Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Việc cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng và sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh là 2 mục tiêu chính trong Chính sách Quốc gia về thuốc được Chính phủ ban hành năm 1996. Trong quá trình hội nhập WTO, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010 là “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới, nhằm đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên và có chất lượng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân”. Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của việc cung ứng thuốc trong công tác khám chữa bệnh và mối quan tâm của Đảng, Nhà nước với vấn đề này.Trong những năm qua, ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc chấn chỉnh tình hình cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện; tuy nhiên, việc cung ứng thuốc đến tận tay người bệnh vẫn còn nhiều bất cập. Dưới tác động của cơ chế thị trường, với sự phong phú các mặt hàng tên biệt dược, với nguồn kinh phí giới hạn dành cho thuốc…việc đảm bảo cung ứng thuốc đạt tiêu chuẩn đề ra tại bệnh viện vẫn gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, việc thiếu thông tin về thuốc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cung ứng thuốc bệnh viện, mà chủ yếu là trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện được hiểu như một lẽ tất nhiên. Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về thuốc, một số chính thống, một số mang tính chất thương mại. Việc giúp lựa chọn được nguồn thông tin chính xác và luôn cập nhật là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác dược bệnh viện trong thời đại mới.
Trang 1Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Song Hà – phó chủ nhiệm bộ môn Tổ chức quản lý dược – người thầy dù bộn bề công việc vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ và nhiệt tình chỉ bảo
để tôi có thể hoàn thành cuốn luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS Phạm Minh Hưng và các đồng nghiệp tại khoa Dược bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã tạo điều kiện để tôi có thể học tập, nghiên cứu, đồng thời giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn Tổ chức quản lý dược đã cho tôi các bài học kiến thức và kinh nghiệm quý báu Cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trường đại học Dược Hà nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Cảm ơn các em Đào, Hạnh, Thuỷ, các tân dược sĩ khoá 59, những người cùng nhóm nghiên cứu với tôi Tôi học được ở các em sự nghiêm túc và cầu tiến trong học tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên và là nguồn động viên khích lệ tôi trong lúc khó khăn Cuốn luận văn này sẽ không được hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của mọi người.
Hà nội, tháng 12 năm 2009
Vũ Bích Hạnh
Trang 21.1.1.1 Lựa chọn thuốc
3
1.1.1.2 Quản lý việc mua thuốc
4
1.1.1.3 Quản lý cấp phát thuốc
7
1.1.1.4 Quản lý sử dụng
8
1.1.2 Vài nét về thực trạng cung ứng thuốc trong các BV những năm gần đây
Trang 31.1.2.1 Cung ứng thuốc tại bệnh viện ngày càng được cải thiện
9
1.1.2.2 Một số vấn đề bất cập
11
1.2 Thông tin thuốc trong bệnh viện
12
1.2.1 Vị trí của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện
12
1.2.2 Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc
13
1.2.3 Thực trạng thông tin thuốc trong bệnh viện
13
1.2.4 Ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện
14
1.3 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn- Hà nội
15
1.3.1 Giới thiệu lịch sử bệnh viện
15
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
Trang 41.3.3 Cơ cấu nhân lực của bệnh viện
17
1.3.4 Mô hình tổ chức của bệnh viện
18
1.3.5 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của khoa dược
18
1.3.6 Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
19
1.3.6.1 Thành phần của HĐT-ĐT
19
1.3.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của HĐT-ĐT
20
1.3.7 Hoạt động của đơn vị Thông tin thuốc
21
1.3.8 Ứng dụng tin học trong quản lý tại bệnh viện Xanh Pôn
22
1.3.8.1 Về cơ sở vật chất và mạng thông tin nội bộ
22
Trang 522
1.3.8.3 Phần mềm ứng dụng tại bệnh viện
22
1.3.8.4 Các modul đã hoạt động phần mềm quản lý bệnh viện
22
1.3.8.5 Một số chức năng cơ bản của các phân hệ cài đặt tại khoa dược 23
1.4 Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu trong lĩnh vực cung ứng thuốc bệnh viện và hướng nghiên cứu của đề tài
2.3.2 Phương pháp mô tả cắt ngang
Trang 62.3.3 Phương pháp can thiệp không đối chứng
26
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu quản trị học
27
2.3.5 Phương pháp phân tích và trình bày số liệu
27
2.3.6 Các phương pháp xử lý số liệu
27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
28
3.1.1.2 Đánh giá tính hợp lý của DMTBV 29
3.1.2 Nghiên cứu việc mua thuốc của bệnh viện
Trang 738
39
46
48
49
49
51
3.1.4 Nghiên cứu việc quản lý sử dụng thuốc 53
3.1.4.1 Giám sát thực hiện danh mục thuốc 54
3.1.4.2 Nội dung giám sát sử dụng thuốc
Trang 860
60
3.2.1.4 Quy trình giải quyết một yêu cầu thông tin thuốc 62
62
3.2.1.6 Nội dung hoạt động của đơn vị thông tin thuốc .63
3.2.2 Kết quả điều tra nhu cầu thông tin thuốc của các bác sĩ trong BV 64
3.2.2.1 Mức độ phổ biến của đơn vị TTT trong bệnh viện
Trang 93.2.2.2 Mức độ tra cứu thông tin thông qua đơn vị TTT 64
3.2.2.3 Hình thức tra cứu thông tin thường được sử dụng 65
3.2.2.4 Những thuận lợi khi tra cứu TTT trên mạng 65
3.2.2.5 Nhận thức về tầm quan trọng của đơn vị TTT trong BV 66
3.2.2.6 Mức độ đáp ứng của đơn vị TTT bệnh viện 66
3.2.2.7 Hình thức trao đổi thông tin muốn nhận được 67
3.2.3 Nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin thuốc bệnh viện 68
3.2.4 Sơ bộ đánh giá hoạt động của đơn vị thông tin thuốc sau khi tiến hành can thiệp (từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2009) 71
Trang 104.1.2 Hoạt động mua sắm thuốc
74
4.1.3 Hoạt động cấp phát thuốc
75
4.1.4 Hoạt động giám sát sử dụng thuốc
77
4.2 Nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin thuốc tại bệnh viện giai đoạn 2008-2009
Trang 11(Phản ứng không mong muốn của thuốc)
ICD -10 International Classification of Diseases – 10
(Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10)
(điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa)
SMART Specific, mesuarable, ambitious, realistic, timely
(cụ thể, đo được, kỳ vọng, khả thi, thời gian)
(Tổ chức y tế thế giới)
Trang 12Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 So sánh tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện tại các tỉnh, thành phố 10Bảng 1.2 Tỷ trọng tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng trong BV 10
Bảng 1.4 Chức trách của các cấp quản trị trong quản lý dược BV 21
Bảng 3.2 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Xanh Pôn giai đoạn 2006-2008 31Bảng 3.3 Các bệnh thường gặp tại bệnh viện trong các năm 2006-2008 32
Bảng 3.5 Tỷ lệ kinh phí mua thuốc so với kinh phí của bệnh viện 34Bảng 3.6 Kinh phí một số nhóm thuốc của khoa dược bệnh viện 35
Bảng 3.10 Nội dung đánh giá về kinh nghiệm và năng lực nhà thầu 43
Bảng 3.12 Hệ số quy đổi (đối với thuốc ngoài đường tĩnh mạch) 44Bảng 3.13 Danh mục các công ty cung ứng chủ yếu trong 3 năm 2006-2008 46
Bảng 3.15 So sánh công việc cấp phát trước và sau khi nối mạng 51Bảng 3.16 Các nội dung giám sát sử dụng thuốc tại các khoa điều trị 56
Bảng 3.23 Nhận thức về tầm quan trọng của đơn vị TTT trong BV 66
Bảng 3.26 Dự kiến mô hình hoạt động của đơn vị TTT bệnh viện 68
Bảng 4.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc BV bằng ma trận S.W.O.T 76
Trang 13Hình Tên hình Trang
Hình 1.11 Sơ đồ tổ chức khoa dược và nhiệm vụ của từng bộ phận 19
Hình 2.1 Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 25
Hình 3.2 Biểu đồ 10 nhóm bệnh có số lượng mắc cao nhất tại bệnh viện Xanh Pôn, giai đoạn 2006-2008 32Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện kinh phí mua một số nhóm thuốc qua các năm 35
Hình 3.6 Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện Xanh Pôn 40
Hình 3.11 Quy trình bổ sung thay thế, loại bỏ thuốc khỏi DMT bệnh viện 55Hình 3.12 Hình thức trao đổi thông tin các BS muốn nhận được 67Hình 3.13 Chức năng gửi thông báo qua mạng nội bộ của phần mềm Medisoft 69
Trang 14là “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới, nhằm đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên và có chất lượng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân” Như vậy, có
thể thấy tầm quan trọng của việc cung ứng thuốc trong công tác khám chữa bệnh và mối quan tâm của Đảng, Nhà nước với vấn đề này
Trong những năm qua, ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc chấn chỉnh tình hình cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện; tuy nhiên, việc cung ứng thuốc đến tận tay người bệnh vẫn còn nhiều bất cập Dưới tác động của cơ chế thị trường, với sự phong phú các mặt hàng tên biệt dược, với nguồn kinh phí giới hạn dành cho thuốc…việc đảm bảo cung ứng thuốc đạt tiêu chuẩn đề ra tại bệnh viện vẫn gặp không ít khó khăn
Ngoài ra, việc thiếu thông tin về thuốc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cung ứng thuốc bệnh viện, mà chủ yếu là trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện được hiểu như một lẽ tất nhiên Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về thuốc, một số chính thống, một số mang tính chất thương mại Việc giúp lựa chọn được nguồn thông tin chính xác và luôn cập nhật là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác dược bệnh viện trong thời đại mới
Bệnh viện Xanh Pôn là một bệnh viện đa khoa hạng I, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội với mô hình bệnh tật phong phú, đa dạng Việc cung ứng đủ thuốc đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tại đây do đó càng trở nên khó khăn và hoạt động
Trang 15thông tin thuốc càng trở nên cấp bách Đã có những đề tài nghiên cứu về công tác cung ứng thuốc ở một số bệnh viện ở các giai đoạn khác nhau, tuy nhiên, chưa có
đề tài nào nghiên cứu, đánh giá công tác cung ứng thuốc ở Bệnh viện Xanh Pôn trong những năm gần đây có đảm bảo đáp ứng được nhu cầu điều trị và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc đã thực sự hiệu quả chưa Do đó, chúng tôi tiến hành đề
tài nghiên cứu : “Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Xanh Pôn – Hà nội, giai đoạn 2006-2008” với các mục tiêu như sau:
1 Phân tích đánh giá một số chỉ tiêu về cung ứng thuốc của bệnh viện Xanh Pôn, giai đoạn 2006-2008
2 Nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin thuốc trong bệnh viện, giai đoạn 2008-2009
Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng của công tác cung ứng thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1 TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
1.1.1 Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử dụng Chu trình cung ứng thuốc bao gồm 4 hoạt động chính: Lựa chọn thuốc, mua sắm thuốc, cấp phát thuốc và giám sát sử dụng thuốc Cả 4 hoạt động này đều có liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi hoạt động đều dựa trên kết quả của hoạt động trước đó
và đồng thời cũng là nền tảng cho hoạt động kế tiếp Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện theo sơ đồ ở hình 1.1
Hình 1.1 Sơ đồ chu trình cung ứng thuốc [3]
Lựa chọn thuốc
Lựa chọnthuốc
Cấp phát thuốc
Các lĩnh vực quản lý khác( Nhân lực,tài chính,CNTT…)
thông tin…
Các lĩnh vực quản lý khác( Nhân lực,tài chính,CNTT…)
thông tin…
Trang 17bệnh viện Việc xây dựng được danh mục thuốc phù hợp quyết định rất lớn đến chất lượng cung ứng thuốc của bệnh viện.
1.1.1.2 Quản lý việc mua thuốc
Một quá trình mua sắm thuốc hiệu quả là đảm bảo cung cấp đúng thuốc, đúng số lượng với giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất lượng được thừa nhận [6].Chu trình mua sắm thuốc gồm các bước như trong sơ đồ sau:
Hình 1.2 Chu trình mua sắm thuốc [30]
♦ Xác định nhu cầu sử dụng thuốc:
Thông thường, việc xác định nhu cầu thuốc về số lượng thường dựa vào lượng thuốc tồn trữ và lượng thuốc luân chuyển qua kho Tuy nhiên, khi có sự thay đổi cơ chế cung ứng, sự thay đổi phác đồ điều trị hoặc sử dụng thuốc không hợp lý thì việc xác định được nhu cầu thuốc là rất khó khăn
Trong thực tế, để xác định nhu cầu thuốc, người ta thường kết hợp các phương pháp sau:
- Thống kê dựa trên sử dụng thuốc thực tế
- Dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế
- Dựa trên mô hình bệnh tật và hướng dẫn thực hành điều trị tại cơ sở
Ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố ảnh hưởng như bệnh dịch, thời tiết, điều kiện kinh tế, sức khoẻ, trình độ chuyên môn, phác đồ điều trị, những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật điều trị mới, giá cả, sự xuất hiện các thuốc mới…
Chu trình mua thuốc
Chọn phương thức mua
Chọn phương thức mua
Xác định nhu cầu, cân đối nhu cầu - kinh phí
Xác định nhu cầu, cân đối nhu cầu - kinh phí
Chọn nhà cung ứng
Chọn nhà cung ứng
Đặt hàng, theo dõi đơn đặt hàng
Đặt hàng, theo dõi đơn đặt hàng
Trang 18♦ Chọn phương thức mua:
Chỉ thị số 03/BYT-CT của Bộ Y tế ban hành ngày 25/02/1997 đã nêu rõ: “Việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công khai theo quy định của nhà nước” Trong quá trình triển khai thực hiện, các văn bản
về đấu thầu không ngừng được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế Hiện nay, hệ thống pháp lý về đấu thầu được tổng hợp thành sơ đồ như ở hình 1.9
Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống pháp lý về đấu thầu hiện hành
Thực tế, việc thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc phải căn cứ trên Luật đấu thầu
số 61/2005/QH11, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC về “Hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập” và các văn bản
liên quan Theo đó, tuỳ theo giá trị và đặc điểm của gói thầu mà BV chọn một trong các phương thức sau: [12]
* Đấu thầu rộng rãi:
- Áp dụng cho tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh
- Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất
BYT-BTC
TTLT-Quyết định 678/
2008/QĐ-BKH
Quyết định 731/
2008/QĐ-BKH
Quyết định 491/
2008/
BKH
QĐ-Thông
tư 63/
2007/
BTC
TT-Quyết định 1408/ 2008/ QĐ-BKHNghị định 58/2008/NĐ-CP
Luật đấu thầu số 61/2005/QH11
Trang 19- Phải mời tối thiểu là 5 nhà thầu có đủ năng lực tham dự.
* Chỉ định thầu:
- Lựa chọn trực tiếp nhà thầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng
- Có 5 trường hợp áp dụng :
• Trường hợp khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh), mọi thủ tục < 15 ngày
• Gói thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư
• Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia
• Gói thầu mua sắm hàng hóa < 1 tỉ đồng
• Gói thầu mua sắm thường xuyên <100 triệu
* Chào hàng cạnh tranh:
Gói thầu có giá < 2 tỉ, áp dụng với mua sắm hàng hóa thông thường Phải có ít nhất 3 báo giá từ 3 nhà thầu khác nhau
* Mua sắm trực tiếp:
Áp dụng khi hợp đồng với gói thầu có nội dung tương tự ký trước đó không quá
6 tháng và đơn giá không được vượt quá đơn giá của gói thầu tương tự trước đó
* Tự sản xuất, pha chế tuỳ theo năng lực và điều kiện kỹ thuật cho phép
♦ Chọn nhà cung ứng:
Sau khi lựa chọn phương thức mua, cần tổ chức thực hiện đấu thầu để xác định
và chọn nhà cung ứng Phân tích đánh giá các nhà cung ứng cũ, xem xét và đánh giá các nhà cung ứng mới về năng lực kinh doanh, năng lực tài chính và uy tín, thương hiệu của nhà cung ứng Bên cạnh đó, nhà cung ứng phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu về kỹ thuật, biện pháp cung ứng, thời hạn thực hiện hợp đồng… Sau khi công
bố kết quả trúng thầu đã được phê duyệt, hai bên thương thảo hoàn thiện hợp đồng
và tiến hành ký kết hợp đồng mua bán bằng văn bản Việc thương thảo cần tập trung thống nhất các điều khoản thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế
♦ Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng:
Để xác định số lượng thuốc đặt hàng cần phải chú ý các thông số sau:
− Mức tối thiểu: là lượng thuốc dự trữ cần thiết phải có trong kho
Trang 20− Mức đặt hàng: là số lượng sẽ mua trong kỳ
− Mức tối đa: là lượng thuốc tối đa có thể chứa trong kho
Các mức này cần phải xét duyệt lại định kỳ và rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho kỳ sau
Bên đặt hàng phải giám sát đơn đặt hàng về số lượng thuốc, chủng loại, chất lượng, giá cả, tiến độ giao hàng như đã quy định trong hợp đồng
♦ Nhận thuốc và kiểm nhận:
Ký kết hợp đồng đã quy định rõ địa điểm giao hàng (thường là giao hàng đến tận kho thuốc của khoa dược bệnh viện) Khi tiến hành nhận thuốc phải đối chiếu hoá đơn, phiếu báo lô với thực tế về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, quy cách đóng gói, nơi sản xuất, số kiểm soát, hạn dùng Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật cả trong lúc vận chuyển Phải có biên bản, sổ sách kiểm nhập theo đúng quy chế
♦ Thanh toán:
Thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản theo đúng số lượng mua và đúng giá đã trúng thầu
♦ Thu thập thông tin về tiêu thụ:
Thông qua các báo cáo sử dụng, đánh giá lại những thuốc đã lựa chọn để chuẩn
bị cho chu kỳ mua thuốc tiếp theo
1.1.1.3 Quản lý cấp phát thuốc
Thuốc sau khi nhập vào kho được khoa dược tồn trữ, bảo quản và cấp phát đến các khoa lâm sàng và sau đó đến tay bệnh nhân Quy trình giao phát thuốc từ khoa dược đến khoa lâm sàng và từ khoa lâm sàng đến người bệnh được xây dựng cụ thể căn cứ vào tình hình nhân lực của khoa dược, nhân lực khoa lâm sàng và căn cứ nhu cầu điều trị của mỗi bệnh viện trên nguyên tắc phục vụ thuốc kịp thời, thuận tiện nhất cho điều trị
Tồn trữ bảo quản thuốc bao gồm cả quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá Việc thực hiện các quy chế dược là nhiệm vụ của không chỉ khoa dược mà là của tất cả các
Trang 21khoa có nhận và phát thuốc Trách nhiệm của khoa dược là hướng dẫn các bác sĩ, y
tá thực hiện nghiêm túc các quy chế này và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy chế dược tại bệnh viện
Thuốc phải được bảo quản trong kho có đầy đủ điều kiện cần thiết thông thoáng, chống nóng, chống ẩm mốc, mối mọt… Mỗi thuốc có yêu cầu bảo quản khác nhau
và chúng chỉ đảm bảo chất lượng khi được bảo quản đúng điều kiện ghi trên nhãn (Ví dụ: vaccin, thuốc nội tiết, sản phẩm sinh học phải bảo quản ở nhiệt độ thấp) Thuốc gây nghiện, hướng thần phải được bảo quản theo đúng quy chế (có tủ riêng,
do DSĐH giữ và cấp phát…)
1.1.1.4 Quản lý sử dụng
Chu trình quản lý sử dụng thuốc được mô tả như sau:
Hình 1.4 Chu trình quản lý sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế – xã hội Trước tiên, nó làm tăng đáng kể chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ và làm giảm chất lượng điều trị và chăm sóc y tế Mặt khác nó làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại và làm cho bệnh nhân lệ thuộc quá mức vào thuốc.Vậy thế nào là sử dụng thuốc hợp lý?
Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra khái niệm “Yêu cầu về sử dụng thuốc hợp lý là bệnh nhân nhận được thuốc thích hợp với bệnh cảnh, với liều dùng thích hợp với từng cá nhân, trong thời gian thích hợp và với giá cả thấp nhất với người đó và cộng đồng” [5] Công tác quản lý sử dụng thuốc là công tác của dược lâm sàng và đơn vị thông tin thuốc
QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC
Kê đơn đúng quy định
Đóng gói, dán nhãn
Giao phát
Hướng dẫn,
theo dõi sử
dụng
Trang 221.1.2 Vài nét về thực trạng cung ứng thuốc trong các bệnh viện ở nước ta những năm gần đây
Trong những nǎm vừa qua, Bộ Y tế đã đánh giá: “Ngành dược đã có thành tích nổi bật là đảm bảo tốt hơn nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục được tình trạng thiếu thuốc trong những nǎm trước đây” [23] Tình hình cung ứng
thuốc tại bệnh viện được cải thiện đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một
số bất cập
1.1.2.1 Cung ứng thuốc tại bệnh viện ngày càng được cải thiện
Thị trường thuốc Việt Nam rất phong phú, có khoảng 1.500 hoạt chất với hơn 18.000 mặt hàng, thuận lợi cho các nhà quản lý lựa chọn thuốc thích hợp, có hiệu quả điều trị cao, phù hợp với kinh phí của bệnh viện
Trong Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2007, các bệnh viện đều xây
dựng DMTBV căn cứ vào DMTCY ban hành kèm Quyết định số 03/2005/QĐ-BYT với 646 thuốc/hoạt chất lưu hành tại thị trường Việt Nam Danh mục ban hành năm
2008 (theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008) đã được sửa đổi, bổ sung, gồm 750 thuốc/hoạt chất (tăng 16% so với năm 2005) Đây là danh mục tương đối đầy đủ và mở rộng so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Căn
cứ vào danh mục này, các bệnh viện đều triển khai xây dựng DMT cụ thể sử dụng trong bệnh viện
Trong những năm gần đây, Chính phủ và Bộ Y tế rất quan tâm đến vấn đề mua sắm thuốc Các văn bản pháp lý quy định hướng dẫn việc thực hiện công tác mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện
Tổng trị giá tiền mua thuốc sử dụng trong các bệnh viện trên toàn quốc năm
2008 là 12.322 tỉ VND, chiếm khoảng 50% tổng trị giá tiền thuốc sử dụng
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 địa bàn tập trung nhiều các bệnh viện lớn,
do đó có tỉ trọng tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện cao:
Trang 23Bảng 1.1 So sánh tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện tại các tỉnh, thành phố
Địa bàn Trị giá tiền thuốc sử dụng (Tỷ VNĐ)
(Nguồn: Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế)
Các thuốc do Ngân sách nhà nước, Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả, Nguồn thu viện phí cung ứng tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập thực hiện thông qua đấu thầu với giá cả hợp lý, ổn định trong vòng 6 tháng hoặc 12 tháng, chất lượng đảm bảo Qua khảo sát 776 bệnh viện có 46,39% bệnh viện tiến hành mua thuốc thông qua đấu thầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế Tại Trung ương, từ 8/2005 đến nay có 97% trong tổng số 37 bệnh viện/viện có giường bệnh tiến hành đấu thầu rộng rãi
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc nội năm 2006, 2007 ở 565 bệnh viện trong
cả nước thu được kết quả như bảng 1.2 Theo bảng này, tỷ trọng thuốc sản xuất tại Việt Nam năm 2007 chiếm gần 50% giá trị tiền thuốc sử dụng tại các bệnh viện Thuốc sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là thuốc generic, giá thấp hơn thuốc nhập ngoại nên giảm chi phí khám chữa bệnh, được khuyến khích sử dụng trong BV Kết quả này cũng phù hợp với thị phần thuốc sản xuất trong nước tại Việt Nam theo giá trị tiền thuốc (52,85%).[23]
Bảng 1.2 Tỷ trọng tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng trong BV
Đơn vị: %
Tỷ trọng theo giá trị tiền thuốc Năm 2003 Năm 2004 Năm 2006 Năm 2007
Trong tháng 8/2008, một số bệnh viện (BV) T.W như BV Nhi T.W, BV Phụ sản, BV Hữu Nghị và các BV ở TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đứng trước tình trạng khan hiếm một số loại thuốc, hoá chất và vật tư y tế tiêu hao [23] Báo cáo của
TS.Trương Quốc Cường về “Tình hình thị trường dược phẩm 07 tháng đầu năm 2008” nhận định: tình trạng thiếu thuốc này là do vướng mắc của quy định hiện
hành yêu cầu giá thuốc trúng thầu ổn định 6-12 tháng trong khi các cơ sở khám
Trang 24chữa bệnh công lập chậm thanh toán tiền thuốc 3-12 tháng cho các doanh nghiệp Giá một số thuốc phê duyệt trúng thầu thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của giá thị trường hiện tại nên một số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không cung ứng thuốc, chịu phạt hợp đồng Đứng trước tình hình đó, Bộ Y tế đã xây dựng các văn bản chỉ đạo các công ty, bệnh viện cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc: văn bản hướng dẫn điều chỉnh giá trúng thầu năm 2008 phù hợp mặt bằng chung giá thuốc thị trường, văn bản hướng dẫn xử lý các tình huống phát sinh khi nhà thầu từ chối cung ứng thuốc,…Bên cạnh đó, nhiều bệnh viện cũng có kế hoạch chủ động trong cung ứng, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.
1.1.2.2 Một số vấn đề bất cập
Theo báo cáo “Kiện toàn công tác quản lý nhà nước về dược trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế” của TS Trương Quốc Cường năm 2008, công tác đấu
thầu vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập:
• Một số bệnh viện chưa thực hiện đấu thầu mua thuốc
• Tình trạng chỉ định thầu hoặc “bảo hộ độc quyền”
• Phê duyệt kết quả đấu thầu chậm
• Khó khăn khi thống nhất với cơ quan bảo hiểm xã hội
• Tồn tại cá biệt: giá thuốc trúng thầu cùng 1 mặt hàng có sự chênh lệch
• Thiếu 1 số thuốc chuyên khoa, cấp cứu đặc trị các bệnh hiếm gặp [21]
• Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, hiện nay hầu hết các bệnh viện còn lúng túng trong việc triển khai đấu thầu mua sắm thuốc Nguyên nhân chính là do chưa có một tiêu chí chung để chấm điểm đánh giá lựa chọn thuốc phù hợp với kinh phí bệnh viện Trong khi thị trường thuốc ngày càng phong phú, đa dạng, 1 hoạt chất có nhiều biệt dược và các thuốc mới hàng loạt ra đời, các dược sĩ, bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật thông tin và lựa chọn thuốc
Do vậy, các nghiên cứu về cung ứng nói chung và đấu thầu thuốc nói riêng sẽ góp phần tích cực cho cán bộ quản lý lựa chọn và đưa ra các quyết định đúng đắn
để cải thiện các mặt còn tồn tại này Các bệnh viện cần phải nỗ lực hơn nữa, thắt
Trang 25chặt quản lý để đạt mục tiêu cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng đáp ứng nhu cầu điều trị an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
1.2 THÔNG TIN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Tin lực IEC (IEC_Information Education Communication) gồm có thông tin, giáo dục và truyền thông đã trở thành 1 trong 4 nguồn lực cơ bản (nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực) để triển khai hoạt động của bất cứ chương trình dự án nào Riêng đối với ngành dược, thông tin thuốc là một hoạt động thiết yếu; chìa khóa để sử dụng thuốc an toàn và hợp lý chính là thông tin thuốc
Để nhấn mạnh vai trò của công tác thông tin, có một định nghĩa về thuốc theo công thức: D = S + I (D: Drugs; S: Subtances; I: Information) tức là: Thuốc = Dược chất + Thông tin
Do được đào tạo chuyên môn liên quan đến thuốc, người dược sĩ có vai trò chính yếu và quan trọng trong công tác thông tin thuốc Tại bệnh viện, người dược
sĩ làm công tác TTT không những phải làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mà còn có tránh nhiệm huấn luyện đào tạo, giáo dục kiến thức về thông tin thuốc Thông tin thuốc cung cấp từ người dược sĩ có thể theo 2 cách:
•Cung cấp thông tin theo kiểu phản ứng: được hỏi và trả lời về một chuyên đề nào đó
•Cung cấp thông tin theo kiểu hỗ trợ: không cần được hỏi vẫn cung cấp thông tin (góp ý đơn thuốc, tư vấn bệnh nhân dùng thuốc, in ấn tài liệu về thuốc mới nhất tại cơ sở điều trị)
1.2.1 Vị trí của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện
Thông tin thuốc bệnh viện là một phần của Hệ thống thông tin thuốc quốc gia
Có thể thấy vị trí của đơn vị thông tin thuốc bệnh viện trong toàn bộ hệ thống thông tin thuốc quốc gia như hình 1.5
Tổ chức y tế thế giới Các hội chuyên môn
Trung tâm
Thông tin
thuốc
Trung tâm ADR
Hệ thống BV
Hội đồng thuốc
và điềutrị BV
Chương trình giám sát tính kháng thuốc của
vi khuẩn(ASTS)
Trung tâm chống độc quốc gia
Đơn vị thông tin thuốc trong BV
Tư vấn cho
thầy thuốc và
điều dưỡng
Giáo dục dùng thuốc cho người bệnh (nội và ngoại
trú)
Thông tin thuốc cho BV tuyến dưới
BỘ Y TẾ
Trang 26Hình 1.5 Hệ thống thông tin thuốc quốc gia
1.2.2 Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc
Bộ y tế đã yêu cầu các bệnh viện triển khai tổ chức, hoạt động đơn vị thông tin thuốc và quy định rõ nhiệm vụ của đơn vị này trong công văn 10766/YT-ĐTr ngày
13/11/2003 Theo đó, đơn vị thông tin thuốc có các nhiệm vụ chính là cung cấp thông tin thuốc cho các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ y tế khác trong bệnh viện và trong cộng đồng; đồng thời có trách nhiệm thu thập thông tin về các phản ứng có hại của
thuốc và thuốc không đảm bảo chất lượng để báo cáo lên cấp trên
1.2.3 Thực trạng thông tin thuốc trong bệnh viện
Tình hình thông tin thuốc trong bệnh viện hiện nay còn rất nhiều bất cập Trong chức năng của khoa dược bệnh viện có nhiệm vụ thông tin thuốc Trong chức năng của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện tất cả các thành viên đều kiêm nhiệm Còn khoa dược bệnh viện thì tại nhiều nơi chỉ chú trọng đến khâu bảo quản, cấp phát nguồn thuốc mua về Nguồn thông tin về thuốc mới rất thiếu và không có cán bộ
Trang 27chuyên trách Nhiều bác sĩ hầu như chỉ biết đến thuốc qua các kênh thông tin từ trình dược viên Các tài liệu về thuốc phần lớn cũng do các hãng thuốc gửi đến như các sách Vidal, Mims xuất bản hàng năm Vẫn còn nhiều bác sĩ, dược sĩ còn lạ lẫm với các khái niệm như dược lâm sàng, sinh khả dụng, GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc), ADR (những phản ứng có hại của thuốc) Do đó việc thành lập, phát triển các đơn vị thông tin thuốc là rất cần thiết và cần phải làm ngay để góp phần sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, kinh tế và hiệu quả
1.2.4 Ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện
* Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện và
trong công tác thông tin thuốc đã được chú trọng từ lâu Hoạt động thông tin thuốc
là hoạt động then chốt đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn trong bệnh viện Đơn
vị thông tin thuốc được trang bị đầy đủ các nguồn tra cứu thông tin chính thống như sách, các tài liệu chuyên môn chuẩn, thông tin về các thuốc mới, báo chí, các kết quả nghiên cứu hay thử nghiệm lâm sàng mới, ADR Hệ thống quản lý thông tin được nối mạng toàn bệnh viện Đơn thuốc sau khi được duyệt sẽ chuyển dữ liệu về chương trình hoạt động của máy chia thuốc, và hệ thống cấp phát thuốc sẽ tự động chia thuốc, đóng gói cụ thể đến từng đơn vị bệnh nhân theo liều dùng hàng ngày Việc làm này được chứng minh là đã giảm thiểu sai sót và nhầm lẫn so với việc chia thuốc của các y tá hay dược sĩ vẫn làm [31]
* Ở nước ta, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện vẫn
còn rất mới Thực hiện Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 và hướng tới Chính phủ điện tử”, ngành Y tế đã khẩn
trương tích cực triển khai công tác này với định hướng chiến lược là thực hiện công tác hoá quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên môn nghiệp vụ bằng công nghệ thông tin thống nhất trong toàn ngành Trong đó, việc tin học hoá quản lý bệnh viện là một nhiệm vụ trọng tâm và chiếm tỷ trọng lớn trong Đề án tin học hoá của ngành Y tế [24]
1.3 BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Trang 281.3.1 Giới thiệu lịch sử bệnh viện
- Bệnh viện Xanh Pôn được xây dựng từ năm 1911, là tài sản của nhà Thờ Thiên Chúa giáo dòng SOEUR DES CHARTRES DE Saint Paul Khi mới xây dựng, bệnh viện có 50 giường, phục vụ chủ yếu cho người Pháp và những người Việt giàu có Lúc đầu BV Xanh Pôn là một BV đa khoa, đến năm 1930 có tên chính thức là Bệnh viện ngoại khoa Xanh Pôn
- Bệnh viện Xanh Pôn là một trong những cơ sở Ngoại khoa đầu tiên của Hà Nội trước năm 1954 Phụ trách Bệnh viện là bà Jenne, nhân viên BV thường gọi là
mẹ Gian (Mère Jeanne) Tháng 9 năm 1956 đại diện Bộ y tế nước VN dân chủ Cộng hoà và phái đoàn Tổng đại diện Pháp đã tiến hành trao đổi về mở rộng sự hợp tác y
tế ở BV Xanh Pôn Ngày 26 tháng 11 năm 1956 Hiệp định giữa Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cộng hoà Pháp về BV Xanh Pôn đã đ-ược ký kết thời hạn 5 năm Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1957, BV Xanh Pôn đã chuyển thành BV công do đại diện hai Chính phủ VN và Pháp cùng quản lý BGĐ gồm GS Serafino- Giám đốc, hai Phó Giám đốc là BS Nguyễn An Trạch và ông Trần Quốc Phiên BV có khả năng tiếp nhận và điều trị cho 100 BN
- Đến tháng 6 năm 1962 đại diện Chính phủ VN và đại diện Chính phủ Pháp
ký kết 1 bản phụ lục Hiệp định với nội dung cơ bản: BV Xanh Pôn đặt dưới sự quản
lý toàn diện của Bộ Y tế Việt Nam Chính phủ Pháp thể hiện sự hợp tác bằng hình thức viện trợ máy móc, dụng cụ y tế, và giúp đào tạo cán bộ Từ 100 giường BV đã
mở rộng thêm lên 150-160 giường, nhiều chuyên khoa được tiếp tục xây dựng và phát triển: Xương, Bỏng, Tiêu hoá, Tiết niệu, Chấn thương chỉnh hình
- Ngày 26 tháng 8 năm 1970, Sở Y tế Hà Nội ra quyết định số 1093/YT- TC
“Về tổ chức bốn Bệnh viện đa khoa khu vực trong nội thành” trong đó BV đa khoa
Xanh Pôn được thành lập trên cơ sở: Bệnh viện Xanh Pôn cũ (1911-1970), Bệnh viện B (1958-1970), Phòng khám Sinh Từ (1960-1970), Bệnh viện Ba Đình (1964-1970)
Trang 29- Suốt 38 năm xây dựng và phát triển, BV Xanh Pôn đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng - bảo vệ tổ quốc và đã được Nhà nước tặng:
• Huân chương lao động hạng III năm 2001
• Huân chương lao động hạng II năm 2005
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
BV ĐK Xanh Pôn được xếp hạng BV loại I của thành phố với chỉ tiêu 500 ường bệnh, biên chế 700 người Bệnh viện có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:
gi- Cấp cứu, khám, chữa bệnh: cho nhân dân quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm,
quận Tây Hồ; đồng thời vừa là tuyến cuối của Hà Nội trong một số chuyên ngành: Ngoại, Nhi, Cận lâm sàng, Phục hồi chức năng và Giám định Pháp y
Phòng bệnh: Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho nhân dân Hà Nội qua 1 số
chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống viêm phổi, ỉa chảy, suy dinh dưỡng và các bệnh ở tuổi học đường
Đào tạo cán bộ y tế: BV là cơ sở Viện - Trường, nơi đào tạo thực hành của
Trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà nội, Học viện Quân Y, Viện y học dân tộc, Trường Cao Đẳng Y tế Hà Nội…
Hình 1.6 Bệnh viện B Hình 1.7 BV Ba Đình Hình 1.8 BV Xanh Pôn cũ
Hình 1.9 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn ngày nay
Trang 30 Nghiên cứu khoa học về y học: Là hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ nhất của bệnh
viện Hàng tháng có các buổi sinh hoạt khoa học với đông đảo bác sĩ, dược sĩ tham gia Mỗi năm có 2-4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, hàng trăm đề tài nghiên cứu cấp ngành và cơ sở
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật: đặc biệt về Ngoại khoa, Nhi
khoa, Cận lâm sàng, Phục hồi chức năng và Giám định Pháp y
Hợp tác quốc tế: Hợp tác chặt chẽ với các nước: Mỹ, Hàn Quốc, Singapo
Cử nhiều bác sĩ sang giúp đỡ nước bạn: Campuchia, Algerie Hàng năm có nhiều chuyên gia nước ngoài sang trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ chuyển giao công nghệ cho bệnh viện
Quản lý kinh tế trong bệnh viện: Thực hiện thu chi ngân sách bệnh viện,
hạch toán chi phí khám, chữa bệnh, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, ngân sách
nhà nước cấp, bảo hiểm y tế, viện phí, viện trợ [4,37]
1.3.3 Cơ cấu nhân lực của bệnh viện
Nhân lực bệnh viện là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng dịch
vụ bệnh viện Sau đây là cơ cấu nhân lực của bệnh viện Xanh Pôn - Hà Nội trong ba năm 2006-2008
Bảng 1.3 Cơ cấu nhân lực của bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
Trang 31Từ số liệu ở bảng 1.2 cho thấy, nhân lực bệnh viện tương đối ổn định trong 3 năm Nhân lực dược thay đổi không đáng kể, tổng nhân lực dược trong 3 năm đều
là 25 người Tỷ lệ DSĐH/BS trong 3 năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là: 1/33,6; 1/32,4; 1/30,6 Tỷ lệ này còn rất thấp so với khuyến cáo trong Thông tư liên tịch số
08/2007/TTLT/BYT-BNV, Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ
sở y tế nhà nước là 1/8 - 1/15 [9] Số lượng dược sĩ còn quá ít so với quy mô bệnh
viện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện khối lượng công việc của khoa, đặc biệt là vấn đề cung ứng thuốc
1.3.4 Mô hình tổ chức của bệnh viện
Bệnh viện được tổ chức theo sơ đồ trực tuyến - chức năng như ở hình 1.10
1.3.5 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của khoa dược
a Vị trí: Khoa dược là một khoa chuyên môn thuộc sự quản lý điều hành trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, góp phần trách nhiệm với bệnh viện trong công tác khám chữa bệnh Khoa dược là nơi thực thi chính sách quốc gia về thuốc [4]
b Chức năng, nhiệm vụ:
- Cung cấp đủ thuốc, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý
Hình 1.10 Mô hình tổ chức của bệnh viện Xanh Pôn
BAN GIÁM ĐỐC
Trang 32- Điều chỉnh sử dụng thuốc hợp lý - an toàn - kinh tế trong điều trị.
c Tổ chức khoa dược: khoa dược được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, chia thành các tổ với từng nhiệm vụ cụ thể như ở hình 1.11
1.3.6 Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT)
Thực hiện công văn số 228 CV/NVD của Sở Y tế Hà Nội ban hành ngày 14/03/1999 về việc thành lập HĐT-ĐT, ngày 10/03/2003, giám đốc bệnh viện Xanh Pôn đã ký quyết định số 516/QĐ-BVXP về việc thành lập HĐT-ĐT của bệnh viện
1.3.6.1 Thành phần của HĐT-ĐT
Thành phần HĐT-ĐT gồm 5 người do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập, là những người có kinh nghiệm và được đào tạo cao nhất trong lĩnh vực điều trị
Hình 1.11 Sơ đồ tổ chức khoa dược và nhiệm vụ của từng bộ phận
Trưởng khoa Dược
Tổ thống kê
- Quản lý xuất, nhập thuốc và vật
tư y tế
- Dự trù thuốc hàng tháng hoặc đột xuất
- Thực hiện lưu trữ
hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định
- Tham gia các hoạt động đào tạo chuyên môn và các hoạt động khác khi
có yêu cầu
- Tham mưu với lãnh đạo khoa về công tác quản lý kho thuốc
Tổ pha chế
- Tham gia xây dựng các quy trình pha chế
- Đảm bảo đủ thuốc pha chế
- Thực hiện tốt các quy chế chuyên môn:
- Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên môn
- Tham mưu với lãnh đạo khoa về công tác pha chế
Tổ dược lâm sàng
- Quản lý thuốc và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý:
- Kiểm tra sử dụng thuốc hợp lý:
- Thực hiện công
tác thông tin thuốc
và công tác dược
- Theo dõi phản ứng có hại của thuốc
- Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên môn
- Tham mưu với lãnh đạo khoa về công tác dược bệnh viện
Trang 33bằng thuốc cũng như trong công tác cung ứng thuốc Mô tả thành phần hội đồng như sau:
Hình 1.12 Sơ đồ thành phần hội đồng thuốc và điều trị
Đồng thời, bệnh viện cũng thành lập tiểu ban tư vấn cho HĐT-ĐT, gồm 5 người:
2 Phó giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Phẫu thuật-Tiết niệu, Trưởng phòng khám Nhi, Trưởng khoa Hồi sức-Cấp cứu Nội Tiểu ban tư vấn sẽ giúp HĐT-ĐT thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình
1.3.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của HĐT-ĐT
Tư vấn cho giám đốc về cung ứng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả
Cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện
Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với MHBT và chi phí của bệnh viện
Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược
Theo dõi ADR và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc
Thông tin về thuốc, theo dõi tác dụng của thuốc mới trong bệnh viện
Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và y tá [6]
Như vậy, HĐT-ĐT có ảnh hưởng đến tất cả các khâu cung ứng thuốc một cách trực tiếp hay gián tiếp: Chức năng quan trọng nhất của hội đồng là đánh giá và lựa chọn thuốc để xây dựng DMTBV Thông thường, HĐT-ĐT sẽ phối hợp với bộ phận chịu trách nhiệm mua thuốc là khoa dược bệnh viện Bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo các yêu cầu của hội đồng
Theo lý thuyết quản trị học, xét về góc độ nhà quản trị, HĐT-ĐT là cấp quản trị cao nhất trong quản lý dược bệnh viện Để đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp
Trang 34thời, có chất lượng, dưới sự chỉ đạo của HĐT-ĐT, mỗi thành viên trong khoa dược đều làm công tác quản lý ở các cấp độ khác nhau.
Bảng 1.4 Chức trách của các cấp quản trị trong quản lý dược BV
Cấp quản trị
chiến lược
Hội đồng thuốc và điều trị
- Quyết định chiến lược cung ứng
thuốc
- Chỉ đạo mọi hoạt động cung ứng thuốc
Quản trị viên cấp
trung gian Trưởng khoa dược
- Tổ chức thực hiện chiến lược
- Đốc thúc, hướng dẫn, điều khiển các
tổ viên trong công việc cụ thể hàng ngày
- Trực tiếp cấp phát, kiểm tra chất lượng thuốc
- Cung cấp thông tin về thuốc
1.3.7 Hoạt động của đơn vị Thông tin thuốc
Đơn vị thông tin thuốc tại bệnh viện Xanh Pôn được Giám đốc bệnh viện ký quyết định thành lập vào tháng 3 năm 2006 với các thành viên chính là các dược sĩ lâm sàng, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa dược Cũng giống như tình trạng chung về công tác thông tin thuốc ở Việt Nam, việc thông tin thuốc trong bệnh viện thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin thuốc cho các cán bộ y
tế cũng như cho người bệnh Các thông tin chủ yếu được thu thập qua sách báo, tài liệu; được thông báo bằng cách dán lên bảng tin hoặc trong các cuộc họp giao ban Chưa tổ chức được thường xuyên các hội thảo tập huấn về sử dụng thuốc Chưa xây dựng được phác đồ điều trị chuẩn Các thông tin về tương tác thuốc còn lạc hậu, ít cập nhật Đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin thuốc còn rất thiếu…
Trang 351.3.8 Ứng dụng tin học trong quản lý tại bệnh viện Xanh Pôn
Được sự chỉ đạo của sở y tế Hà nội về việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý hoạt động của bệnh viện, bệnh viện Xanh Pôn đã bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực cho chương trình Kết quả bước đầu
BV đã xây dựng được:
1.3.8.1 Về cơ sở vật chất và mạng thông tin nội bộ
- Bệnh viện đã có mạng LAN (mạng nội bộ) trong toàn viện
- Các phòng ban lãnh đạo, các khoa điều trị, khu phòng khám, khoa Dược, phòng TCKT đều được trang bị máy vi tính
- Tổng số máy vi tính hiện có: 92 máy vi tính
- Số máy vi tính được nối mạng sử dụng phần mềm trong toàn viện: 74 máy
- Có 02 máy chủ Server hoạt động 24/24h mỗi ngày
- Tất cả các máy ở khoa điều trị, phòng khám đã được cài đặt và sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế cung cấp
1.3.8.2 Về nhân lực phục vụ cho ứng dụng CNTT
- Có 6 cán bộ phụ trách công nghệ thông tin (tốt nghiệp đại học, trung học chuyên ngành công nghệ thông tin)
- Các khoa phòng đều có nhân viên đã được học chương trình vi tính cơ bản
- Mỗi khoa khám bệnh và khoa nội trú có từ 2 nhân viên trở lên sử dụng thành thạo phần mềm quản lý bệnh viện (để có thể thay thế khi có người nghỉ vì lý
do bất khả kháng)
1.3.8.3 Phần mềm ứng dụng tại bệnh viện
- Phần mềm Quản lý bệnh viện Medisoft phiên bản 2006
- Phần mềm kế toán ANA – Công ty kiểm toán Việt Nam (phòng tài chính kế toán)
- Phần mềm Quản lý công văn (phòng tổ chức cán bộ)
1.3.8.4 Các modul đã hoạt động phần mềm quản lý bệnh viện
- Quản lý khoa khám bệnh và bệnh nhân ngoại trú
- Quản lý thanh toán viện phí và BHYT
Trang 36- Quản lý khoa Cận lâm sàng
- Quản lý bệnh nhân điều trị nội trú tại các khoa điều trị
- Quản lý khoa Dược
1.3.8.5 Một số chức năng cơ bản của các phân hệ cài đặt tại khoa dược
- Quản lý danh mục thuốc, giá
- Quản lý xuất nhập kho thuốc
- Thống kê báo cáo tồn kho
- Lập dự trù thuốc và vật tư tiêu hao
Việc triển khai quản lý qua mạng nội bộ đã bắt đầu được tiến hành từ tháng 3 năm 2008 và bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ Việc đầu tư phần mềm quản
lý chuyên nghiệp Medisoft đã đem lại những cải tiến nhất định về phương diện quản lý bệnh viện nói chung và quản lý dược nói riêng
1.4 TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với quản lý bệnh nhân và quản lý tài chính, quản lý dược là một phần quan trọng trong công tác quản lý bệnh viện Thực hiện tốt công tác quản lý dược bệnh viện là hướng tới mục tiêu đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu dùng thuốc của người bệnh và sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn, hiệu quả Quản lý dược trong bệnh viện theo đó cũng gồm hai vấn đề chủ yếu, đó là:
o Dược vật tư (Quản lý cung ứng, xuất nhập, bảo quản, cấp phát thuốc)
o Dược lâm sàng (Quản lý, theo dõi, giám sát sử dụng thuốc điều trị)
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện Các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về 4 nội dung của chu trình cung ứng thuốc trong các bệnh viện như: Hữu Nghị, Bạch Mai, Phụ sản trung ương, Phụ sản Hà nội, viện E… và đã sơ bộ cho thấy trong những năm gần đây, lĩnh vực cung ứng thuốc bệnh viện đã được quản lý và chấn chỉnh ngày một tốt hơn Tuy nhiên, tuỳ từng hoàn cảnh và giai đoạn cụ thể mà việc cung ứng thuốc còn
Trang 37những bất cập cần được các cơ quan chức năng và các bệnh viện cải tiến, hoàn thiện thêm.
Bệnh viện Xanh Pôn – Hà nội là một bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở y
tế Hà nội với những đặc thù riêng Từ trước tới nay bệnh viện luôn được đánh giá là bệnh viện làm tốt các công tác dược Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào phân tích đánh giá nghiêm túc về công tác cung ứng thuốc của bệnh viện trong những năm gần đây có đáp ứng được nhu cầu điều trị và vấn đề theo dõi sử dụng thuốc nói chung và hoạt động thông tin thuốc nói riêng có đạt hiệu quả không Tại bệnh viện Xanh Pôn, thông tin thuốc được coi là một công tác quan trọng Đơn vị thông tin thuốc đã tham gia các buổi bình bệnh án, thông tin thuốc mới trong bệnh viện, tư vấn cho bác sĩ trong quá trình điều trị Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, đơn vị thông tin thuốc vẫn còn rất nhiều hạn chế và cần có những biện pháp can thiệp nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng của công tác này trong bệnh viện
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn có được những đánh giá chính xác nhất về công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện và bước đầu nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin thuốc nhằm hoàn thiện công tác quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Xanh Pôn – Hà nội
Trang 38CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện thông qua :
− Các báo cáo về bệnh tật từ năm 2006 → 2008 lưu tại phòng KHTH
− Sổ sách xuất nhập thống kê sử dụng thuốc từ năm 2006 → 2008 lưu tại khoa Dược và phòng Tài chính kế toán
− Danh mục thuốc hiện có của bệnh viện
− Hồ sơ đấu thầu, các tài liệu có liên quan đến cung ứng thuốc tại bệnh viện
− Hoạt động của Hội đồng thuốc & điều trị, của đơn vị Thông tin thuốc
− Phần mềm quản lý thuốc đang sử dụng tại bệnh viện
− Các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ y tế trong bệnh viện
2.2 NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
tại bệnh viện Xanh Pôn giai đoạn 2006-2008
Phân tích đánh giá một số chỉ tiêu về
cung ứng thuốc của bệnh viện Xanh
Pôn giai đoạn2006-2008
Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc
Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện,
Xác định nhu cầu sử dụng thuốc
Phân tích hoạt động mua thuốc
Phương thức cung ứng, Quy trình đấu
thầu, Giao nhận thuốc, Thủ tục thanh
toán, Đánh giá tính kinh tế trong mua
Bệnh án, đơn thuốc, Hướng dẫn và
theo dõi sử dụng thuốc, Công tác dược
lâm sàng, Thông tin thuốc
Hình 2.1 Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
Khảo sát thực trạng công tác thông tin thuốc tại BV giai đoạn 2006-2008:
+ Nhân lực tham gia;
+ Cơ sở vật chất, + Nguồn tài liệu;
+ Quy trình thông tin thuốc;
Trang 392.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp mô tả hồi cứu
Thu thập các số liệu và tài liệu liên quan đến các mục tiêu nghiên cứu:
- Báo cáo về tình trạng bệnh tật từ năm 2006-2008
- Danh mục thuốc bệnh viện các năm 2006 -2008
- Báo cáo về tình hình kinh phí mua thuốc tại bệnh viện giai đoạn 2006-2008
- Các biên bản liên quan đến đấu thầu thuốc
- Hồ sơ, biên bản họp của Hội đồng thuốc và điều trị
- Các hoạt động của đơn vị thông tin thuốc bệnh viện
2.3.2 Phương pháp mô tả cắt ngang
Để khảo sát nhu cầu và thực trạng công tác thông tin thuốc trong BV, từ đó lựa chọn được biện pháp can thiệp thích hợp, đề tài đã sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu định hướng, không xác suất
- Số lượng mẫu: 50 bác sĩ hiện đang làm việc tại BV
- Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi in sẵn (phụ lục 1)
2.3.3 Phương pháp can thiệp không đối chứng
Dựa trên những hồi cứu về hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện, dựa trên bộ câu hỏi điều tra, xác định nguyên nhân hoạt động không hiệu quả của đơn vị để từ đó đưa ra những giải pháp can thiệp phù hợp Có thể mô tả quá trình nghiên cứu như sau:
Kết quả nghiên cứu trước
can thiệp
Lựa chọn theo khả năng nghiêncứu
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu can thiệp không đối chứng
Trang 402.3.4 Phương pháp nghiên cứu quản trị học
Theo sơ đồ chuẩn của lý thuyết Quản trị theo quan điểm hệ thống dựa trên các phương pháp phân tích dữ kiện và yếu tố:
• Phân tích S.W.O.T : để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi nghiên cứu quá trình cung ứng thuốc bệnh viện cũng như hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện
• Phân tích S.M.A.R.T : dùng để đề ra các mục tiêu giải pháp đối với hoạt động cung ứng thuốc và hoạt động thông tin thuốc bệnh viện
2.3.5 Phương pháp phân tích và trình bày số liệu
∗ Phương pháp so sánh và tính tỉ trọng:
- So sánh về cơ cấu nhân lực, thực trạng và nhu cầu
- Tính tỉ trọng: các bệnh gặp trong mô hình bệnh tật của bệnh viện, thuốc nội/ tổng số thuốc sử dụng, kinh phí của thuốc bảo hiểm y tế/ tổng số kinh phí về thuốc
∗ Phương pháp mô tả, sơ đồ hoá, lập bảng biểu đồ:
- Biểu đồ: Biểu diễn mô hình bệnh tật, kinh phí, biên chế, hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện
- Mô hình: để mô tả
Tổ chức bệnh viện, khoa dược
Các quy trình đấu thầu, cung ứng thuốc trong bệnh viện
Luồng thông tin trong bệnh viện
Quy trình thông tin thuốc trong bệnh viện