ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài luận án Tăng huyết áp ngày nay vẫn đang là vấn đề thời sự. Theo ước tình của các nhà khoa học Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 26,4% (tương đương 972 triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm 639 triệu) và sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 với tổng số người mắc bệnh tăng huyết áp trên toàn thế giới khoảng 1,56 tỷ người mà 3/4 trong số đó là người thuộc nước đang phát triển [62]. Các số liệu điều tra thống kê tăng huyết áp Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp năm 1960 chiếm 1,6% dân số, 1982 là 1,9%, năm 1992 tăng lên 11,79% dân số, 2002 ở Miền Bắc là 16,3%, riêng thành phố Hà Nội có tỷ lệ 23,2%, còn năm 2004 Thành phố Hồ Chì Minh là 20,5% [1] và năm 2007 tại Thừa thiên -Huế là 22,77% [11]. Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn là yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành. Khi quần thể dân số biến đổi già hơn, cùng theo đó số người tăng huyết áp có bệnh động mạch vành càng phổ biến. Hơn nữa, hai bệnh này có quan hệ đặc biệt riêng trong bệnh sinh và điều trị. Tuy nhiên, nghiên cứu tác động của huyết áp lên tổn thương động mạch vành (ĐMV) và điều trị bệnh động mạch vành trên bệnh nhân tăng huyết áp là như thế nào? Đây là vấn đề cần thiết do yêu cầu thực tiễn đặt ra. Mặc dù vậy, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề này. Sự khác nhau giữa huyết áp trung tâm và ngoại biên, cũng như thay đổi vai trò dự báo hậu quả bệnh tim mạch của các thông số huyết áp theo tuổi là do đặc điểm đàn hồi của động mạch hay nói khác hơn là cứng động mạch mà đặc biệt là động mạch chủ quyết định. Vậy thực sự, cứng mạch có vai trò gí trong quan hệ giữa huyết áp lên mạch vành, cũng như trong tiến trính xơ vữa động mạch vành ở người tăng huyết áp? Mặt khác, mọi biến cố tim mạch đều xảy ra qua đường động mạch hay cách khác hơn động mạch là mục tiêu, là mẫu số chung của nhiều biến cố tim mạch. Các yếu tố nguy cơ tim mạch điều phối tác động của chúng như thay đổi cấu trúc, tình chất và chức năng thành mạch, thành phần nội mạc thân động mạch và thường khác nhau giữa các giường mạch khác nhau. Phát hiện và giám sát tổn thương dưới lâm sàng, thể hiện ảnh hưởng lũy tìch và phối hợp của các yếu tố nguy cơ trong làm suy yếu tình toàn vẹn thành động mạch, có tiềm năng cải thiện sâu sắc phân tầng nguy cơ tim mạch và cho phép can thiệp sớm, ngăn hoặc làm suy yếu quá trính tiến triển bệnh. Tầm quan trọng việc đánh giá tình toàn vẹn thành động mạch được khẳng định bởi các nghiên cứu chứng minh giảm chức năng mạch đập hay cứng động mạch lớn là yếu tố nguy cơ độc lập cho biến cố tim mạch tương lai. Chức năng mạch đập động mạch suy yếu hay cứng mạch được xem là yếu tố dự báo nguy cơ độc lập các biến cố mạch máu do lão hóa và các bệnh cảnh khác bao gồm bệnh động mạch vành, suy tim xung huyết, tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Biến đổi hoạt động cơ học thành mạch máu tác động đến phát triển và tái cấu trúc tất cả các phần thành động mạch, ảnh hưởng tiềm tàng sự phát triển và tiến triển bệnh động mạch. Tóm lại, những vấn đề trên cần thiết trong thực hành lâm sàng nhưng hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu đề cập, giải quyết rốt ráo những vấn đề cấp thiết ấy nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. 2. Mục tiêu của luận án: 2.1. Khảo sát đặc điểm hình ảnh và mức độ tổn thương động mạch vành qua chụp mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có bệnh động mạch vành. 2.2. Đánh giá cứng động mạch bằng vận tốc sóng mạch động mạch chủ và xác định mối liên quan của nó với mức độ tổn thương động mạch vành trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có bệnh động mạch vành.