1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu khoa học TÊN đề tài “ PHÙ ĐỔNG – văn hóa và DI sản

45 530 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 815,5 KB

Nội dung

Đó là phát huycác giá trị văn hóa của quê hương giáo dục truyền thống, giáo dục nếp sống vănminh thanh lịch của người Hà Nội, giữ gìn bản sắc văn hóa ….- Từ những kiến thức của dự án và

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LÂM

BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

MÔN : LỊCH SỬ MÔN HỌC TÍCH HỢP : NGỮ VĂN, GDCD, ĐỊA LÍ

TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ THỊ THANH THỦY ĐIỆN THOẠI: 0913532046

EMAIL: thanhthuyc2phudong@gmail.com

Trang 2

Phù Đổng, tháng 1 năm 2015

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN

Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội

Phòng Giáo dục & Đào tạo Gia Lâm

Trường THCS Phù Đổng

Địa chỉ: Xóm Ba , Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội

Điện thoại: 043.8785391 ; Email: c2phudong-gl@hanoiedu.vn

Họ tên giáo viên: LÊ THỊ THANH THỦY

Ngày sinh : 23 tháng 5 năm 1969

Điện thoại: 0913532046; Email: Thanhthuyc2phudong@gmail.com

Trang 3

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC – MÔN LỊCH SỬ

Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội

Phòng Giáo dục & Đào tạo Gia Lâm

Trường THCS Phù Đổng

Địa chỉ: Xóm Ba , Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội

Điện thoại: 043.8785391; Email: c2phudong-gl@hanoiedu.vn

Họ tên giáo viên: Lê Thị Thanh Thủy

Điện thoại: 0913532046; Email: thanhthuyc2phudong@gmail.com

- Hiểu biết về vốn văn hóa, truyền thống của quê hương Phù Đổng

- Nắm được giá trị, ý nghĩa văn hóa, các giá trị di sản của mảnh đất địa linh nhânkiệt, lịch sử …-> tự hào

- Nêu được cách giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa - di sản của quêhương

- Vị trí địa lí của các di tích văn hóa, kiến trúc độc đáo của Phù Đổng

1.4 Môn Giáo dục công dân

Trang 4

- Hiểu được các giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần của người dân Phù Đổng.Giáo dục truyền thống yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc.

- Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa – di sản của quê hương, gia đình,dòng tộc

- Là một nhân chứng sống của Kịch trường sân khấu dân gian trong lễ hội lớn

nhất của đồng bằng Bắc bộ Việt Nam

2.2 Môn Văn học

- Rèn kĩ năng kể chuyện, kĩ năng thuyết minh, phát biểu cảm nghĩ

2.3 Môn Địa lý

- Nắm được vị trí của các di tích lịch sử và công trình kiến trúc độc đáo

2.4 Môn Giáo dục công dân

- Tham gia giữ gìn phát huy truyền thống quê hương

3 Thái độ

- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động học tập, giao lưu

- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa và

di sản của quê hương

- Có ý thức trong việc tham gia bảo tồn, giới thiệu, quảng bá về hình ảnh của quêhương, về Đền Gióng – di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, về lễ hội Gióng – di sảnvăn hóa phi vật thể của nhân loại

III Đối tượng dạy học

- Học sinh trường THCS Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội

+ Số lượng: 694 học sinh

+ Số lớp: 18 lớp

+ Khối lớp: 4 khối

IV Ý nghĩa của dự án

4.1 Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học

Trang 5

- Qua việc dạy học của dự án giúp học sinh có tư duy, vận dụng được kiến thức củanhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống Đó là phát huycác giá trị văn hóa của quê hương ( giáo dục truyền thống, giáo dục nếp sống vănminh thanh lịch của người Hà Nội, giữ gìn bản sắc văn hóa …).

- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn họckhác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huốngkhác trong cuộc sống tại địa phương ( biết giới thiệu về văn hóa và di sản của PhùĐổng cho mọi tầng lớp nhân dân , biết cách lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa –

di sản độc đáo có một không hai của quê hương)

4.2 Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống

- Học sinh có thêm được những kiến thức về lịch sử, văn hóa của quê hương đểnâng cao hiểu biết của bản thân và cộng đồng

- Có kỹ năng sống, có ý thức thực hành giới thiệu quảng bá cho hình ảnh của cácgiá trị văn hóa và di sản của quê hương

- Nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa di sản của Phù Đổng ( giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương)

V Thiết bị dạy học và học liệu

Trang 6

Lễ rước Đội quân phù giá

Trang 7

Đền Gióng Lược đồ Phù Đổng

Đặng Trần gia miếu Trưởng chi họ Đặng tặng quà

khuyến học cho con cháu trong dòng họ

Lễ hội Gióng Lễ đón bằng công nhận

Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Trang 8

Lãnh đạo UNESCO tại Việt Nam,

Lãnh đạo thành phố, Huyện Gia Lâm trong lễ đón bằng công nhận Lễ hội Gióng –

Di sản văn hóa phi vật thể

Lãnh đạo UNESCO tại Việt Nam,

Lãnh đạo thành phố, Huyện Gia Lâm trong lễ đón bằng công nhận Lễ hội Gióng –

Di sản văn hóa phi vật thể

Trang 9

- Một số thông tin về các gia đình, dòng họ lớn tại Phù Đổng ( trên trang Web của Chi họ Đặng Trần – Phù Đổng).

Bài 1: TRẠNG GIÓNG ĐẶNG CÔNG CHẤT

Theo Quyết định của Ban Khuyến học Hội đồng gia tộc họ Đặng ở Việt

Nam, từ năm 2007 sẽ có phần thưởng động viên lòng hiếu học của dòng họ theo đúng tinh thần “ Khuyến học, Khuyến tài, tiếp nối khoa danh dòng họ Đặng Vì dân, vì nước, nêu cao sự nghiệp dưới trời Nam” Vị danh nhân được lựa chọn

để đặt tên cho giải thưởng là Trạng Nguyên Đặng Công Chất ( 1622 – 1683), vị danh thần nổi tiếng thông minh và ngay thẳng Ông sinh ra tại làng Phù Đổng nên còn được gọi là Trạng Gióng.

Phúc đức tại mẫu

Tương truyền, dòng họ Đặng ở Việt Nam là con cháu của Trần Quốc Tuấn, vì

lí do này hay vì lí do khác mà đổi thành họ Đặng và chia nhau đi nhiều địa phươngkhác nhau trong cả nước Chi họ Đặng của Trạng Gióng về ở tại làng Phù Đổng( huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ) từ thế kỷ XVI thì thấy phong cảnh nơi đây núisông hữu tình Theo sách “ Đặng gia phả hệ Toản chính thực lục và Đặng gia phả

ký tục biên Lương Xá, Hà Tây” ( do Ngô Thế Long dịch và chú thích, NXB Thếgiới ấn hành năm 2006 tại Hà Nội ), ông nội của Trạng Gióng tên là Đặng MinhPhu, lúc trẻ từng đỗ đạt, làm quan lên tới chức Lại bộ Thị Lang, nhưng khi luốngtuổi , lại chỉ thích “ sống cảnh nhàn rỗi, dạy học” Chính cụ Đặng Minh Phu làngười đã góp phần sửa đặt lễ nghi ở địa phương, bồi đắp thuần phong mỹ tục cholàng Phù Đổng

Thân phụ của Trạng Gióng là trưởng nam của cụ Đặng Minh Phu , tên là HoàSắt, cũng là người có tiếng văn hay, mấy lần dự thi Hội đỗ Tam trường nên đượccác quan rất quý Cụ Đặng Hoà Sắt từng được bổ làm tri huyện Gia Định nhưng sau

11 năm lăn lộn quan trường, vẫn phải “giậm chân tại chỗ” nên cởi ấn về nhà theođuổi thú vui xem phong thuỷ …

Trạng Gióng là người con trai thứ 3, do bà chánh thất họ Nguyễn sinh ra Thânmẫu của Trạng Gióng cũng là người hiếu học, thuộc nhiều điển tích, ca dao Tính

bà nhân hậu, hay đem của nhà làm phúc giúp cả người dưng nước lã Khi mất, bàđược đặt hiệu là Từ Huệ bà Với con cái, Từ Huệ bà răn dạy rất nghiêm, theo đúng

lễ giáo Không phải ngẫu nhiên mà cả 4 người con trai của Từ Huệ bà về sau đềucông thành danh toại Người con cả từng làm đến chức Tham nghị Người con thứhai và người con thứ ba cũng điều hiển đạt Người con út, lúc nhỏ vụng về cáchlàm ăn nhưng rồi được anh trai kèm cặp nên rốt cuộc cũng tiến bộ, đỗ khoa Sĩ vọng

và sau này làm đến chức Đô Tổng binh Thiêm sự Cao Bằng Sách ghi, khi các con

đã trưởng thành mệnh quan triều đình rồi, Từ Huệ bà vẫn thường đọc cho các connghe ba nguyên tắc khi làm quan để nhắc nhở thêm…

Trang 10

Trạng Gióng sinh vào ngày Tân Mão, giờ Dần, năm Nhâm Tuất ( 1622).Tương truyền, thân mẫu của Trạng Gióng đến kỳ sinh nở đã nằm mơ thấy 1 con hổđen gầm lên một tiếng kinh thiên động địa, giật mình tỉnh giấc và trở dạ sinh con

Có công mài sắt

Ngay từ nhỏ, Đặng Công Chất đã tỏ ra rất hiếu học, quanh năm gần như không

lúc nào rời sách thánh hiền Mùa đông, trời lạnh, cậu bé Chất ra sân nằm phơi nắngcho ấm để đọc sách Có lần, người cha trông thấy con nằm co ro ngoài nắng đọcsách, đã buột miệng nói đùa, đại ý, nếu con sợ lạnh đến thế thì ta sẽ cho con kiểuđất “cấn bút, song quản sâm vân” , tức là thế đất hình hai quản bút chỉ thẳng lênmây trời ở phía Đông Câu này còn có nghĩa là ta sẽ cho con thế đất phát về vănchương, 5 đời mặc áo gấm không thôi…

Lớn lên, theo nghiệp lều chõng, Đặng Công Chất không phải lúc nào cũngđược suôn sẻ mặc dù thi khoa Sĩ vọng đầu tiên đã được xếp loại ưu ngay Văn củaông hay nhưng viết chữ cũng có lúc bị nhầm nên đã bị đánh hỏng ở kỳ thi tiếp đó.Quan triều lúc đó là người trọng tài, tiếc hơi văn hiếm có của Đặng Công Chất nên

đã tâu lên với vua để vua triệu vào trong cung, ban cho chức dạy học Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” phải tới năm 1961, Đặng Công Chất lúc đó đã gần tứ thập,mới đỗ Trạng Nguyên ( Tiến sĩ cập đệ ), cùng với Đào Công Chính và Ngô Khuê,Vua ban cho 3 Trạng Nguyên áo bào đoạn màu đỏ, đai lưng giát bạc, vinh quy bái

tổ về làng…Tiếp đó Đặng Công Chất thi ứng chế, đỗ thứ nhất nên được phongchức Hiển cung Đại phu, Lâm hàn thị giảng… Hoạn lộ sau này của Đặng CôngChất nhìn chung thuận buồm xuôi gió Phương châm hành xử chính của ông có thểdiễn giải bằng câu “ Kẻ sĩ rất quí ở cương trường” Đặng Công Chất làm quan lúcnào cũng rất mực thanh cần Nhà vua rất hay vời ông vào cung để giảngsách….năm 1676, Trạng Gióng từng được vua cử cùng Hồ Sĩ Dương đề tựa bộsách “ Lam sơn thực lục”, “tham khảo bản cũ cùng các sách gia đình để sửa lại, chỗnào sai thì chép lại cho đúng, chỗ nào sót thì bổ sung vào, cốt tiện đọc và truyền bárộng rãi…” Công việc của các công đã được đời sau đánh giá xứng đáng…Nhữngchức vụ cao nhất của Đặng Công Chất ở trong triều là Hình bộ Thượng thư và Binh

bộ Thượng thư Khi Trạng Gióng từ trần, ông được tặng Lại bộ Thượng thư, Thiếubảo, tước Bá…

Lấy Nhân làm gốc

Tại chỗ ngồi của mình, Đặng Công Chất thường cho dán câu đối : “ Lượng

năng do kỷ hữu Chí nghiệp tự thiên thành” ( Tài năng dù tự mình sẵn có, Sựnghiệp lớn phải nhờ trời mới nên )

Trong phép hành xử ở đời, Đặng Công Chất luôn lấy chữ tình và chữ nghĩalàm trọng, ông hiểu những cái yếu của người đời nhưng không bao giờ lấy đó làmđiều Cũng theo sách “ Đặng gia phả hệ Toàn chính thực lục và Đặng gia phả kýtục biên- Lương Xá , Hà Tây”, khi Đặng Công Chất thi ứng chế, các quan triềubình văn cho rằng văn của Đặng Công Chất hay hơn của người từng được cử vàochức Thị thư khoa trước là Nguyễn Quốc Khôi Nghe vậy, Nguyễn Quốc Khôi

Trang 11

không phục và có ý gây khó dễ cho Đặng Công Chất khi ông được cử làm Thị thưmới Thế nhưng , Trạng Gióng vẫn tươi cười như không và nhất mực đối đãi tử tếvới người tiền nhiệm Ngày Nguyễn Quốc Khôi mất, Đặng Công Chất đang phải đểtang thân mẫu Lệ thường, như Sách Lễ dạy, “ khi đang để tang cha mẹ, không nênviếng điếu ai” Thế nhưng , Đặng Công Chất khi nghe lời ngăn cản đã thốt lên : “Tăng Tử trong lúc có trọng tang, vẫn đến viếng thăm Tử Hạ” ( Tăng Tử và Tử Hạ

là các “ đệ tử chân truyền” của Khổng Tử, hai trong số 72 người hiền) Tức là ôngmuốn nói, người quân tử đôi khi phải biết vượt qua những phép tắc thông thường

mà ứng xử bất thường cho phải đạo nhân nghĩa Không những thế, Đặng CôngChất còn viết văn tế Nguyễn Quốc Khôi với những lời thấm thía : “ Ông bạn quýcủa tôi là bậc Trạng Nguyên hiếu trung Người quân tử chính trực Nước không mất

1665 đã được triều đình thăng chức Gia hành Đại phu, Công bộ Hữu Thị Lang… Trạng Gióng từng không chỉ 1 lần được vua cử đi sứ Trung Hoa Lại theo sách

“ Đặng gia phả hệ Toàn chính thực lục và Đặng gia phả ký tục biên – Lương Xá ,

Hà Tây”, lần Đặng Công Chất đi sứ năm 1683, trên đường trở về nước, ngồi bên bờsông Hoàng Hà, quan hộ tống triều Thanh nhìn thấy con nước cuộn chảy, đã yêucầu Đặng Công Chất ngẫu hứng làm 1 bài thơ “ cho thêm phần bạo dạn” TrạngGióng rót trà mời khách rồi chậm rãi viết lên trên lụa :

“ Xuất tự Côn Lôn, khảm vị doanh

Hoàng Hà đáo để chi kỳ bình

Thiêm tầm bất đãi Đường Ngu tuấn,

Nhất thực hề khuy Ngô Sở tranh

Đạm nhước hữu thời Bao Lão tiếu,

Đới như hà nhật Hán Hoàng Minh

Trường trưng long mã sơ phi ngẫu,

Để đức nguyên đồng nhật nguyệt minh”

Trang 12

( tạm dịch : Nước bắt đầu chảy, từ núi Côn Lôn, một vũng không đầy, Thế màngày nay thành sông Hoàng Hà, Sông dài nghìn tầm, không đợi đời Đường Nguđào vét, Một giọt không cạn, khi Ngô Sở tranh nhau Có khi nước trong như BaoChửng cất tiếng cười, Rồi có khi như dải áo, như lời thề vua Hán Khi có Long Mãnổi lên, điềm hay không ngẫu nhiên.Vì đức vua sáng như mặt trời, mặt trăng ).

Cách viết, cách nói ví von như thế, đến những câu thơ gọi là hậu hiện đại cũngkhông thể mới hơn Ông quan Trung Quốc “ xem bài thơ, đọc rõ từng câu, miệngtủm tỉm cười, ngẫm nghĩ hồi lâu, uống xong trà” rồi bình luận : “ Bụng dạ nhà thơ ,như nước sông muôn khoảnh mông mênh Những dòng nước nhỏ nhuần tưới trongkhoảnh trăm dặm hay nghìn dặm, một giọt nước thêm vào cũng chẳng thấm gì NướcNam là nơi mặt trời đỏ rực, vùng đất oi nóng, không ngờ lại là nơi “ Lụcnhất” sinh thành ! Như vậy thì đạo của người quân tử ở đâu cũng là đạo “ Nhân”

mà thôi ! Hà tất phải theo hùa hay bắt chước giống hệt nhau…”

Đã thành rồi, ở đâu cũng có người tài, thời nào cũng có người tài, trên mọiphương diện, cho muôn thuở…

Trạng Gióng là một nhân tài như thế của đất Việt, chứ không riêng họ Đặng

Đặng Yên Hòa

Bài 2: TRẠNG NGUYÊN ĐẶNG CÔNG CHẤT

VÀ DÒNG HỌ ĐẶNG CỦA ÔNG

Đặng Công Chất đỗ Trạng Nguyên khoa Tân Sửu, Vĩnh Thọ thứ tư (1661), ông

là đồng tác giả Trùng san Lam sơn thực lục và Đại Việt sử ký tục biên, ông còn có nhiều công lao về nội trị, ngoại giao đối với đất nước Nhưng từ trước đến nay một

số sách chép về ông và dòng họ Đặng còn sơ sài, có những điểm chưa đúng Qua sưu tầm, khảo cứu, nhất là được các cụ trong dòng họ Đặng cho xem cuốn Đặng thế gia phả ( gọi tắt là Thế phả) do Đặng Công Cơ ( con trai thứ 3 của Đặng Công Chất ) viết năm Bính Ngọ 1726, tôi xin trình bày một số tư liệu mới để bạn đọc tham khảo

Đặng Công Chất sinh ngày 28 tháng 8 năm Nhâm Tuất ( 1622) ( Sách tìm hiểu

kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp (tập 1) chép ông sinh năm 1621(?) ) ở làng

Phù Đổng huyện Tiên Du ( này là xã Phù Đổng , huyện Gia Lâm, Hà Nội ) Ôngvốn họ Trần , dòng dõi Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, đến đầu đời Lê cóông Trần Văn Huy hiệu là Đặng Hiến ( 1410 -1475) đỗ nhị giáp Tiến Sĩ đìnhnguyên năm Đại Bảo thứ ba (1442), làm quan tới Thượng thư bộ Hình di cư đến ởlàng Quang Bị, huyện Bất Bạt, phủ Thao Giang, trấn Sơn Tây ( nay thuộc huyện Ba

Vì, Hà Nội ) Đến đời thứ 3 có Trần Tuân ( là cháu nội Trần Văn Huy) nổi dậy khởinghĩa chống lại vua Lê Tương Dực (1509 – 1516) Nhưng cuộc khởi nghĩa bị thấtbại Trần Tuân bị tướng của triều đình là Trịnh Duy Sàn giết, quân tan vỡ Vì sợ

Trang 13

triều đình bắt tội nên “ dòng dõi của Trần Tuân dời đến xã Yên Quyết Thượng,huyện Từ Liêm ( nay là xã Yên Hoà, huyện Từ Liêm, Hà Nội ), đổi họ đi để tỏ ra làkhác biệt ( Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông xử Nxb KHXH, Hà Nội , 1978 chépnhầm là “ dòng dõi Trần Tuân”, Theo thế phả Trần Tuân là con nuôi, nên theo bácthì là em bố Công Du).

Theo thế phả thì người chạy ra Thượng Yên Quyết là Trần Công Du gọi TrầnTuân bằng chú Đến đời con ông Du chính thức đổi thành họ Đặng ( vì ông tổ TrầnVăn Huy có hiệu là Đặng Hiên) nên gọi là “ Đặng Công Toản” ( 1487 – 1547) đỗTiến sĩ khoa Canh Thìn ( 1520), làm quan Tham Chính xứ Kinh Bắc, đóng trụ sở ởlàng Phù Đổng, sinh người con trai thứ 7 là Đặng Công Khuê ( 1538 – 1600) ở đấy.Sau ông cho Khuê ở lại trú cư ở Phù Đổng , nên Công Khuê là người được suy tôn

là tổ chi họ Đặng ở Phù Đổng (*) ( Sách các Trạng Nguyên nước ta của Mai Hồng.Nxb Giáo dục, Hà Nội 1989 trang 93 chép về dòng họ Đặng có nhiều nhầm lẫn, lộnxộn, do không theo dõi kỹ 5 dòng lớn 19 chi… ở nhiều vùng )

Đặng Công Khuê thi đỗ thủ khoa Hương cống, làm quan tới chức Viên ngoạilang Bộ Lại, con trưởng ông Khuê là Đặng Công Sắt cũng đỗ giải nguyên Hươngcống khoa Tân Sửu (1601), làm quan tới chức Tham chính xứ Ông Sắt có 4 ngườicon trai là Đặng Công Toại, Đặng Công Nghị ( đều là nho sinh), con thứ ba là ĐặngCông Chất, con thứ tư là Đặng Công Trác đỗ giải nguyên Hương cống khoa TânMão (1699)

Đặng Công Chất là người có tài kiêm văn võ, nội trị, ngoại giao và cũng làngười có đạo đức, trung thực, liêm khiết Theo thế phả thì sau khi đỗ Trạng Nguyên

có khả năng lấy công chúa, nhưng ông Chất cố chối từ vì ở quê đã có vợ Việc nàylàm cho vua chúa không hài lòng nên tuy biết ông có tài văn học nhưng năm sau(1662) chúa liền bổ ông vào chức quan võ đi dẹp loạn ở Nghệ An rồi được cử làmĐốc thi xứ ấy Sau đó ông được triệu về kinh cử làm Hàn Lâm Viện thị giảng,chính trong thời gian này ông tham gia biên soạn Đại Việt sử ký tục biên do Thamtụng Phạm Công Trứ chủ biên (*) ( Tìm hiểu kho sách Hán Nôm tập 1 Nxb VănHoá , Hà Nội , 1984, trang 80) Tháng ba năm Ất Tỵ (1665) ông được thăng chứcHữu thị lang Bộ Công, có lẽ từ năm này ông cùng các ông Hồ Sĩ Dương và ĐàoCông Chính biên tập cuốn “Trùng san Lam sơn thực lục”

Tháng 5 năm Nhâm Tý (1672) , Đặng Công Chất về quê làng Phù Đổng chịutang mẹ, bất ngờ có việc Kiêu binh nổi loạn giết chết Bồi Tung ( Phó Tể tướng),Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh, triều đình liền sai Tuyển Quận Công đến nhàtriệu Đặng Công Chất về Thăng Long dẹp loạn Ông Chất về kinh đô phủ dụ Kiêubinh quân lính đều phục tùng Sau đó tháng 7 năm Ất Mão (1675), ông được thăng

Tả thị lang Bộ Lại, rồi được cử làm Bồi tụng nhập thị kinh diên năm Đinh Tỵ(1677), được cử làm trấn thủ Cao Bằng đánh dẹp Mạc Kính Vũ ở biên giới, sau đólại được triệu về Kinh “ quản thống 5 viên đại tướng” ( *) ( Đây là theo Thế phả,Các bộ sử cũ đều ghi ông có khuyết điểm nên được gọi về triều Sách Lịch triệu tao

kỳ (tập 1) của Ngô Cao Lãng còn cho biết khoa thi Hội năm Bính Thìn ( 1676) Bồitụng Đặng Công Chất được cử làm Phó chủ khảo, khoa này đứng đầu bảng là Thámhoa Nguuyễn Quý Đức )

Trang 14

Năm Tân Dậu ( 1681) , Đặng Công Chất được cử làm Chánh sứ sang TrungQuốc đàm phán với nhà Thanh Quan hệ giữa 2 nước lúc này rất thân thiện nênvua Thanh đã cử quan đại thần là Đàm Bất Miện ra đón và tiễn đoàn sứ bộ của tarất chu đáo Khi đoàn sứ bộ ta ra về, Đàm Bất Miện tiễn đến sông Hoàng Hà cùngĐặng Công Chất làm thơ xướng hoạ quyến luyến không rời nhau (1) ( Thế phả cóchép 1 bài thơ của Đặng Công Chất và 1 bài thơ của Đàm Bất Miện ).

Tháng 6 năm Nhâm Tuất ( 1682) đoàn sứ bộ về đến Thăng Long, Đặng CôngChất được vua chúa khen ngợi , thăng Binh bộ Thượng thư tước Khánh Xuyên Tử,

ba ngày sau gia tăng Tham tụng ( Tể tướng) Nhưng chưa được bao lâu, ngày 2tháng 7 năm Quý Hợi ( 1683) ông mất, vua lấy làm thương tiếc, đặt tên hiệu làTrung Túc, tặng chức Lại bộ Thượng thư, Thiếu bảo và tước Khánh Xuyên Bá Thếphả cho biết ông khẳng khái có chí lớn, không làm dinh thự và để của Làm quanchẳng biết lợi lộc, bao nhiêu bổng lộc đem cấp cho người thân thuộc, nhà không cócủa thừa… Lúc bé thường ăn canh mướp đến khi phú quí vẫn ăn canh mướp (2)( Lịch ký triều tập kỹ Sđđ , chép Đặng Công Chất về nước được thăng Hình bộThượng thư, theo Thế phả )

Đặng Công Chất còn có công đứng ra trùng tu đền thờ Phù Đổng ThiênVương ở quê nhà Dòng họ của ông sau này có nhiều người khoa bảng : cháu nộiông ( con Đặng Công Cơ) là Đặng Công Diễn ( 1709 – 1769) đỗ Hội nguyên Tiến

sĩ khoa Đinh Mùi ( 1728) làm quan tới chức Tế tửu ( Hiệu trưởng) trường Quốc TửGiám, thăng Công bộ Hữu thị lang, Bồi tụng ( Phó Tể tướng) Thư Vũ Hầu

(Đỗ Thỉnh)

- Một số bài viết về Phù Đổng, đền Gióng về lễ hội Gióng… trên các diễn đàn, của nhiều cá nhân khác nhau…

Bài 1: CẢM XÚC VỀ QUÊ HƯƠNG

QĐND - Tôi xa làng Gióng (xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) đã hai mùa hội Hai năm với những ngày phép vội vàng không ghé được qua đền Gióng xem cây đề trước cổng đã già thêm mấy cành Hai năm với bao nhung nhớ và khắc khoải

Tuổi thơ tôi lớn lên trong tiếng chuông chùa Kiến Sơ trầm mặc, trong tiếngtrống trận hào hùng ngày tháng Tư hội Gióng Trò trận giả ở bãi Soi Bia, bẻ nhữngnhánh tre đằng ngà làm gậy, lấy cậu bạn làm ngựa, tôi rong ruổi trên bãi trận ngàynào của người anh hùng trẻ nhỏ Rồi những ngày hội Gióng, có khi đóng vai chú bé

đi “roi rồng”, mặc áo đỏ chạy lăng xăng cho đến tuổi đi “lính áo đen” theo đội

“quân cô tướng”, tình yêu quê hương trong tôi cứ lớn mãi lên Không năm nào tôi bỏ đi lính hội Những năm hội chính thì tôi làm quân giặc nhà

Ân, những năm hội phụ thì làm quân ông Hiệu hì hục đi lấy nước đền Mẫu giữa cáinắng chói chang ngày hạ Không khí chiến trận, tinh thần dân tộc, lòng yêu quêhương đất nước cứ thế “chín” dần trong tôi, đậm mãi lên theo khói hương ngày hội

Trang 15

chính Lớn lên và đi học, không nghe theo lời khuyên của bố vào học một trườngkinh tế, tôi lại trở thành học viên của một trường quân sự

Xa nhà và rất ít có dịp về phép, mỗi lần nghe ti vi, đài báo nói về việc hộiGióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là lòng tôi lại rộn lênbao kỷ niệm Chưa bao giờ tôi lại nhớ làng, nhớ hội Gióng đến thế Tôi nhớ nhữngtrận chiến kéo dài 3 cây số đê dọc sông Đuống, nhớ những đoàn quân, nhớ hìnhảnh đội phù giá kéo ngựa chạy lộc cộc trên mặt đường nóng bỏng, nhớ tiếng hátphường Ải Lao và điệu múa mê hoặc của ông hổ Tôi nhớ đến tuổi thơ tôi

Giờ đây, khi đã là người chiến sĩ, tôi càng thấm thía những bài học mà ông cha

ta gửi gắm trong lễ hội tuyệt vời này Nếu có dịp tôi nhất định sẽ mời mọi ngườitrong đơn vị về dự hội Gióng Hòa vào đó, mỗi người sẽ cảm nhận rõ hơn tráchnhiệm của mình với dân tộc, với Tổ quốc Cần phải gắng sức hơn nữa để non sôngnày mãi mãi vững bền

Phạm Văn Thiệu

Bài 2: Di tích quốc gia đặc biệt - Phù Đổng Thiên vương

Câu chuyện Thánh Gióng đánh giặc trải qua hàng ngàn năm được các thế

hệ người Việt nhắc đến và học tập Hình tượng người anh hùng tên Gióng đã trở thành biểu tượng về của sức mạnh và lòng yêu nước của dân tộc ta Ngày nay, trên quê hương Thánh Gióng vẫn còn đó những di tích lịch sử và lễ hội hằng năm vẫn được nhân dân tổ chức để tưởng nhớ công ơn người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng đã được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 4, ngày 9-12-2013) Hội Gióng là một nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của dân tộc Việt Nam và là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

NÉT ĐẶC SẮC CỦA KHU DI TÍCH

Cụm di tích lịch sử Phù Đổng Thiên Vương nằm trên bờ bắc sông Đuống,trước kia thuộc phủ Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.Đền Gióng được lập từ thời Hùng Vương Sau này, khi vua Lý Thái Tổ định đô ởThăng Long đã cho tu sửa lại Đền hiện nay còn giữ được nhiều bộ phận kiến trúccủa thời Lê Trung Hưng; gồm có tam quan, bái đường, hậu cung, nhà thủy đình đểmúa rối nước ở ao trước đền, dựng vào thế kỷ XIX Tượng Thánh Gióng cao 3mđược đặt ở giữa hậu cung Ngoài ra đền còn có đôi rồng đá, đôi sư tử đá làm từ thời

Lê Dụ Tông (1705), cỗ ngai thờ từ thời Lê, bia năm 1660; đôi chim sứ cổ được cho

là của bà Chúa Chè Đặng Thị Huệ cung tiến cuối thế kỷ XVIII Đặc biệt trong đền

có nhiều hoành phi câu đối, trong đó có câu đối của Nguyễn Du: “Người thánh vốn trời sinh, dẹp tan giặc Bắc/ Dấu thần lưu đất cũ, giữ vững nước Nam”.

Trang 16

Đền Mẫu là nơi thờ mẹ Thánh Gióng Trước kia, Thánh Mẫu được thờ chungvới Thánh Gióng ở đền Thượng Đến năm 1683, đền Mẫu được xây dựng để thờriêng mẹ Thánh Gióng Đền Mẫu hiện còn lưu giữ được một số hiện vật như: Đôiphỗng đá, một bộ đài bạc, hai bình hương bằng đá Miếu Ban nằm ở phía Tây đềnThượng, đây được coi là nơi Thánh Gióng ra đời Miếu lợp ngói cổ hình mũi hài,phía sau có giếng Bát Nhũ trì, ở giữa nổi lên một gò đất con Cố Viên (vườn xưa) lànơi mẹ Thánh Gióng hái rau, ướm chân mình vào chân người khổng lồ, để rồi từ đómang thai sinh ra Thánh Gióng Trong Cố Viên có một ngôi nhà nhỏ, bên cạnh làhòn đá lớn có hình thù giống dấu chân của người khổng lồ và một tấm bia mangdòng chữ “Đổng Viên Thánh Mẫu cố trạch” (Nhà xưa của Thánh Mẫu trong vườnĐổng).

Ngược lên khu di tích lịch sử là đền Tượng thờ Thánh Gióng (xã Phù Linh Sóc Sơn), nơi Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời Khu di tích này gồm đềnchùa, miếu thờ tọa lạc trong khuôn viên rộng, xung quanh là núi non rợp mát bóngcây Quần thể di tích với 6 nơi thờ đều mang đậm những điển tích Mới đây trên núi

-Vệ Linh đã xây dựng chùa Non là nơi thờ Phật với tượng Phật tổ được đúc bằngđồng cao 3,5m, nặng 36 tấn Thần tích Phù Đổng Thiên Vương với hai khu thờ: Ởlàng Phù Đổng (Gia Lâm - Hà Nội) và đền thờ ở Phù Linh - Sóc Sơn sẽ mãi là nơilưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, là di sản văn hóaquốc gia và của nhân loại

VÀI NÉT VỀ HỘI GIÓNG

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộcvùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyềnthuyết Thánh Gióng, một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam Có 2hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc, xã Phù Linh - SócSơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng - Gia Lâm Ngày 16-11-2010, Hội Gióng đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phivật thể của nhân loại Giá trị nổi bật toàn cầu ở Hội Gióng chính là hiện tượng vănhóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ Mặc dù ởgần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiếntranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, nhưng Hội Gióng vẫn tồn tại một cáchđộc lập và bền vững Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng sinhđộng và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Langchống giặc Ân Thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các hìnhthức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộcchiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ

quốc Trung Lương

Bài 3: Lễ hội Thánh Gióng - một kí ức văn hóa

PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên

Huyền thoại Thánh Gióng đã có cuộc đời dài như lịch sử dân tộc và lễ hộiGióng đã có từ vài trăm năm trước đây Nghiên cứu huyền thoại và hội Gióng hơn

Trang 17

trăm năm có lẻ Trở lại đề tài này sau nhiều công trình tài hoa của nhiều học giả đitrước quả là một thách thức không nhỏ Chúng tôi đành chọn lối nghiên cứu giántiếp hay còn gọi lối nghiên cứu văn bản thiên về lý thuyết Chúng tôi muốn đề cậptới việc tiếp cận lễ hội nói chung và hội Gióng nói riêng từ quan điểm có tính biệnchứng của nhà văn hóa học người Đức Jan Asman khi coi lễ hội như là hình thứcđầu tiên của ký ức văn hóa"

Một mặt, ông cho rằng: "Ký ức văn hóa gắn chặt với những lễ hội Nó khônghoàn toàn như một dòng chảy, thâm nhập từ ngoài vào những cá thể, mà nói đúnghơn là một thế giới vật thể, thế giới mà con người sáng tạo ra” Và ở mặt khác: “Ký

ức văn hóa tuần hoàn theo hình thức hồi ức, mà khởi đầu là việc của các lễ hội vàviệc tổ chức lễ hội” Theo ông: “Sự lặp đi lặp lại nghi lễ đảm bảo cho tính liên kếtgiữa cộng đồng trong không gian và thời gian Thông qua lễ hội như là hình thức tổchức đầu tiên của kí ức văn hóa thì (hình thức) thời gian được chia ra thời gianthường nhật (ngày thường) và thời gian lễ hội trong xã hội chưa có chữ viết Vàothời gian lễ hội hay còn gọi là “thời gian mơ mộng” của những ngày lễ lớn chântrời tri thức được mở rộng vào vũ trụ, vào thời kì của sự sáng tạo, của những cái sơkhai và của những chuyển biến lớn, mà thế giới thời cổ đại đã tạo ra Những nghi lễ

và những truyền thuyết viết lại ý nghĩa của thực tế Sự tuân thủ sự bảo tồn và sựtruyền đạt kĩ lưỡng đồng thời với bản sắc dân tộc đảm bảo cho thế giới phát triểnkhông dừng

Ở những nền văn hóa chưa có chữ viết ký ức văn hóa gắn với những văn bản(chữ viết) một cách phiến diện (không cân đối) Ở đây những điệu nhảy, trò chơi,nghi lễ, mặt nạ, những bức tranh, giai điệu, nhịp điệu, đồ ăn, uống, không gian,những địa điểm, trang phục, hình xăm, trang sức, vũ khí thuộc những hình thức tựtưởng tượng và tự chứng nhận cho dân tộc mình một cách mạnh mẽ hơn nhiều” Cóthể nói, quan điểm nghiên cứu huyền thoại và lễ hội dưới góc độ ký ức văn hóa,dẫu không tuyên bố, đã được các học giả từ Nguyễn Văn Huyên, Cao Huy Đỉnhđến Trần Quốc Vượng… vận dụng một cách nhuần nhụy

Thiên thần thoại Thánh Gióng từ ký ức huyền thoại và ký ức tín ngưỡng đãtạo ra một ký ức không gian trên nhiều di tích cả một vùng trung châu rộng lớn, vàđặc biệt đã được lưu giữ và trao truyền qua ký ức lễ nghi và diễn xướng của lễ hộiThánh Gióng

* Ký ức huyền thoại

Thánh Gióng là một trong những thiên huyền thoại đẹp đẽ và hoành trángnhất của người Việt thể hiện tinh thần và sức mạnh trong đấu tranh chống ngoạixâm, giữ nước

Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồngông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức Hai ông bà ao ước có một đứa con.Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lênướm thử Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé

Trang 18

mặt mũi rất khôi ngô Hai vợ chồng mừng lắm Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khilên ba vẫn không biết nói, biết cười, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta Thế giặc mạnh, nhà vua

lo sợ Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước Đứa bé nghetin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây" Sứ giả vào, đứa bé bảo:

"Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giápsắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này"

Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua Nhà vua truyền chothợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả,chú bé lớn nhanh như thổi Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căngđứt chỉ Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phảichạy nhờ bà con, hàng xóm Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì

ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước

Giặc đã đến chân núi Trâu Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt Vừalúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến Chú bé vùng dậy, vươn vai mộtcái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt Tráng sĩbước lên vỗ vào mông ngựa Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội Tráng sĩ mặc áo giáp,cầm roi nhảy lên mình ngựa Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi

có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ Bỗngroi sắt gẫy Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc Giặc tan vỡ.Đám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn).Đến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả ngườilẫn ngựa từ từ bay lên trời

Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Đổng ThiênVương và lập đền thờ ngay ở quê nhà Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng,tục gọi là làng Gióng Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm Người ta kể rằngnhững bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầuvàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp Người

ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi

to Các cụ nói: đó là “Ông Đổng về hái cà” hay “Gió hái cà” Cũng từ lâu làngDóng được gọi là Kẻ - Đổng" và có tục trồng riêng một sào cà để dành cho ÔngĐổng về hái Ở các ruộng khác, người ta thường cắm cạnh mỗi cây cà một “quebông”, tức là những que tre dài, ở một đầu có vót thành xơ xoắn xuýt dính vào thân

Trang 19

que như hoa cà, ngụ ý đẻ dành cho Ông Đổng, kẻo ông trảy cà, gây thiệt hại đếnmùa cà”2

Từ một đức tin hồn nhiên như vậy, ông Gióng con của người cha khổng lồ

đã thành Thánh Gióng hay là Phù Đổng Thiên Vương hay Xung Thiên ThầnVương, và cuối cùng, đã trở thành một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡngdân gian Việt Nam

* Ký ức văn bản

Nhiều thế kỷ về sau với sự phát triển ý thức dân tộc và văn tự, thiên huyềnthoại đó đã được trí thức phong kiến Việt Nam sưu tầm ghi chép và văn bản hóa

Nó trở thành ký ức văn bản, ví dụ: Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại về Thánh

Gióng như sau:

"Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu,sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười.Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh luiđược giặc Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói:

"Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, vua không phải lo gì" Vua ban chogươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau,đánh tan quân giặc ở chân núi Vũ Ninh Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chếtrất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến xinhàng cả Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi Vua sai sửa sang chỗ vườn nhà của đứatrẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế Về sau, Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên ThầnVương (Miếu thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng)"

Thiên huyền thoại được lưu giữ vào ký ức văn bản như là một bước tiến của

ký ức văn hóa Tuy nhiên, sức sống của nó trong ký ức dân gian còn mạnh mẽ hơnkhi nó bước ra khỏi sử sách để sống một cách mãnh liệt trong tâm thức và trongkhát vọng của nhân dân ta góp nên ký ức cộng đồng “Khác với sử sách, giàu hơn

sử sách, có những lời kể khi văn xuôi, khi vần vè của nhiều cụ già trên sáu mươituổi về hình ảnh Dóng sinh ra, lớn lên và phóng ngựa đuổi giặc, gắn chặt với conngười, cây cỏ, đất nước và nghi lễ hội hè miền trung châu"

Trang 20

trung châu mà ngỡ ta đi trong một không gian huyền thoại Và điều này không chỉđúng với huyền thoại Thánh Gióng GS Trần Quốc Vượng đã nhận thấy tính đabình diện của ký ức không gian này bao gồm: một không gian địa lý - lịch sử vàmột không gian biểu tượng.

Trước hết giáo sư đề cập tới một không gian địa lý - lịch sử:

"Không gian phân bố các di tich có liên quan đến huyền tích Gióng là mộtmiền chân núi châu thổ Bắc Bộ, được khoanh lại trong vùng tam giác nâu, với 3đỉnh là:

1 - Làng Phù Đổng bên bờ sông Đuống: Quê hương và là nơi xuất phát củaThánh Gióng, người khổng lồ ba tuổi

2 - Núi Châu Cầu (Vũ Ninh nay thuộc Quế Võ) ở Lục Đầu Giang: "Chiếntrường" chống "Giặc Ân xâm lược, nơi Thánh Gióng giết tướng giặc Ân là ThạchLinh (tinh Đá)

3 - Núi Sóc hay rặng núi Sót - đúng hơn là miền "trước núi" của dải TamĐảo hùng vĩ: Nơi Thánh Gióng cưỡi ngựa bay lên trời Nối Châu Sơn và Sóc Sơn

là một sống đất cao dần lên, trên đó điểm từng cụm "vết chân ngựa Gióng"

Đó là không gian của một "bộ" (vùng) - bộ Tây Vu trong phức thể gọi là 15

bộ hợp thành "nước" Văn Lang của các vua Hùng - hay là vùng chân núi giáp đồngbằng, cái nôi của văn hóa Việt và người Việt cổ”

Sâu hơn không gian lịch sử và địa lý đó là trầm tích một không gian biểutượng GS Trần Quốc Vượng đã giải mã không gian này như sau:

“1 - Vết chân ngựa Gióng: Làm ăn, chủ yếu là làm ruộng trồng lúa, thì mốiquan tâm chính là nước Nước mưa, trời cho, theo thời mà làm ruộng

2 - Những bụi tre đằng ngà xưa kia còn mọc thành rừng, ở quanh hồ Tây, ởven sông Đuống, sông Dâu, sông Cầu CHẶT TRE NÊN GẬY; Kho vũ khí thôngthường và phổ biển của người dân quê

3 - Cọc buộc ngựa trên một sườn của đất Vũ Ninh sơn (Châu Cầu thất gian)tôi đã tận mắt nhìn thấy cái gọi là "Cọc buộc ngựa của giặc Ân" Đó là một trụ đánhân tạo, cao trên dưới 4 mét, trên nhỏ có ngãng, dưới to có ngõng cắm xuống mộtPHIẾN ĐÁ thời Lý tựa như trụ đá chùa Đạm (cũng ở Quế Võ tức châu Vũ Ninhthời Lý, nơi sử sách chép nhà Lý dựng nhiều chùa: Lâm Sơn, Sùng Nghiêm, ChúcThánh với hình tượng dương vật và ám vật, biểu tượng của Sự sống, của SứcMạnh Trần Tục, sự sống và sức mạnh vĩnh hằng

4 - Ngựa đá giặc Ân Theo huyền thoại, Thạch Linh, tướng giặc Ân rất tàn

ác, sai làm con ngựa đá rồi bắt dân phải cắt cỏ cho ngựa đá ăn, nếu ngựa không ăn,người dân bị giết chết.”

Trang 21

Ngoài ra làm nên ký ức không gian còn có hệ thống đền thờ thánh Gióng Ví

dụ, đền Phù Đổng hay còn gọi là đền Gióng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng ThiênVương, nằm ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội Đôi câu đối trước cổngđền viết: Thiết mã khóa vân cung, tuấn nhạc, liên quan thiên cổ ngưỡng

Thạch long kiều thủy các, sùng từ uy vọng ức niên khâm

(Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ánh thiêng, ngàn năm nhìn ngắmRồng đá chầu gác nước, đền lớn nguy nga vẻ đẹp, muôn thuở tôn sùng)Trong hậu cung còn có tượng Thánh Gióng và các tướng hộ vệ, cũng là nơigiữ các đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Có thể nói ký ức không gian ấy

“Và "những vết chân ngựa Gióng" còn in hằn trên mặt đất, mãi mãi in sâu tronglòng đất, trong lòng người, trong lòng lịch sử như chứng cứ muôn đời không phaicủa kỳ tích anh hùng”

* Ký ức lễ nghi

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơithuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùngtruyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.Theo Nguyễn Văn Huyên thì "việc tổ chức hội Gióng như ngày nay mới bắt đầu từkhoảng thế kỷ XI, đời Lý Thái Tổ" Lý Công Uẩn trước khi sáng lập ra triều Lýsống ở chùa Kiến Sơ, gần đền Phù Đổng và thường đến đây dâng hương cầu xinthần cho biết vận mệnh đất nước Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã ra lệnh tôn tạo,

mở rộng đền Phù Đổng và quy định thể thức tổ chức lễ hội Theo Cao Huy Đỉnh:

“Vì trung châu là nơi đã gắn những đặc điểm xã hội và thiên nhiên của mình vớicuộc đời và chiến công thần kỳ của Dóng, là nơi đã dựng lên ngôi đền Dóng uynghi và mở hội Dóng náo nhiệt hàng năm Đền Dóng và hội Dóng ấy đã khắc sâuvào trí nhớ muôn đời của nhân dân hình tượng vô cùng rực rỡ của người anhhùng.”

Hội Gióng ở Sóc Sơn và hội Gióng ở xã Phù Đổng, có ý nghĩa và hoàn chỉnhhơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn xướng, hay nói theoJan Asman, từ ký ức huyền thoại đến ký ức lễ nghi Những nghi thức được quantâm, chứa đựng trong nó sự huyền bí và sức sống của một huyền thoại gắn liền vớilòng tự chủ dân tộc của người Việt Nam Ở phương diện này có thể coi hội Gióngnhư là hình thức ký ức văn hóa đầu tiên

Đây là cơ hội để người tham dự được chứng kiến một hệ thống lễ thức vớicác thao tác thuần thục, uy nghi, mang tính nghệ thuật và tính biểu tượng cao nhằmtái hiện mối quan hệ nhiều chiều giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng,giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và ảo, giữa thiêng liêng và trần tục Trong bàiviết này dành mối quan tâm và phân tích hội Gióng Phù Đổng

Trang 22

Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào hai ngàymùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố HàNội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương" Để biểuđạt những ý tưởng và triết lý dân gian, hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn hết sứcphong phú và độc đáo GS Nguyễn Văn Huyên gọi là hội trận Chúng tôi xin đượcgọi đây là hội cờ tướng Các quân cờ chia ra hai phe Một bên là các ông “hiệu", hệthống tướng lĩnh của Ông Gióng: “Phù giá“, đội quân chính quy Một bên đối địch

là các “cô tướng“, tượng trưng các đạo quân xâm lược Phường “Ải Lao", trong đó

có “Ông Hổ", đội quân tổng hợp “Làng áo đỏ“, đội quân trinh sát nhỏ tuổi “Làng

áo đen", đội dân binh v.v… Hội Gióng như là một bàn cờ tướng rộng lớn với hàngtrăm quân cờ Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một quân

cờ đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc “Rước khám đường" là trinh sátgiặc; “Rước nước" là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“

là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; "Rước trận Soi Bia" là mô phỏng cách điệu trậnđánh ác liệt

Hội Gióng không chỉ là hội trận, hội cờ mà còn là một hệ thống tượng trưng

Lá cờ “lệnh" tôn nghiêm cùng với các động tác múa cờ "lệnh" của ông hiệu Cờ(tượng trưng Ông Gióng) là biểu đạt phép luỵện quân để giành thắng lợi “Binhpháp phải mưu lược sáng tạo" (múa cờ thuận và múa cờ nghịch) Đội phù giá ngoại

có tới 120 người, đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ có hình quả dưa, trên có đính chíncon rồng nhỏ, tượng trưng cho đất, vai đeo một túi “bán nguyệt" có hình nửa vầngtrăng, tượng trưng cho trời, tay cầm chiếc quạt giấy màu nâu khắc cụp, khắc xòetheo khẩu lệnh của ác ông “Xướng“ và “Xuất“, tượng trưng cho một loại vũ khí cósức biến ảo khôn lường Tất cả hoà quyện trong vai diễn phù giá làm nổi rõ sứcmạnh vô địch khi người chiến binh được thấm nhuần hào khí thiêng của đất trờiquê hương Trong lễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tướng giặc, tượng trưng cho 28đạo quân xâm lược nhà Ân

GS Trần Quốc Vượng trong công trình Truyền thuyết về ông Gióng - trong sách vở và ở ngoài đời đã có một sự đúc kết khá xác đáng như sau: “Tham gia sáng

tác truyền thuyết là người dân trung châu, người Chàm nô lệ Việt hóa, vị thiền sưPhật giáo, vị đạo sĩ Lão giáo… rồi từng bước chuẩn nhận của triều đình rồi trả vềcho dân chúng cho làng xã, tạo nên một sự hài hòa dù là tương đối và chưa hoàntoàn nhuần nhuyễn giữa: Truyền thuyết ó Sự thờ cúng óLễ hội”

Như là một ký ức văn hóa phong phú và đa dạng, lễ hội Thánh Gióng là sựchuyển hoá và tổng hợp từ ký ức huyền thoại óký ức tín ngưỡng ó ký ức khônggian ó ký ức văn bản ó ký ức lễ nghi Có thể nói, lễ hội Thánh Gióng đã biểu tượnghóa, diễn xướng hóa và vừa mã hóa vừa giải mã huyền thoại Thánh Gióng đểtruyền đạt về một ý niệm văn hóa của dân tộc ta, đó là chủ nghĩa anh hùng yêunước và đưa nó tái hòa nhập vào ký ức cộng đồng Ký ức văn hóa đã giải đáp vấn

đề này như sau: “Với tư cách là một khái niệm tổng hợp đối với tất cả tri thức, ký

ức văn hóa điều khiển hành động và trải nghiệm trong khuôn khổ liên hành độngđặc thù của một xã hội và chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác để luyện tập

và chỉ dẫn, lặp đi lặp lại”

Ngày đăng: 06/03/2015, 20:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w