Nhậnthức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp phần mềm đối với công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính phủ đã đề ra những chính sách và chương trình nhằm phát triển ngà
Trang 1MỤC LỤCTRANG PHỤ BÌA
BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM GIẢM 3 'ĐIỂM' 46
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI 94
Trang 2Ban TCKT Ban Tài Chính Kế toán
FPT Công ty Cổ Phần phát triển đầu tư công nghệ FPTFPT- IS Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT
FIS1, FIS 2, Trung tâm Hệ thống Thông tin số 1,2
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M Porter 15
BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM GIẢM 3 'ĐIỂM' 46
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI 94
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M Porter 15
BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM GIẢM 3 'ĐIỂM' 46
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI 94
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M Porter 15
BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM GIẢM 3 'ĐIỂM' 46
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI 94
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp phần mềm có vị trí ngày càng quan trọng đối với sựphát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia trong hiện tại và tương lai Nhậnthức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp phần mềm đối với công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính phủ đã đề ra những chính sách
và chương trình nhằm phát triển ngành này thành một ngành kinh tế mũi nhọn.Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những thị trườngrất năng động và có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới Đó là tín hiệuđáng mừng và là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nhưngđồng thời đó cũng là một thách thức lớn Ngoài ra, khi Việt Nam hội nhậpquốc tế, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam phải đối mặt với các đốithủ mới, phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới, để từng bước vươnlên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập
Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT là một trong những công ty vềphần mềm lớn tại Việt Nam, không nằm ngoài thực tế này, Công ty cũngphải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ việc hội nhập kinh tế quốc tế.Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho công ty là phải nâng cao nănglực cạnh tranh nhằm tận dụng tối đa cơ hội thị trường để phát triển, khẳngđịnh vị thế của mình ở thị trường trong nước
Nâng cao năng lực canh tranh sẽ giúp công ty thực hiện sứ mệnh củamình: “Là một công ty cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin dẫnđầu Việt Nam, vươn lên sánh vai cùng các tên tuổi lớn trên thế giới”
Xuất phát từ thực tiễn có tính cấp thiết nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế” cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
Trang 52 Mục đích nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệthống thông tin FPT
- Đề xuất giải pháp - kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT từ năm 2004 - 2008
- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT tại thị trường trong nước trong điềukiện hội nhập quốc tế
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực
cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT ở các khía cạnh sau:Nhóm chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, nhân lực và qui trình chất lượng sản phẩm.Bên cạnh đó luận văn cũng đề cập tới thị trường, năng lực quản lý, hoạt độngnghiên cứu và phát triển (R&D), hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thịtrường mục tiêu, hình ảnh doanh nghiệp và uy tín trên thị trường
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận định tính và định lượng, cụ thể đó làphương pháp phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm, phương pháp chuyên gia
và phân tích thống kê Đề tài dựa trên các số liệu trong báo cáo hàng năm củacông ty TNHH hệ thống thông tin FPT, số liệu của Hiệp hội tin học TP Hồ Chí
Trang 6Minh, để tổng hợp, phân tích, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Phân tích và tổng hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến năng lựccạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thốngthông tin FPT trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranhcủa Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn gồm 3 chương sau:
nghiệp phần mềm trong điều kiện hội nhập quốc tếỰ CẦNTHIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM TRONG ĐIỀUKIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chương 2: TThực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hệ
thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tếHỰC
TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chương 3: MMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập
quốc tếỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
Trang 7QUỐC TẾ
Trang 8CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM
1.1.1 Một số vấn đề căn bản về thị trường phần mềm
1.1.1.1 Khái niệm và phân loại phần mềm
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm sản phẩm phần mềm cũngnhư cách phân loại sản phẩm phần mềm Theo cách tiếp cận của chương trìnhphát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 của BộBưu chính viễn thông thì sản phẩm phần mềm được phân thành nhiều loại baogồm phần mềm đóng gói, phần mềm sản xuất theo hợp đồng và các dịch vụphần mềm
Phần mềm đóng gói
Là những sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, có thể sử dụng được ngaysau khi được cài đặt vào các thiết bị hay hệ thống, được nhà sản xuất đăng kýthương hiệu và sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường
Phần mềm đóng gói được chia thành phần mềm ứng dụng, phần mềm hệthống và phần mềm phát triển
Phần mềm sản xuất theo hợp đồng
Là những sản phẩm phần mềm được sản xuất đơn lẻ hoặc được pháttriển từ những phần mềm sẵn có theo các đơn đặt hàng hay theo hợp đồnggiữa người sử dụng với nhà sản xuất phần mềm
Phần mềm sản xuất theo hợp đồng có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh,một phần mềm gia công hoặc một phần mềm nhúng
Trang 9 Dịch vụ phần mềm
Là các dịch vụ liên quan đến phần mềm như dịch vụ bảo hành bảo trì,dịch vụ đào tạo, dịch vụ chuyên môn, dịch vụ dự án, dịch vụ hỗ trợ triển khai,cấp phép sử dụng bản quyền phần mềm, v.v.…
Chính dịch vụ phần mềm tạo ra sự đánh giá của người tiêu dùng về mộtnhãn hiệu phần mềm cụ thể Vì vậy, đây cũng được xem là một công cụ cạnhtranh quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp phần mềm Thực tế, kháchhàng luôn yêu cầu các dịch vụ đi kèm với sản phẩm phần mềm như: dịch vụ
tư vấn, dịch vụ cài đặt, đào tạo và hướng dẫn sử dụng, nâng cấp
Sản phẩm phần mềm là một sản phẩm trí tuệ cao, sau khi đóng gói thìkhông thể nhìn thấy và chúng chỉ hiện diện khi chạy trên phần cứng, chấtlượng của sản phẩm phần mềm được quyết định bởi khách hàng bằng cảmnhận của họ và chất lượng của dịch vụ kèm theo Sản phẩm phần mềm có giátrị càng cao khi thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của khách hàng, chính vìvậy các phần mềm chuyên dụng thường có giá trị rất cao
Các chuyên gia về chuyên môn là người đóng vai trò tư vấn chuyên môn,
là người đóng vai trò rất quan trọng để sản phẩm phần mềm đáp ứng, tối ưuđược nhu cầu quản lý của chính bản thân doanh nghiệp và của Nhà nước Đốivới các phần mềm chuyên dụng, vai trò của chuyên gia là vô cùng quan trọng,
nó quyết định tính thành bại của một sản phẩm
Một sản phẩm phần mềm đòi hỏi những yêu cầu chính như: cần tiếnhành nghiên cứu thị trường trước khi quyết định sản xuất; làm các thử nghiệmtrước khi sản xuất hàng loạt; cần đầu tư sản xuất với số lượng lớn, sẵn sàngtrong kho hàng để đáp ứng đơn hàng; cần có nỗ lực thường xuyên về thươngmại và hỗ trợ hậu cần; sau cùng là cần được bảo hành, bảo trì và được pháttriển về công nghệ theo các nhu cầu và mong muốn của người sử dụng
Trang 101.1.1.2 Doanh nghiệp phần mềm
Doanh nghiệp phần mền là các doanh nghiệp được thành lập theo luậtdoanh nghiệp Việt Nam năm 2005, có tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩmphần mềm và dịch vụ gia công phầm mềm1
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm
Thuật ngữ “cạnh tranh” và “năng lực cạnh tranh” được sử dụng phổ biến, thường xuyên được nhắc tới trên các diễn đàn kinh tế cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và được phân tích từ nhiều góc độ khác nhau
Theo hai nhà kinh tế Mỹ là PA Samuelson & W Nordhaus, thì cạnhtranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giànhkhách hàng hoặc thị trường2
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coicạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực của sự pháttriển kinh tế xã hội Đất nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã có sự
1 Theo định nghĩa của luật doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
2 PA Samuelson & W Nordhaus (1990), Kinh tế học, Viện quan hệ quốc tế, Bộ ngoại giao, Hà Nội
Trang 11thay đổi tư duy, quan niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh Trong vănkiện Đại hội Đảng VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phảihình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và văn minh.Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước chứ không phải làm phá sản hàngloạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”.
Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đócác chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủđoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường,giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.Mục đích cuối cùng của chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đahóa lợi ích Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêudùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi
1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh
Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm
- Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
Theo Báo cáo về cạnh tranh của một quốc gia được hiểu là khả năngcủa quốc gia đó có đạt được những thành quả nha và bền vững về mứcsống của người dân, có nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế caođược xác định bằng thay đổi của thu nhập bình quân trên đầu người theothời gian
- Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành
Năng lực kinh doanh của ngành còn thể hiện ở thị phần, cơ cấu và nănglực cạnh tranh nội bộ ngành, các ngành công nghiệp phụ trợ và sự kết hợp cácyếu tố đó với nhau
- Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp
Trang 12Được thể hiện ở chiến lược kinh doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh
từ khâu nắm bắt thông tin đến khâu tổ chức sản xuất; từ đổi mới công nghệđến phương pháp quản lý, phục vụ; từ đổi mới mặt hàng, các loại hình dịch vụđến công việc tiếp thị quảng cáo
Trong luận văn tác giả sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh của FPT- ISdưới góc độ năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp
1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm
1.1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp có những tác độngqua lại nhất định tới khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển củadoanh nghiệp Vì vậy khi phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cầnphân tích các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào tới nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp
Yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm:
a Các nhân tố kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tế phát triển ổn định tạo lậpnền tài chính quốc gia ổn định, ổn định tiền tệ, lạm phát ở mức kiểm soátđược Kinh tế phát triển thúc đẩy quá trình đầu tư, hiện đại hóa công nghệ ởtất cả các ngành trong nền kinh tế
Sự phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo theo khả năng thanh toán và nhu cầutiêu dùng tăng lên, đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.Ngược lại một nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chínhquốc gia sẽ không ổn định, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức muagiảm sút Trong điều kiện như vậy doanh nghiệp sẽ phải đối phó với nhiều
Trang 13khó khăn để đứng vững và vượt qua, cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn.Với ngành phần mềm, nhận thức của khách hàng về vai trò của ứng dụngcông nghệ trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế chung,khi điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi thì khách hàng có xu hướng ứngdụng nhiều, khi điều kiện kinh tế sụt giảm, lạm phát cao thì khách hàngthường cắt giảm nhu cầu ứng dụng các phần mềm giải pháp quản lý, chỉ ưutiên các nhu cầu tối thiểu hoặc trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp
b Các yếu tố chính trị, luật pháp
Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệphoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Nó tạo ra khuôn khổ hoạt độngcho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, vìvậy tính ổn định và chặt chẽ của nó tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp
Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số doanh nghiệpnày nhưng tạo ra những bất lợi cho doanh nghiệp khác Việc nắm bắt kịp thờinhững thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghivới điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp thành công3
Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp phần mềm
Có thể nói, vấn đề bản quyền phần mềm là yếu tố rất quan trọng quyếtđịnh sự thành bại của doanh nghiệp phần mềm, mà vấn đề này doanh nghiệpphần mềm không thể một mình giải quyết được mà rất cần sự hỗ trợ tích cực,quyết liệt của Nhà nước
Thực thi cam kết về bản quyền phần mềm là hành lang quan trọng đểdoanh nghiệp phần mềm cạnh tranh lành mạnh
c Các nhân tố về khoa học công nghệ
Đây là nhóm nhân tố có tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ
3 PGS TS Nguyễn Thành Độ (2002), Chiến lược kinh doanh và phát riển doanh nghiệp, Nhà xuất bản lao
động xã hội, trang 79.
Trang 14bản nhất tạo nên năng lực cạnh tranh của một sản phẩm trên thị trường, đó làchất lượng và giá cả Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra nhiềungành, nhiều lĩnh vực mới nhưng cũng có thể làm cho nhiều doanh nghiệpkhó khăn, đi đến phá sản Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cábiệt của các doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoahọc công nghệ cao Doanh nghiệp phải luôn chủ động trong việc ứng dụngcác thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chấtlượng cao mà giá cả hợp lý Thực tế khách quan cho thấy các doanh nghiệpViệt Nam vấn đề khoa học công nghệ thực sự nan giải khi quốc tế hoá nềnkinh đang diễn ra một cách nhanh chóng, trình độ khoa học công nghệ nước
ta có nguy cơ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực
d Các nhân tố về văn hoá - xã hội
Đây là một yếu tố được coi là khá lợi thế cho các doanh nghiệp ViệtNam để khai thác thị trường trong nước
Khi doanh nghiệp Việt Nam có thể hiểu rõ được phong tục, tập quán,thói quen của khách hàng và việc này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanhnghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, nắm bắt tâm lý, thói quen của người tiêudùng để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường trongnước, tránh được các rào cản ra nhập thị trường
f Xu thế toàn cầu hóa
Trang 15Xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá thị trường, xu hướng phát triển khoahọc công nghệ trên thế giới, cũng như từng quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tớithị trường phần mềm và doanh nghiệp phần mềm.
Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra nhiều ngành, nhiềulĩnh vực mới nhưng cũng công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt củacác doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học côngnghệ cao Doanh nghiệp phải luôn chủ động trong việc ứng dụng các thànhtựu khoa học tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao
mà giá cả hợp lý
Với các doanh nghiệp phần mềm lớn trên thế giới, họ có thể định hướngthị trường thông qua xu hướng công nghệ của họ, việc định hướng thị trườngđối với doanh nghiệp Việt Nam là điều không tưởng, chính vì vậy, doanhnghiệp Việt Nam phải biết nắm bắt nhanh thông tin, xử lý kịp thời để đưa rachiến lược sản phẩm đi kịp thị trường
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu thếgiới, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũng ngày càng nâng cao và cụ thểhơn cho từng ngành Tiêu chuẩn ISO đối với các doanh nghiệp phần mềm giờkhông còn là cái đích chất lượng của các doanh nghiệp nữa mà đó phải là tiêuchuẩn CMM - tiêu chuẩn mang tính chuyên biệt riêng cho ngành phần mềm
1.1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành
Đây là môi trường gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp Các yếu
tố thuộc môi trường ngành sẽ có tác động quyết định đến mức độ đầu tư,cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận trong ngành Theo Giáo sư MichaelPorter bối cảnh của môi trường tác nghiệp chịu ảnh hưởng của 5 + 1 áp lựccạnh tranh
a Khách hàng
Trang 16Trong cơ chế thị trường, khách hàng được xem là ân nhân Họ có thể làmtăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng các yêu cầu chất lượng sảnphẩm cao hơn hoặc dịch vụ nhiều hơn với giá rẻ hơn Các nhà sản xuất đềumong muốn thoả mãn được tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng - điều đógắn liền với tỷ lệ thị phần mà doanh nghiệp giành và duy trì được
Khách hàng là bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh,sức ép từ phía khách hàng dựa trên giá cả, chất lượng, kênh phân phối, điềukiện thanh toán
b Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ cạnh tranh là áp lực thường xuyên và đe doạ trực tiếp đếncác công ty Sự cạnh tranh của các công ty hiện có trong ngành càng tăng thìcàng đe dọa đến khả năng thu lợi, sự tồn tại và phát triển của công ty Vìchính sự cạnh tranh này buộc công ty phải tăng cường chi phí đầu tư nhằmkhác biệt hoá sản phẩm, tiếp cận thị trường hoặc giảm giá bán Mỗi đối thủđều mong muốn và tìm đủ mọi cách để đáp ứng đòi hỏi đa dạng của thịtrường Họ tận dụng triệt để những lợi thế của doanh nghiệp mình, khai thácnhững điểm yếu của đối thủ, tận dụng thời cơ chớp nhoáng để giành lợi thếtrên thị trường Cường độ cạnh tranh trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố:
- Số lượng và năng lực của các công ty trong ngành
- Nhu cầu thị trường
Trang 17các đối thủ gia nhập ngành lớn Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽlàm tăng cường độ cạnh tranh, giảm lợi nhuận trong ngành Khả năng xâmnhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập là:
Sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, ưu thế chi phí(do doanh nghiệp thực hiện lâu năm có kinh nghiệm), lợi ích kinh tế theo quy
mô Nếu doanh nghiệp có giải pháp nâng cao các rào cản xâm nhập ngành thì
sẽ hạn chế được nguy cơ do sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn
d Nhà cung cấp
Nhà cung cấp phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với doanhnghiệp ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, chất lượng hàng hoá khitiến hành giao dịch doanh nghiệp Nó trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành và chấtlượng sản phẩm của công ty, do đó sẽ tác động đến phản ứng của khách hàng.Nhà cung cấp có thể chi phối đến doanh nghiệp là do sự thống trị hoặckhả năng độc quyền của một số ít nhà cung cấp Nhà cung cấp có thể đe doạđến nhà sản xuất sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà người mua phải chấpnhận và tiến hành, do sự đe doạ tiềm tàng, do liên kết của những người bángây ra Để giảm bớt các tác động của phía nhà cung ứng, doanh nghiệp phảixây dựng và lựa chọn cho mình một hay nhiều nguồn cung ứng, nghiên cứutìm sản phẩm thay thế, có chính sách dự trữ nguyên vật liệu hợp lý Các yếu
tố tạo nên sức ép từ nhà cung cấp: số lượng các nhà cung cấp, sự khác biệthoá của sản phẩm, các sản phẩm thay thế, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp
e Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những hàng hoá có thể phục vụ nhu cầu củakhách hàng cũng tương tự như của doanh nghiệp trong ngành Nếu cácsản phẩm thay thế càng giống với các sản phẩm của doanh nghiệp trongngành, thì mối đe doạ sản phẩm thay thế càng lớn, làm hạn chế số lượnghàng bán và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành Khả năng thay
Trang 18thế của luôn là mối nguy hiểm làm đảo lộn tương quan giữa giá trị và chấtlượng so với giá trị sản phẩm hiện tại của ngành và sản phẩm thay thế cóthể xuất hiện ngay trong nội bộ doanh nghiệp
f Nhà nước
Nhà nước được xét đến ở đây như là một chủ thể kinh doanh đặc biệt,Nhà nước vừa có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế tức là tác động mộtcách gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,hướng doanh nghiệp đi theo đúng quỹ đạo chung của Nhà nước Đồngthời Nhà nước còn tác động trực tiếp tới doanh nghiệp thông qua các hìnhthức như: Nhà nước đóng vai trò nhà cung cấp, Nhà nước đóng vai tròkhách hàng, Nhà nước là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành trên cácdoanh nghiệp Nhà nước, là đối thủ tiềm ẩn của doanh nghiệp Mỗi sự điềuchỉnh về hệ thống chính sách luật pháp, sửa đổi bổ sung của Nhà nướcluôn làm cho các doanh nghiệp rất khó khăn
Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M Porter
1.1.4.3.Các nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp
Các đối thủ tiềm ẩn Nhà nước
Khách hàng Nhà cung cấp tranh trong ngànhCác đối thủ cạnh
Sản phẩm thay thế
Trang 19a Nguồn nhân lực và năng lực của các nhà quản lý
Lao động luôn là yếu tố đầu tiên cũng nhưlà yếu tố cuối cùng tạo nên sựthành hay bại của một doanh nghiệp, phải có nguồn nhân lực chúng ta mới tạo
ra sản phẩm một cách trực tiếp hay gián tiếp Đội ngũ cán bộ quản lý doanhnghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh: sảnxuất cái gì, sản xuất như thế nào sản xuất cho ai Mỗi quyết định của họ có ýnghĩa hết sức quan trọng liên quan đến sự tồn tại, phát triển hay diệt vong củadoanh nghiệp
Đội ngũ các nhà lãnh đạo chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối vớibất cứ doanh nghiệp nào
Một chiến lược hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảotốt nhất cho thành công của doanh nghiệp
Người lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách;điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp Năng lực quản trịchiến lược phản ánh khả năng phân tích thị trường, dự báo các xu hướngphát triển công nghệ trên thế giới của những nhà lãnh đạo để đưa ra cácgiải pháp công nghệ phù hợp với xu hướng chung, đưa ra định hướng pháttriển sản phẩm có tính lâu dài, có khả năng ứng dụng rộng rãi Bên cạnh
đó, chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng hoạch định chiến lược kênh phânphối, khả năng mở rộng thị trường, năng lực quản trị rủi ro của ban lãnhđạo doanh nghiệp
b Tài chính
Khả năng về tình hình tài chính, tình hình tài trợ, khả năng huy động cácnguồn vốn của doanh nghiệp được phân tích thông qua báo cáo tài chính vàchỉ tiêu tài chính Năng lực tài chính phản ánh năng lực, hiệu quả tài chínhcủa doanh nghiệp Doanh nghiệp cần có đủ tiềm lực về tài chính, có khả năngtài trợ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: vốn
Trang 20đầu tư mua sắm thiết bị kỹ thuật công nghệ mới hay chi phí cho việc tu bổ sửachữa máy móc, thiết bị hiện có nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Các chỉ tiêu tài chính thường được quan tâm khi phân tích tài chínhnhư: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu về lợi nhuận,nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản.
c Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
Đây là tiêu chí phản ánh khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vàophát triển sản phẩm thông qua sự đổi mới bao bì, kiểu dáng và tính năngcủa sản phẩm, nâng cao trình độ của người lao động; khả năng ứng dụngcác phương thức quản lý mới; từ đó tạo lực hút khách hàng đến với doanhnghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý củadoanh nghiệp…
Chi phí cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm phần mềm thường rất cao
và cần được bù đắp trong thời gian ngắn, trước khi những thay đổi nhanhchóng về công nghệ biến những kết quả nghiên cứu và phát triển của doanhnghiệp phần mềm trở nên lạc hậu
Công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng khiến chu
kỳ của sản phẩm phần mềm ngày càng rút ngắn Để duy trì và mở rộng thịtrường, doanh nghiệp phần mềm buộc phải không ngừng tiến hành nghiêncứu và phát triển các sản phẩm mới
Đặc biệt ngành phần mềm chịu sự tác động của toàn cầu hóa rấtnhanh, năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp phần mềmkhông chỉ được tiến hành trong nước mà đặc biệt quan trọng là nghiên cứuthị trường quốc tế, đảm bảo liên tục cập nhật, tiếp cận với công nghệ mới,các chuyên gia và kỹ sư lập trình có những ý tưởng mới, những phươngpháp tư duy và giải quyết công việc mới cũng như kỹ năng mới như ngoại
Trang 21ngữ, kỹ năng thuyết trình, làm việc theo nhóm để doanh nghiệp tồn tại cảtrên thị trường trong nước và thị trường gia công quốc tế.
Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam với ưu thế nghiên cứu công nghệmới nhanh và hiệu quả, tuy nhiên doanh nghiệp lại quan tâm chưa đúng mứctới việc nghiên cứu quy trình sản xuất, nghiên cứu xây dựng và triển khai các
mô hình quản lý chất lượng sản phẩm, mà đây lại là yếu tố quan trọng đểkhách hàng lựa chọn sản phẩm và cũng là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánhgiá chất lượng sản phẩm phần mềm, đặc biệt trên thị trường quốc tế
d Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường luôn thay đổi và doanh nghiệp phải luôn theo sát những thayđổi đó để có những chiến lược, chiến thuật phù hợp và nhanh nhạy Hoạtđộng nghiên cứu thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọngnhất để lập kế hoạch kinh doanh
Nghiên cứu, phân tích nhằm đánh giá lại thị trường hoạt động của doanhnghiệp đồng thời xác định, lựa chọn được thị trường thị trường tiềm năng Thịtrường mục tiêu của doanh nghiệp
Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai giúpdoanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao doanh thu và từ đónâng cao được năng lực cạnh tranh của mình của mình
e Hoạt động Marketing
Là khâu đầu tiên trong phân tích môi trường doanh nghiệp Nó cho biếtnăng lực thương mại của doanh nghiệp Quá trình phân tích marketing thườngtập trung vào phân tích thiết kế sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tìm ra thịtrường mục tiêu, lựa chọn thị trường
f Hình ảnh doanh nghiệp và uy tín trên thị trường
Đối với thị trường phần mềm, hình ảnh doanh nghiệp và uy tín củadoanh nghiệp trên thị trường là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Sản phẩm phần mềm có đặc điểm không thể nhìn
Trang 22thấy, lợi ích của việc sử dụng chỉ được đánh giá khi sản phẩm đã hình thànhhoặc sử dụng, thời gian để hoàn thiện một sản phẩm phần mềm cũng khá lâu,hơn nữa sản phẩm phần mềm là sự kết tinh của trí tuệ, vì vậy khách hàngthường căn cứ vào thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường để lựachọn nhà cung cấp, đặc biệt với thị trường phần mềm gia công và phần mềmtheo yêu cầu khách hàng
Hình ảnh doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp phần mềm thườngthể hiện thông qua các giải thưởng mà doanh nghiệp đạt được hoặc doanhnghiệp xây dựng thành công các chứng chỉ chất lượng như ISO, CMM, vàviệc thực hiện đúng các cam kết về tiến độ, đưa ra giải pháp hợp lý cho kháchhàng, dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nhanh chóng, kịp thời, sản phẩm đưa vào sửdụng ít lỗi và khả năng khắc phục lỗi nhanh, sản phẩm có định hướng giảipháp lâu dài, tức sản phẩm có tính mở để khách hàng dễ dàng tích hợp côngnghệ mới, nâng cấp, phát triển đồng bộ khi khách hàng có nhu cầu
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn gián tiếp thể hiện thông quasức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Sức cạnh tranh củasản phẩm, dịch vụ phần mềm được thể hiện thông qua các tiêu chí như chấtlượng sản phẩm; giá cả của sản phẩm dịch vụ; hệ thống kênh phân phối củasản phẩm (phản ánh khả năng bao quát thị trường mục tiêu và năng lực duy trìcác cam kết với khách hàng cũng như hiệu quả trong tổ chức kinh doanh củadoanh nghiệp đối với sản phẩm); sự nổi tiếng của thương hiệu sản phẩm; độchuyên nghiệp của sản phẩm đóng gói, bao bì và dịch vụ cài đặt
1.1.4 Tiêu chí đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm
Hiện tại, có rất nhiều quan điểm trong việc đưa ra các tiêu chí để đánhgiá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Qua nghiên cứu của tác giả vàtham khảo thực tế, trong luận văn này tác giả sử dụng về các tiêu chí dđánh
Trang 23giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm củaHiệp hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh và một Bên cạnh đó tác giá cũngđưa thêm một số các tiêu chí khác để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp nhằm sát hơn với lĩnh lực phần mềm.
1.1.4.1 Nhóm yếu tố v ềề kết quả kinh doanh
Trong đó có các yếu tố như tổng doanh thu; doanh thu xuất khẩu; tổnglợi nhuận; nộp ngân sách nhà nước; mức tăng trưởng trung bình
Nhóm yếu tố kết quả kinh doanh là yếu tố rất quan trọng và là căn cứ đểđưa ra các quyết định trong tương lai Nhóm yếu tố này , nó đánh giá các kếtquả kinh doanh và qua đó đánh giá doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào.Thông thường nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinhdoanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai.Nhóm yếu
tố này bao gồm các yếu tố như hiệu quả hoạt động kinh doanh, tổng doanhthu; doanh thu xuất khẩu; tổng lợi nhuận; nộp ngân sách nhà nước; mức tăngtrưởng trung bình (Nêu cụ thể các yếu tố này là như thế nào?????????)
ra các quyết định trong tương lai
- Tổng doanh thu: là tổng số tiền thu được từ các hoạt động sản xuấtkinh doanh phát sinh trong năm của doanh nghiệp Tổng doanh thu bao gồm:doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thunhập khác: Là các khoản thu nhập từ các hoạt động xảy ra không thường
Trang 24xuyên, như: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ; thu tiền phạt khách hàng do
vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồi thường; thu các khoản nợ phảithu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợ phải trả nay mất chủ đượcghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; và các khoảnthu khác
-
Doanh thu xuất khẩu : là phần doanh thu được tính cho doanh nghiệp
từ các hoạt động xuất khẩu như hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá
- Tổng lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế định nghĩa như sau:
Lợi nhuận kinh tế = tổng doanh thu - toàn bộ chi phí kinh tế
Lợi nhuận là thước đo, là chỉ tiêu để đánh giá sự làm ăn có hiệu quảhay không của doanh nghiệp Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng đểdoanh nghiệp bổ xung vốn vào mở rộng sản xuất kinh doanh
-
Nộp ngân sách nhà nước bao gồm:
Các khoản thuế: Là các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp và đã nộpvào ngân sách Nhà nước trong năm Gồm Thuế GTGT hàng bán nội địa,Thuế GTGT hàng nhập khẩu, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Xuất khẩu, Thuếhàng hoá nhập khẩu, Thuế Thu nhập doanh nghiệp…
Các khoản phải nộp khác: Là các khoản phí, lệ phí và các khoản nộpkhác ngoài thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong năm theo qui định của Nhànước
- Mức tăng trưởng trung bình: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển của
Trang 25doanh nghiệp Tốc độ tăng trưởng trung bình cao chứng tỏ doanh nghiệp đanghoạt động tốt.…
1.1.4.2 Nhóm về các tiêu chuẩn qui trình chất lượng mà doanh nghiệp đang áp dụng gồm các chứng chỉ: ISO 9001: 2000; ISO 27000;
CMMI LEVEL 1; CMMI LEVEL 2; CMMI LEVEL 3; CMMI LEVEL 4;CMMI LEVEL 5; BS7799
Hệ thống quản lý chất lượng đang là sự quan tâm hàng đầu của nhiềudoanh nghiệp phần mềm cũng như khách hàng cần gia công phần mềm bởiđây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá tên tuổi, uy tín cũng như kinhnghiệm của một doanh nghiệp phần mềm
Bên cạnh đó, sản phẩm của doanh nghiệp phần mềm đặc biệt là doanhnghiệp phần mềm trong nước chịu áp lực lớn về kiến thức chuyên ngành Cácdoanh nghiệp dù có rất nhiều kỹ sư phần mềm, có qui trình chất lượng tốtnhưng lại thiếu chuyên gia am tường từng lĩnh vực khác nhau như ngân hàng,bảo hiểm, quản lý bệnh viện Vì vậy, việc thiết kế phần mềm khó có thểcạnh tranh được với những giải pháp của nước ngoài
1.1.4.3 Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thiếu vắng những giải pháp có tầm vóc, được đầu tư dài hơi và chuyên sâu cho các ngành nghề khác nhau đang là một thách thức lớn nhưng doanh nghiệp sẽ phải chọn hướng đi này.
Nhóm yếu tố về nhân lực của doanh nghiệp :
Nhóm yếu tố về nhân lực của doanh nghiệp bao gồm: tổng số nhân lực; mứctăng trưởng nhân lực; số lượng kỹ sư - cử nhân CNTT; số lượng kỹ thuật-trung cấp CNTT
……(viết thêm vào???) tổng số nhân lực; số lượng kỹ sư/cử nhân CNTT; sốlượng kỹ thuật/ trung cấp CNTT; số lượng kỹ thuật/ trung cấp CNTT; mứctăng trưởng nhân lực
Trang 26Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệtquan trọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăngrất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao Nhân lực phần mềm không chỉ đơnthuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấngiải pháp, tư vấn chuyên môn, các nhà quản lý chất lượng, quản lý dự án
- Tổng số nhân lực và mức tăng trưởng nhân lực: là những yếu tố phảnánh qui mô cũng như tiềm lực của doanh nghiệp phần mềm Theo Hội Tinhọc Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin - CNTT (Viện KHCN Việt Nam)cho biết, cả nước hiện nay có hơn 1.000 doanh nghiệp phần mềm, trong đó cómột số đơn vị đạt quy mô từ 500-1.000 người Tuy nhiên, có tới 90% công tylàm phần mềm là ở quy mô nhỏ (từ 1-25 nhân viên)
- Số lượng kỹ sư - cử nhân CNTT; số lượng kỹ thuật- trung cấp CNTT:
là số lượng lao động trong doanh nghiệp phần mềm đặt bằng cấp kỹ sư, cửnhân CNTT hay trung cấp Chỉ tiêu này phản ảnh trình độ lao động của doanhnghiệp phần mềm và chất lượng của doanh nghiệp đó
Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm
Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt quantrọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăngrất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao Nhân lực phần mềm không chỉ đơnthuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấngiải pháp
Trong luận văn này, tác giả xin dùng bảng đánh giá năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp phần mềm của Hiệp hội tin học thành phố Hồ Chí Minh Đểphân tích đánh giá về năng lực cạnh tranh của FPT- IS
Trang 27Bảng 1.1: Hệ số đánh giá năng lực cạnh tranh của các
Kết quả kinh doanh
Số lượng kỹ sư/ cử nhân CNTT 0,80
Số lượng kỹ thuật/ trung cấp CNTT 0,80 Mức tăng trưởng nhân lực 0,50
Các tiêu chuẩn qui trình
Trong bảng có các trọng số đánh giá theo mức độ quan trọng của các yếu
4 Lê Trung Việt (2008), Một thử nghiệm xếp hạng doanh nghiệp Công nghệ Thông tin Việt Nam, Hiệp hội tin
học TP Hồ Chí Minh, trang 11.
Trang 28tố Việc cho điểm các yếu tố dựa trên phương pháp chuyên gia Trong nhómyếu tố về kinh doanh thì Tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu chiếm trọng
số cao nhất Đây là hai yếu tố phản ánh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp Đối với nhóm yếu tố về nhân lực thì chất lượng của nguồn nhân lựctrong ngành công nghiệp phần mềm được đánh giá khá cao, thể hiện ở trọng
số lượng kỹ sư CNTT/ cử nhân được hệ số quan trọng là 0,8 Ngoài ra chỉ tiêu
về mức độ tăng trưởng của nguồn nhân lực sẽ phản ánh qui mô của công ty vànăng lực của công ty
Trong nhóm yếu tố về các tiêu chuẩn qui trình chất lượng đang áp dụngthì chứng chỉ CMMI LEVEL 0,7 có hệ số quan trọng cao nhất
1.1.4.3 Các tiêu chí khác
a Thị trường của doanh nghiệp
Tiêu chí về thị trường của doanh nghiệp chiếm vai trò hết sức quan trọngtrong nhóm yếu tố này Thị trường của doanh nghiệp sẽ được xem xét trên ba góc
độ là yếu tố địa lý, yếu tố về khách hàng và yếu tố về sản phẩm
Thị trường càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng,người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao Để phát triển thịtrường, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiếnthương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, nâng caothương hiệu và uy tín của doanh nghiệp nữa Như vậy, chúng ta thấy rằng thịtrường cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp
Khi xem xét tiêu chí thị trường của doanh nghiệp, người ta không chỉquan tâm đến thị trường hiện tại, mà còn quan tâm cả thị trường trong tươnglai gần, được xét trên các yếu tố dự báo khả năng duy trì và phát triển lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp Thông thường, người ta so sánh doanh số hay
số lượng sản phẩm, dịch vụ được bán trong một thời gian nào đó để thấy khả
Trang 29năng chiếm lĩnh thị trường.
b Năng lực quản lý của doanh nghiệp
Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt quantrọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phâm dịch vụ có giá trị gia tăngrất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.Nhân lực phần mềm không chỉ đơnthuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấngiải pháp, tư vấn chuyên môn, các nhà quản lý chất lượng, quản lý dự án
Đội ngũ các nhà lãnh đạo chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với bất
cứ doanh nghiệp nào
Một chiến lược hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảotốt nhất cho thành công của doanh nghiệp
Người lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách;điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp Năng lực quản trịchiến lược phản ánh khả năng phân tích thị trường, dự báo các xu hướng pháttriển công nghệ trên thế giới của những nhà lãnh đạo để đưa ra các giải phápcông nghệ phù hợp với xu hướng chung, đưa ra định hướng phát triển sảnphẩm có tính lâu dài, có khả năng ứng dụng rộng rãi Bên cạnh đó, chỉ tiêu nàycòn thể hiện khả năng hoạch định chiến lược kênh phân phối, khả năng mởrộng thị trường, năng lực quản trị rủi ro của ban lãnh đạo doanh nghiệp
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.2.1 Khai thác lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
- Lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ trong ngành
Trang 30công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin.
Lao động là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm ViệtNam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam khá, cótruyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí,
Đây là một lợi thế cạnh tranh được đánh giá khá cao của Việt Nam nếuchúng ta biết sử dụng hợp lý nguồn lực này
Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng chi phí lao động tuy rẻ nhưngnăng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ yếu lại là laođộng thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém Do đó nếu so sánhlao động Việt Nam với lao động các nước trong khu vực như Singapore,Malaysia thì có thể nói đây là điểm yếu của Việt Nam
Thêm nữa, phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo tay nghề chongười lao động (chiếm 85,06%), chứ không phải lao động được đào tạo qua
hệ thống trường dạy nghề tập trung, điều này dẫn đến chi phí đào tạo sẽ cao
và sẽ không được chuyên nghiệp ttrong phương thức đào tạo
Một vấn đề thuộc chiến lược giai đoạn - đào tạo quốc gia được đặt ra làsớm khắc phục mô hình "hình tháp lộn ngược" này để lao động Việt Namđược đào tạo lành nghề, có năng suất cao chứ không phải chỉ vì "giá rẻ".Nhân lực của Việt Nam ngoài lợi thế về giá rẻ sẽ có lợi thế về chất lượng laođộng cao và nguồn nhân lực thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh so vớicác nước trong khu vực
1.2.2 Những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp phần mềm khi Việt Nam hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh của toàn cầu hóa, nhất là khi Việt Nam là thành viên của
Tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đónnhận các cơ hội mới mà còn phải đối mặt với các đối thủ mới, phải cạnh tranh
Trang 31quyết liệt trong điều kiện mới
1.2.2.1 Những cơ hội đối với doanh nghiệp phần mềm
- Các doanh nghiệp Việt Nam được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện;thuế nhập khẩu vào các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giớiđược giảm đáng kể, được hưởng một cơ chế tranh chấp thương mại bình đẳngvới các nước trong Tổ chức thương mại thế giới khi có tranh chấp xảy ra;được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) vì Việt Nam là nướcđang phát triển
- Việt Nam có nhiều điều kiện và cơ hội thuận lợi trong việc tiếp nhậnchuyển giao và phát triển năng lực khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệmquản lý tiên tiến của thế giới, tham gia nhiều hơn vào các chương trình hợptác khoa học công nghệ đa phương và song phương, tăng thêm các nguồn hỗtrợ kỹ thuật, tăng năng lực cạnh tranh khi gia nhập các chế định kinh tế quốc
tế với tư cách là nước đang phát triển
- Làm tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn vốnquan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sửdụng các nguồn lực trong nước, giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện pháthuy tốt hơn lợi thế nguồn nhân lực có trình độ cao hơn của chính doanhnghiệp và cho cả Việt nam nói chung, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá, tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu và thúc đẩy thị trườngnông nghiệp, nông thôn phát triển
- Hàng hoá của các doanh nghiệp có điều kiện thâm nhập và mở rộng thịtrường ra nước ngoài, nhất là những thị trường có sức mua lớn như thị trường
Mỹ, Canada, Tây Âu , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hiệu quả hơntrong phân công lao động quốc tế, giúp sử dụng hợp lý và có hiệu quả cácnguồn lực (do nguồn lực xã hội chuyển từ những ngành cạnh tranh chủ yểu,hiệu quả thấp sang các ngành có hiệu quả cao hơn)
Trang 32- Tạo điều kiện cho các doanh nhân và nhân dân cả nước, nhất là nhândân ở các thành phố lớn có cơ hội tiếp cận, lựa chọn những sản phẩm phongphú với giá cả phù hợp, chất lượng phù hợp v.v…
1.2.2.2 Những thách thức đối với doanh nghiệp phần mềm
- Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam phải hoạt động theo hệ thốngpháp luật của các nước khác trên thế giới Điều này đòi hỏi các doanh nghiệpphải nâng cao tính sáng tạo và khả năng thích nghi của mình với những thông
lệ quốc tế, với những hoạt động kinh tế mang tính toàn cầu; đội ngũ cán bộcủa các doanh nghiệp phải thực sự tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi
về ngoại ngữ và năng lực quản lý, hiểu rõ phong tục tập quán của đối tác
- Các chính sách vĩ mô của Chính phủ phải hướng vào mở cửa thị trườngnội địa, mở cửa các lĩnh vực ngân hàngsức chạy đua với các cuộc cạnh tranhgay gắt trên tất cả các mặt: công nghệ, chất lượng, giá cả, tiếp thị, việc làm Trong quá trình này phải chấp nhận cả sự phá sản của những doanh nghiệpkhông đủ sức cạnh tranh trên thị trường ngay ở thị trường trong nước
- Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tuy dồi dào, nhưng lao động cótrình độ chuyên môn kỹ thuật cao không nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầucủa quá trình hội nhập
Khi hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp phải tự cơ cấu lại mô hình hoạtđộng Quá trình này có thể phải đào thải hàng loạt những lao động không đủnăng lực chuyên môn, làm gia tăng thêm đội quân thất nghiệp, phân hoá giàunghèo v.v…
1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM Ở MỘT SỐ NƯỚC
1.3.1 Kinh nghiệm của Ấn Độ
Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm lớn của Ấn Độ trong giai đoạnđầu phát triển đều cử người đi làm thuê tại các công ty Mỹ, sau một thời gianlàm tại Mỹ, họ quay lại Ấn Độ với khả năng, trình độ và kinh nghiệm chuyên
Trang 33môn rất cao Chính lực lượng này lại đào tạo cho những nhân viên không cóđiều kiện làm việc ở nước ngoài và doanh nghiệp luôn chú trọng việc đào tạo
và đào tạo lại nhân lực
Sự nỗ lực tự thân, rất độc lập và tự chủ của bản thân chính các công ty,
họ không trông chờ quá nhiều vào những ưu đãi đầu tư của nhà nước, rấtnhiều công ty đã rất chủ động lựa chọn đầu tư thích hợp và liên tục nâng caonăng lực đầu tư khai thác thị trường của mình và biến năng lực khai thác thịtrường bên ngoài Ấn Độ trở thành một thế mạnh thực sự
Bên cạnh những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, môi trường vĩ mô và
vi mô luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành phần mềmnói chung và của doanh nghiệp phần mềm nói riêng
Thứ nhất, Ấn Độ hiện đã xây dựng thành công uy tín của Ấn Độ với thế giới,
không chỉ là uy tín với các dòng sản phẩm làm ra, uy tín với nguồn nhân lực đượcđào tạo bàn bản và quy mô, các doanh nghiệp Ấn Độ nói riêng và ngành phầnmềm Ấn Độ nói chung còn tạo ra được một uy tín vô hình trong quan hệ kinhdoanh và trên thị trường, khiến những tập đoàn lớn của nền công nghệ thế giới khicần là nghĩ đến doanh nghiệp Ấn Độ và các sản phẩm của Ấn Độ
Thứ hai, sự thành công của hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực.
Hệ thống giáo dục tuyệt vời với các học viện công nghệ quốc gia được trang
bị các trang thiết bị hiện đại nhất, mạng lưới hơn 1000 trường đại học và caođẳng đào tạo chuyên ngành về công nghệ thông tin nằm rải rác khắp cảnước, bên cạnh đó là các cơ sở đào tạo tư nhân uy tín, các trung tâm đào tạo
và đào tạo lại của các doanh nghiệp lớn tất cả đã tạo cho nguồn nhân lựcphần mềm của quốc gia này một căn bản cực tốt Cộng thêm thuận lợi sẵn
có, tiếng Anh là thứ ngôn ngữ chính thống dùng giảng dạy, các kỹ sư côngnghệ thông tin, kỹ sư phần mềm của Ấn Độ ngay khi ra trường đã có thể làmviệc ngay tại môi trường quốc tế với chất lượng đạt chuẩn toàn cầu Đó là
Trang 34chưa kể khả năng thích ứng cực tốt của các kỹ sư này với mọi môi trườnglàm việc và những biến đổi nhạy bén của thế giới trong lĩnh vực công nghệthông tin Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, những kỹ sư này được hút ra cácthị trường ngoài biên giới Ấn Độ như Mỹ, châu Âu và rồi lại trở lại thịtrường Ấn Độ để tạo ra các thế hệ kỹ sư phần mềm mới cho đất nước Vànguồn nhân lực được đào tạo bàn bản vẫn luôn là một trong những nguồnsức mạnh chủ yếu của Ấn Độ.Mỗi năm tại Ấn Độ có khoảng 80.000 kỹ sưCNTT ra trường, các công ty nước ngoài khi thuê gia công phần mềm tại Ấn
Độ có thể tiết kiệm đuợc từ 20% đến 40% chi phí
Thứ ba, hệ thống chính sách, Ấn Độ không ngần ngại khi mở cửa thị
trường Chính sách mở cửa, thông thoáng và những ưu đãi nhất định củachính phủ Ấn Độ đã tạo nên sức hút khiến phần lớn những tên tuổi lớn nhấtcủa công nghệ toàn cầu đã có mặt ở đây
1.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp phần mềm của Trung Quốc đều có quy mô nhỏ, trung bình khoảng vài trăm người, định hướng cho nhu cầu thị trường nội địa,
do vậy có ít doanh nghiệp phần mềm Trung Quốc đạt chứng nhận chất lượngcao
Khi nắm bắt được nhu cầu gia công phần mềm quốc tế, doanh nghiệpphần mềm Trung Quốc đã tích cực, chủ động xây dựng, cải tiến mạnh mẽ quytrình sản xuất, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nhằm tự xây dựng, khẳng địnhthương hiệu cho sản phẩm của mình Năm 2001, Trung Quốc chỉ mới có 2công ty phần mềm được chứng nhận CMM-5, 1 công ty đạt CMM-4, 2 công
ty đạt CMM-3, và 6 công ty đạt CMM-2 Đầu năm 2008, trong số hơn 100công ty phần mềm hàng đầu của Trung Quốc, có khoảng 24 công ty có chứngnhận CMM cấp 3, 7 công ty đạt chứng nhận CMM cấp 4 và 5
Qua đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm
Ấn Độ và Trung Quốc, ta thấy rằng, để doanh nghiệp tồn tại, phát triển trên
Trang 35thị trường trong và ngoài quốc gia thì doanh nghiệp đều phải xây dựng thànhcông các tiêu chuẩn chất lượng phần mềm, tích cực, chủ động xây dựngthương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, của đất nước ngay cả thị trườngtrong nước và thị trường gia công phần mềm quốc tế Bên cạnh đó là sự hỗ trợcác chính sách của nhà nước, hiệp hội để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vớithị trường thế giới.
1.3.3 Những bài học kinh nghiệm đối với Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT
Nhân lực chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh nghiệp phần mềm
Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chú trọng đến đội ngũ nhân viên lậptrình, đội ngũ phát triển phần mềm, chưa quan tâm nhiều tới đội ngũ chuyêngia giải pháp, phát triển sản phẩm chủ yếu qua doanh nghiệp tự tìm hiểu, kếthợp với thu thập kinh nghiệm của khách hàng chính vì vậy, sản phẩm hoànthành thường chỉ phù hợp với một số ít doanh nghiệp Do vậy, các doanhnghiệp cần biết cân đối chất lượng và trình độ của nguồn nhân lực
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam mới dừng ở hoạt động gia côngphần mềm là chủ yếu, do vậy các doanh nghiệp hiện mới dừng ở nhu cầu sửdụng lao động cho hoạt động gia công phần mềm
FPT- IS nói riêng và các doanh nghiệp phần mềm nói chung cần có tầmnhìn xa hơn, chuẩn bị cho mình một đội ngũ các kỹ sư phần mềm với trình độcao để hướng tới ngành công nghiệp sản xuất phần mềm Ngoài sự hỗ trợ củanhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc đào tạo nhân lực, kếthợp với các tổ chức đào tạo, tạo điều kiện cho học viên có môi trường thực tế
Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đều có quy mô nhỏ vàvừa, kể cả về số lượng nhân viên làm phần mềm cũng như doanh thu từ kinh
Trang 36doanh phần mềm Hiện, cả nước có 800 doanh nghiệp phần mềm, doanh thunăm 2008 đạt 600 triệu USD Tăng trưởng ngành phần mềm Việt Nam năm
2008 đạt 20% Tuy nhiên, đại bộ phận doanh nghiệp (86%) là các công ty cổphần, công ty TNHH hay doanh nghiệp tư nhân Chỉ có 5.1% trong tổng sốcác đơn vị này thuộc quốc doanh, và 8% là các doanh nghiệp liên doanh hay100% vốn nước ngoài Trong khi đó, chi phí cho việc xây dựng mô hình quản
lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế rất cao và đòi hỏi đội ngũ nhân lực đủ mạnh.Đây chính là rào cản rất lớn để doanh nghiệp tham gia thị trường
Vì vậy đối với FPT- IS cần phải xây dựng cho mình một hệ thống tiêuchuẩn chất lượng phần mềm đạt với tiêu chuẩn quốc tế Luôn đổi mới, chủđộng sáng tạo trong việc áp dụng các công nghệ mới cho các sản phẩm vàdịch của mình cung cấp để phù hơp hơn với các doanh nghiệp Việt Nam.Công ty cần đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ củamình hơn nữa FPT- IS có thể học hỏi từ kinh nghiệm của các doanh nghiệpnước bạn hoặc thuê chuyên gia nước ngoài để tư vấn, xây dựng được một quitrình tốt
Trang 37CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT
2.1 TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT
2.1.1.Thông tin chung về công ty
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG
TIN FPT
Năm 1993, FPT - IS tiền thân là Trung tâm Hệ thống Thông tin FPTthành lập với lĩnh vực kinh doanh chính là: tư vấn, thiết kế, triển khai côngnghệ thông tin thuộc nhiều lĩnh vực: bảo mật, ngân hàng, giải pháp doanhnghiệp, tài chính, an ninh, giáo dục Qua quá trình phát triển và mở rộngkhông ngừng Trung tâm HTTT FPT đã nhanh chóng trở thành công ty HTTTFPT (2003) - là một trong 3 công ty chi nhánh đầu tiên của tập đoàn FPT Năm 2007 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng, hợp nhất 3 công tythành viên của tập đoàn FPT, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, Công
ty giải pháp phần mềm FPT và Trung tâm dịch vụ ERP thành công ty TNHH
Hệ thống Thông tin FPT
2.1.2 Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Gồm có 12 Trung tâm và 8 ban chức năng
- Các trung tâm có nhiệm vụ chuyên trách từng mảng khách hàng khác nhau
Khối ngân hàng: Trung tâm HTTT số 1, số 4, số 12 ( ở T.p Hồ Chí Minh)
Khối viễn thông- chính phủ: Trung tâm HTTT số 3
Khối doanh nghiệp: Trung tâm HTTT số 5, số 9, số 15
Khối tài chính, an ninh giáo dục: Trung tâm HTTT số 2, số 11 ( ở T.p Hồ Chí Minh) Khối dịch vụ chăm sóc khách hàng: Trung tâm HTTT số 7, số 13 ( ở T.p Hồ Chí Minh).
Trang 38Khối xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng công nghệ cho khách hàng : Trung tâm HTTT
số 8, số 6, số 11 ( ở T.p Hồ Chí Minh).
Ban tổ chức cán bộ: hỗ trợ, tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý nguồn lực, thiết lập cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, kiểm soát công tác nhân sự các cấp Ban truyền thông: Xây dựng, quảng bá, tuyên truyền thông tin và hình ảnh của công
ty Quản lý hệ thống thông tin nội bộ (báo chí và các ấn phẩm khác).
Ban chất lượng: duy trì và đảm bảo hoạt động chất lượng cho toàn hệ thống, xây dựng và cải tiến hệ thống chất lượng phù hợp với hoạt động của công ty.
Ban thông tin: quản trị mạng nội bộ của công ty Xây dựng và quản lý hệ thống mạng, đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng thông tin cho công ty hệ thống thông tin nội bộ.
Văn phòng: duy trì, đảm bảo và kiểm soát hoạt động cung cấp văn phòng phẩm, cung ứng thiết bị vật tư sử dụng cho các đơn vị
Ban kế hoạch kinh doanh: Phát triển và quản lý các mối quan hệ, hợp tác với các nhà cung cấp; tìm kiếm và khai thác các cơ hội kinh doanh sản phẩm mới, dịch vụ mới cho công ty Tham mưu cho lãnh đạo trong công tác lập kế hoạch và kiểm soát kinh doanh, phát triển thị trường, sản phẩm - dịch vụ, khách hàng và đối tác
Ban tài chính kế toán: Kế toán, thống kê có hệ thống các hoạt động tài chính, vật tư, tiền vốn và lao động của công ty Điều phối các hoạt động tài chính, vật tư hàng hóa, phục
vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty.
Văn phòng Tổng hội: tổ chức các sự kiện của công ty, chăm lo đời sống tinh thần, thiết lập mối quan hệ trong nội bộ công ty.
Các trung tâm và ban chức năng ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn bên cạnh đó vẫn thực hiện công tác hỗ trợ cho các đơn vị khác nhằm đảm bảo tổ chức đi vào hoạt động
ổn định và phát triển bền vững Mọi thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính, nhân sự, chất lượng, tại các trung tâm đều phải báo cáo lên các ban chức năng quản lý, xem xét và mọi thông tin đều được phản hồi lại các trung tâm.
Trang 39Do kinh doanh trong lĩnh công nghệ thông tin đòi hỏi trình độ công nghệ
kỹ thuật cao tiên tiến và hiện đại nên cán bộ nhân viên công ty phần lớn là
nam, trẻ tuổi và tốt nghiệp đại học, có trình độ chuyên môn (Theo số liệu
năm 2008: Tỷ lệ cán bộ nam/ nữ là : 612/127 = 4.8 lần, tuổi trung bình toàn
công ty 26.7 tuổi, 80% lao động tốt nghiệp đại học, 4% lao động có trình độ
Ban Chất lượng
Ban Truyền Thông
Ban Thông tin
Ban Kế hoạch Kinh doanh
Văn phòng
Văn phòng Tổng hội
Các Trung tâm Hệ thống Thông tin
Số 4
Số 5
Số 6
Số 7
Số 8
Số 9
Số 11
Số 12
Số 13
Số 15
Trang 40trên đại học) Qua đó ta thấy yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng nguồnnhân lực của công ty là khá cao Chính vì vậy, công tác phát triển nguồn nhânlực ngày càng giữ vai trò quan trọng và cần phải được coi như một lĩnh vựcđầu tư Có như vậy mới đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu định hướngphát triển của công ty.
- Sản phẩm
Do lĩnh vực kinh doanh là công nghệ thông tin nên sản phẩm của công tychủ yếu là sản phẩm vô hình, mang hàm lượng chất cao Có thể chia thành 3nhóm chính như sau : thiết bị công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ thông tin
và dịch vụ Trong đó, giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin chiếm tới 80%.FPT- IS cung cấp các thiết bị công nghệ thông tin như: máy tính chủ cỡnhỏ, máy tính cá nhân, máy tính xách tay… Các thiết bị thuộc các lĩnh vựccông nghệ: mạng, lưu trữ, bảo mật,…
Cung cấp các giải pháp: Các giải pháp về công nghệ mạng, máy chủ, lưutrữ phục hồi dữ liệu, bảo mật hệ thống, thông tin địa lý, giải pháp phần mềmdoanh nghiệp, ngân hàng,…
Các dịch vụ: tư vấn chiến lược công nghệ thông tin, thiết kế, xây dựng
và triển khai hệ thống thông tin, quy hoạch kiến trúc hạ tầng thông tin, xâydựng hệ thống quản trị doanh nghiệp, thương mại điện tử, bảo mật,…