Giới thiệu khái quát về Phù Đổng –

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học TÊN đề tài “ PHÙ ĐỔNG – văn hóa và DI sản (Trang 35 - 45)

quát về Phù Đổng – Con người và lịch sử.

1. Vị trí địa lí

- Phù Đổng là một xã nông thôn thuộc Huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội.

2. Lịch sử ra đời vàphát triển phát triển

- Phù Đổng là vùng đất cổ lâu đời của đồng bằng châu thổ sông Hồng. - Kiến thức địa lí. - Kiến thức lịch sử

đây là quê hương đã sinh ra và nuôi dưỡng cậu bé anh hùng lên ba đánh tan giặc Ân phương Bắc thời vua Hùng Vương thứ 6 .

- Trước cách mạng tháng tám 1945 xã Phù Đổng còn có tên là Tổng Gióng thuộc Huyện tiên Du, Bắc Ninh . Do việc mở rộng Hà Nội ngày 20/4/1961 Phù Đổng chính thức chuyển về Gia Lâm Hà Nội .

GV: Phù Đổng là nơi có nhiều danh nhân góp phần dựng nước và giữ nước. Danh nhân là tinh hoa được sinh ra từ đất và dân cư lao động sáng tạo xây dựng và bảo vệ quê hương . Phù Đổng là nơi xuất hiện sớm người Việt cổ đã chung lưng đấu cật cùng nhau khai phá đất đai , cải tạo đồng ruộng chinh phục thiên nhiên tạo dựng cuộc sống lập nên xóm làng trù phú, những cánh đồng phì nhiêu nuôi sống và chăm sóc các thế hệ nối tiếp nhau làm nên lịch sử.

Hoạt động 2: Tìm hiểu Phù Đổng văn hóa và di sản

GV: Sau hàng nghìn năm vùng đất nằm bên tả ngạn dòng sông Đuống vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ , nhiều di tích lịch sử văn hoá lâu đời trong đó có quần thể di tích lịch sử Đền Gióng ( đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia – Di tích quốc gia đặc biệt). Quần thể di tích đền Gióng bao gồm nhiều công trình đền chùa lớn nhỏ nằm rải rác khắp các thôn xóm của xã Phù Đổng và chứa đựng những giá trị văn hoá khác nhau liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng và các triều đại phong kiến Việt Nam cùng những danh nhân văn hoá của quê hương. -Học sinh lắng nghe và ghi bài. -Học sinh lắng nghe thực hiện -Học sinh lắng nghe và ghi bài - Trước cách mạng tháng 8 thuộc Huyện Tiên Du Bắc Ninh. - 20/4/1961 chuyển về Gia Lâm Hà Nội.

3. Con người

- Phù Đổng là nơi xuất hiện sớm người Việt cổ. - Có nhiều danh nhân. II. Phù Đổng – Văn hóa và di sản 1. Những công trình kiến trúc cổ và di tích. - Kiến thức lịch sử và địa lí. - Kiến thức lịch sử - Kiến thức lịch sử và địa lí

* GV : Cho HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh”. Thời gian 2 phút.

H: Em biết ở Phù Đổng có những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nào? Hãy ghi lại tên những công trình kiến trúc đó lên bảng phụ .

H: Hãy giời thiệu những hiểu biết của em về những công trình kiến trúc có tên mà các nhóm đã ghi lên bảng phụ?

GV: Sử dụng hình ảnh về các công trình kiến trúc và giới thiệu.

* Công trình nổi tiếng thứ nhất : Đền Thượng.

Đây là ngôi đền cổ Thờ Thánh Gióng . Tục truyền rằng sau khi đánh thắng giặc Ân , Gióng bay về trời . Cảm tạ công ơn Vua cho lập đền thờ tại quê nhà . Lúc đầu đó chỉ là ngôi miếu nhỏ . Đền đời vua Lê Đại Hành miếu được mở rộng, sau đến đời vua Lý Thái Tổ được mở rộng sửa sang thành đền thờ. Đền Thượng còn lưu giữ nhiều đạo sắc phong của các triều đại, các câu đối nổi tiếng của các văn nhân nho sĩ, và bức tượng lớn trong hậu cung khắc tạc chân dung người anh hùng lên ba đánh giặc. * Công trình nổi tiếng thứ hai : Đền Hạ

Đây là ngôi đền Thờ Thánh Mẫu ( Mẹ Thánh Gióng) . Đền được nhân dân Phù Đổng xây dựng vào năm 1693. Trong đền hiện còn lưu giữ bài vị thờ Thánh Mẫu và hai bức hoành phi cổ “ Thánh mẫu sinh thần “ và “ Hệ xuất thần minh”.

Ngoài hai công trình này liên quan đến truyền thuyết về người anh hùng lên ba đánh giặc còn có một số di tích quan trong khác như:

-Học sinh thực hiện. -Học sinh lắng nghe, quan sát. -Học sinh lắng nghe quan sát và ghi bài. - Đền Thượng : Thờ Đức Thánh Gióng. - Đền Hạ : Thờ Thánh Mẫu ( Mẹ Tháng Gióng). - Kiến thức lịch sử, giáo dục công dân

- Vườn hoa Cổ Trạch : Là nơi Thánh Mẫu nuôi dưỡng Thánh Gióng, cũng là nơi đất ở, có vườn cà và tảng đá in dấu chân thần sinh Thánh Gióng.

- Miếu Ban :Theo truyền thuyết đây là nơi sinh ra Thánh Gióng , nơi này được nhân dân Phù Đổng lưu giữ bảo tồn đến ngày nay gồm một hồ nước nhỏ , ở giữa là khuôn viên còn lưu lại một giường đá , một chậu đá, một liềm đá…

Và một số di tích liên quan đến lễ hội Gióng như : Đình Hạ mã , Giá ngự, soi bia , đống đàm, đống tam thai , cổ viên, nhà Thuỷ đình , ao rối …

* Công trình nổi tiếng thứ ba : Chùa Kiến sơ

Chùa Kiến Sơ được xây dựng từ trước năm 820 . Theo sử sách vua Lí Thái Tổ - Lí Công Uẩn khi còn nhỏ đã đến làm tiểu tại chùa . Trong thời gian này nhà vua đã được nhiều nhà sư có uy tín của triều đình dạy dỗ . Sau khi được tôn lên làm vua Lí Công Uẩn rời đô về thành Đại la xây dựng nơi đây thành kinh đô Thăng Long . Lí Thái Tổ đã cho tôn tạo Đền Gióng và chùa Kiến Sơ . Hiện nay Chùa Kiến Sơ lưu giữ Khánh đá, hàng trăm pho tượng phật độc đáo, hiếm có đặc biệt là ba pho tượng về Vua Lí Công Uẩn làm tiểu tu hành, tượng Thánh mẫu – mẹ vua và tượng thiền sư Võ Ngôn Thông.

* Công trình nổi tiếng thứ tư : Chùa Hương Hải

Chùa còn có tên là “ Ni viện Hương Hải ” , nơi nghiên cứu đạo Phật . Chùa được xây dựng từ thời Vua Lí Thánh Tông (1054 – 1072) do ni sư Diệu Nhân ( cháu gái vua Lí Thánh Tông) thành lập …

- Chùa Kiến sơ: Nơi Lí Công Uẩn từng đến làm tiểu tại chùa.

- Chùa Hương Hải: Nơi nghiên cứu đạo phật. - Kiến thức lịch sử, giáo dục công dân.

Bên cạnh hai ngôi chùa nổi tiếng trên còn có một số ngôi chùa khác như chùa Giếng ( Thôn Phù Đổng) , chùa Sùng Khánh ( Phù Dực), Thiên Đức( Đổng Viên), đình thờ Nguyễn Nộn ( Thành Hoàng thôn Phù Dực)…

Trong quá trình phát triển Phù Đổng có nhiều dòng họ đỗ đạt làm quan được triều đình lập bia tại Văn Miếu . Một trong những dòng họ nổi tiếng đó là dòng họ Đặng , Hoàng, Nguyễn … Hiện nay dòng họ Đặng vẫn còn lưu giữ và bảo tồn nhà thờ của dòng họ gần như nguyên vẹn . Năm 2007 được công nhận là di tích văn hoá lịch sử quốc gia . Tại đây còn nhà thờ của trạng nguyên Đặng Công Chất, nhà thờ của Thái bảo Đặng Trần Khuê (Ông nội Đặng Công Chất), nhà thờ của Vua Lê ban cho Tiến sĩ Đặng Công Diễn . H: Ý nghĩa của những di tích lịch sử và công trình kiến trúc của Phù Đổng ? -> Tất cả các Đền, Đình, Chùa, miếu, nhà thờ… hiện còn lưu giữ tại quê hương Phù Đổng đều là những công trình kiến trúc nổi tiếng, những tác phẩm điêu khắc có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, tâm linh thể hiện truyền thống tốt đẹp của người dân Phù Đổng trong lao động, chiến đấu và dựng xây. Đó cũng là những sản phẩm nghệ thuật độc đáo thể hiện đôi bàn tay khéo léo tài hoa của nhân dân Phù Đổng nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.

- GV: Chuyển ý, cho học sinh quan sát

tranh truyện. -Học sinh

kể lại - Một số công trình khác: Chùa Giếng, Chùa Sùng Khánh, Chùa Thiên Đức… nhà thờ các dòng họ Đặng, Hoàng, Nguyễn … -> Có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, tâm linh thể hiện truyền thống tốt đẹp của người dân Phù Đổng 2. Danh nhân và văn hóa. - Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng. - Kiến

H: Kể tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng?

H: Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng?

- Vua Hùng Vương đã phong người anh hùng cậu bé làng Góng là Phù Đổng Thiên Vương . Nhân dân Việt Nam nói chung và Phù Đổng nói riêng đã tôn vinh là Thánh Gióng – một trong tứ bất tử của dân tộc Việt Nam.

-Truyền thuyết Thánh Gióng và câu chuyện về người anh hùng bất tử ấy là biểu tượng về ý chí và sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong lịch sử , là bản trường ca bất tận của nhân dân Phù Đổng về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của cha ông, là niềm tự hào của các thế hệ người dân Phù Đổng về truyền thống văn hoá quê hương. Người dân Phù Đổng vinh dự và tự hào được mang tên của người anh hùng đã trở thành huyền thoại bất tử ấy.

- GV: Cho Học sinh xem và nghe một cách kể khác qua đoạn phim.

GV: Sau khi đất nước ta giành quyền tự chủ và nhất là từ khi Lí Thái Tổ rời đô về Thăng Long, trải qua gần 1000 năm nhân dân Phù Đổng đã cùng nhân dân cả nước xây dựng và giữ gìn nền độc lập tự chủ của các quốc gia phong kiến và nagỳ nay là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mảnh đất thiêng Phù Đổng đã xuất hiện rất nhiều những người con ưu tú đó là:

truyền thuyết Thánh Gióng. ( có thể dựa vào tranh) -Học sinh trả lời. -Học sinh quan sát, lắng nghe. - Danh nhân: thức văn học. - Kiến thức lịch sử và văn học.

- Hoài đạo đại vương – thôn Phù Dực. - Minh Phú đại tướng quân – Giáp phú – Phù Đổng.

- Trấn quốc đại tướng quân – Giáp chợ –Phù Đổng.

- Quảng đức đại tướng quân – Phù Dực

- Thượng thư họ Khổng – Xóm Bộ. -Trạng nguyên họ Đặng – Xóm Chợ. - Điền quận công (NguyễnThái Đường – 1660 thời Vua Lê Thần Tông)

Ngoài ra còn có Lí quận công , Đề quận công, Lập quận công, Nguyễn quận công phu nhân, Đại vương Thần nông, Đại vương thần đồng… Họ là những danh nhân đã có nhiều đóng góp cho đất nước trên những cương vị khác nhau. Tên tuổi của họ được nhắc đến trong văn tế Thánh Gióng nhằm nêu cao vai trò cũng như khắc sâu lòng biết ơn , tự hào của người dân Phù Đổng về những người con ưu tú của mình.

Phù Đổng còn truyền lại đôi câu đối : Phù Đổng danh hương đa tụ khí

Quốc triều cựu điển trong sư nho.

Tạm dịch

Phù Đổng quê hương nổi tiếng nhiều nhân tài

Đất nước xưa nay rất trọng người có học.

H: Kể những hiểu biết của em về hai danh nhân – tiến sĩ của dòng họ Đặng ? ( Gọi HS dòng họ Đặng). -Học sinh trả lời. + Trạng nguyên : Đặng Công Chất. + Tiến sĩ : Đặng Công Diễn. -Kiến thức lịch sử.

-GV: Cuối thời Hậu lê ( thế kỉ 17) theo gia phả họ Đặng Trần (Xóm Bộ – mảnh đất gia đình ông Đào Kí ngày nay) cụ Đặng Trần Khuê đã mở trường dạy học . Cụ đã lấy tên trường là “ Xuân phố” chính mái trường nay đã tạo nên trạng nguyên khoa thi năm 1661 thời vua Lê Thần Tông - Đặng Công Chất . Tiếp sau khoa thi năm Đinh mùi 1727 thời Vua Lê Dụ tông cháu nội của Đặng Công Chất là Đặng Công Diễn đỗ Tiến sĩ . Một gia đình hai ông cháu đều học giỏi, đỗ đạt trở thành những trụ cột lương đống của triều đình. Hai ông cháu đều được ghi danh trên bia đá đặt tại Văn Miếu Quốc tử giám và đều là những vì sao sáng mà ngày ngày các thế hệ con cháu Phù Đổng lấy đó làm tấm gương để noi theo.

- GV: Tại Phù Đổng vẫn còn lưu truyền câu ca :

Ai ơi mùng chín tháng tư

Không đi hội Gióng cũng hư một đời. H: Câu ca trên nói tới nét đẹp văn hóa nào của Phù Đổng?

GV: Cho HS quan sát ảnh Bộ ngoại giao, đại diện Unesco tại Việt Nam, lãnh đạo Thành phố Hà Nội và Gia Lâm trong buổi lễ đón nhận bằng công nhận lễ hội Gióng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

H: Kể về lễ hội Gióng?

H: Em có tham gia vào các vai diễn

-Học sinh lắng nghe -Học sinh trả lời. -Học sinh quan sát lắng nghe -Học sinh kể về lễ hội Gióng mà mình được tham gia. -Học sinh trả lời 3. Di sản văn hóa - Lễ Hội Gióng : 9/4 âm lịch. -Kiến thức lịch sử, giáo dục công dân, văn học. -Kiến thức thực tế, lịch sử.

trong lễ hội Gióng không? Có những vai diễn nào trong kịch trường dân gian đó ?

GV: Cho học sinh quan sát các hình ảnh và đoạn phim về lễ hội Gióng. H: Vì sao lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại?

GV bổ sung và chốt ghi bẳng: Lễ hội Gióng là hoạt động văn hoá không đơn thuần giống một số lễ hội khác ở Việt Nam. Hội Gióng có những đặc sắc về văn hoá , về lịch sử , về truyền thống dân gian dựng nước và giữ nước . Đây được coi là lễ hội lớn nhất của đồng bằng Bắc bộ .Tương truyền lễ hội Gióng được xây dựng và hoàn thiện từ thời Vua Lí Thái Tông sau đại thắng giặc Tống, hàm súc nhiều ý nghĩa giáo dục sâu sắc . Hiện nay lễ hội Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Cùng với lễ hội Gióng Phù Đổng còn có lễ hội tổ chức vào ngày 21 tháng hai âm lịch hàng năm. Đây là ngày giỗ mẹ Thánh Gióng nên còn gọi là ngày giỗ Mẫu. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng một người con anh hùng của quê hương Phù Đổng.

Hoạt động 4: Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa – di sản

* Hoạt động nhóm : 2 phút

H : Cần làm gì để phát huy và giữ gìn các giá trị văn hóa và di sản của Phù Đổng? -Học sinh quan sát -Học sinh trả lời - Học sinh tự giải quyết tình huống theo suy nghĩ riêng.

-> Đây được coi là lễ hội lớn nhất của đồng bằng Bắc bộ. Có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. - Lễ giỗ Mẫu : 21/2 âm lịch III. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa và di sản.

- Hiểu biết về các vẻ đẹp truyền thống. - Trân trọng, bảo vệ, tham gia vào các hoạt động văn hóa của thôn xóm, quê hương ( việc tham gia vào các vai diễn trong lễ hội là hành động thiết thực nhất bảo tồn Kịch trường - Kiến thức giáo dục công dân…

* Tình huống : GV sử dụng tình huống về học sinh thiếu tự tin về quê hương, dòng họ của mình.

H: Em sẽ làm gì khi rơi vào tình huống như bạn?

H: Em và các bạn học sinh Phù Đổng đã làm những gì để tham gia giữ gìn và phát huy các giá trị của di ản văn hóa quê hương ?

- Tham gia vệ sinh Đền Gióng vào trước ngày rằm, mùng một hàng tháng. - Tham gia vào các vai diễn trong lễ hội : Rước nước, khám đường, quân áo đen, quân áo đỏ, cô tướng, phù giá….

* Bài tập : Nếu được làm một hướng dẫn viên giới thiệu cho các bạn nhỏ ở nơi khác khi đến thăm Phù Đổng em sẽ giớ thiệu cho các bạn những gì về quê hương mình?

Hoạt động 5: Luyện tập

GV: Hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm và làm bài tập tự

-Học sinh lựa chọn và trình bày. -Học sinh kể những việc đã làm. -Học sinh thực hiện -Học sinh hoàn thành bài tập vào phiếu và giấy kiểm tra.

dân gian của lễ hội).

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học TÊN đề tài “ PHÙ ĐỔNG – văn hóa và DI sản (Trang 35 - 45)