MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM61.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao61.2. Vai trò áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao231.3. Các giai đoạn và yếu tố đảm bảo áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao25Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TÒA PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM 372.1. Kết quả và thực tiễn áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam 372.2. Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam - những tồn tại và nguyên nhân67Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TÒA PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM 793.1.Quan điểm và yêu cầu áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam 793.2.Các giải pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam 83KẾT LUẬN102DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO103
Trang 2MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA TÒA PHÚC THẨM
1.1 Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật về phân chia di sản
thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân
1.2 Vai trò áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo
pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao 231.3 Các giai đoạn và yếu tố đảm bảo áp dụng pháp luật về phân
chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI
SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TÒA PHÚC THẨM
2.1 Kết quả và thực tiễn áp dụng pháp luật về phân chia di sản
thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân
2.2 Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TÒA PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI
3.1 Quan điểm và yêu cầu áp dụng pháp luật về phân chia di sản
thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân
3.2 Các giải pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng pháp luật về phân
chia di sản thừa kế theo pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong mục tiêu về cải cách tư pháp đến năm 2020, Đảng ta xác định xâydựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệcông lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử phảiđược tiến hành có hiệu quả và hiệu lực
Hoạt động xét xử, một trong những hoạt động áp dụng pháp luật, lànhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên của toà án nhân dân Trong những năm qua,thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là các chủ trương về đổi mớicông tác tư pháp, hoạt động xét xử nói chung và hoạt động giải quyết các vụ án
về dân sự, trong đó có các án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đã đạtđược nhiều thành tựu Những kết quả trong hoạt động xét xử về phân chia di sảnthừa kế thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân đã góp phần bảo đảm quyền
tự do, dân chủ và quyền sở hữu về tài sản của công dân; giữ vững trật tự, an toàn
xã hội; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, việc xét xửcác vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật vẫn còn để xảy ra nhiều saisót, xét xử thiếu thống nhất, hoặc lúng túng khi vận dụng pháp luật, các vụ kiệngặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài Một trong những nguyên nhân
cơ bản của thực trạng này là do nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật của cá nhân
và do sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp toà án
Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phânchia di sản thừa kế đã và đang đặt ra những yêu cầu mới vừa cấp bách và lâu dài,đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, góp phần đáp ứng quá trìnhthực hiện cải cách tư pháp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủnghĩa của dân, do dân, vì dân Do đó, việc nghiên cứu lý luận về áp dụng pháp
Trang 4luật trong hoạt động xét xử nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động giảiquyết các vụ án của toà án nhân dân là một nhiệm vụ cần thiết.
Trong bối cảnh đó, việc nhận thức lại những vấn đề lý luận về áp dụngpháp luật và nghiên cứu áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án
về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân là nhằm gópphần không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động áp dụng trong
hoạt động xét xử; Vì vậy, học viên chọn đề tài: Áp dụng pháp luật về phân
chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam làm luận văn tốt nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, vấn đề áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luậttrong trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế đãđược giới khoa học pháp lý và đặc biệt là những người làm công tác xét xửcủa ngành toà án quan tâm Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề trên
đây với những khía cạnh và mức độ khác nhau: Áp dụng pháp luật trong hoạt
động xét xử của Toà án nhân dân ở Việt Nam hiện nay- Lê Xuân Thân, Luận
án tiến sỹ luật (2004); Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về
thừa kế trong Bộ luật dân sự- Nguyễn Minh Tuấn, Luận án tiến sỹ luật
(2006); Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự của Toà án
nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay- Chu Đức Thắng, Luận văn thạc sỹ
luật (2004); Áp dụng pháp luật trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án ma
tuý ở Việt Nam hiện nay- Bùi Mạnh Cường, luận văn thạc sỹ luật (2006); Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên - Hoàng Văn Hạnh, Luận văn thạc sỹ luật (2006); Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt nam trong 60 năm qua- Phùng Trung
Tập, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2006; Một số vấn đề về thừa kế tiền
gửi ngân hàng- Nguyễn Thanh, Tạp chí Ngân hàng, số 17/2006; Cần xác định nội dung cụm từ “những người có quyền thừa kế di sản của nhau” trong Điều 644 Bộ luật dân sự- Phạm Văn Tuyết, Tạp chí Luật học, số 2/2005; Di
Trang 5sản thừa kế trong pháp luật dân sự một số nước trên thế giới- Trần Thị Nhuệ,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2006; Quyền thừa kế trong luật dân sự
La Mã cổ đại - Nguyễn Đình Huy, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2001; Những điểm mới của các qui định về thừa kế trong Bộ luật dân sự 2005 - Lê Minh
Hùng, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5/2006; Bàn về áp dụng pháp luật trong
công tác xét xử, Tạp chí Toà án nhân dân, số 5/2005…
Các công trình khoa học được liệt kê trên đây đã đề cấp đến việc ápdụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật của toà án trong một số lĩnhvực cụ thể Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứunghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống vấn đề áp dụng phápluật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theopháp luật của Toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam hiện nay; vì vậy, đề tài củaluận văn mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống cả về cơ sở lý luận vàthực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các án liên quan đếnphân chia di sản thừa kế theo pháp luật ở Toà án nhân dân tối cao hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận áp dụng pháp luật trong hoạt độnggiải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế trên cơ sở đó phân tích, đánhgiá thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự
về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao Từ
đó, luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ápdụng pháp luật trọng hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa
kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao ở Việt nam hiện nay
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận áp dụng pháp luật trong hoạt độnggiải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dưới góc độ lýluận Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật; làm rõ những đặc trưng và vaitrò của hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về phân chia disản thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân hiện nay
Trang 6+ Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ
án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối caotrong thời gian qua, cũng như làm rõ các nguyên nhân của những tồn tạị
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sảnthừa kế theo pháp luật; góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án
về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao
- Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi là một luận văn thạc sỹ luật học thuộc chuyên ngành lýluận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứunhững vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật, thực tiễn liên quan đến vấn đề ápdụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao
Về mốc thời gian nghiên cứu, luận văn nghiên cứu hoạt động áp dụngpháp luật trong việc giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theopháp luật của Toà án nhân dân tối cao từ năm 2005 (sau khi Bộ luật dân sựđược công bố) đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vàpháp luật, pháp chế; đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay; quanđiểm đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong thời kỳ mới
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổnghợp, logic và hệ thống…
6 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Trang 7Với tư cách là một luận văn thạc sỹ, tác giả nghiên cứu một cách toàndiện và có hệ thống về việc áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao Lần đầu tiên, tácgiả luận văn có những đóng góp cơ bản như sau:
- Xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm và vai trò của áp dụng
pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật của toà án nhân dân
- Đã đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về thực trạng áp
dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa
kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao ở nước ta hiện nay
- Khái quát các quan điểm và đề nghị các giải pháp nhằm bảo đảm áp
dụng pháp luật có hiệu quả trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia
di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân tối cao trong thời gian tới
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện về lý luận về ápdụng pháp luật trong các cơ quan tư pháp, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễncho những người trực tiếp làm công tác áp dụng pháp luật trong hoạt độnggiải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiêncứu, giảng dạy, tổng kết thực tiễn về áp dụng pháp luật nói chung và áp dụngpháp luật trong hoạt động xét xử toà án nhân dân nói riêng
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương, 6 tiết
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM
Trang 81.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA
DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
1.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam
1.1.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy phạm pháp luật thểchế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân,được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở giáo dục,thuyết phục nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xãhội chủ nghĩa [12, tr.143]
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng hợp các quy tắc xử sự chung do các
cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành theo một trình tự thểhiện dưới một hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hộitrong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Xét bìnhdiện chung nhất, pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối, chủ trươngcủa Đảng, bảo đảm các đường lối, chủ trương đó được triển khai và thực hiện
có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội, để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xãhội; để nhân dân phát huy thực hiện quyền dân chủ, các quyền, lợi ích hợppháp của nhân dân
Pháp luật với tư cách là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, tácđộng và ảnh hưởng tới các quan hệ xã hội, cũng như các yếu tố của kiến trúcthượng tầng pháp lý; pháp luật có vai trò duy trì trật tự xã hội Trong quan hệ vớinhà nước, vai trò của pháp luật luôn gắn liền với việc thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của nhà nước, phát huy được vai trò của nhà nước trong việc thực hiệncác chức năng, quản lý, thúc đẩy sự phát triển của xã hội
Đối với nhà nước, pháp luật là cơ sở để tổ chức, hoạt động vừa là sứcmạnh của quyền lực chính trị đồng thời pháp luật cùng là phương tiện để ràngbuộc nhà nước nhằm hạn chế sự lạm quyền, lộng quyền của nhà nước, tránh
Trang 9cho nhà nước khỏi tình trạng hoạt động tuỳ tiện, vi phạm quyền và tự do củacông dân Pháp luật nói chung và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng có vaitrò và giá trị xã hội rất quan trọng mà không một công cụ, phương tiện điềuchỉnh nào có thể thay thế được Tuy nhiên, vai trò của pháp luật chỉ có thểthực sự phát huy hiệu quả khi các quy định của pháp luật được các cơ quannhà nước, các tổ chức xã hội, công dân thực hiện một cách tự giác, nghiêmminh Do vậy, vấn đề đặt ra là không phải chỉ có đủ các các văn bản pháp luậtđáp ứng nhu cầu xã hội mà điều quan trọng là pháp luật cần phải được thựchiện trong thực tế.
Về mặt lý luận, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có tổchức, có mục đích của con người, là những hoạt động, những cách thức, quytrình làm cho các quy tắc xử sự chung chứa đựng các quy phạm pháp luật trởthành hành vi, cách xử sự thực tế của chủ thể pháp luật Khi các quy phạmpháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thì các quan hệ xã hội trở thành cácquan hệ pháp luật với các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng.Khi các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình
sẽ làm phát sinh các hành vi pháp luật, hay nói cách khác, thực hiện pháp luậtlàm cho các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật được thực hiện trongđời sống xã hội
Căn cứ vào tính chất của việc thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đãphân chia thực hiện pháp luật thành những hình thức cụ thể như: Tuân thủpháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
Tuân thủ (tuân theo) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong
đó các chủ thể pháp kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luậtcấm Chủ thể thực hiện hình thức tuân thủ pháp luật là tất cả các cơ quan nhànước, nhân viên nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội
Thi hành (chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong
đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hànhđộng tích cực Ví dụ việc thực hiện các quy phạm pháp luật hôn nhân giađình về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái của cha mẹ… Chủ thể thực
Trang 10hiện hình thức thi hành pháp luật này là tất cả các cơ quan nhà nước, nhânviên nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội.
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủthể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình (những hành vi màpháp luật cho phép chủ thể thực hiện) Chủ thể thực hiện hình thức thi hànhpháp luật này là tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các cánhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội Đương nhiên, vì quyền và tự dopháp lý là những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện nên chủthể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền, tự do tuỳtheo ý chí của mình, chứ không bắt buộc phải thực hiện
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước
thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chứccho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tựmình căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phátsinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể Thôngqua hình thức này ý chí của nhà nước được trở thành hiện thực, nhà nướcđược thực hiện các chức năng tổ chức, quản lý các lĩnh vực của đời sống xãhội, đảm bảo cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các côngchức nhà nước trong khuôn khổ pháp luật
Nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật màmọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thứcthực hiện pháp luật chỉ dành cho các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách cóquyền Áp dụng pháp luật được xem là hoạt động thực hiện pháp luật của các
cơ quan nhà nước, nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giaiđoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủthể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật Do vậy, áp dụng phápluật là hình thức rất quan trọng và được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạmpháp luật hoặc cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức
Trang 11hay cá nhân nào đó Ví dụ: Một công dân thực hiện hành vi trộm cắp tài sản,hành vi đã có đầy đủ các yếu tố thành tội trộm cắp tài sản được qui định trong
Bộ luật hình sự, không phải ngay sau đó trách nhiệm hình sự mặc nhiên phátsinh và người vi phạm tự giác chấp hành các biện pháp chế tài tương xứng Vìvậy, cần có các hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và những người
có thẩm quyền nhằm điều tra, truy tố, xét xử để đối chiếu với quy định củapháp luật để ấn định trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi
vi phạm và buộc người này phải chấp hành
- Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể không mặcnhiên, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước
Ví dụ: Hiến pháp 1992 quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dânnhưng nhưng quan hệ pháp luật lao động với những quyền và nghĩa vụ cụ thểgiữa công dân với một cơ quan nhà nước chỉ phát sinh khi có quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyển dụng người đó vào làm việc
- Đối với một số quan hệ pháp luật nhà nước thấy cần thiết phải thamgia để kiểm tra giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó; hoặcnhà nước xác nhận sự tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế Ví dụ: Uỷban nhân dân xã, phường trị trấn chứng nhận di chúc hay chứng nhận việcđăng ký kết hôn [33]
Tóm lại, áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong
đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cán bộ công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
1.1.1.2 Khái niệm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam
Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toàphúc thẩm Toà án nhân dân tối cao liên quan đến các khái niệm có tính chấtcông cụ: di sản; thừa kế; quyền thừa kế; thừa kế theo pháp luật và xét xử phúc
Trang 12thẩm vụ án dân sự Vì vậy, để xây dựng khái niệm áp dụng pháp luật về phânchia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối caocần phải làm rõ các khái niệm trên.
a, Di sản: Theo Từ điển tiếng Việt: Di sản là của cải, tài sản của người
trong khái niệm tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự: "Tài sản
bao gồm vật, giấy tờ có giá và các quyền tài sản"
b, Thừa kế: Theo Từ điển tiếng Việt, thừa kế được hiểu là hưởng của
người khác để lại cho, hay được hiểu là: “Việc dịch chuyển tài sản của người
đã chết cho những người còn sống” [10, tr.216] Khái niệm này đã phản ánh
chính xác bản chất cũng như nội dung thừa kế
Thừa kế luôn gắn với quan hệ sở hữu, xuất hiện đồng thời với quan hệ
sở hữu và sự phát triển của xã hội loài người Thừa kế và sở hữu là hai phạmtrù kinh tế cùng tồn tại song song trong một hình thái kinh tế - xã hội nhấtđịnh, chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau, chỉ đạo, chi phối lẫn nhau,cùng phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiệnngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người - chế độ cộng sản nguyênthuỷ Trong thời kỳ này, quan hệ thừa kế chỉ đơn thuần là một quan hệ xã hội,việc thừa kế chỉ nhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người cònsống được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tậpquán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định
Khi nhà nước ra đời việc chiếm giữ của vật chất giữa người vớingười được điều chỉnh bằng pháp luật theo hướng có lợi cho giai cấp thốngtrị Nhà nước đã sử dụng pháp luật là công cụ để bảo vệ tài sản và quyền tài
Trang 13sản của người chết cho những người còn sống, quy định quyền của các chủ
sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình Lúc nàycác quan hệ thừa kế và quan hệ sở hữu không chỉ tồn tại một cách kháchquan với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế nữa, mà những quan hệ này đã bịràng buộc bởi những quy phạm pháp luật và làm xuất hiện khái niệm quyềnthừa kế
c, Quyền thừa kế: Nếu thừa kế là một phạm trù kinh tế tồn tại khách
quan thì quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý chỉ phát sinh khi có nhà nước
và pháp luật Nếu thừa kế là một quan hệ xã hội phát sinh ngay cả khi xã hộichưa phân chia giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật, thì quyền thừa kế lại
là một quan hệ pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội đã phân chia giaicấp và dẫn tới sự ra đời của nhà nước
Quyền thừa kế được xem xét rất nhiều góc độ Với tính chất là một chếđịnh pháp luật dân sự, quyền thừa kế bao gồm tổng thể các quy phạm phápluật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trongquá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người khác còn sốngtheo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định Đồngthời, quy định quyền và nghĩa vụ cũng như các phương thức bảo vệ các quyền
và nghĩa vụ đó của những chủ thể trong quan hệ thừa kế
Với tính chất là một quyền năng dân sự, quyền thừa kế là những quyềnnăng cụ thể của chủ thể trong việc để lại di sản thừa kế và nhận di sản thừa
kế Đó là những khả năng mà các chủ thể được phép xử sự theo quy định củapháp luật: Được để lại di sản thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phải tuân thủnhững yêu cầu gì, ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào thì bị tước quyềnhưởng di sản thừa kế Trong các quan hệ về thừa kế, các chủ thể chủ động hiệnthực hoá những quyền năng đó để biến nó thành những quyền dân sự cụ thể qua
đó đáp ứng được nhu cầu và thực hiện được lợi ích cho bản thân mình
d, Thừa kế theo pháp luật: Ở mỗi một chế độ khác nhau, tuỳ thuộc vào
tính chất của chế độ sở hữu, thông qua pháp luật, nhà nước quy định một chế
Trang 14định thừa kế và coi đó là một phương tiện để bảo vệ quyền lợi cho các cánhân cũng như quyền lợi của giai cấp lãnh đạo xã hội.
Trong nhà nước chủ nô, quyền để lại thừa kế về nô lệ của giai cấp chủ
nô là sự chuyển lại quyền sở hữu đối với những "công cụ biết nói" và cũngchính là sự truyền lại quyền lực chính trị để duy trì sự áp bức bóc lột của giaicấp chủ nô đối với nô lệ
Trong nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản, giai cấp bóc lột sởhữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội và di sản mà họ để lại cho concháu cũng chính là những di sản ấy, việc thừa kế chỉ là sự thay thế kẻ thốngtrị này bằng kẻ thống trị khác trong cùng một giai cấp mà thôi
Pháp luật thừa kế ở nước ta trước hết nhằm đảm bảo quyền lợi chongười lao động, tôn trọng thành quả lao động do họ làm ra cũng như chuyểnthành kết quả đó cho những người thừa kế sau khi họ chết Mặt khác, quyềnthừa kế ở nước ta là một trong những phương tiện để củng cố và phát triểncác quan hệ hôn nhân gia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủthể trong quan hệ thừa kế, đặc biệt bảo vệ lợi ích của người chưa thànhniên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động Qua đó gópphần bảo đảm quyền sở hữu cho mọi cá nhân trong xã hội
Pháp luật hiện hành quy định “Cá nhân có quyền lập di chúc đểđịnh đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theopháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” (Điều 631 BộLuật Dân sự)
“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện vàtrình tự thừa kế do pháp luật quy định” (Điều 674, Bộ Luật Dân sự) Thừa kếtheo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: không có dichúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc đều chếttrước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức đượchưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; nhữngngười được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền
Trang 15hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản Thừa kế theo pháp luật cũngđược áp dụng đối với các phần di sản sau đây: phần di sản không được địnhđoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không cóhiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo dichúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chếttrước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan,
tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mởthừa kế” (Điều 675, Bộ Luật Dân sự)
Như vậy, thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của một người đã chết sangcho người còn sống theo những trình tự luật định Quyền thừa kế của một cánhân gắn bó chặt chẽ với quyền sở hữu của cá nhân đó Quyền sở hữu là tiền
đề, là cơ sở của quyền thừa kế và ngược lại, quyền thừa kế là căn cứ thiết lậpquyền sở hữu mới Vì vậy, hệ thống pháp luật dân sự của tất cả các nước trênthế giới bao giờ cũng qui định về vấn đề thừa kế như là một phương thức bảođảm quyền sở hữu của chủ sở hữu
Nói tóm lại, quyền thừa kế là một chế định của Luật dân sự, bao gồmtổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển tài sản từ người chếtsang cho người khác còn sống dựa trên cơ sở ý chí của người để lại di sảnhoặc theo quy định của pháp luật
e, Phúc thẩm dân sự là “việc toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà
bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị khángcáo kháng nghị”[11, tr303]
Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toàphúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở nước ta là việc Toà phúc thẩm Toà ánnhân dân tối cao xem xét, giải quyết các tranh chấp về phân chia di sản thừa
kế theo pháp luật trên cơ sở những vụ án về phân chia di sản thừa kế mà bản
án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trựctiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; việc xét xử
Trang 16của toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao về phân chia di sản thừa kế theopháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của pháp luật tố tụng dân sự
và phải trải qua các giai đoạn cụ thể như: Chuẩn bị khai mạc tiên toà và thủtục bắt đầu phiên toà phúc thẩm; thủ tục xét hỏi tại phiên toà và tranh luận tạiphiên toà phúc thẩm; nghị án và tuyên án Hội đồng xét xử phúc thẩm củaToà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có thể ra một trong các quyết địnhsau: giữ nguyên bán án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; huỷ bản án sơ thẩm vàchuyển hồ sơ vụ án cho toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án dân sự hoặchuỷ bản án dân sự và đình chỉ giải quyết vụ án
Từ những vấn đề lý luận được phân tích (ở mục 1.1.1.2) có thể đi đếnkhái niệm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của
Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao như sau: Áp dụng pháp luật về phân
chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là việc thực hiện pháp luật của Hội đồng xét xử phúc thẩm của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao trên cơ sở bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp tỉnh về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị để ra một trong các quyết định tạm đình chỉ xét
Thứ nhất: Áp dụng pháp luật mang tính tổ chức, thực hiện quyền lực
của nhà nước trong thực tế, cụ thể là:
Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước có thẩmquyền hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành thông qua cán bộ côngchức nhà nước và thực hiện trong phạm vi thẩm quyền được giao ở một sốhoạt động áp dụng pháp luật nhất định Trong qua trình áp dụng pháp luật cơquan áp dụng pháp luật phải tiến hành mọi khía cạnh, mọi chi tiết và phải xem
Trang 17xét thận trọng, dựa trên cơ sở những quy định, yêu cầu của pháp luật đã đượcxác định để ra quyết định cụ thể Như vậy, pháp luật là cơ sở xuất phát điểm
để cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật thực hiện chứcnăng của mình
Việc áp dụng pháp luật được xem là sự tiếp tục khẳng định ý chí củanhà nước đã thể hiện trong quy phạm pháp luật Do vậy, việc áp dụng phápluật phải phù hợp với pháp luật hiện hành Trong lĩnh vực tư pháp, áp dụngpháp luật được các cán bộ công chức nhà nước có các chức danh pháp lý nhưđiều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán…tiến hành
Áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể bị áp dụngpháp luật, với tổ chức và cá nhân có liên quan Trong những trường hợp cầnthiết, quyết định áp dụng pháp luật được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chếcủa nhà nước
Thứ hai: Việc ban hành một quyết định áp dụng pháp luật phải thực
hiện thông qua hình thức, thủ tục nhất định Các hình thức, thủ tục để banhành quyết định trong hoạt động áp dụng pháp luật do pháp luật quy định rấtchặt chẽ và đòi hỏi các chủ thể các chủ thể phải thực hiện một cách nghiêmchỉnh Bởi tính chất quan trọng và phức tạp của áp dụng pháp luật, chủ thể ápdụng pháp luật có thể hưởng những lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phảichịu những hậu quả bất lợi nghiêm trọng, nên trong pháp luật luôn có sự xácđịnh rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ các chủ thểtrong quá trình áp dụng pháp luật Tính đơn giản hay tính phức tạp của cácthủ tục này phụ thuộc vào tính chất, nội dung sự việc cần phải áp dụng phápluật Áp dụng các quy phạm pháp luật đơn giản như việc xử phạt vi phạmhành chính tại chỗ thì các thủ tục đặt ra cũng đơn giản và nhanh chóng Đốivới việc áp dụng các quy phạm pháp luật phức tạp thì cần phải xác minh điềutra, đánh giá kỹ những tình tiết sự việc xác định một người có tội phạm haykhông đòi hỏi phải có cản một quá trình tiến hành tố tụng của các cơ quanCông an điều tra, Viện kiểm sát và Toà án
Trang 18Thứ ba: Nếu quy phạm pháp luật là những khuôn mẫu chung, là những
tiêu chuẩn chung cho những xử sự giữa người với người trong mối quan hệ xãhội thì thì hoạt động áp dụng pháp luật luôn mang tính cụ thể (tính cá biệt).Tính cụ thể của hoạt động áp dụng pháp luật thể hiện ở chỗ các quan hệ xãhội, các chủ thể bị áp dụng pháp luật được xác định chính xác; gồm cả sựviệc, con người, tập thể, thời gian, không gian, các quy định áp dụng phápluật được ban hành luôn mang tính cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội
đã xác định
Thứ tư: Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo (sự sáng
tạo trong phạm vi quy định của pháp luật) Khi áp dụng pháp luật, các cơquan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật phảinghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, cần làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để
từ đó lựa chọn quy phạm pháp luật, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổchức thi hành một cách nghiêm chỉnh Để đạt được điều đó, đòi hỏi các nhàchức trách phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có đạo đứcnghề nghiệm và có kinh nghiệm
Ở nước ta, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, đòihỏi phải đề cao vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật bảo đảm trật tự xãhội, kỷ cương pháp luật đồng thời bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân
1.1.2.2 Đặc điểm áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao ở Việt Nam
Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toàphúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là một hình thức cụ thể của áp dụng phápluật nên khi thực hiện người áp dụng pháp luật phải tuân theo những nguyêntắc chung và quy trình chung Bên cạnh đó áp dụng pháp luật về phân chia disản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cónhững đặc điểm riêng:
Thứ nhất: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là hoạt động nhân danh quyền
Trang 19lực Nhà nước của Toà án nhân dân được thực hiện thông qua những người
có thẩm quyền là thẩm phán, Hội đồng xét xử phúc thẩm.
Ở nước ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, đòi hỏi phải đề cao vai trò áp dụng pháp luật, đặc biệt là hoạt động ápdụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng nhất là Toà án Hiến phápnăm 1992 quy định:
Toà án nhân dân…nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xãhội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ củanhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng,tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân [29, tr.56]
Theo pháp luật hiện hành, xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức năngriêng có của Toà án Ngoài Toà án ra không có cơ quan nhà nước nào thựchiện chức năng xét xử
Theo từ điển tiếng Việt Nam 2001, “xét xử là việc xem xét và xử các vụán” Theo từ điển Luật học năm 1999, xét xử là hoạt động đặc trưng, là chứcnăng, nhiệm vụ của Toà án Toà án là cơ quan duy nhất được đảm nhiệm chứcnăng xét xử” [42, tr.178]
Hoạt động xét xử của Toà án nhân dân là hoạt động trung tâm và chủyếu của hoạt động tư pháp Theo pháp luật hiện hành, ở n ước ta có cácToà án sau đây: Toà án nhân dân tối cao; Các Toà án nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương; Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh; Các Toà án quân sự; Các Toà án khác do luật định; Trongtình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, laođộng, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định củapháp luật
Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ phápchế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ củanhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản,
tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân
Trang 20Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trungthành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quytắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các
vi phạm pháp luật khác
Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử Bản án, quyết định sơ thẩm củaToà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn dopháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật Đối với bản án, quyết định sơthẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm Bản án,quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao gồmcó: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Toà án quân sự trungương, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính vàcác Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, Uỷban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo
đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc
Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử:
Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệulực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật của Toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quyđịnh của pháp luật tố tụng
Thứ hai: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao căn cứ trên cơ sở những vụ án
mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng, được gọi là nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử Việc Toà phúc thẩm
toà án nhân dân tối cao chỉ xét xử trên cơ sở những bản án, quyết định vềphân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành
Trang 21phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, khángnghị theo pháp luật tố tụng dân sự là nhằm bảo đảm cho Toà án xét xử đúng
vụ án bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họtrước toà án
Như vậy, sau khi bản án, quyết định sơ thẩm về phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật được toà án nhân dân tỉnh, thành phố tuyên thì bản án, quyếtđịnh chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn một thời gian để các đương sự
có thể kháng cáo, viện kiểm sát có thể kháng nghị Nếu có kháng cáo, hoặckháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm thì Toà phúc thẩm Toà án nhândân tối cao sẽ tiến hành xét xử lại vụ án Về bản chất, việc Toà phúc thẩm Toà
án nhân dân tối cao thực hiện xét xử lại các bản án, quyết định về phân chia disản thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, khángnghị theo thủ tục tố tụng không phải là lần xét xử đầu tiên đối với vụ án mà làlần xét xử thứ hai Thủ tục phúc thẩm tiến hành sau thủ tục sơ thẩm Đây lànội dung của nguyên tắc xét xử hai cấp mà hệ thống toà án nước ta cũng nhưnhiều nước trên thế giới áp dụng, nhằm bảo đảm tính thận trọng trong cácphán quyết nhân danh nhà nước của Toà án
Việc Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phúc thẩm bản án, quyếtđịnh sơ thẩm về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dâncấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phụcnhững sai lầm có thể có trong những bản án, quyết định chưa có hiệu lực phápluật của toà án nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm cho quyền lợi và lợi ích của cá nhân
về quyền sở hữu đối với tài sản; bảo đảm quyền thừa kế của công dân
Pháp luật hiện hành quy định, các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tốicao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệulực pháp luật của Toà án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quyđịnh của pháp luật tố tụng;
Trang 22- Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương về tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Toà án nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương về việc giải quyết các cuộc đình công theoquy định của pháp luật
Thứ ba: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao được tiến hành chủ yếu tại phiên toà phúc thẩm
Khác với hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước khác,việc Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phúc thẩm bản án, quyết định sơthẩm về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của toà án nhân dân cấp tỉnhđược tiến hành tại phiên toà Phiên toà xét xử với các nghi thức trang trọng,các thủ tục chặt chẽ thể hiện quyền uy của Nhà nước cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam và được tiến hành một cách công khai Phiên toà xét xử lànơi diễn ra hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan Toà án với Quốc huy củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn là biểu tượng không thểthiếu được để chứng minh cho quyền nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam khi tiến hành xét xử các vụ án Các vị trí, các chỗ ngồi được
bố trí một cách phù hợp với tư cách của những người tiến hành tố tụng vàngười tham gia tố tụng Các thủ tục công bố quyền và nghĩa vụ, thủ tục xéthỏi, tranh luận, nghị án, công bố bản án… được luật tố tụng dân sự quy địnhchặt chẽ, chi tiết và yêu cầu những người áp dụng pháp luật phải tuân thủtuyệt đối và nghiêm ngặt
Thứ tư: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tuân theo những qui định chặt chẽ về trình tự và thủ tục theo thủ tục phúc thẩm được quy định trong Bộ luật
tố tụng dân sự
Khi không đồng ý với bản án hoặc quyết định của Toà án cấp sơ thẩm,trong thời hạn luật định đương sự hoặc người đại diện của đương trong vụ án
Trang 23đó có quyền kháng cáo đối với bản án hoặc quyết định đó; Viện kiểm sát cóquyền kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định đó Pháp luật quy định người
có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là viện trưởng viện kiểm sát nhândân cùng cấp và cấp trên trực tiếp; đồng thời pháp luật quy định đối tượng, thờihạn, hình thức kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự
Kháng cáo bảo đảm cho các đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình trước Toà án Kháng nghị có thể bảo đảm cho Viện kiểmsát thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà
án trong việc giải quyết các vụ án dân sự
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kháng cáo, kháng nghị và tài liệu,chứng cứ kèm theo, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao vào sổ thụ lý vụ
án và lập Hội đồng xét xử phúc thẩm Chánh Toà phúc thẩm Toà án nhân dântối cao thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm Pháp luật tố tụng dân sự quyđịnh Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán, trong đó một thẩm phánđược phân công làm chủ toạ phiên toà
Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tuỳ từng trường hợp,Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có thể ra một trong các quyết định:Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặcđưa vụ án ra xét xử phúc thẩm Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩmphải được gửi cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và những người có liênquan đến kháng cáo, kháng nghị
Để chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thẩm phán phải tiến hành nghiên cứu hồ
sơ vụ án, bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đơn kháng cáo, quyếtđịnh kháng nghị, và các chứng cứ, tài liệu kèm theo Trường hợp thiếu chứng
cứ, tài liệu thì yêu cầu đương sự bổ sung Với những trường hợp viện kiểmsát nhân dân phải tham gia phiên toà phúc thẩm thì Toà phúc thẩm Toà ánnhân dân tối cao phải gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiêncứu Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, nếu có căn cứ tạm đình chỉgiải quyết vụ án thì Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ra quyết định tạmđình chỉ xét xử phúc thẩm; đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự; quyết
Trang 24định áp dụng thay đổi và huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; hoãn xét xửphúc thẩm hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm Pháp luật tố tụngdân sự quy định bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phầnnào thì chỉ phần đó chưa được thi hành và sẽ bị đưa ra xét xử theo trình tựphúc thẩm Phần còn lại của bản án, quyết định không bị kháng cáo, khángnghị, sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật và có hiệu lực thi hành Trong trườnghợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ thì toàn bộbản án, quyết định bị xét xử theo thủ tục phúc thẩm.
Pháp luật tố tụng dân sự quy định thủ tục tiến hành phiên toà phúcthẩm, về căn bản được tiến hành giống thủ tục phiên toàn sơ thẩm, bao gồmcác bước: chuẩn bị khai mạc phiên toà phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiêntoà; thủ tục xét hỏi tại phiên toà; tranh luận tại phiên toà; nghị án và tuyên án
Hội đồng xét xử phúc thẩm Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao cóthể giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; huỷ bản án sơ thẩm vàchuyển hồ sơ vụ án cho toà án cấp tỉnh giải quyết lại vụ án dân sự hoặc huỷbản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1.2 VAI TRÒ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được phápluật bảo vệ Điều 58 Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam quy định "Nhà nướcbảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân"[29]
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sau Hiến pháp 1992, Bộ luật dân
sự chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, đã tạo lập hành lang pháp lý cho các cánhân khi thực hiện quyền thừa kế Được quy định tại phần thứ tư, bao gồm 4chương, 56 điều, từ Điều 631 đến Điều 687 của Bộ luật dân sự năm 2005 chếđịnh thừa kế đã tạo chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khitham gia quan hệ thừa kế, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.Chế định quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự kết tinh những thành tựu củakhoa học pháp lý nhân loại góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa
Trang 25và phát huy những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp đã ăn sâu vào tiềmthức và lưu truyền qua bao đời của dân tộc Việt Nam.
Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế của Toà phúc thẩm Toà
án nhân dân tối cao có vai trò sau đây:
Thứ nhất: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế của Toà phúc
thẩm Toà án nhân dân tối cao góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng
và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự về thừa kế, góp phần tạo điều kiệnđáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội
Thứ hai: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản theo pháp luật của Toà
phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có vai trò to lớn trong việc xây dựng vàhoàn thiện pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng Thựctiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân tối cao đãchứng minh rằng các quy phạm pháp luật về dân sự nói chung và và các quyphạm pháp luật về thừa kế theo pháp luật đều được kiểm nghiệm qua công tácxét xử của Toà án phúc thẩm của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao vềtính phù hợp hay chưa phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội; về tính đầy
đủ còn phiến diện, còn khoảng trống của quy phạm pháp luật so với yêu cầucần điều chỉnh bằng pháp luật của các quan hệ xã hội Qua thực tiễn xét xửcác vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm toà ánnhân dân tối cao, chủ thể áp dụng pháp luật phát hiện ra những quy phạmpháp luật chưa phù hợp với thực tế, khó áp dụng trong thực tế dẫn đến viphạm tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa Thông qua hoạt động ápdụng pháp luật xét xử các vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật,toà án phát hiện ra những hành vi mới, những quan hệ xã hội mới cần phải cóquy phạm pháp luật điều chỉnh và cả những quy phạm pháp luật lỗi thời,không còn phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội Như vậy, áp dụng phápluật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án
Trang 26nhân dân tối cao góp phần không ngừng xây dựng và hoàn thiện các quy định
về thừa kế theo pháp luật
Thứ ba: áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao góp phần bảo vệ và không ngừngtăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Những hành vi, tranh chấp liên quanđến quan hệ về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đều được Toà án xemxét kịp thời, đúng pháp luật Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là việc thực thitrên thực tế nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền và lợiích của Nhà nước, xã hội và công dân; bảo đảm quyền về tài sản của cá nhân
Do đó, áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toàphúc thẩm Toà án nhân dân tối cao góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội,không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Thứ tư: Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao góp phần phổ biến, tuyên truyền,giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân bằng những vụviệc cụ thể, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử công khai của Toà phúcthẩm Toà án nhân dân tối cao với việc phân tích, giải thích pháp luật của Hộiđồng phúc thẩm qua các phiên toà về những hành vi hợp pháp hay bất hợppháp của các bản án và quyết định của toà sơ thẩm là một trong những hìnhthức chuyển tải kiến thức pháp luật mang tính cụ thể đến quần chúng nhândân Do vậy, việc không ngừng mở rộng tranh tụng tại các phiên toà phúcthẩm của toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao về phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật, tổ chức tốt các phiên toà xét xử, nhất là xét xử lưu động khôngchỉ đơn thuần là việc nâng cao chất lượng xét xử mà còn có tác dụng rất tốtđến việc giáo dục nâng cao ý thức tôn trong pháp luật của nhân dân
1.3 CÁC GIAI ĐOẠN VÀ YẾU TỔ ĐẢM BẢO ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Trang 271.3.1 Các giai đoạn áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao
Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toàphúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạnkhác nhau, kế tiếp nhau, giai đoạn trước là cơ sở tiền đề cho giai đoạn sau Lýluận chung về áp dụng pháp luật chia hoạt động áp dụng pháp luật thành bốngiai đoạn Đó là, 1.Phân tích những tình tiết khách quan của vụ việc đượcxem xét; 2.Lựa chọn quy phạm pháp luật để giải quyết vụ việc và làm sáng tỏnội dung tư tưởng của nó; 3.Ra văn bản áp dụng pháp luật; 4.Tổ chức thựchiện văn bản áp dụng pháp luật Thực ra, việc phân chia áp dụng pháp luậtthành các giai đoạn như trên chỉ mang tính chất tương đối Trên thực tế, ápdụng pháp luật là hoạt động tiến hành liên tục ngay sau khi có sự kiện pháp lýxảy ra cho đến khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thực hiệnvăn bản áp dụng pháp luật đó Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính cábiệt, luôn có đối tượng xác định Tuỳ thuộc vào tính chất của vụ việc đượcxem xét, pháp luật quy định trình tự, thủ tục áp dụng pháp luật khác nhau
Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toàphúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là hoạt động có nội dung phức tạp Dovậy, không thể có quy trình chung cho việc ban hành tất cả các loại văn bản
áp dụng pháp luật ở giai đoạn này Trên cơ sở Bộ luật tố tụng dân sự, các vănbản hướng dẫn áp dụng pháp luật và lý luận chung về nhà nước và pháp luật
có thể chia áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật củaToà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thành các giai đoạn sau:
1.3.1.1 Thụ lý, nghiên cứu hồ sơ, đánh giá tính hợp pháp của các quyết định của toà án cấp sơ thẩm
Thụ lý, nghiên cứu hồ sơ, đánh giá tính hợp pháp của các quyết địnhtoà toà sơ thẩm là giai đoạn đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động
áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúcthẩm Toà án nhân dân tối cao Vì thụ lý hồ sơ là hành vi làm phát sinh hoạtđộng áp dụng pháp luật của Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao
Trang 28Theo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, những bản án, quyếtđịnh của toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, khángnghị thì toà án cấp phúc thẩm xét xử lại bản án, quyết định đó Do đặc thù củahoạt động áp dụng pháp luật của Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao, phápluật chỉ quy định người có quyền kháng cáo, kháng nghị thực hiện quyềnkháng cáo, kháng nghị đối với các bản án quyết định: Các bản án sơ thẩmchưa có hiệu lực pháp luật; các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết
vụ án của toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật Các chủ thể thực hiệnquyền kháng cáo và kháng nghị trong khoảng thời gian luật định Nếu kháng cáongoài thời hạn quy định (mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án đối với bản án sơthẩm; bảy ngày kể từ ngày người kháng cáo nhận được quyết định) của pháp luật
là kháng cáo quá hạn Thời hạn kháng nghị của Viện trưởng viện kiểm sát cùngcấp đối với bản án sơ thẩm là mười lăm ngày, đối với Viện trưởng viện kiểm sátcấp trên là ba mươi ngày kể từ ngày tuyên án Thời hạn kháng nghị quyết địnhtạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của toà án cấp sơ thẩm củaViện trưởng viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện trưởng viện kiểm sátcấp trên trực tiếp là mười ngày, kể từ ngày viện kiểm sát nhận được quyết định.Việc kháng cáo phải được người có quyền kháng cáo thực hiện trong một thờigian nhất định và bằng một đơn kháng cáo Đơn kháng cáo gửi ngay cho toà
án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo Trường hợpđơn kháng cáo đã gửi cho toà phúc thẩm thì toà án cấp phúc thẩm phảichuyển lại đơn kháng cáo cho toà án cấp sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm tiếnhành những thủ tục cần thiết trước khi hồ sơ vụ án được chuyển cho toà áncấp có quyền phúc thẩm Đơn kháng cáo gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu bổsung nếu có, để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo là có căn cứ và hợp pháp.Tương tự, nếu Viện trưởng viện kiểm sát kháng nghị thì việc kháng nghị đượcthực hiện bằng quyết định kháng nghị Viện kiểm sát phải gửi kèm theo quyếtđịnh kháng nghị các tài liệu, chứng cứ bổ sung nếu có để chứng minh chokháng nghị của viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp Quyết định khángnghị phải được gửi ngay cho toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị
Trang 29kháng nghị để toà án sơ thẩm tiến hành các thủ tục theo quy định của phápluật và gửi hồ sơ vụ án cho toà án cấp phúc thẩm.
Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, toà án cấp sơ thẩm phải thôngbáo cho người kháng cáo biết để nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quyđịnh của pháp luật; đồng thời toà án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằngvăn bản cho viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáobiết về việc kháng cáo
Để bảo đảm cho Toà án cấp phúc thẩm giải quyết được vụ án trong thờihạn do pháp luật quy định, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, khángcáo, kháng nghị và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩmtrong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày người kháng cáo nộp chotoà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm hoặc hết thờihạn kháng cáo, kháng nghị nếu người kháng cáo không phải nộp tiền tạm ứng
án phí phúc thẩm
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kháng cáo, kháng nghị và các tàiliệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý vụ án vàlập hội đồng xét xử Chánh toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thành lậpHội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một thẩm phán làm chủ toạ phiêntoà hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm cho cấp dưới thực hiện
Để chuẩn bị xét xử, thẩm phán phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án,bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đơn kháng cáo, quyết địnhkháng nghị và các chứng cứ, tài liệu kèm theo Trường hợp thiếu chứng cứ,tài liệu thì yêu cầu đương sự bổ sung
1.3.1.2 Tìm, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp với các vấn đề cần giải quyết của vụ án dân sự về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của toà án cấp sơ thẩm
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, sau khi thụ lý vụ án, tuỳtừng trường hợp, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có thể ra một trong
ba quyết định sau: 1.Tạm đình chỉ xét xử vụ án phúc thẩm, 2.Đình chỉ xét xử
Trang 30vụ án phúc thẩm, 3.Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm Sau khi có quyết định đưa
vụ án ra xét xử phúc thẩm, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao mở phiêntoà xét xử phúc thẩm Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải đượcgửi cho viện kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo,kháng nghị
Tìm, lựa chọn các quy phạm pháp luật phù hợp để giải quyết vụ án dựatrên ý thức, trình độ hiểu biết, tích luỹ kiến thức pháp luật gần như đã có sẵntrong tư duy của người áp dụng pháp luật.Tìm, lựa chọn quy phạm pháp luật
là đối chiếu tình tiết sự việc xảy ra với quy phạm pháp luật điều chỉnh phùhợp Có hay không có quy phạm pháp luật điều chỉnh? Nếu có thì quy phạmpháp luật ấy có còn hiệu lực không? Các quy phạm pháp luật giải thích nhưthế nào? Tìm, lựa chọn quy phạm pháp luật sai dẫn đến những hậu quả sailầm trong hoạt động xét xử
Trong hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theopháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, với nguyên tắc hai cấpxét xử, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu có liên quan, người
áp dụng pháp luật phải nghiên cứu không những chỉ các quy phạm pháp luật
về phân chia di sản thừa kế mà còn các quy phạm pháp luật liên quan đến đốitượng tranh chấp của vụ án là tài sản
Có thể nói tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng để xem xétkhi nghiên cứu hồ sơ của vụ án của toà cấp sơ thẩm về phân chia di sản thừa
kế theo pháp luật là một yêu cầu và là một thao tác nghiệp vụ quan trọng củaHội đồng xét xử phúc thẩm của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao
1.3.1.3 Ban hành văn bản (quyết định, bản án) áp dụng pháp luật
Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hay nói cụ thể là việcban hành bản án, quyết định là giai đoạn trung tâm có ý nghĩa quan trọngtrong cả quá trình xét xử các bản án, quyết định sơ thẩm của Toà phúc thẩmToà án nhân dân tối cao Bản án, quyết định được ban hành sau khi Hội đồngxét xử phúc thẩm đã nghiên cứu, xem xét, xác minh, đối chiếu tài liệu có
Trang 31trong hồ sơ qua thẩm tra, tranh luận công khai tại phiên toà có giá trị phán xétnhững vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, củaNhà nước, tập thể Do vậy, pháp luật luôn đòi hỏi người có thẩm quyền banhành bản án, quyết định của toà án qua việc xét xử phải tuân thủ nghiêm ngặtcác bước, các thủ tục theo đúng qui định của pháp luật.
Nghị án là một giai đoạn tiếp nối sau tranh luận và luôn luôn được thựchiện công khai Nghị án là việc Hội đồng xét xử phúc thẩm của Toà phúcthẩm Toà án nhân dân tối cao xem xét, quyết định giải quyết vụ án Trên cơ
sở kết quả của việc hỏi và tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử phúc thẩmnghị án và quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án phúc thẩm Nguyên tắctoà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số được thực hiện xuyên suốt trong
cả quá trình xét xử nhưng thể hiện rõ nhất chính là giai đoạn nghị án Người
áp dụng pháp luật phải biết tổng hợp các tình tiết của vụ án một cách chínhxác và logic nhất từ việc đối chiếu các chứng cứ đã thu thập được trong hồ sơvới nhau và với các lời khai, tài liệu tại phiên toà Chỉ khi nắm chắc các tìnhtiết khách quan của vụ án thì mới chọn quy phạm một cách chính xác để banhành bản án, quyết định một cách đúng đắn Việc xem xét đối chiếu, đánh giácác chứng cứ tài liệu đã thu thập được trong hồ sơ tiến hành công khai tạiphiên toà phúc thẩm; việc xem xét, đánh giá chấp nhận hay bác bỏ ý kiến củacác bên qua tranh luận tại phiên toà; việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật
để áp dụng được thực hiện tại phòng nghị án Và, tại phòng nghị án, việc raquyết định áp dụng pháp luật được thực hiện Do đó, việc tổ chức, điều khiểnphiên toà phúc thẩm không thể không tính đến việc chuẩn bị những điều kiệntốt nhất để phục vụ việc nghị án của tập thể Hội đồng xét xử phúc thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tốicao, sau khi nghị án có thể ra quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xétthấy kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ pháp luật và toà án cấp sơ thẩm
đã xét xử đúng; sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu toà án cấp sơthẩm quyết định không đúng pháp luật trong hai trường hợp: 1.Việc chứng
Trang 32minh và thu thập chứng cứ đã được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định củapháp luật; 2.Việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa được thực hiện đầy
đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên toà phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ; huỷbản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại
vụ án và huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Căn cứ vào biên bản nghị án, Thẩm phán được giao làm chủ toạ phiêntoà xét xử phúc thẩm phải có kỹ năng thể hiện nội dung của bản án sao chokhách quan, nghiêm minh, đúng pháp luật Ngoài những nội dung bắt buộcphải có của một bản án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người ápdụng pháp luật phải biết thể hiện nội dung lập luận, phân tích, đánh giá, nhậnđịnh bằng lời văn trong sáng, dễ hiểu
Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cơ cấu bản án phúc thẩm gồm ba phần: Phần
mở đầu, phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị, nhận định và phầnquyết định Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay
1.3.2 Các yếu tố đảm bảo áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao
1.3.2.1 Bảo đảm về mặt pháp lý
Hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo phápluật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao trên cơ sở những quy địnhcủa Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tổ chức Toà án nhân dân,Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp luật có liênquan…Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao phải thực hiện một cáchchính xác, đúng thẩm quyền, đúng nội dung, đúng hình thức và thủ tục Khitiến hành ra các quyết định, bản án phúc thẩm Toà phúc thẩm Toà án nhândân tối cao phải trên cơ sở pháp luật quy định
Bộ luật tố tụng dân sự là luật hình thức quy định mọi vấn đề liênquan đến trình tự, thủ tục áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các
vụ án dân sự của toà án nói chung và giải quyết những tranh chấp về phânchia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tốicao nói riêng
Trang 33Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 là văn bảnpháp luật tố tụng dân sự đầu tiên được Nhà nước ta ban hành quy định cácvấn đề về tố tụng dân sự có hiệu lực cao Tiếp đó nhiều văn bản pháp luậtkhác lần lượt được ban hành như Luật Tổ chức toà án nhân dân năm 1992,Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1992…Thể chế hoá đường lối cảicách tư pháp của Đảng, năm 2002 sau khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Nhànước ta đã ban hành luật tổ chức toà án nhân dân 2002, Luật Tổ chức việnkiểm sát nhân dân năm 2002 Như vậy, trong giai đoạn này nhiều văn bảnpháp luật có hiệu lực cao quy định về vấn đề tố tụng dân sự đã được banhành Tuy nhiên, các quy định về tố tụng dân sự còn khá tản mạn, thiếu tậptrung, chồng chéo, mâu thuẫn.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, để góp phần thực hiện thắng lợiđường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, tạo cơ sở pháp lý vững chắccho việc giải quyết các tranh chấp, ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự đầutiên của nước ta Việc ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã đánh dấubước phát triển của hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, khắc phụctình trạng tản mạn, mâu thuẫn, khiếm khuyết của các quy định tố tụng dân sựtrước đây đồng thời cũng thể chế hoá được quan điểm, đường lối của Đảng vềxây dựng pháp luật, cải cách tư pháp được ghi nhận qua các văn kiện củaĐảng như Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nghịquyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụtrọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 34/NQ-TWngày 03/02/2004 của Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương Đảngkhoá IX về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiệnthắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Từ đó, tạo đượcnhững thuận lợi cần thiết cho toà án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các
vụ việc dân sự; bảo đảm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ đượcquyền, lợi ích hợp pháp của mình trước toà án
Trang 34Theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, quy trình tố tụng dân sựtại toà án có sự thay đổi căn bản theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch.Trong đó, đương sự có vai trò quyết định và chủ động trong việc bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Toà án Tuy vậy, vẫn tồn tại một số cácquy định pháp luật về thừa kế, các quy định về quyền sử dụng đất, quyền thừa
kế quyền sử dụng đất chưa nhất quán, có nhiều điểm chưa hợp lý gây khókhăn trong việc áp dụng pháp luật dân sự nói chung và áp dụng pháp luật vềphân chia di sản thừa kế theo pháp luật nói riêng Trong điều kiện đó, việcban hành các văn bản hướng dẫn đầy đủ, thống nhất và đồng bộ, có hệ thống
về tố tụng dân sự trong đó quy định cụ thể việc áp dụng pháp luật các quyđịnh về thừa kế theo pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả công tác áp dụngpháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà
án nhân dân tối cao
1.3.2.2 Bảo đảm về mặt tổ chức
Hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luậtcủa Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao do Toà phúc thẩm Toà án nhândân tối cao trực tiếp thực hiện Do vậy, vấn đề tổ chức nhân sự ở Toà phúcthẩm Toà án nhân dân tối cao cần phải được quan tâm Chất lượng áp dụngpháp luật suy cho cùng là do những cán bộ trực tiếp thực hiện việc áp dụngpháp luật
Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lượccải cách tư pháp đến năm 2020 đã nhận định:
Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động củacác cơ quan tư pháp còn chưa hợp lý Đội ngũ cán bộ tư pháp, hỗ trợ
tư pháp còn thiếu, thậm chí một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạođức và trách nhiệm nghề nghiệp Vẫn còn tình trạng oan sai trongđiều tra, truy tố, giam giữ và xét xử [2, tr.1-2]
Do vậy, tiếp tục xây dựng đội ngũ thẩm phán của Toà phúc thẩm Toà ánnhân dân tối cao có trình độ chuyên môn pháp lý cao, có kiến thức xã hội sâu
Trang 35rộng, có năng lực xét xử, có đạo đức trong sáng, có lập trường chính trị và bảnlĩnh vững vàng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Tăng cường trách nhiệm của thẩm phán của Hội đồng xét xử phúc thẩmcủa Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đối với chất lượng của nhữngphán quyết của toà án, đồng thời xử lý nghiêm minh những thẩm phán, cán bộtoà án nếu có hành vi tiêu cực, xử oan, sai, làm thiệt hại đến quyền và lợi íchcủa đương sự
Áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toàphúc thẩm Toà án nhân dân tối cao còn có sự tham gia của viện kiểm sát với
tư cách là cơ quan kiểm sát hoạt động xét xử Do vậy, để nâng cao chất lượng
áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúcthẩm Toà án nhân dân tối cao cần có có chế để viện kiểm sát thực hiện quyềnkháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm sát hoạtđộng xét xử của toà án
Bên cạnh đó, áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo phápluật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có sự tham gia của nhiều cơquan khác như tổ chức luật sư, cơ quan giám định tư pháp…Chất lượng tổchức các cơ quan này là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng áp dụng phápluật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà ánnhân dân tối cao
1.3.2.3 Các bảo đảm khác
- Tăng cường sự giám sát và xây dựng cơ chế giám sát của nhân dânđối với hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo phápluật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao Để thực hiện tốt giải phápnày, cần tiến hành các biện pháp cụ thể sau đây:
+ Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân Hiện nay “quyền giámsát của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp đã được thể hiện trong Bộ luật tốtụng dân sự năm 2004, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, Luật Tổ chứcViện Kiểm sát nhân dân năm 2002, Luật khiếu nại, tố cáo 2004” [37, tr131].…
Trang 36Tuy nhiên, trong các văn bản nói trên chưa quy định cụ thể về thủ tục, cơ chế
để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình Vì vậy, cần sớm ban hànhLuật về giám sát của nhân dân, trong đó quy định rõ chủ thể giám sát, đốitượng giám sát, quyền giám sát, nội dung, hình thức, thủ tục giám sát, cơ chếgiám sát, các thiết chế bảo đảm thi hành quyền giám sát Riêng về giám sáttrong hoạt động áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luậtcủa Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, cần xác định rõ quyền giám sátcủa nhân dân trong mỗi giai đoạn tố tụng, hình thức giám sát như thế nào, kếtquả, giá trị pháp lý của hoạt động giám sát ra sao Đặc biệt, xác định tráchnhiệm toà án, cán bộ toà án trong việc cung cấp thông tin cho nhân dân vềhành vi tố tụng, thông tin tố tụng thông qua những kênh chính thức của các cơquan tư pháp hoặc qua các phương tiện truyền thông Quy định trách nhiệmphản hồi, tiếp thu ý kiến nhân dân và giải quyết các đơn thư tố giác tội phạm,giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức giám sát của nhân dânhiện có như Ban Thanh tra nhân dân ở các cơ quan và cơ sở, đồng thời nghiêncứu thành lập các thiết chế hoặc tổ chức mới
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và công táctranh, kiểm tra trong ngành toà án nhân dân đối với hoạt động áp dụng phápluật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà ánnhân dân tối cao Hình thức giám sát của nhân dân đối với hoạt động áp dụngpháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà
án nhân dân tối cao được coi là "giám sát " bên ngoài, thì việc kiểm tra, thanhtra được coi là hình thức giám sát bên trong Kết hợp hai hình thức giám sátnày sẽ là yếu tố quan trọng bảo đảm việc áp dụng pháp luật về phân chia disản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao
- Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác bảo đảm việc áp dụng pháp luật vềphân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dântối cao như : Cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc, chế độ chính
Trang 37sách đối với thẩm phán; sự lãnh đạo của Đảng đối với Toà phúc thẩm Toà ánnhân dân tối cao, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn tập trung phân tích những vấn đề lý luận về ápdụng pháp luật bao gồm khái niệm, đặc điểm của áp dụng pháp luật nói chung
và thông qua đó phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật
về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhândân tối cao Luận văn phân tích quy trình áp dụng pháp luật của Toà phúcthẩm toà án nhân dân tối cao trong việc giải quyết các vụ án về phân chia di sảnthừa kế theo pháp luật Từ đó, luận văn phân tích những yếu tố bảo đảm hoạtđộng áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của Toà phúcthẩm Toà án nhân dân tối cao trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM
2.1 KẾT QUẢ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CỦA TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM
Trong những năm qua, số lượng xét xử vụ việc dân sự nói chung và vụ
án về chia di sản thừa kế của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao nóiriêng không ngừng tăng lên với tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp, tạonên một áp lực công việc rất lớn đối với các Thẩm phán xét xử phúc thẩm.Tuy nhiên, các Thẩm phán về cơ bản đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tỉ lệgiải quyết các vụ án về chia di sản thừa kế ở Toà phúc thẩm Toà án nhân dântối cao hàng năm tương đối cao (khoảng 80-90%)
Trong thời gian từ 2005 đến năm 2008, trong tổng số án được thụ lý, Toàphúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã có nhiều cố gắng để đẩy nhanh tiến độxét xử và nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án về phân chia di sảnthừa kế theo pháp luật trên địa bàn cả nước nên kết quả xét xử năm sau caohơn năm trước, cụ thể: Năm 2005 Toà đã giải quyết được 132/160 vụ chiếm82,5%, năm 2006 đã giải quyết được 151/171 vụ chiếm 88,3%, năm 2007 đãgiải quyết được 164/185 vụ chiếm 88,6%, năm 2008 đã giải quyết được187/210 vụ chiếm 89% Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bất cập, tồntại trong hoạt động áp dụng pháp luật của Toà nên số lượng án của năm trướcvẫn còn tồn sang năm sau Theo báo cáo của Toà phúc thẩm Toà án nhân dântối cao hàng năm (kể từ khi Bộ luật dân sự có hiệu lực) thi kết quả giải quyếtcác vụ án về chia di sản thừa kế của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở
cả ba khu vực (thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố ĐàNẵng) thể hiện trong bảng thống kê (bảng 2.1) dưới đây:
Bảng 2.1: Kết quả xét xử phúc thẩm trong các năm từ 2005 đến 2008
Trang 39164(88,6%)
187(89%)
Nguồn: [38]; [39]; [40]
Trong tổng số vụ án mà Toà phúc thẩm thụ lý, ở khu vực thành phố HồChí Minh, kết quả giải quyết các tranh chấp thừa kế theo trình tự phúc thẩmcủa cho thấy các tranh chấp về thừa kế nói chung chiếm một tỷ trọng lớn.Năm 2005 là 75/160 vụ, năm 2006 là 99/171, năm 2007 là 116/185 vụ, năm
2008 là 119/210 vụ Đặc biệt, năm 2009, tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh,tính riêng sáu tháng đầu năm 2009 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tạithành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 111 vụ án về phân chia di sản thừa kế theopháp luật [38, tr.1]
Ở khu vực miền Trung, số liệu thống kê cho thấy số lượng vụ án vềphân chia di sản thừa kế theo pháp luật đưa ra giải quyết tại Toà phúc thẩmToà án nhân dân tối cao khu vực thành phố Đà Nẵng từ năm 2005 đến năm
2008 ít hơn so với số lượng vụ án về phân chia di sản thừa kế theo pháp luậtđưa ra giải quyết tại Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ở khu vực thànhphố Hồ Chí Minh; cụ thể: Năm 2005 là 22/160 vụ, năm 2006 là 27/171, năm
2007 là 26/185 vụ, năm 2008 là 50/210 vụ Các vụ kiện thường tập trung ở ĐàNẵng, Huế, và Khánh Hoà [39, tr.1]
Ở khu vực thành phố Hà Nội, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao ởkhu vực này thụ lý vụ án thuộc lĩnh vực này tuy ít hơn thành phố Hồ Chí Minhnhưng vẫn nhiều hơn thành phố Đà Nẵng, cụ thể: Năm 2005 là 63/160 vụ, năm
2006 là 45/171, năm 2007 là 43/185 vụ, năm 2008 là 41/210 vụ [40, tr.1]
Về cơ bản, quá trình áp dụng pháp luật về phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thực hiện đúng cácquy định của pháp luật tố tụng dân sự và theo tinh thần của cải cách tư pháp,đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện được đầy đủ quyền vànghĩa vụ của mình Các quyết định của Hội đồng xét xử Toà phúc thẩm căn
Trang 40cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà xét xử phúc thẩm và trên cơ sởxem xét một cách toàn diện, khách quan các chứng cứ của vụ án và hồ sơ vụ
án xét xử ở cấp sơ thẩm, nên về cơ bản đã đưa ra các phán quyết bảo đảm xét
Sự độc lập của Toà án khi xét xử chính là điều kiện không thể thiếu được củaviệc thực hiện yêu cầu đó Vì vậy, các quy định pháp luật phải đảm bảo choToà án có một địa vị pháp lý độc lập ở mức tối đa Độc lập vừa là quyền vừa
là nghĩa vụ của Thẩm phán Khi xét xử, Thẩm phán không bị lệ thuộc vào ýkiến của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, mà tự mình xem xét, đánh giácác tình tiết của vụ án, các chứng cứ đã được thẩm tra công khai tại phiên toà,căn cứ vào các quy định của pháp luật để phán quyết Thẩm phán khôngnhững độc lập với sự can thiệp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức bên ngoàiToà án mà còn độc lập với chính sự can thiệp của cá nhân hay tổ chức trongnội bộ Toà án Có thể nói Thẩm phán độc lập đến mức nào thì phán quyết sẽđúng đắn đến chừng ấy Tuy nhiên, độc lập của Thẩm phán không có nghĩa làthoát ly khỏi các yếu tố ràng buộc, dẫn đến tuỳ tiện, mà là độc lập trongkhuôn khổ của pháp luật, độc lập nhưng phải tuân theo pháp luật Giữa "độclập" và "chỉ tuân theo pháp luật" có mối quan hệ biện chứng với nhau, "chỉtuân theo pháp luật" chính là giới hạn, phạm vi, khuôn khổ của sự độc lập
"Độc lập" là điều kiện cần, còn "chỉ tuân theo pháp luật" là điều kiện đủ, làcái bảo đảm cho Thẩm phán thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tốtụng của mình C Mác đã từng khẳng định về tính độc lập của Thẩm phán: