy đủ mà giai đoạn này không khí đấu tranh tư tưởng với tôn giáo rất gắt gao, không ít quần chúng ngoài đạo thậm chí là cán bộ nhìn nhận tôn giáo dưới góc độ chính trị, hoặc hiểu một cách đơn giản máy móc cho rằng tôn giáo là thuốc phiện, là cái lạc hậu, bảo thủ và phản động. Đồng bào có đạo chịu ảnh hưởng của thế giới quan duy tâm, sai lầm ấy nên họ dễ bị mua chuộc, cần cảnh giác, giới chức sắc thì nguy hiểm, khuôn viên nhà thờ là những pháo đài bí ẩn. Những nhận thức sai lầm đó đã gây nên mất đoàn kết giữa tôn giáo và cộng đồng xã hội, là cơ hội để phần tử xấu lợi dụng.

Bên cạnh đó công tác vận động quần chúng tín đồ chưa được quan tâm hàng đầu theo đúng chủ trương của Đảng, còn có nhiều thành kiến với Công giáo, nhấn mạnh vào mặt tiêu cực. Nhiều cán bộ vẫn chưa phân biệt được người tốt và người xấu trong Công giáo, có thành kiến đối với Công giáo, các vùng Công giáo mới được giải phóng cũng như vùng tự do, nhiều địa phương vẫn chưa tích cực tranh thủ

quần chúng tín đồ Công giáo, không kiên nhẫn tuyên truyền, giác ngộ quần chúng tín đồ. Đối với những phần tử phản động Công giáo thì các cấp ủy thường là dè dặt, không kiên quyết vạch mặt bọn này trước quần chúng giáo dân.

Kiên trì nhất quán quan điểm tôn trọng và bảo đảm quyền tụ do tín ngưỡng của nhân dân, điều này góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, lôi cuốn đồng bào tham gia vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, giành độc lập tự do cho Tổ quốc và xây dựng xã hội mới. Qua thực tiễn công tác tôn giáo chúng ta có thể rút ra những bài học về kinh nghiệm nó cũng là cơ sở để giải quyết các vấn đề tôn giáo hiện nay:

Thứ nhất: Cần phân biệt và có cách ứng xử phù hợp đối với những tín đồ chân chính, với thế lực lợi dụng tôn giáo cần tránh khuynh hướng tả khuynh và hữu khuynh trong công tác tôn giáo để chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước được thực hiện nghiêm túc và có kết quả tốt.

Thứ hai: Đảng ta sớm chú ý đến công tác bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách tôn giáo, cán bộ xây dựng Đảng ở vùng đồng bào có đạo.

Thứ ba: Về công tác tôn giáo phải được tiến hành đồng bộ, theo nhiều kênh, nhiều tuyến với những phương pháp linh hoạt, mềm dẻo, bên cạnh đó cần phát huy tinh thần yêu nước và bản chất cách mạng của các tín đồ. Đồng thời những kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng cần phải kết hợp giữa phát động quần chúng gắn với đề cao quyền lực của chính quyền địa phương.

+ Giai đoan từ đổi mới tu duy (từ 1990 đến nay).

Qua các giai đoạn và thời kỳ lịch sử khác nhau chúng ta có thể thấy từ nhận thức đến thực tiễn đã có những bước chuyển biến quan trọng. Nếu như trong giai đoạn cách dân tộc dân chủ, chính sách“ Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, toàn dân kháng chiến thắng lợi, giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước thì trong giai đoạn hiện nay với sự đổi mới về tư duy về tôn giáo cùng với sự hoàn thiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có thể thấy đời sống tôn giáo có những

thay đổi về căn bản, đó là sự gia tăng về các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo về nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm và đáp ứng.

Từ đó cũng nảy sinh không ít những vấn đề mới trong khi giải quyết vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay: Một số người chưa tuân thủ pháp luật, tổ chức truyền đạo trái phép, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan nhằm trục lợi, việc tranh chấp và khiếu kiện liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của các tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt phức tạp. Vùng dân tộc thiểu số một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Công dân có đạo còn gặp khó khăn trong những thủ tục hành chính, nên khi giải quyết những vấn đề dân sự liên quan đến tôn giáo, đến tín đồ còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm, để tồn tại khiếu kiện lâu dài. Chưa giải đáp một cách thỏa đáng, việc trì hoãn cấp phép cho tôn giáo tham gia vào những hoạt động từ thiện- xã hội như mở trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, nhà trẻ. Dẫn đến sự hiểu lầm của một bộ phận tín đồ và chức sắc cho rằng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là ngăn cấm, cản trở, thu hẹp ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội.

Vì thế mà chưa khuyến khích được cộng đồng tôn giáo thực hiện các nghĩa vụ công dân của mình, họ cũng không yên tâm thực hiện niềm tin tôn giáo của mình, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Nguyên nhân chính gây ra những hiện tượng tiêu cực trên là: Công tác tôn giáo còn chậm đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, trong khi các thế lực ngày càng sử dụng những biện pháp tinh vi hơn để lôi kéo tín đồ. Cấp ủy, chính quyền, một số cán bộ chưa nhận thức quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, có nơi chủ quan, nóng vội, đơn giản, có nơi lại thụ động, buông lỏng quản lý, chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước chậm được thể chế hóa. Tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo chưa xác định được rõ mô hình, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn, cơ chế phối hợp, việc giải quyết vấn đề tôn giáo từ đó rút ra những bài hoc kinh nghiệm trong công tác tôn giáo đó là:

Thứ nhất: Không ngừng bổ sung và phát triển lý luận về tôn giáo là cơ sở để xây dựng, hoàn thiện đường lối chính sách tín ngưỡng, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, từng bước hoàn thiện luật pháp về tôn giáo là cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai: Nắm bắt kịp thời những diễn biến về đời sống tôn giáo, từ đưa ra những chính sách phù hợp, hiệu quả.

Thứ ba: Tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng pháp luật, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh, không để xẩy ra điểm “nóng”

Thứ tư: Sau mỗi sự việc, các cơ quan thực thi giải quyết cần kịp thời phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm, bên cạnh đó là các phương tiện thông tin kịp thời đưa tin trung thực, khách quan, tạo sự chia sẻ, đồng thuận trong xã hội. Để cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất vấn đề, tránh những nhận định sai lầm trong dư luận quốc tế.

Thứ năm: Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay cần đặt ngoại giao về tôn giáo là một trong những nội dung không thể thiếu.

Cùng vời thực hiện Nghị quyết của Đảng, công tác vận động đồng bào có đạo tín đồ, chức sắc hưởng ứng tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu, tôn giáo ngày càng gắn bó với dân tộc. Đồng bào các tôn giáo có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhìn chung các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Các cấp các ngành đã chủ động, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế- xã hội và giữ vững an ninh chính trị đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước.

Nhìn lại kinh nghiệm giải quyết những vấn đề tôn giáo, để thực hiện hiệu quả chính sách tôn giáo hiện nay “Cần có cái nhìn bao dung hơn về tôn giáo để ghi nhận

sự đóng góp, cống hiến của nó đối với sự phát triển cộng đồng (cả về vật chất và tinh thần)” [23, tr. 143-144].

1.2.3.Tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay.

Toàn cầu hóa là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội. Cho dù các dân tộc các quốc gia có muốn hay không thì toàn cầu hóa cũng sẽ tác động ít hoặc nhiều do đó không thể “ Đóng cửa”, khép kín để giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình mà phải hội nhập quốc tế. Từ đó kéo theo một hệ quả tất yếu đó là hiện tượng “ Xâm lăng văn hóa” qua “xuất khẩu”, tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay rất nhiều cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài cũng vào nước ta để hoạt động tôn giáo và giao lưu với các tôn giáo trong nước như Đoàn tòa thánh Vatican, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Đoàn Hội đồng Giám mục Mỹ, “Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế đã tới Việt Nam và có rất nhiều cuộc tiếp xúc với đại diện các tôn giáo có mặt tại Việt Nam” [5, tr .29], đã và đang đặt ra vấn đề ngoại giao tôn giáo trong thời gian tới. Trong quá trình thẩm thấu, giao thoa của các nền văn hóa thì không phải mọi hiện tượng văn hóa đều tiêu cực, đáng lên án.

Nhưng bên cạnh đó cũng đã du nhập lối sống thực dụng, sùng bái vật chất quá mức, phủ nhận những giá trị truyền thống dẫn đến một bộ phận quay lưng lại với lịch sử dân tộc. Chính vì thế đứng trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay các dân tộc thường ra sức bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp- Bản sắc văn hóa dân tộc của mình.

Toàn cầu hóa đã làm cho khoảng cách giữa các quốc gia, dân tộc thu hẹp dần điều này chưa từng có trong lịch sử phát triển của nhân loại, hình thành một nền văn hóa mang tính “thống nhất tương đối”. Tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội nên trước sự biến đổi to lớn của lịch sử toàn cầu hóa, thì tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta sẽ có những thay đổi, trong đó có yếu tố mới có yếu tố tích cực, tiêu cực, cơ hội và thách thức với những xu hướng chủ yếu như sau:

+ Tín ngưỡng, tôn giáo có sự phát triển mạnh

Thế giới đang đứng trước những vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu: Ô nhiễm môi trường, các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo vẫn không có xu hướng

giảm mà trái lại còn tăng lên, khủng hoảng kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo cùng với đó là một nền kinh tế thị trường đầy dẫy những yếu tố rủi ro, mang tính ngẫu nhiên và phổ biến. Điều đó đã tạo nên tâm lý bất an mang tính phổ biến và khi đó người ta cần đến tôn giáo. Khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO càng tạo điều kiện cho hoạt động tôn giáo gia tăng, tuy nhiên không phải mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều phát triển với tốc độ như nhau. Trong các tôn giáo lớn ở nước ta thì Tin lành là tôn giáo có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đặc biệt trong vùng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên.

Bên cạnh đó là sự chấn hưng của các tôn giáo lớn, các loại hình tín ngưỡng dân gian truyền thống gắn với lễ hội có xu hướng phát triển, phục hưng của tín ngưỡng dân gian, lễ hội truyền thống để tạo sức đề kháng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Mặt khác có thể thấy toàn cầu hóa làm thay đổi sự phân bố bản đồ tôn giáo trên thế giới bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo sẽ có nhiều màu sắc hơn.Trong khi Phật giáo lan sang Châu Âu thì Kitô giáo lại mở rộng sang những vùng đất Châu Á, Hồi giáo đã trở thành tôn giáo đứng thứ ba ở Pháp, ở Mỹ có hàng triệu phật tử. Ở nước ta cũng vậy đã có sự xáo trộn khi những tôn giáo mới thâm nhập vào vùng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc (Tin lành Vàng Chứ, Tin lành Hùng Thìn), người Khơme theo Phật giáo Nam tông từ xưa thì nay một số chuyển sang theo đạo Tin Lành, Công giáo ở Lâm Đồng thì chuyển sang Phật giáo.

Một yếu tố nữa là tình trạng di dân đi làm ăn ở các vùng, lao động ở nước ngoài trở về chắc chắn sẽ làm tăng thêm lượng tín đồ các tôn giáo và sự phân bố tôn giáo ở nước ta sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới.

Liên quan đến sự ra tăng tín ngưỡng, tôn giáo đó là hiện tượng tôn giáo mới có cả những yếu tố tích cực đồng thời cũng có cả tiêu cực- Phản văn hóa, phi đạo đức nhưng cũng có một bộ phận tin theo.Theo số liệu chưa đầy đủ có khoảng 50- 60 loại tôn giáo mới xuất hiện. Theo thống kê của Ban tôn giáo Chính Phủ: Long hoa di lặc, Ngọc phật Hồ Chí Minh, Chân Tu tâm kính, Chân không, Đạo bạch, Đạo siêu hóa, Tam tổ thánh hiền, Tâm linh đạo, Khổng minh thánh đạo hội, Từ hạnh,

Quần tiên, Tiên phật nhất giáo, Đoàn 18 Hùng Vương, Vô vi, Đạo Thánh mẫu, Đạo tắm pháp, Quang minh Hồ Chí Minh, Đạo lẽ phải, Tiên thiên thuyết kì, Long hoa tam muội, Long hoa chính pháp, Lạc hồng âu cơ,…Có loại mới du nhập vào nước ta, có loại tách ra từ phật giáo, có loại gần với tín ngưỡng dân gian, có loại mang tính dung hợp.

Tất cả những yếu tố trên đã làm tăng tính phức tạp, đa dạng của tín ngưỡng, tôn giáo, sự ra tăng xu hướng tín ngưỡng, tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đã và đang đặt ra cho nhà quản lý, nhà nghiên cứu những vấn đề cần lý giải trong giai đoạn hiện nay.

+Xu hướng thế tục hóa và hiện đại hóa tôn giáo.

Thế tục hóa là quá trình thích nghi của tổ chức Giáo hội các tôn giáo với những điều kiện thay đổi của thế giới đương đại. Thế tục hóa thể hiện “ Phi thần thánh hóa” việc giải thích hiện tượng tự nhiên, xã hội một cách thần bí qua lăng kính tôn giáo được thay bằng cách giải thích có lý tính, gần với hiện thực hơn tất nhiên về bản chất hệ thống giá trị của tôn giáo vẫn được bảo lưu. Thế tục hóa còn biểu hiện rằng tôn giáo đang tích cực tham gia vào những hoạt động xã hội, đồng thời trực tiếp giải quyết những vấn đề của đời sống hiện thực. Cũng có nghĩa là tính thiêng của tôn giáo cũng giảm dần, mặc dù tính thiêng là điểm tựa của tất cả các tôn giáo. Về mặt lý luận thần học, đã có xu hướng chuyển “ Thiên quốc” ở thế giới bên kia sang “ Thiên quốc ở ngay cõi trần”. Trong tác phẩm tôn giáo và đời sống hiện đại đưa ra nhận xét như sau “Thần học tự do thế kỷ XIX đã từng chủ trương điều hòa giữa lý tính và tín ngưỡng, Giáo hội và xã hội, nó không nhấn mạng tính siêu nhiên trong giáo lý truyền thống, từ lý tính để giải thích vai trò hiện thực của Chúa.

Một phần của tài liệu Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước và thực hiện ở tỉnh Phú Thọ hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)