Với chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta, trong những năm gần đây, đặc biệt cuối năm 2007 Việt Nam đã gia nhập kinh tế thế giới WTO đó là bước phát triển vượt bậc của nước ta. Trong tương lai Việt Nam đã và đang có tốc độ phát triển cao, hội nhập với các nước đã và đang phát triển trong khu vực, Châu Á Thái Bình Dương và khắp thế giới. Cùng với tốc độ phát triển đó phải có tính thống nhất giữa các thành tựu về công nghệ và tổ chức xã hội. Trong điều kiện của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực cạnh tranh trở nên khốc liệt, sự sống còn và phát triển của mỗi tổ chức phụ thuộc vào nguồn nhân lực quý giá của nó. Để phát huy tối đa tính tích cực, lòng nhiệt tình và khả năng sáng tạo của nguồn lao động, thì những kiến thức là cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với mọi cấp quản lý của doanh nghiệp. Mặt khác sự phát triển thành công của các quốc gia là chiến lược trồng người, bởi vì con người là trung tâm của xã hội, con người khám phá vũ trụ, phát minh khoa học kỹ thuật, sáng tạo ra của cải vật chất làm thăng hoa đời sống. Do đó có nhiều quốc gia đã đặt con người vào vị trí hàng đầu và xem đó là chìa khóa vạn năng để mở cánh cửa cần thiết để vươn tới đỉnh cao của xã hội. Thực tế cho thấy rằng một doanh nghiệp, một công ty, dù có nhiều khả năng về tài chính, thiết bị hiện đại, vị trí thuận lợi, nhưng vẫn có thể thất bại nếu không biết quản lý và khai thác con người. Thông qua cách quản trị nhân viên, các chính sách đối với nguồn tài nguyên nhân sự, người ta thấy năng lực lãnh đạo, tương lai phát triển, cũng như một bầu không khí lao động và tính cộng đồng trong công ty. Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của bất kỳ công ty nào. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với những biện pháp đồng bộ khác, muốn thành công công ty phải có chính sách chiến lược con người linh hoạt. Trước những thử thách trong kinh doanh ngày nay, bất kỳ công ty nào, doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động của qui luật cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không còn con đường nào khác là tập trung vào việc quản lý giữ gìn tài nguyên con người trong doanh nghiệp. Đối với các quốc gia đang phát triển như chúng ta, dân số đông nguồn lực dồi dào. Nếu biết khai thác chúng một cách hiệu quả sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng. Vì vậy hơn ai hết, Đảng và Nhà nước ta hiểu được nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước đó chính là con người. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời cũng đang bước đầu tiếp cận dần đến nền kinh tế tri thức và những tiến bộ của thời đại, do đó nền kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ. Sự chuyển dịch kép từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, đòi hỏi chúng ta phải có nguồn nhân lực có đủ khả năng và trình độ để đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu khách quan đó. Nhận thức được tầm quan trọng cấp thiết của vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm, chủ trương coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời cũng đưa ra nhiều chính sách về giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước. Vì vậy Quản lý nguồn nhân lực là yếu tố then chốt hàng đầu, yếu tố quyết định thành bại cho sự phát triển của một quốc gia. Quản lý nguồn nhân lực là thực hiện chức năng tổ chức của quản lý và có vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, với áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. Mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường này buộc phải có chiến lược riêng của mình, biết tự tạo ra cho doanh nghiệp mình những cơ hội phát triển và những mặt lợi thế trong cạnh tranh. Doanh nghiệp ngoài việc đầu tư vào phát triển trang thiết bị và dây chuyền sản xuất, các yếu tố khác, thì yếu tố có ý nghĩa quyết định khả năng cạnh tranh là đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức, có tinh thần trách nhiệm, quan tâm đến kết quả sản xuất, được bảo đảm việc làm ổn định. Thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào yếu tố con người mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với đầu tư vào yếu tố khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa trong nền kinh tế tri thức mới cùng với sự bùng nổ của công nghệ, của thông tin tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đòi hỏi bản thân mỗi nhà quản lý, mỗi người công nhân trực tiếp sản xuất phải thay đổi phong cách làm việc, nếp suy nghĩ, không ngừng nỗ lực và học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, có thể lắm bắt tốt sự phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật.