1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tích hợp kiên môn-Phù Đổng, văn hóa và di sản

45 465 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 756 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LÂM BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN : LỊCH SỬ MÔN HỌC TÍCH HỢP : NGỮ VĂN, GDCD, ĐỊA LÍ TÊN ĐỀ TÀI “ PHÙ ĐỔNG – VĂN HÓA VÀ DI SẢN” TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ THỊ THANH THỦY ĐIỆN THOẠI: 0913532046 EMAIL: thanhthuyc2phudong@gmail.com Phù Đổng, tháng 1 năm 2015 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội Phòng Giáo dục & Đào tạo Gia Lâm Trường THCS Phù Đổng Địa chỉ: Xóm Ba , Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội Điện thoại: 043.8785391 ; Email: c2phudong-gl@hanoiedu.vn Họ tên giáo viên: LÊ THỊ THANH THỦY Ngày sinh : 23 tháng 5 năm 1969 Điện thoại: 0913532046; Email: Thanhthuyc2phudong@gmail.com PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC – MÔN LỊCH SỬ Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội Phòng Giáo dục & Đào tạo Gia Lâm Trường THCS Phù Đổng Địa chỉ: Xóm Ba , Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội Điện thoại: 043.8785391; Email: c2phudong-gl@hanoiedu.vn Họ tên giáo viên: Lê Thị Thanh Thủy Điện thoại: 0913532046; Email: thanhthuyc2phudong@gmail.com I. Tên dự án dạy học Lịch sử địa phương “ PHÙ ĐỔNG - VĂN HÓA VÀ DI SẢN” II. Mục tiêu dạy học 1. Kiến thức: 1.1. Môn Lịch sử - Nắm được những kiến thức cơ bản về lịch sử vùng đất và con người Phù Đổng từ cội nguồn đến nay. - Hiểu biết về vốn văn hóa, truyền thống của quê hương Phù Đổng - Nắm được giá trị, ý nghĩa văn hóa, các giá trị di sản của mảnh đất địa linh nhân kiệt, lịch sử …-> tự hào. - Nêu được cách giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa - di sản của quê hương. 1.2. Môn Văn học - Kể lại được truyền thuyết Thánh Gióng, ý nghĩa của truyền thuyết , biết giới thiệu thuyết minh về quê hương Phù Đổng, về các di tích lịch sử, lễ hội Gióng. 1.3. Môn Địa lý - Nắm được vị trí địa lí của quê hương Phù Đổng trong vùng đất Tam cổ, Gia Lâm, Hà Nội. - Vị trí địa lí của các di tích văn hóa, kiến trúc độc đáo của Phù Đổng. 1.4. Môn Giáo dục công dân - Hiểu được các giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần của người dân Phù Đổng. Giáo dục truyền thống yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc. - Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa – di sản của quê hương, gia đình, dòng tộc. 2. Kỹ năng 2.1. Môn Lịch sử - Nhớ các sự kiện lịch sử và văn hóa của Phù Đổng, các di tích đền chùa, các hoạt động diễn ra trong lễ hội . - Tham gia các vai diễn trong hoạt động lễ hội để góp phần giữ gìn di sản văn hóa của Phù Đổng, của nhân loại. - Là một nhân chứng sống của Kịch trường sân khấu dân gian trong lễ hội lớn nhất của đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. 2.2. Môn Văn học - Rèn kĩ năng kể chuyện, kĩ năng thuyết minh, phát biểu cảm nghĩ . 2.3. Môn Địa lý - Nắm được vị trí của các di tích lịch sử và công trình kiến trúc độc đáo. 2.4. Môn Giáo dục công dân - Tham gia giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. 3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động học tập, giao lưu. - Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa và di sản của quê hương - Có ý thức trong việc tham gia bảo tồn, giới thiệu, quảng bá về hình ảnh của quê hương, về Đền Gióng – di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, về lễ hội Gióng – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. III. Đối tượng dạy học - Học sinh trường THCS Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. + Số lượng: 694 học sinh + Số lớp: 18 lớp + Khối lớp: 4 khối IV. Ý nghĩa của dự án 4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học của dự án giúp học sinh có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Đó là phát huy các giá trị văn hóa của quê hương ( giáo dục truyền thống, giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch của người Hà Nội, giữ gìn bản sắc văn hóa …). - Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác trong cuộc sống tại địa phương ( biết giới thiệu về văn hóa và di sản của Phù Đổng cho mọi tầng lớp nhân dân , biết cách lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa – di sản độc đáo có một không hai của quê hương). 4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống - Học sinh có thêm được những kiến thức về lịch sử, văn hóa của quê hương để nâng cao hiểu biết của bản thân và cộng đồng. - Có kỹ năng sống, có ý thức thực hành giới thiệu quảng bá cho hình ảnh của các giá trị văn hóa và di sản của quê hương. - Nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa di sản của Phù Đổng ( giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương). V. Thiết bị dạy học và học liệu 5.1. Thiết bị dạy học - Phòng học bộ môn. - Hệ thống máy chiếu đa năng. - Bảng phụ, bút dạ, máy đa vật thể. - Tranh ảnh …. 5.2. Học liệu - Một số hình ảnh, video về Đền Gióng, lễ hội Gióng, về các công trình văn hóa, kiến trúc…. ( do các nhà báo, phóng viên thực hiện gửi trên các diễn đàn). Lễ rước Đội quân phù giá Chùa Hương Hải Chùa Kiến Sơ Chùa Phù Dực Đền Mẫu Đền Gióng Lược đồ Phù Đổng Đặng Trần gia miếu Trưởng chi họ Đặng tặng quà khuyến học cho con cháu trong dòng họ. Lễ hội Gióng Lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại Lãnh đạo UNESCO tại Việt Nam, Lãnh đạo thành phố, Huyện Gia Lâm trong lễ đón bằng công nhận Lễ hội Gióng – Di sản văn hóa phi vật thể. Lãnh đạo UNESCO tại Việt Nam, Lãnh đạo thành phố, Huyện Gia Lâm trong lễ đón bằng công nhận Lễ hội Gióng – Di sản văn hóa phi vật thể. - Một số thông tin về các gia đình, dòng họ lớn tại Phù Đổng ( trên trang Web của Chi họ Đặng Trần – Phù Đổng). Bài 1: TRẠNG GIÓNG ĐẶNG CÔNG CHẤT Theo Quyết định của Ban Khuyến học Hội đồng gia tộc họ Đặng ở Việt Nam, từ năm 2007 sẽ có phần thưởng động viên lòng hiếu học của dòng họ theo đúng tinh thần “ Khuyến học, Khuyến tài, tiếp nối khoa danh dòng họ Đặng . Vì dân, vì nước, nêu cao sự nghiệp dưới trời Nam”. Vị danh nhân được lựa chọn để đặt tên cho giải thưởng là Trạng Nguyên Đặng Công Chất ( 1622 – 1683), vị danh thần nổi tiếng thông minh và ngay thẳng. Ông sinh ra tại làng Phù Đổng nên còn được gọi là Trạng Gióng. Phúc đức tại mẫu Tương truyền, dòng họ Đặng ở Việt Nam là con cháu của Trần Quốc Tuấn, vì lí do này hay vì lí do khác mà đổi thành họ Đặng và chia nhau đi nhiều địa phương khác nhau trong cả nước. Chi họ Đặng của Trạng Gióng về ở tại làng Phù Đổng ( huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ) từ thế kỷ XVI thì thấy phong cảnh nơi đây núi sông hữu tình. Theo sách “ Đặng gia phả hệ Toản chính thực lục và Đặng gia phả ký tục biên Lương Xá, Hà Tây” ( do Ngô Thế Long dịch và chú thích, NXB Thế giới ấn hành năm 2006 tại Hà Nội ), ông nội của Trạng Gióng tên là Đặng Minh Phu, lúc trẻ từng đỗ đạt, làm quan lên tới chức Lại bộ Thị Lang, nhưng khi luống tuổi , lại chỉ thích “ sống cảnh nhàn rỗi, dạy học”. Chính cụ Đặng Minh Phu là người đã góp phần sửa đặt lễ nghi ở địa phương, bồi đắp thuần phong mỹ tục cho làng Phù Đổng. Thân phụ của Trạng Gióng là trưởng nam của cụ Đặng Minh Phu , tên là Hoà Sắt, cũng là người có tiếng văn hay, mấy lần dự thi Hội đỗ Tam trường nên được các quan rất quý. Cụ Đặng Hoà Sắt từng được bổ làm tri huyện Gia Định nhưng sau 11 năm lăn lộn quan trường, vẫn phải “giậm chân tại chỗ” nên cởi ấn về nhà theo đuổi thú vui xem phong thuỷ … Trạng Gióng là người con trai thứ 3, do bà chánh thất họ Nguyễn sinh ra. Thân mẫu của Trạng Gióng cũng là người hiếu học, thuộc nhiều điển tích, ca dao. Tính bà nhân hậu, hay đem của nhà làm phúc giúp cả người dưng nước lã. Khi mất, bà được đặt hiệu là Từ Huệ bà. Với con cái, Từ Huệ bà răn dạy rất nghiêm, theo đúng lễ giáo. Không phải ngẫu nhiên mà cả 4 người con trai của Từ Huệ bà về sau đều công thành danh toại. Người con cả từng làm đến chức Tham nghị. Người con thứ hai và người con thứ ba cũng điều hiển đạt. Người con út, lúc nhỏ vụng về cách làm ăn nhưng rồi được anh trai kèm cặp nên rốt cuộc cũng tiến bộ, đỗ khoa Sĩ vọng và sau này làm đến chức Đô Tổng binh Thiêm sự Cao Bằng. Sách ghi, khi các con đã trưởng thành mệnh quan triều đình rồi, Từ Huệ bà vẫn thường đọc cho các con nghe ba nguyên tắc khi làm quan để nhắc nhở thêm… Trạng Gióng sinh vào ngày Tân Mão, giờ Dần, năm Nhâm Tuất ( 1622). Tương truyền, thân mẫu của Trạng Gióng đến kỳ sinh nở đã nằm mơ thấy 1 con hổ đen gầm lên một tiếng kinh thiên động địa, giật mình tỉnh giấc và trở dạ sinh con. Có công mài sắt Ngay từ nhỏ, Đặng Công Chất đã tỏ ra rất hiếu học, quanh năm gần như không lúc nào rời sách thánh hiền. Mùa đông, trời lạnh, cậu bé Chất ra sân nằm phơi nắng cho ấm để đọc sách. Có lần, người cha trông thấy con nằm co ro ngoài nắng đọc sách, đã buột miệng nói đùa, đại ý, nếu con sợ lạnh đến thế thì ta sẽ cho con kiểu đất “cấn bút, song quản sâm vân” , tức là thế đất hình hai quản bút chỉ thẳng lên mây trời ở phía Đông. Câu này còn có nghĩa là ta sẽ cho con thế đất phát về văn chương, 5 đời mặc áo gấm không thôi… Lớn lên, theo nghiệp lều chõng, Đặng Công Chất không phải lúc nào cũng được suôn sẻ mặc dù thi khoa Sĩ vọng đầu tiên đã được xếp loại ưu ngay. Văn của ông hay nhưng viết chữ cũng có lúc bị nhầm nên đã bị đánh hỏng ở kỳ thi tiếp đó. Quan triều lúc đó là người trọng tài, tiếc hơi văn hiếm có của Đặng Công Chất nên đã tâu lên với vua để vua triệu vào trong cung, ban cho chức dạy học. Theo sách “ Đại Việt sử ký toàn thư” phải tới năm 1961, Đặng Công Chất lúc đó đã gần tứ thập, mới đỗ Trạng Nguyên ( Tiến sĩ cập đệ ), cùng với Đào Công Chính và Ngô Khuê, Vua ban cho 3 Trạng Nguyên áo bào đoạn màu đỏ, đai lưng giát bạc, vinh quy bái tổ về làng…Tiếp đó Đặng Công Chất thi ứng chế, đỗ thứ nhất nên được phong chức Hiển cung Đại phu, Lâm hàn thị giảng… Hoạn lộ sau này của Đặng Công Chất nhìn chung thuận buồm xuôi gió. Phương châm hành xử chính của ông có thể diễn giải bằng câu “ Kẻ sĩ rất quí ở cương trường”. Đặng Công Chất làm quan lúc nào cũng rất mực thanh cần. Nhà vua rất hay vời ông vào cung để giảng sách….năm 1676, Trạng Gióng từng được vua cử cùng Hồ Sĩ Dương đề tựa bộ sách “ Lam sơn thực lục”, “tham khảo bản cũ cùng các sách gia đình để sửa lại, chỗ nào sai thì chép lại cho đúng, chỗ nào sót thì bổ sung vào, cốt tiện đọc và truyền bá rộng rãi…” Công việc của các công đã được đời sau đánh giá xứng đáng…Những chức vụ cao nhất của Đặng Công Chất ở trong triều là Hình bộ Thượng thư và Binh bộ Thượng thư. Khi Trạng Gióng từ trần, ông được tặng Lại bộ Thượng thư, Thiếu bảo, tước Bá… Lấy Nhân làm gốc Tại chỗ ngồi của mình, Đặng Công Chất thường cho dán câu đối : “ Lượng năng do kỷ hữu. Chí nghiệp tự thiên thành” ( Tài năng dù tự mình sẵn có, Sự nghiệp lớn phải nhờ trời mới nên ). Trong phép hành xử ở đời, Đặng Công Chất luôn lấy chữ tình và chữ nghĩa làm trọng, ông hiểu những cái yếu của người đời nhưng không bao giờ lấy đó làm điều. Cũng theo sách “ Đặng gia phả hệ Toàn chính thực lục và Đặng gia phả ký tục biên- Lương Xá , Hà Tây”, khi Đặng Công Chất thi ứng chế, các quan triều bình văn cho rằng văn của Đặng Công Chất hay hơn của người từng được cử vào chức Thị thư khoa trước là Nguyễn Quốc Khôi. Nghe vậy, Nguyễn Quốc Khôi [...]... Gióng được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại ? - GV sử dụng các hình ảnh, video về sự chuẩn bị của nhân dân Phù Đổng cho Lễ hội Gióng và Lễ hội Gióng Hoạt động 4: Giữ gìn và phát huy các giá trị của văn hóa và di sản * Hoạt động nhóm : H : Cần làm gì để phát huy và giữ gìn các giá trị văn hóa và di sản của Phù Đổng? III Giữ gìn và phát huy các giá trị của văn hóa và di sản của Phù Đổng - Hiểu... sống và chăm sóc các thế hệ nối tiếp nhau làm nên lịch sử Hoạt động 2: Tìm hiểu Phù Đổng văn hóa và di sản II Phù Đổng – Văn hóa và di sản 1 Những công GV: Sau hàng nghìn năm vùng đất nằm -Học sinh trình kiến trúc cổ bên tả ngạn dòng sông Đuống vẫn còn lắng nghe và di tích lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ , và ghi bài - Kiến nhiều di tích lịch sử văn hoá lâu đời thức trong đó có quần thể di tích. .. hội Thánh Gióng đã biểu tượng hóa, di n xướng hóa và vừa mã hóa vừa giải mã huyền thoại Thánh Gióng để truyền đạt về một ý niệm văn hóa của dân tộc ta, đó là chủ nghĩa anh hùng yêu nước và đưa nó tái hòa nhập vào ký ức cộng đồng Ký ức văn hóa đã giải đáp vấn đề này như sau: “Với tư cách là một khái niệm tổng hợp đối với tất cả tri thức, ký ức văn hóa điều khiển hành động và trải nghiệm trong khuôn khổ... Phù Đổng – Văn hóa và di sản II Phù Đổng – Văn hóa và di sản 1 Những công trình kiến trúc cổ và di GV: chuyển ý, giới thiệu chung về các tích công trình kiến trúc văn hóa GV: cho học sinh quan sát các hình ảnh về các công trình kiến trúc * Cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh” H: Em biết ở Phù Đổng có những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nào? Hãy giời thiệu những hiểu biết của em về - Đền Thượng... về các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội của Phù Đổng VII Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 1 Đền Gióng được xây dựng từ thời nào ? 2 Lễ hội Gióng được tổ chức chính vào ngày nào? 3 Trong lễ hội Gióng thường có bao nhiêu vai di n 5 Lễ Hội Gióng Phù Đổng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm nào? 6 Trận đánh quan trọng nhất trong Lễ hội Gióng di n ra ở nơi nào? 7 Đền Hạ... vẫn còn đó những di tích lịch sử và lễ hội hằng năm vẫn được nhân dân tổ chức để tưởng nhớ công ơn người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng đã được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 4, ngày 9-12-2013) Hội Gióng là một nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của dân tộc Việt Nam và là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của... di tích lịch sử Đền lịch sử Gióng ( đã được xếp hạng di tích lịch và địa sử văn hoá cấp quốc gia – Di tích quốc lí gia đặc biệt) Quần thể di tích đền Gióng bao gồm nhiều công trình đền chùa lớn nhỏ nằm rải rác khắp các thôn xóm của xã Phù Đổng và chứa đựng những giá trị văn hoá khác nhau liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng và các triều đại phong kiến Việt Nam cùng những danh nhân văn hoá của quê... - Học sinh trình bày suy nghĩ của bản - Trân trọng, bảo vệ, tham gia vào các thân trong việc phát huy và giữ gìn các hoạt động văn hóa của thôn xóm, quê giá trị văn hóa của Phù Đổng hương - Giới thiệu cho các bạn và mọi người biết H: Em và các bạn học sinh Phù Đổng đã làm những gì để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa và di sản – Lễ hội Gióng của Phù Đổng? - Học sinh trình bày những việc đã tham... thuyết minh về đền Gióng, lễ hội Gióng 9 Phát biểu cảm nghĩ về Lễ hội Gióng? VIII Các sản phẩm của học sinh 1 Bài giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hóa của quê hương ( Đền Gióng, lễ hội Gióng , suy nghĩ cảm nhận về đền Gióng, về truyền thống quê hương…) + Bài viết của học sinh Lễ hội Gióng Phù Đổng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Trước niềm vui và tự hào về truyền... hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc, xã Phù Linh - Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng - Gia Lâm Ngày 1611-2010, Hội Gióng đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Giá trị nổi bật toàn cầu ở Hội Gióng chính là hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng . ĐÀO TẠO GIA LÂM BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN : LỊCH SỬ MÔN HỌC TÍCH HỢP : NGỮ VĂN, GDCD, ĐỊA LÍ TÊN ĐỀ TÀI “ PHÙ ĐỔNG – VĂN HÓA VÀ DI SẢN” TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI NGƯỜI THỰC HIỆN:. Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa – di sản của quê hương, gia đình, dòng tộc. 2. Kỹ năng 2.1. Môn Lịch sử - Nhớ các sự kiện lịch sử và văn hóa của Phù Đổng, các di tích đền chùa, các. (Gia Lâm - Hà Nội) và đền thờ ở Phù Linh - Sóc Sơn sẽ mãi là nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, là di sản văn hóa quốc gia và của nhân loại. VÀI NÉT VỀ HỘI GIÓNG

Ngày đăng: 11/04/2015, 07:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w