1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch kiên giang đến năm 2020

117 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Thực tế tại tỉnh Kiên giang hiện nay nhu cầu các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế ngày càng gia tăng, trong khi khả năng đáp ứng nguồn từ NSNN lại có giới hạn; do vậy, n

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Kiên Giang phương hướng đến năm

2020, ngành du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh

Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn, vì tạo hoá đã ban tặng cho Kiên Giang- vùng đất cuối trời Tây Nam Tổ quốc Việt Nam - nhiều danh lam thắng cảnh đã được du khách trong và ngoài nước biết đến Đó là thập cảnh Hà Tiên, đảo ngọc Phú Quốc, Vườn quốc gia U Minh Thượng…Không những thế Kiên Giang còn

có hơn 20 di tích lịch sử cấp quốc gia và nhiều thánh thất đền đài cổ kính Đặc biệt là nơi xuất xứ nhiều truyền thuyết như Tao Đàn Chiêu Anh Các ở Hà Tiên, hai cha con hoá đá tạo nên Hòn Phụ Tử ở Kiên Lương…những anh hùng dân tộc đi vào huyền thoại như Nguyễn Trung Trực, đi vào thơ ca như Chị Sứ, được nhà văn Anh Đức viết trong tiểu thuyết “Hòn Đất”…là điều kiện rất tốt để ngành du lịch phát triển du lịch, đặt biệt những năm gần đây Chính phủ có chủ trương tập trung đầu tư đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao của khu vực Đông Nam Á Mặc khác, do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi Kiên Giang có cả đồng bằng, rừng núi

và hải đảo, khí hậu ôn hoà… là những điều kiện thuận lợi cho sự đầu tư các dự án về

du lịch

Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đã phát triển bước đầu về thị trường, sản phẩm du lịch, quảng cáo và xúc tiến để thu hút khách du lịch; tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch Nhờ có sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đối với phát triển du lịch, cộng với sự nỗ lực của cán

bộ công nhân viên ngành du lịch, du lịch Kiên Giang đã bước đầu phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả kinh doanh Ngành du lịch đã đóng góp đáng kể tài chính vào nguồn thu ngân sách cho địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- xã hội; giúp cải thiện cuộc sống cho cộng đồng và đang mang lại diện mạo mới, ấn tượng mới khang trang, sạch, đẹp cho nhiều khu, tuyến, điểm du lịch; du lịch cũng đã góp phần quan trọng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, chính trị và bảo vệ biên giới hải đảo trên địa bàn Việc thu hút vốn đầu tư bước đầu đạt được một số kết quả nhất định,

Trang 2

đến nay trên bàn tỉnh Kiên Giang đã có 245 dự án đầu tư vào các khu du lịch với tổng số vốn là 64,507 ngàn tỷ đồng và diện tích đầu tư 8,407 ngàn ha; trong các vùng

du lịch được quy hoạch thì đảo Phú Quốc thu hút nhiều dự án đầu tư nhất với 171 dự

án, tổng vốn đầu tư là 36,56 ngàn tỷ đồng và quy mô là 3,91 ngàn ha; vùng Hà Tiên

và phụ cận có 36 dự án, Kiên Lương có 19 dự án

Tuy nhiên, do chưa có giải pháp đúng nên việc thu hút vốn đầu tư trên địa bàn chưa tốt, dẫn đến số dự án, vốn đầu tư thu hút không nhiều, chưa có các dự án đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước về cơ sở hạ tầng du lịch Vốn đầu tư của nhà nước phân bổ không đều giữa các khu vực du lịch Thực tế hiện nay hệ thống giao thông đến các điểm tài nguyên du lịch, đặc biệt trên các đảo còn hạn chế

Hệ thống giao thông cấp xã còn rất xấu, gặp khó khăn đi lại trong mùa mưa Cơ sở

hạ tầng một số khu vực chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ phát

triển du lịch Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, Sản phẩm du lịch tại các vùng du lịch

phát triển không đều, nói chung chất lượng sản phẩm thấp nên mức độ thu hút khách

du lịch chưa cao Về sản phẩm ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí tại các vùng du lịch

còn thiếu hầu hết trên các vùng du lịch nên không thể kéo dài ngày lưu trú của khách tại các vùng du lịch Phát triển các khu du lịch trong quy hoạch đã xác định xây dựng, nhưng cho đến nay còn thiếu vốn để đầu tư thực hiện…

Theo Quyết định Số: 1255/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020” UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 29/02/2011 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Nội dung các Quyết định là đến năm 2020, phát triển du lịch Kiên Giang trở thành một trong những trung tâm du lịch khu vực có cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch đạt tiêu chuẩn cao, sản phẩm du lịch độc đáo, phát triển du lịch gắng liền với công tác bảo vệ môi trường, truyền thống văn hóa; giải quyết công ăn việc làm Đến năm 2020 sẽ đạt 648.000 lượt khách quốc tế

và 4.705.000 lượt khách nội địa 3.812.000 lượt khách tham quan các khu du lịch; đạt tổng doanh thu 290,1 triệu USD Tỉnh Kiên Giang được xây dựng thành 4 cụm du

lịch: Cụm du lịch sinh thái biển, đảo Phú Quốc: là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng,

Trang 3

giao thương quốc tế, hiện đại, chất lượng cao trong khu vực và thế giới; Cụm du lịch

Hà Tiên – Kiên Lương: là cụm du lịch biển, đảo danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử gắn với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hà Tiên; Cụm du lịch Rạch Giá – Kiên Hải và phụ cận: là cụm du lịch sinh thái biển, đảo, di tích lịch sử, lễ hội…Cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận: là cụm du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử U Minh Thượng Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch : Dự báo về nhu cầu đầu tư cho du

lịch đến năm 2015 là khoảng 4.152 tỷ đồng, đến năm 2020 là 10.382 tỷ đồng

Để đạt được mục tiêu và phương hướng đã đề ra đòi hỏi cần có một nguồn lực tài chính nhất định, bằng hoặc lớn hơn nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch đã

dự báo trên Thực tế tại tỉnh Kiên giang hiện nay nhu cầu các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế ngày càng gia tăng, trong khi khả năng đáp ứng nguồn

từ NSNN lại có giới hạn; do vậy, nếu chỉ chú trọng đến nguồn vốn đầu tư từ NSNN

mà không có cơ chế, chính sách, giải pháp để huy động các nguồn lực tài chính khác

từ các khu vực doanh nghiệp, tư nhân, các định chế tài chính trung gian, các nhà đầu

tư nước ngoài thì không thể đáp ứng được vốn cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng Để phát triển ngành du lịch Kiên Giang là cấp thiết, đòi cần giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó vấn đề tìm kiếm các nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư nhằm khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Kiên Giang là vấn đề quan trọng có tính chiến lược Với những lý do trên cùng với sự ham thích và mong muốn đóng góp vào công tác quy hoạch cho đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Kiên Giang - ngành kinh tế mũi

nhọn - tôi chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu của đề tài

- Mục tiêu chung:

Luận văn khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của việc huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển du lịch, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước có chất lượng và hiệu quả, để đầu tư phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay

- Mục tiêu cụ thể:

Trang 4

+ Khái quát cơ sở lý luận, lý thuyết về vốn đầu tư, về du lịch, những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch, các chỉ tiêu đánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư

+ Phân tích, đánh giá thực trạng huy động thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2005-2011

+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn

để đáp ứng nhu cầu vốn cho ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đến 2020 và những giải pháp hỗ trợ để phát triển ngành du lịch Kiên Giang

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Các vấn đề liên quan đến nguồn vốn thuộc tất cả các thành phần kinh tế

trong nước, kể cả nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để đầu tư phát triển ngành du lịch tại tỉnh Kiên Giang

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

thu hút vốn đầu tư, các nguồn vốn đã được sử dụng để đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2005-2011, và định hướng sử dụng các nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu:

Vận dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích nguồn số liệu được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban ngành trong tỉnh và từ nguồn khác Đồng thời tham khảo ý kiến các nhà quản lý; kế thừa các công trình khoa học đã có về lý thuyết về kinh tế và thực tiễn, để mô tả thực trạng thu hút các nguồn vốn đầu tư và phương pháp định tính được áp dụng trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành du lịch Kiên Giang

5 Tình hình nghiên cứu:

Hiện nay đã có nhiều tác giả và nhiều công trình khoa học, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đầu tư phát triển du lịch ở các tỉnh, thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung, cũng như phát triển du lịch nói riêng;

Trang 5

những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, trong đó có một

số công trình khoa học tiêu biểu như:

- Trần Tiến Dũng, "Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng",

Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005

- Ngô Vũ Hải, "Các giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển tỉnh an giang đến năm 2010", Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 2006, Trường Đại học

Kinh tế TP HCM

- Nguyễn Thanh Vĩnh, "Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020", Luận

văn Thạc sĩ Kinh tế, 2007, Trường Đại học Kinh tế TP HCM

- Huỳnh Thanh Trung, "Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Hội An", Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 2011, Trường Đại học Đà Nẵng

- Mai Thị Ánh Tuyết, "Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020", Luận

văn Thạc sĩ Kinh tế, 2007, Trường Đại học Kinh tế TP HCM

- Trần Thị Thu Vân" Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005- 2010", 2004, Luận

văn thạc sĩ, Trường Đại Kinh Tế TP Hồ Chí Minh

- Hồ Đức Phước , Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam , 2009, Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

- Châu Thiên Trúc Quỳnh, "Tìm hiểu hoạt động các Quỹ đầu tư tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp", Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 2006, Trường Đại học Kinh tế

TP HCM

- TS Phạm Văn Năng, TS Trần Hoàng Ngân, TS Sử Đình Thành (2002), Sử dụng các công cụ tài chánh để huy động vốn cho chiến lực phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, Nxb Tài chánh

Nhìn chung các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến một số vấn đề về tình hình đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tình hình du lịch ở các tỉnh, những giải pháp huy động, sử dụng vốn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, cũng như phát triển du lịch Tuy nhiên, những đề tài này đã nghiên cứu quá lâu, mặc khác tại tỉnh Kiên Giang, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Kiên Giang

Trang 6

6 Ý nghĩa thực tế của đề tài:

- Về mặt lý luận:

Hệ thống hoá và phân tích những cơ sở khoa học, những vấn đề lý luận về đầu

tư, du lịch và huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng

- Về mặt thực tiễn:

+ Đề xuất các giải pháp về huy động vốn và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư

để phát triển trong giai đoạn hiện nay và định hướng đến năm 2020 Những vấn đề nghiên cứu trong Luận văn nầy sẽ là một trong những cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan chuyên môn ngành du lịch của tỉnh tham khảo để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư vào ngành du lịch Kiên Giang thời gian tới Đồng thời nâng cao năng lực quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của tỉnh

+ Luận văn có ý nghĩa đối với bản thân vì nó củng cố, hệ thống hoá tất cả các kiến thức đã học Đồng thời qua nghiên cứu thực tế, tổng hợp về thực trạng và một số giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 Qua thực hiện đề tài sẽ giúp nhà trường đánh giá kết quả học tập của bản thân sau thời gian tiếp thu kiến thức đã học và vận dụng thực tiễn

7 Kết cấu luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đầu tư và thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005-2011

Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020

Trang 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1 Đầu tư và vốn đầu tư

1.1.1 Đầu tư

1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư

Hiện nay có nhiều khái niệm về đầu tư Tuỳ theo cách tiếp cận và đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau mà các nhà kinh tế học trong và ngoài nước đã đưa

ra các khái niệm về đầu tư như sau:

- Các nhà kinh tế học nước ngoài:

+ Nhà kinh tế học John M.Keynes cho rằng đầu tư là hoạt động mua sắm tài

sản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để thu lợi

nhuận, ông viết: "Đầu tư, theo cách dùng thông thường là việc cá nhân hoặc Công ty mua sắm một tài sản Đôi khi, thuật ngữ này còn bị giới hạn trong việc mua một tài sản tại Sở giao dịch chứng khoán" Mặc dù ở đây ông có nói đến đầu tư mua tài sản

tài chính, song chủ yếu tập trung nhấn mạnh đầu tư là việc mua thêm tài sản vật chất mới (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) để sản xuất nhằm thu về một khoản lợi

nhuận trong tương lai, ông viết: "Khi một người mua hay đầu tư một tài sản, người

đó mua quyền để được thu một loạt các khoản lợi tức trong tương lai mà người đó hy vọng giành được qua việc bán sản phẩm do tài sản cố định làm ra…” Quan niệm

của ông đã nói lên kết quả của đầu tư về hình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố định, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị, kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra

+ Nhà kinh tế học P.A Samuelson cho rằng đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị và nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nhân lực, nghiên cứu, phát minh…

Theo ông đầu tư tài chính mang một ý nghĩa hoàn toàn khác, nó dùng để chỉ mua một loại chứng khoán, cổ phiếu… , đó không phải là đầu tư thực sự của nền kinh tế Trên

góc độ làm tăng thu nhập cho tương lai, đầu tư được hiểu là " hoạt động kinh tế từ bỏ tiêu dùng hiện nay với tầm nhìn để tăng sản lượng cho tương lai", với niềm tin, kỳ

vọng thu nhập do đầu tư đem lại sẽ cao hơn các chi phí đầu tư Các vấn đề mà P.A

Trang 8

Samuelson nêu ra trong các cách tiếp cận về đầu tư đã cho thấy đầu tư là hy sinh tiêu dùng hôm nay để có thu nhập cao hơn trong tương lai và đó là quá trình chứa đựng những rủi ro Điều đó không chỉ nói lên kết quả của đầu tư mà còn chỉ rõ nguồn gốc của đầu tư trên giác độ cá nhân cũng như trên phạm vi nền kinh tế, thể hiện các mối quan hệ thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư Đồng thời ông cũng xác định các dạng chính của đầu tư, trong đó bao quát được cả hoạt động đầu tư cho khoa học, kỹ thuật và phát triển con người Như vậy P.A.Samuelson đã đưa ra khái niệm đầu tư khá đầy đủ

- Khái niệm về đầu tư Việt Nam:

+ Theo Luật đầu tư (2005) định nghĩa “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”

Qua tìm hiểu các quan niệm về đầu tư, chúng ta thấy thể hiện ở 3 nội dung:

Một là, hoạt động đầu tư thường sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau và

thường sử dụng đơn vị tiền tệ để biểu hiện Các nguồn lực để đầu tư có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu nhà nước, tư nhân, nước ngoài

Hai là, đầu tư cần phải xác định trong một khoảng thời gian nhất định (có thể

nhiều năm, tháng ) Tuy nhiên thời gian càng dài thì mức độ rủi ro cũng càng cao bởi vì nền kinh tế luôn thay đổi, lạm phát có thể xảy ra cũng như các nguyên nhân chủ quan khác có ảnh hưởng đến đầu tư

Ba là, mục đích của đầu tư là sinh lời trên cả 2 mặt: Lợi ích về mặt tài chính -

thông qua lợi nhuận gắn liền với quyền lợi của chủ đầu tư, và lợi ích về mặt xã hội - thông qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội hay cộng đồng

Đồng thời qua các khái niệm nầy ta có thể phân biệt một số loại đầu tư :

Thứ nhất là đầu tư tài chính: là loại đầu tư, trong đó người ta có tiền bỏ tiền ra

cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty phát hành

Trang 9

Thứ hai là đầu tư thương mại: là loại đầu tư, trong đó người có tiền bỏ tiền ra

để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi bán

Thứ ba là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: Người có tiền bỏ tiền ra để

tiến hành các hoạt động nhằm duy trì và tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân Trong đầu tư tài sản vật chất, có đầu

tư các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc, thông tin, dịch vụ tài chính, ngân hàng… tạo nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế - xã hội Đó là đầu tư kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội Hay có thể nói đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bỏ một lượng tiền vào việc tạo mối hay tăng cường cơ sở vật chất, các điều kiện

kỹ thuật, phương tiện, thiết chế, tổ chức làm nền tảng cho kinh tế - xã hội phát triển

1.1.1.2 Phân loại đầu tư ở Việt Nam:

Tuỳ theo góc độ tiếp cận, người ta phân loại đầu tư như sau:

- Theo hình thức đầu tư:

+ Đầu tư trực tiếp: Là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một

chủ thể Người đầu tư có thể là nhà nước thông qua các cơ quan, DNNN hoặc cũng

có thể là tư nhân hoặc tập thể thông qua các công ty cổ phần, công ty TNHH…Nếu đầu tư trực tiếp bằng vốn của nước ngoài thì phải tuân theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Theo luật này, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam có thể tiến

hành theo bốn hình thức: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh

doanh, công ty liên doanh, Công ty 100% vốn nước ngoài, Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao

+ Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ

phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư - Luật đầu tư (2005) Như vậy, đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư

mà trong đó người bỏ vốn ra và người sử dụng vốn không cùng một chủ thể Đầu tư gián tiếp thông thường thông qua kênh tín dụng hay kênh đầu tư trên thị trường chứng khoán

Trang 10

Giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có quan hệ chặt chẽ trong quá trình thực hiện đầu tư Đầu tư trực tiếp là tiền đề để phát triển đầu tư gián tiếp, điều này thể hiện thông qua nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp để huy động vốn Mặt khác, môi trường đầu tư gián tiếp được mở rộng sẽ thúc đẩy việc đầu tư trực tiếp với mong đợi tiếp cận với các nguồn vốn được dễ dàng Bởi vì một khi thị trường tài chính phát triển thì nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn các nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp, và cũng có thể sử dụng lợi thế này làm gia tăng đòn bẩy tài chính để thực hiện ý

đồ kinh doanh của mình

- Theo ngành đầu tư:

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, như: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, thông tin , điện, nước…); Cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, cơ sở văn

hóa, thể thao…) Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam , cơ sở hạ tầng còn yếu kém và mất cân đối nghiêm trọng Cơ sở hạ tầng cần được đầu tư phát triển, đi trước một bước, tạo tiền đề để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác

+ Đầu tư phát triển công nghiệp: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây

dựng các công trình công nghiệp Trong công cuộc phát triển ở Việt Nam hiện nay theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đầu tư công nghiệp là chính yếu, nhằm gia tăng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP

+ Đầu tư phát triển nông nghiệp: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây

dựng các công trình nông nghiệp Việt Nam từ điểm xuất phát là một nước nông nghiệp, với lợi thế so sánh trong nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực cho nên đầu tư phát triển nông nghiệp có ý nghĩa chiến lược, lâu dài nhằm đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp hợp lý trong GDP

+ Đầu tư phát triển dịch vụ: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng

các công trình dịch vụ (thương mại, khách sạn – du lịch, dịch vụ khác…) Trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế ngày càng cao, đầu tư dịch vụ là xu thế phát triển, nhằm gia tăng tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 11

1.1.2 Vốn đầu tư

1.1.2.1 Khái niệm:

Theo nghĩa rộng, vốn bao gồm toàn bộ các nguồn lực kinh tế khi đưa vào hoạt

động kinh tế - xã hội Do đó, vốn không những bao gồm tiền vốn, các tài sản hiện vật như máy móc, vật tư hàng hóa, lao động, đất đai, hầm mỏ, sông, biển… được con người khai thác và sử dụng; mà vốn còn bao gồm cả giá trị của những tài sản vô hình như vị trí địa lý, thành tựu khoa học và công nghệ, quyền phát minh sáng chế, trí tuệ

của người lao động…được sử dụng vào quá trình đầu tư cho nền kinh tế Theo nghĩa hẹp, vốn là tiềm lực về tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia

Vốn đầu tư là nguồn vốn được sử dụng để xây dựng, tạo cơ sở vật chất cho các công trình kinh tế - xã hội, mà các hoạt động đó làm tăng tiềm lực kinh tế, tái tạo sản phẩm mới, tăng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động xã hội khác Vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu của mọi quá trình phát triển Như vậy có thể nói đối với quá trình sản xuất và tái sản xuất dưới mọi hình thức nào, vốn cũng giữ vai trò không thể thiếu Các nguồn vốn có thể chuyển hóa cho nhau và biến thành tiền mặt trong những trường hợp nhất định Vốn được lưu chuyển từ ngành này sang ngành khác, từ vùng này sang vùng khác hoặc biến đổi hình thái sở hữu giữa các thành phần kinh tế Vấn đề quan trọng là phải biết khai thác các nguồn vốn tiềm tàng để phục vụ cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, địa phương hay mỗi quốc gia

- Quá trình tích lũy vốn trong nước:

Quá trình tích lũy vốn được chia thành 3 khâu đó là: Tiết kiệm; huy động tiết kiệm vào hệ thống tài chính; đầu tư

Sơ đồ 1.1 Quy trình tích lũy vốn đầu tư

Trang 12

+Tiết kiệm nói lên tiềm năng của sự gia tăng vốn Nếu tiết kiệm được nhưng lại ở dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh, bất động sản… để cất giữ thì tiềm năng về sự gia tăng vốn đó không được thực hiện, không được phát huy Tiềm năng này chỉ được thực hiện khi tiết kiệm được chuyển hóa thành đầu tư thông qua hệ thống tài chính hoặc trực tiếp chuyển thành đầu tư

+ Huy động vốn qua các thị trường tài chính là một kênh quan trọng để thu hút tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức không trực tiếp tiến hành đầu tư sản xuất, kinh doanh

+ Đầu tư sẽ là tăng vốn cho nền kinh tế và là một trong những yếu tố quyết định đến GDP tiềm năng và tăng trưởng kinh tế

Do vậy, khi đề cập đến các giải pháp về vốn cho tăng trưởng, phải đề cập đến

cả 3 khâu là nâng cao tiết kiệm tức nâng cao tiềm năng, chuyển tiềm năng thành đầu

tư một cách tối đa và có hiệu quả, qua các kênh trực tiếp và gián tiếp Tác động liên hoàn của 3 khâu này là: đầu tư hiệu quả sẽ nâng tích lũy, tăng tiết kiệm, huy động tốt thì đầu tư tăng lên

1.1.2.2 Phân loại nguồn vốn đầu tư:

Ở góc độ chung nhất trong phạm vi một quốc gia, nguồn vốn đầu tư được chia thành 2 nguồn:

- Nguồn vốn đầu tư trong nước: Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia Nguồn vốn này có ưu điểm là bền vững, ổn định, chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro và tránh được hậu quả từ bên ngoài Nguồn vốn trong nước tích luỹ chủ yếu từ tiết kiệm Tiết kiệm luôn ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng, nhất là ở những nước đang phát triển vì làm tăng vốn đầu tư Hơn nữa, tiết kiệm đó là điều kiện cần thiết để hấp thụ vốn nước ngoài có hiệu quả, đồng thời giảm được sức ép về phía ngân hàng Trung ương trong việc hàng năm phải cung ứng thêm tiền để tiêu hóa ngoại tệ Tiết kiệm trong nước được hình thành từ các khu vực sau:

- Tiết kiệm của NSNN chính là chênh lệch giữa tổng các khoản thu mang tính

không hoàn lại (chủ yếu là các khoản thu thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngân sách Tổng thu ngân sách sau khi chi cho các khoản chi thường xuyên, còn lại hình thành

Trang 13

nguồn vốn đầu tư phát triển Nguồn vốn này phụ thuộc vào khả năng tập trung thu nhập quốc dân vào ngân sách và quy mô chi tiêu dùng của nhà nước

- Tiết kiệm của các doanh nghiệp là một nguồn hình thành vốn đầu tư trong

nước Tiết kiệm của các DNNN cũng như tiết kiệm của các doanh nghiệp tư nhân (gọi chung là tiết kiệm của công ty) được hình thành từ lợi nhuận đạt được trong kinh doanh để lại cho doanh nghiệp để đầu tư (không chia) và quỹ khấu hao tài sản cố định của công ty Tiết kiệm của công ty là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nhằm

mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế

- Tiết kiệm của các hộ gia đình và tổ chức đoàn thể xã hội (sau đây gọi tắt là khu vực dân cư): Là khoản tiền còn lại của thu nhập sau khi đã phân phối và sử dụng

cho mục đích tiêu dùng Quy mô tiết kiệm khu vực dân cư chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố trực tiếp như trình độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách lãi suất, chính sách thuế, sự ổn định kinh tế vĩ mô…Trong nền kinh tế thị trường, số tiền tiết kiệm của khu vực dân cư có thể chuyển hoá thành nguồn vốn cho đầu tư thông qua các hình thức như gởi tiết kiệm vào các tổ chức tín dụng, mua chứng khoán trên thị trường tài chính, trực tiếp đầu tư kinh doanh… Có thể nói, tiết kiệm khu vực dân cư giữ vị trí rất quan trọng đối với đầu tư thông qua hệ thống tài chính trung gian Chẳng hạn, nếu tiết kiệm NSNN không đáp ứng đủ nhu cầu chi đầu

tư thì buộc Nhà nước phải tìm đến nguồn vốn tiết kiệm của khu vực này để thoả mãn bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ Tương tự, đối với khu vực tài chính doanh nghiệp cũng vậy, khi phát sinh nhu cầu vốn để mở rộng đầu tư kinh doanh, thông qua thị trường tài chính các doanh nghiệp có thể huy động vốn tiết kiệm khu vực dân cư bằng nhiều hình thức rất phong phú, như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn từ các tổ chức tín dụng…

Tóm lại, tiết kiệm là quá trình nền kinh tế dành ra một phần thu nhập hiện tại

để tạo ra nguồn vốn cung ứng cho đầu tư phát triển, qua đó nâng cao hơn nữa mức sống ngày càng cao của người dân trong tương lai Tuy vậy, đối với nền kinh tế đang chuyển đổi trong giai đoạn thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước như Việt Nam, do nguồn vốn tiết kiệm trong nước còn thấp, không đáp ứng đủ

Trang 14

nhu cầu vốn đầu tư phát triển nên cần phải thu hút nguồn vốn nước ngoài để tạo ra cú hích cho sự đầu tư phát triển nền kinh tế

- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Về bản chất, vốn nước ngoài cũng được hình thành từ tiết kiệm của các chủ thể kinh tế nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau:

+ Tài trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA):

Viện trợ phát triển chính thức (ODA: Official Development Assictance) là nguồn tài chính do các chính phủ, các tổ chức thuộc liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, gọi chung là các đối tác viện trợ nước ngoài, viện trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển Các tài trợ chính thức gồm: khoản viện trợ không hoàn lại ( thường chiếm khoản 25% tổng vốn ODA) và tín dụng ưu đãi của các đối tác viện trợ nước ngoài dành cho chính phủ và nhân dân nhận viện trợ

ODA được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau: Tín dụng thương mại với các điều kiện mềm như lãi suất thấp, thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn dài Hỗ trợ dự án đây chính là hình thức chủ yếu của ODA Nó có thể liên quan tới hỗ trợ cơ bản hay hỗ trợ kỹ thuật, hoặc cả hai Hỗ trợ cơ bản được sử dụng chủ yếu về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội Hỗ trợ kỹ thuật tập trung chủ yếu là chuyển giao tri thức: chuyển giao công nghệ, đào tạo…

ODA có vai trò to lớn đối với quốc gia tiếp nhận: một là bổ sung cho nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế, hai là tiếp cận nhanh chóng với các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, ba là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, bốn là đào tạo phát triển nguồn nhân lực Nhưng các nước tiếp nhận viện trợ thường xuyên phải đối mặt những thử thách rất lớn là gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn, đôi khi còn gắn cả những điều kiện về chính trị

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FOREIGN DIRECT INVESTMENT - FDI):

Đây là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào một nước khác để đầu

tư trực tiếp FDI đã và đang trở thành hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển khi mà các luồng dịch chuyển vốn từ các nước phát

Trang 15

triển đi tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để gia tăng khai thác về lợi thế so sánh Các hình thức chủ yếu của FDI ở nước ta là: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, ngoài ra còn có các hình thức BOT, BTO, BT…

Nguồn vốn FDI có lợi lớn nhất là không chỉ đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước

sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới… Nhưng nó có mặt trái của nó là nước sở tại thường bị các nhà đầu tư nước ngoài tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu

tố đầu vào, cũng như bị chuyển giao những công nghệ và kỹ thuật lỗi thời

Tóm lại, nguồn vốn nước ngoài có ưu thế là mang lại ngoại tệ cho nền kinh tế, nhưng nó luôn chứa ẩn những yếu tố tiềm tàng gây bất lợi cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc, nguy cơ khủng hoảng nợ, sự tháo chạy đầu tư, sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nước…Do đó, một mặt phải ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho công nghiệp hoá, mặt khác, phải kiểm soát chặt chẽ sự huy động vốn nước ngoài để ngăn chặn khủng hoảng Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách tốt, phải tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động vốn nước ngoài, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút đầu tư sao cho có lợi cho nền kinh tế

1.1.2.3 Các kênh huy động vốn đầu tư :

Huy động vốn đầu tư là quá trình thu hút, tập trung một phần tiết kiệm trong nước và nước ngoài để chuyển vào hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế Quá trình chuyển hoá từ tiết kiệm đến đầu tư được thực hiện thông qua các kênh huy động vốn đầu tư Các kênh huy động vốn thường được sử dụng là:

Trang 16

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization - WTO) đã đưa ra

định nghĩa “Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục

để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

1.2.1.2 Phân loại du lịch : Các loại hình du lịch có thể phân chia như sau: +Du lịch thưởng ngoạn: là hình thức du khách đến một nơi để thưởng ngoạn

phong cảnh thiên nhiên, các di tích văn hoá và các hoạt động vui chơi…nhằm đạt được sự hưởng thụ cái đẹp, được vui vẻ, nghỉ ngơi Đây là hình thức du lịch chủ yếu nhất hiện nay

+Du lịch thương mại: là hình thức du khách là Thương nhân đến một nơi để

để tìm hiểu thị trường, đàm phán mậu dịch, kết giao các hợp đồng kinh doanh… trong đó có ăn ở khách sạn, mời tiệc, xã giao, du ngoạn

+Du lịch thăm viếng người thân: là hình thức du khách tìm cội nguồn, thăm

viếng bà con, dòng họ, kết hợp với du ngoạn

+Du lịch văn hóa : là hình thức du khách (phần lớn là những người có học)

đến một nơi để tìm hiểu văn vật cổ tích, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa học kỹ thuật giáo dục với mục đích khảo sát văn hóa và giao lưu văn hóa

+Du lịch hội nghị: là hình thức du khách (phần lớn là những nhà chính trị,

doanh nhân) đến một nơi để dự hội nghị, kết hợp với du ngoạn Đặc điểm của loại du lịch này là thời gian lưu lại dài, khả năng mua sắm mạnh

+Du lịch tôn giáo: là hình thức du khách (phần lớn là những tín đồ) đến một

nơi để cúng bái hoặc thực hiện một số nghi thức tôn giáo

Việc phân loại du lịch trên có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ giúp cho ta khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch, xác định được thế mạnh của cơ sở kinh doanh du lịch, từ

Trang 17

đó có thể xác định được cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch, tạo điều kiện đưa hoạt động ngành du lịch ngày càng phát triển tốt nhất

1.2.2 Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch

1.2.2.1 Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch

Câu hỏi lớn được đặt ra là tại sao cần phải thu hút vốn để đầu tư phát triển du

lịch? Câu trả lời có rất nhiều, nhưng tóm gọn lại bởi vì vai trò cực kỳ quan trọng của

ngành Du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội và các mặt của một quốc gia, một địa phương Thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch là sự cần thiết khách quan, bởi một

- Cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển du lịch góp phần tăng GDP:

GDP (Tổng sản phẩm quốc nội): là chỉ tiêu phản ánh bằng tiền (giá thị trường) toàn bộ sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một nước, trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Xác định theo

Trang 18

công thức: GDP = C + I + G + XM (1.1) Trong đó: C là chi tiêu của hộ gia đình; I: Chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp; G: Chi tiêu của chính phủ; XM: xuất khẩu ròng

Từ công thức (1.1) ta thấy đầu tư (I) và GDP tỷ lệ thuận với nhau, nếu tăng I thì sẽ dẫn đến tăng GDP Nếu phân tích sâu hơn ta thấy đầu tư (I) có hai vai trò quan

trọng trong tăng trưởng kinh tế của một quốc gia: Thứ nhất, đầu tư là một khoản lớn,

những thay đổi lớn trong đầu tư có ảnh hưởng nhiều đến tổng cầu, đến lượt mình tổng cầu lại tác động tới sản lượng, công ăn việc làm và kèm theo là sự biến động của giá

cả Thứ hai, đầu tư tạo ra tích lũy vốn Đầu tư làm tăng lên quỹ nhà xưởng và máy

móc thiết bị, thúc đẩy sản lượng tiềm năng của quốc gia và kích thích tăng trưởng trong dài hạn Vì vậy, đầu tư đóng vai trò kép, đó là tác động tới sản lượng trong ngắn hạn thông qua ảnh hưởng của nó tới tổng cầu và tác động tới tăng trưởng trong dài hạn thông qua việc hình thành vốn đối với sản lượng tiềm năng và tổng cung

Chi tiêu của hộ gia đình du khách (C) đối với các sản phẩm, dịch vụ du lịch; Chi tiêu của Chính Phủ (G) và Chi tiêu của doanh nghiệp (I) để xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, nhà máy điện, các cơ sở hạ tầng giao thông-viễn thông, các trang thiết bị sẽ làm tăng GDP

+Mô hình Harrod – Domar đã chỉ ra rằng vốn đầu tư của nền kinh tế có ảnh

hưởng trực tiếp với tốc độ tăng trưởng:

(1.2)

Từ công thức (1.2) ta thấy giữa vốn đầu tư và mức tăng trưởng tỷ lệ thuận với nhau, nếu tăng vốn đầu tư thì sẽ dẫn đến tăng GDP Như vậy thu hút đầu tư sẽ làm cho lượng vốn đầu tư tăng lên, và do đó sản lượng đầu ra cũng tăng lên sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung

Ở đây ta thấy nó phụ thuộc hệ số ICOR (viết tắt của: Incremental Capital Output Ratio) ICOR xác định mối quan hệ giữa vốn - tư bản và đầu ra – GDP Nếu ICOR lớn thì chúng ta phải mất một lượng tư bản lớn để tạo ra một giá trị GDP gia

tăng Ví dụ ICOR của một nước bằng 5, có nghĩa để tạo ra 1 đồng GDP gia tăng chúng ta phải đầu tư 5 đồng ICOR xác định mức độ sử dụng vốn trong nền kinh tế

Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước được tổ chức thống kê đưa ra hàng năm

Trang 19

Đối với Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, hầu hết đều thiếu cả vốn lẫn chất xám, vì vậy việc kêu gọi, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, phát triển du lịch là một điều quan trọng và cấp thiết Việc thu hút vốn đầu tư vào nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng sẽ tác động làm gia tăng sản lượng quốc gia theo lý thuyết bội số đầu tư của Keynes, thu nhập của xã hội tăng lên sẽ tạo cho người dân có nhiều cơ hội và điều kiện để chi tiêu cho du lịch nhiều hơn, và đến lượt nó sẽ làm tăng GDP

1.2.2.1.2 Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự phát triển của ngành du lịch tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một địa phương là quá trình phát triển của ngành du lịch tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành kinh tế khác dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó Đầu tư có chiến lược,

kế hoạch chính là phương tiện đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lý

Giữa ngành du lịch và các ngành kinh tế khác có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau nhưng vẫn mang tính độc lập tương đối của nó Các ngành kinh tế khác phát triển tạo tiền đề cho ngành du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển sẽ là động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển

Thực tế chứng minh rằng ở các nước phát triển du lịch điều dẫn đến chuyển dịch kinh tế hợp lý, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Chúng ta định hướng đúng và có biện pháp thu hút vốn đầu tư hiệu quả sẽ tác động đến cơ cấu thành phần kinh tế, tác động đến mối quan hệ giữa đầu tư khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, phải tính toán sao cho đầu tư công của Nhà nước phải có tác động lôi kéo, dẫn dắt đầu tư tư nhân Kết quả tất yếu trong cơ cấu GDP sẽ giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ

1.2.2.1.3 Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch góp phần tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý điều hành kinh doanh

Du lịch phát triển làm cho mọi người sử dụng kỹ thuật hiện đại ngày nhiều hơn, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông Điều nầy cũng dễ hiểu, vì xuất phát từ nhu cầu của du khách và nhu cầu quản lý của doanh nghiệp Trong thực tế du

Trang 20

khách, nhất là du khách từ các nước phát triển, sử dụng dịch vụ viễn thông, internet…như là một nhu cầu không thể thiếu Đối với các doanh nghiệp du lịch để đáp ứng nhu cầu nầy họ phải trang bị những kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng lực quản lý điều hành kinh doanh, sử dụng công nghệ thông tin một cách hữu hiệu Do

đó, thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch sẽ góp phần tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua các dự án đầu tư được triển khai, thay thế các thiết bị, công nghệ lạc hậu Đồng thời sẽ góp phần nâng cao được trình độ quản lý, năng lực điều hành của một số nhà doanh nghiệp

1.2.2.1.4 Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch góp phần tạo công ăn việc làm cho địa phương và tăng nguồn thu cho NSNN

Đặc thù của ngành du lịch là ngành dịch vụ nên có hệ số sử dụng lao động cao, do đó du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm cho xã hội Hàng năm vào mùa du lịch chính, các cơ sở kinh doanh du lịch thường tiếp nhận một số lượng lớn lao động vào làm hợp đồng trong doanh nghiệp tạo nguồn thu nhập cho họ Ngoài ra, sự phát triển của du lịch còn kích thích các ngành khác phát triển, từ đó còn tạo nhiều việc làm Về thu NSNN, ngành du lịch đóng góp vào ngân sách quốc gia thông qua thuế gián thu đánh trên người tiêu dùng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân Theo báo cáo của Hội đồng du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) về đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế thế giới cho thấy số thuế ( bao gồm VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) do ngành du lịch đóng góp 1.200 tỉ USD vào năm 2005 và đã đạt đến 1.765,3 tỉ USD vào năm 2010

1.2.2.1.5 Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch góp phần phát triển văn hoá xã hội:

Thông qua các cuộc tiếp xúc giữa khách du lịch với dân cư của địa phương giúp con người mở mang những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức, kinh tế…Du lịch làm giàu và phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người Du khách được mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm được nhiều điều mới lạ Thông qua du lịch dân trí của người dân được nâng cao hơn và du lịch được xem là cánh cửa giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng trên thế giới Qua các chuyến đi tham quan, nghĩ mát…giúp người dân làm quen với các cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa

Trang 21

của dân tộc, qua đó tác động tăng thêm lòng yêu đất nước mình Mặc khác, Sự phát triển của du lịch còn góp phần bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh của địa phương, của đất nước; góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động lễ hội, khôi phục các làng nghề truyền thống…

1.2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào ngành

du lịch

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng Các nhân tố này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các dòng vốn đầu tư Qua nghiên cứ những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch của các nhà khoa học, nhà quản lý như

TS Nguyễn Kha Nguyên, Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI, trên Tạp chí

hưởng tới việc thu hút vào các vùng kinh tế, trên Tạp chí Tài nguyên giáo dục

Tín-VHTT & Du lịch TPHCM và một số chuyên gia, khách du lịch Có hơn

15 nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng Tác giả nghiên cứu và nhận thấy rằng có

10 nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển ngành du lịch; Các nhân tố này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến

- Nhân tố thứ nhất: Lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch của địa phương:

Sự phát triển của ngành du lịch gắn liền với việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử và nhân văn, do đó tài nguyên thiên nhiên như núi, rừng, biển, đảo, sông ngòi, ghềnh thác, ao hồ, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, con người… là những nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào ngành du lịch Những địa phương có nhiều điều kiện về tài nguyên du lịch thì sẽ

có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch Tài nguyên du

Trang 22

lịch là tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ của khách du lịch được ngành du lịch vận dụng để tạo ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch được phân làm 3 loại:

+ Tài nguyên thiên nhiên du lịch là những tài nguyên mà thiên nhiên đã ban

tặng để con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi điều dưỡng, du ngoạn tham quan và khảo sát khoa học bao gồm sông núi nổi tiếng, biển đảo mênh mông, suối thác kỳ vĩ, hoa thơm cỏ lạ…

+ Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và của cải tinh thần

do con người sáng tạo ra từ xưa cho đến nay, có thể thu hút mọi người tiến hành du lịch như các truyền thuyết, huyền thoại, di tích lịch sử, kiến trúc cổ điển, di tích văn hóa, văn hóa nghệ thuật…

+ Tài nguyên du lịch xã hội là tài nguyên mang tính văn hóa Du khách đi du

lịch là muốn được hưởng thụ văn hóa nơi đến Con người được hun đúc trong bối cảnh văn hóa khác nhau sẽ có giá trị, phương thức tư duy và phương thức sống khác nhau, vì vậy con người cũng là tài nguyên du lịch xã hội

- Nhân tố thứ hai: Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch của địa phương:

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa phương là điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai thực tế các dự án đầu tư đã cam kết

Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu cảng, đường sá, kho bãi và các phương tiện vận tải

đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe – nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện, nước đầy đủ và phân

bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống xã hội; một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác ( y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật…) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao sẽ thu hút vốn đầu tư một cách nhanh chóng

Trang 23

- Nhân tố thứ ba: Chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư, sự cải cách hành chính, ổn định pháp luật đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, kinh doanh tại địa phương:

Chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư sẽ là điều kiện ban đầu, cực kỳ quan trọng thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại một nước, một địa phương Bởi vì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xét cho cùng là vì lợi nhuận Các mức ưu đãi tài chính - tiền tệ dành cho vốn đầu tư là để cho các nhà đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực; nó còn khuyến khích họ đầu

tư vào những nơi mà Chính phủ muốn khuyến khích đầu tư Trong đó, những ưu đãi

về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số các ưu đãi tài chính dành cho đầu

tư Chính sách thương mại được thông thoáng theo hướng tự do hóa sẽ bảo đảm khả năng xuất – nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, cũng như sản phẩm, tức là bảo đảm sự thuận lợi, kết nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Sự hỗ trợ tín dụng cùng với các dịch vụ tài chính, bảo lãnh của Chính phủ, của các cơ quan tín dụng xuất khẩu và của các tổ chức tài chính đa phương như WB, ADB…sẽ đóng vai trò to lớn làm tăng dòng vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Khi có sách ưu đãi đầu tư dẫn đến các rủi ro giảm xuống, tỷ lệ lợi nhuận tăng lên, các luồng vốn đầu tư sẽ đổ vào nhiều và ổn định, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chung của nơi đó chưa cao

Lực cản lớn làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm ra, phiền phức gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư Bộ máy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn đầu tư mà còn của toàn bộ quá trình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương Bộ máy đó phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và nhạy bén Đối với những thủ tục hành chính, những quy định pháp luật cần phải được đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao, được giáo dục tốt và có kỷ luật, tôn trọng pháp luật

- Nhân tố thứ tư: Công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư du lịch, Công tác tổ chức, quản lý Nhà nước về du lịch:

Trang 24

Khi đã có các chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư, công việc quan trọng gắn liền với nó mà Lãnh đạo một địa phương cần thực hiện quyết liệt ngay là phải tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư để các doanh nghiệp trong

và ngoài nước biết và đến tham quan tìm hiểu, qua đó họ mới tiến hành đầu tư

Các hình thức truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư là tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hội nghị, hội chợ triển lãm du lịch của tỉnh nhà… Ngoài ra các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến công tác tổ chức, quản lý nhà nước

về du lịch của địa phương như: Công tác thực hiện quy hoạch du lịch, đặc biệt là công tác đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch và đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; công tác kiểm tra chấn chỉnh tình hình trật tự kinh doanh dịch

vụ, giá cả…tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch

- Nhân tố thứ năm: Sự phát triển về kinh tế, tốc độ tăng GDP và sự phát triển về xã hội:

Sự phát triển về kinh tế, tốc độ tăng GDP và sự phát triển về xã hội của một nước, một khu vục, một địa phương là các yếu tố đóng vai trò quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư Một điều rất dễ hiểu là khi các ngành kinh tế phát triển, GDP phát triển thì nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngành du lịch, hay nói cách khác nó kéo theo sự phát triển dây chuyền đối với toàn xã hội, trong đó có ngành du lịch Mặt khác GDP phát triển làm thu nhập bình quân trên đầu người của địa phương đó tăng lên, dẩn đến sự chi tiêu của họ nhiều lên, điều nầy rất có lợi cho nhà đầu tư Sự phát triển về mạng lưới y tế, giáo dục, về lao động việc làm, văn hoá, thể thao…là điều kiện cực kỳ quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư Những bất ổn kinh tế - xã hội không chỉ làm cho dòng vốn đầu tư bị thu hẹp mà còn làm cho nhà đầu tư dè chừng, chờ đợi Họ chờ đợi khi kinh tế xã hội của khu vực sắp đầu tư phát triển ổn định, họ mới đầu tư hết dự án của mình

- Nhân tố thứ sáu: Sự phát triển của hệ thống các dịch vụ tài chính - ngân hàng, thị trường tài chính của tỉnh:

Sự phát triển của thị trường tài chính, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng tạo ra tính thanh khoản cao cho các chứng khoán, trái phiếu, các tài sản tài chính nói chung Điều này có ý nghĩa quan trọng có tác động tích cực đến thu

Trang 25

hút tiết kiệm cũng như hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Sự phát triển của TTCK cũng tác động làm tăng mức tiết kiệm quốc gia và các nhà đầu tư cũng dễ dàng tiếp cận được những nguồn vốn lớn phục vụ cho nhu cầu đầu tư của mình bằng việc phát hành chứng khoán, trái phiếu …

Sự phát triển của ngân hàng đóng vai trò quan trọng việc thu hút vốn đầu tư, vì thông qua ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng, nhà đầu tư cũng như du khách trực tiếp

sử dụng các dịch vụ của các ngành này để thanh toán, dịch vụ đổi tiền

- Nhân tố thứ bảy: Sự phát triển của đội ngũ lao động, trình độ quản lý, trình độ lao động trong ngành du lịch:

Đội ngũ nhân lực có tay nghề cao là điều kiện rất quan trọng để một nước và địa phương vượt qua được những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư Việc thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề, các nhà quản lý cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba và sự lạc hậu về trình độ khoa học – công nghệ sẽ khó lòng đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư để triển khai các dự án của họ, làm chậm và thu hẹp lại dòng vốn đầu tư chảy vào một lãnh thổ và địa phương

Một hệ thống doanh nghiệp trong lãnh thổ và địa phương phát triển, đủ sức hấp thu công nghệ chuyển giao, và là đối tác ngày càng bình đẳng với các nhà đầu tư

là điều kiện cần thiết để lãnh thổ và địa phương tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn đầu tư

- Nhân tố thứ tám: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội và công tác bảo vệ môi trường :

Quan điểm phát triển của đa số nhà đầu tư ngành du lịch hiện nay là phát triển bền vững, bảo vệ môi trường tổng thể sạch đẹp, lâu dài Vì đặc điểm của ngành du lịch là vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, thời hạn thu hồi vốn khá dài, nên chỉ bảo vệ môi trường tốt trong thời gian dài mới có thể thu hút các nhà đầu tư

Một nhà đầu tư muốn đầu tư vào ngành du lịch của một tỉnh nào đó họ thường tìm hiểu rất kỹ về hiện trạng về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội có liên quan đến hoạt động du lịch Công tác bảo vệ môi trường tự nhiên nếu được duy trì thường xuyên tại các khu du lịch; vấn đề rác thải, chất thải và khu vực ô nhiễm cục bộ dần dần nếu được khắc phục sẽ thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư

Trang 26

Bên cạnh đó môi trường xã hội được cải thiện, các vấn đề xã hội, các tệ nạn ảnh hưởng đến phát triển du lịch được ngăn chặn và đẩy lùi, các cấp chính quyền giữ vững an ninh trật tư xã hội sẽ thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư

- Nhân tố thứ chín: Hiệu quả của các dự án thu hút đầu tư đã triển khai trong ngành:

Vì mục tiêu của việc đầu tư vốn là nhằm thu lợi nhuận, do vậy, nếu các dự án thu hút đầu tư đã được triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời

họ cũng là những cầu nối thuyết phục các nhà đầu tư khác yên tâm bỏ vốn Điều này

sẽ giúp cho nguồn vốn đầu tư tiếp tục tăng Ngược lại, nếu các dự án đang triển khai kinh doanh không hiệu quả, thường xuyên thua lỗ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư, vì

họ cho rằng môi trường đầu tư đã có rủi ro

- Nhân tố thứ mười: Về lãi suất, chính sách thuế của nhà nước, sự ổn định chính trị, pháp luật đầu tư:

+ Lãi suất : Lãi suất là một trong những biến số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất

trong nền kinh tế Nó tác động trực tiếp tới những quyết định như: chi tiêu, tiết kiệm, mua tài sản hay đầu tư vào các tài sản tài chính … Xét tổng thể nền kinh tế, với giả định là tất cả các khoản tiết kiệm sẽ được chuyển thành vốn đầu tư thông qua các kênh tài chính và mỗi cá nhân trong nền kinh tế hoạt động nhằm mục đích tối đa lợi ích kinh tế Khi đó, tiết kiệm có quan hệ thuận với lãi suất Đầu tư lại có quan hệ nghịch với lãi suất Lãi suất cao có mặt tích cực với đầu tư là có thể loại bỏ được những dự án không thực sự mang lại tỷ suất sinh lợi cao .Lãi suất thấp không chỉ

có tác động tích cực khuyến khích đầu tư, mà cũng có thể dẫn đến những tác động tiêu cực như: đầu tư tràn lan, không tính đến hiệu quả vốn đầu tư và có thể dẫn đến nguy cơ thiếu vốn Như vậy, nhà nước cần có chính sách điều hành lãi suất một cách linh hoạt theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, nhằm thu thu hút vốn đầu tư

+ Chính sách thuế nhà nước : Chính sách thuế của Chính phủ có tác động

đến tiết kiệm và đầu tư của các khu vực, từ Chính phủ, DN, đến những người dân Thuế cao có thể sẽ tác động làm tăng giá cả hàng hoá dịch vụ, người ta phải chi phí

Trang 27

nhiều hơn trong khi thu nhập chưa thay đổi, điều đó làm cho tiết kiệm giảm xuống Mặt khác, thuế tăng, đặc biệt là thuế thu nhập DN sẽ làm cho khả năng tiết kiệm, tích luỹ vốn của DN giảm, hiệu quả đầu tư giảm và làm nản lòng các nhà đầu tư, làm cho cả cung và cầu đầu tư giảm Đối với Chính phủ, thuế suất cao có thể đảm bảo nguồn thu, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu của Chính phủ Ngược lại, giảm thuế thì nguồn thu ngân sách có thể sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ Như vậy, chính sách thuế phải phù hợp, một mặt đảm bảo nguồn thu cho nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, mặt khác phải đảm bảo khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong các khu vực còn lại của nền kinh tế

1.2.2.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư:

Hiệu quả đầu tư biểu hiện mối tương quan so sánh giữa các lợi ích thu được với khối lượng vốn đầu tư đã bỏ ra nhằm thu được các lợi ích đó Với cùng mức vốn

bỏ ra, khoản đầu tư nào đem lại lợi ích lớn hơn thì hiệu quả lớn hơn và ngược lại Để đánh giá hiệu vốn đầu tư người ta thường xem xét các chỉ tiêu:

1.2.2.3.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận Đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết với nhau mà trong đó, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường thì lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ số lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ kinh doanh, cứ trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ chi phí phát sinh trong kỳ

kinh doanh càng thấp, và do đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao

1.2.2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư

Trang 28

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh cao hay thấp Nó phản ảnh một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ đầu tư

Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả đầu tư người ta còn có sử dụng thêm một số chỉ tiêu hiệu quả khác như thời hạn thu hồi vốn, điểm hòa vốn, vòng quay tổng vốn…

1.2.2.4.Đánh giá hiệu quả xã hội

Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, người ta còn quan tâm những tác động của dự án đầu tư đến xã hội cả về những tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực của các dự án Hiệu quả đầu tư trên giác độ nền kinh tế mà người ta nhận thấy đó là việc nâng cao năng lực sản xuất, tiềm lực kinh tế của đất nước, phát triển kinh tế nhanh, nâng cao mức sống của nhân dân, nâng cao dân trí… và đặc biệt

là hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường Do vậy, thông thường để đánh giá hiệu quả xã hội của dự án người ta thường quan tâm đến các chỉ tiêu như mức đóng góp giá trị sản phẩm thuần túy, số lao động có việc làm, đóng góp NSNN, tăng kim ngạch xuất khẩu, tác động của dự án đến môi trường đầu tư (môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội…)

1.3 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư và thu hút du khách :

1.3.1 Kinh nghiệm thu hút vốn và thu hút khách du lịch của Thái Lan

Thái Lan lại tiếp tục thuyết phục thế giới trong lĩnh vực du lịch khi được nhận giải “The world’s best tourist country 2006” (Quốc gia du lịch tốt nhất thế giới năm

Trang 29

2006) do Tạp chí The Travel News Na Uy trao tặng, và nhiều giải thưởng khác Để đạt được những giải thưởng trên, nhiều năm qua ngành du lịch Thái Lan đã có nhiều chính sách tốt và thực hiện có hiệu quả, đó là:

Thứ nhất, dịch vụ du lịch là ngành được Chính Phủ Thái Lan rất quan tâm đầu tư Chính Phủ đã đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư du lịch cũng

như có nhiều chính sách hỗ trợ trong thu hút khách du lịch Cụ thể là trong năm 2007, Chính phủ Thái Lan đã "hỗ trợ" 50% giá tour cho mỗi du khách hay đưa ra qui định

nhập cảnh cho du khách rất đơn giản và giải quyết nhanh gọn Thứ hai, hệ thống hạ tầng du lịch rất hoàn thiện, mạng lưới giao thông đô thị và đến các điểm du lịch với

các tuyến đường cao tốc dưới đất, trên không chằng chịt nhưng không kém phần duyên dáng bởi những đường cong uốn lượn Bên cạnh nét hiện đại của các thành phố du lịch vẫn thấy dáng dấp những nét huyền bí từ những đền đài cung điện với kiểu kiến trúc chóp nhọn và mái cong vút… và điều đó đã tạo nên cảnh quan vừa hiện

đại, vừa cổ kính rất hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan Thứ ba, kinh doanh dịch vụ du lịch thực sự là một ngành kinh doanh chuyên nghiệp Sự chuyên nghiệp

của ngành du lịch Thái Lan được thể hiện trong từng chi tiết nhỏ Từ sắp xếp lại lịch trình cho hợp lý, từ sự đón tiếp nồng hậu của mỗi khách sạn, cho đến những lời giới

thiệu ngắn gọn mà vô cùng bài bản của mỗi nơi tham quan Thứ tư, các sản phẩm du lịch vô cùng đa dạng, dưới biển có thể tham gia dịch vụ đánh cá, bơi thuyền, thuyền

cao tốc, trượt nước, đi thuyền, lặn có bình hơi, lướt trên ván buồm…; còn trên bờ có thể tham gia các trò chơi như săn bắn, đua xe, cưỡi ngựa, bắn cung, gôn, đánh banh hoặc có thể xem các chương trình nghệ thuật đặc sắc như chương trình ca múa nhạc đặc sắc của những diễn viên được chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ, chương trình

ca múa nhạc tái hiện lịch sử phát triển của đất nước Thái Lan được dàn dựng rất

hoành tráng, công phu và ấn tượng…Thứ năm, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá và du lịch tình nguyện cũng rất được chú trọng, tạo nên nét đặc sắc riêng có của Thái Lan Đến các dịch vụ du lịch

này, du khách được thưởng thức chương trình ca múa nhạc dân tộc Thái và có thể tham quan công viên rắn hoàng gia, vườn sinh thái Nong Nooch, vườn bướm Saithep, núi Phukhet thu nhỏ, thăm những mô hình du lịch gắn liền với việc kinh doanh mật

Trang 30

ong, mật gấu, yến sào, hải sản, trái cây nổi tiếng Thứ sáu, cung cách phục vụ của nhân viên du lịch và người dân Thái Lan rất cởi mở và thân thiện, họ luôn tươi cười,

niềm nở với du khách Họ tranh thủ tiếp thị, chụp ảnh lưu niệm cho du khách Không

có chuyện níu kéo, tranh giành khách hoặc bán phá giá Bên cạnh đó, hướng dẫn viên

du lịch cũng có phong cách làm việc thật chuyên nghiệp mà cũng thật uyển chuyển,

khéo léo và thân thiện, tạo nhiều thiện cảm đối với mỗi thành viên trong đoàn Thứ bảy, xây dựng các tour du lịch có kết hợp tổ chức nhiều điểm dừng chân với nhiều dịch vụ khép kín Tại các trạm dừng chân, du khách tha hồ ngắm gian trưng bày

phong lan, cây cảnh, làm vệ sinh, mua sắm trong cửa hàng 7-Eleven, uống cà phê, mua sách báo… Vì vậy, các tour du lịch đến Thái Lan còn được xem là tour mua sắm, nhiều người hài hước còn gọi đây là tour "vét sạch" vì ngày nào trong chương trình tour cũng có điểm đến là siêu thị, trung tâm thương mại, chợ

1.3.2 Kinh nghiệm huy động vốn tại Đà nẵng

Đà Nẵng là tỉnh rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiện nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đà Nẵng đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD Các lĩnh vực được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm và chiếm phần lớn

tỷ trọng vốn FDI vào Đà Nẵng là các dự án bất động sản và dịch vụ du lịch

Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ Đà Nẵng đạt được những thành công này, phần lớn là nhờ vào chiến lược thu hút vốn đầu tư để phát triển hạ tầng nói chung và

du lịch nói riêng Một điểm nhấn rất quan trọng là chất lượng tốt của hệ thống cơ sở

hạ tầng; các tuyến đường mang lợi ích kinh tế trọng điểm được đầu tư Lợi thế đó sẽ

là “lực hút” cực mạnh đối các nhà đầu tư kinh doanh khách sạn, khu nghỉ và dịch vụ

du lịch khác

Hiện nay, về đối tác đầu tư có 23 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Đà Nẵng; trong đó dẫn đầu là Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore Có 135 văn phòng đại diện, chi nhánh của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn TP Đà Nẵng Trong năm 2006, thành phố Đà Nẵng đã đón 774.000 khách (258.000 khách quốc tế và 516.000 khách nội địa), tăng 17,3% so với cùng kỳ; đạt 101,2% so với kế hoạch, với tổng doanh thu đạt khoảng 435 tỷ

đồng Về công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư du lịch, Sở Du lịch

Trang 31

và các ngành hữu quan đã triển khai quy hoạch Ngũ Hành Sơn, làng đá Non

Nước, bán đảo Sơn Trà… UBND tỉnh đã xây dựng 4 chương trình hành động về

du lịch: Chương trình tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch, chương trình xây dựng

sản phẩm du lịch, chương trình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và chương

trình xây dựng cơ chế chính sách phát triển du lịch Công tác xây dựng sản phẩm du lịch mới, phát triển các loại hình du lịch, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, gìn giữ môi trường du lịch và công tác phát triển nguồn nhân lực

du lịch cũng được quan tâm và thực hiện rất có chất lượng và hiệu quả

1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm thiết thực cho tỉnh Kiên Giang:

1.3.3.1 Đối với phát triển du lịch:

Thứ nhất, Tỉnh Kiên Giang cần tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt

của mình, cần xây dựng một thương hiệu điểm đến, sao cho “khi du khách đến du khách hài lòng, khi du khách đi du khách nhớ mãi và muốn quay lại lần nữa”; cần khai thác các điểm mạnh của mình bằng cách tận dụng triệt để những lợi thế về thiên nhiên, luôn biết tạo ra những điều mới mẻ, hấp dẫn để thu hút du khách Bên cạnh đó, cần phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch núi, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá… để tạo nên nhiều sản phẩm mang nét đặc sắc riêng cho từng địa phương du lịch nhằm đáp

ứng mọi nhu cầu của du khách Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, quảng

bá về đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau Thứ ba, ngành du lịch cần được thực

hiện một cách chuyên nghiệp trong từng chi tiết nhỏ, từ sắp xếp lại lịch trình cho hợp

lý, từ sự đón tiếp nồng hậu của mỗi nhân viên hướng dẫn du lịch, nhân viên khách sạn và cả người dân, cho đến những lời giới thiệu ngắn gọn mà vô cùng bài bản của

mỗi nơi tham quan Thứ tư, xen kẽ với các yếu tố văn hoá bản sắc, cần có các cơ sở vật chất du lịch hiện đại Thứ năm, coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp

ứng nhu cầu lao động ngày càng cao để phục vụ trong ngành

1.3.3.2 Đối với thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch:

Thứ nhất, Cần tranh thủ được nguồn vốn nước ngoài bằng cách thực hiện cải

thiện môi trường đầu tư Coi trọng nguồn vốn bên ngoài, sử dụng vốn bên ngoài có hiệu quả sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế để tạo vốn trong nước

Trang 32

Thứ hai, huy động mọi nguồn lực tài chính tiềm tàng trong các tầng lớp dân

cư và trong các thành phần kinh tế để tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển

Thứ ba, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, ổn định và thân thiện; thực hiện

các ưu đãi về đầu tư nhằm tạo tính hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Giải quyết nhanh gọn, kịp thời vướng mắc của các nhà đầu tư

Thứ tư, khai thác và phát huy nguồn nhân lực xuất phát từ quan điểm coi con

người là vốn quý nhất thông qua việc tạo ra nhiều công ăn, việc làm, chống thất nghiệp và chủ yếu tăng cường mở rộng đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, để thu hút lao động có việc làm, có thu nhập và chống thất nghiệp

Thứ năm, phát huy thế mạnh tiềm năng của từng địa phương

Thứ sáu, giữ gìn bản sắc dân tộc cũng là một nguồn lực, bởi những

truyền thống văn hóa, lối sống của dân tộc cũng là những lợi thế đáng kể trong thu hút đầu tư

1.4 Tóm tắt chương 1

Trong chương này, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về đầu tư, cách phân loại đầu tư, chỉ ra các nguồn vốn phục vụ đầu tư cũng như ưu nhược điểm của từng nguồn vốn đầu tư; tác giả cũng tìm hiểu khái niệm về du lịch và chỉ ra sự cần thiết phải thu hút các nguồn vốn để phát triển du lịch, cũng như tổng hợp các nhân tố

có ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào ngành du lịch Ngoài ra, tác giả cũng tìm hiểu một số kinh nghiệm thu hút các nguồn vốn cho đầu tư vào ngành du lịch cũng như kinh nghiệp thu hút khách du lịch của các nước có hoạt động du lịch phát triển trong khu vực đó là Thái Lan và một địa phương đó là Thành phố Đà Nẵng, trên cơ

sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động các nguồn vốn cũng như thu hút khách du lịch để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG

2.1 Tổng quan về du lịch tỉnh Kiên Giang thời gian qua

2.1.1 Chỉ tiêu số khách du lịch và doanh thu du lịch

2.1.1.1 Chỉ tiêu số khách du lịch

Trong giai đoạn 2005-2011, ngành du du lịch tỉnh Kiên Giang có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, số khách du lịch năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của số khách du lịch đạt 15,29%, trong đó khách du lịch quốc tế tăng trưởng trung bình 28,04%, khách du lịch nội địa 14,94% Số khách du lịch được thể hiện ở Biểu đồ 2.1 (vẽ từ số liệu ở Phụ lục 1)

2.136.000

2.073.588

62.412

2.561.035 2.496.431

64.604

2.745.271 2.671.374

73.897

3.308.908 3.214.262

94.196

3.853.795 3.746.817

106.978

4.335.986 4.214.682

121.304

4.983.412 4.745.732

237.680

0 1.000.000

Biểu đồ 2.1 - Số khách du lịch đến Kiên Giang

( Nguồn từ Sở VHTT & DL Kiên Giang, trong Báo cáo tổng kết thường niên năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,2011,2011)

Từ Biểu đồ 2.1 ta thấy năm 2005, Kiên Giang đón được 2.136.000 lượt khách

và đến năm 2011 đạt 4.983.412 lượt khách, nếu so sánh cho thấy năm 2011 cao gấp 2,33 lần so với năm 2005; xu hướng số lượng khách tăng đều trong các năm và cả 02

loại khách Phân tích theo loại khách: Khách quốc tế năm 2005 đạt 62.412 lượt, đến

năm 2011 đạt 237.680 lượt khách, năm 2011 cao gấp 3,80 lần so với năm 2005; đối với khách nội địa năm 2005 đạt 2.073.588 lượt khách, đến năm 2011 đạt 4.983.412

lượt khách, năm 2011 cao gấp 2,40 lần so với năm 2005 Tính trung bình tỷ trọng:

giai đoạn 2005-2011 thì khách du lịch quốc tế chiếm 3,18 %, khách du lịch nội địa chiếm 96,82 % trên tổng lượt khách Điều này chứng tỏ, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang thu hút được nhiều khách du lịch, trong đó khách du

Trang 34

lịch nội địa chiếm tỷ lệ cao Xem xét khách theo quốc gia và các khu vực, tỉnh: Theo

thống kê của sở Sở VHTTT&DL Kiên Giang, khách quốc tế đến Kiên Giang từ nhiều nước khác nhau, trong đó 5 nước đến hàng đầu là Mỹ (27%), Pháp (21%), Đức (17%), Anh (15%), Canada (12%) Lượng khách quốc tế đến Phú Quốc chiếm 68,7 % tổng khách quốc tế, đến các khu du lịch còn lại trong tỉnh Kiên Giang chiếm 31,3% Khách nội địa chủ yếu đến từ TP.HCM (45%), các tỉnh miền Đông Nam bộ (12%),

Hà Nội và các tỉnh phía bắc (14 %), các tỉnh miền Trung (6%), các tỉnh miền Tây Nam bộ (23%) Điều này chứng tỏ các khu du lịch và nghỉ dưỡng ở đảo Phú Quốc thi hút khách nước ngoài nhiều nhất Du lịch Kiên Giang thu hút khách đến từ cả

nước trong đó cao nhất là khách đến từ TP.HCM Nếu xem xét theo loại hình du lịch

thì giai đoạn 2005-2011 du lịch Kiên Giang đón được 23.924.407 lượt khách, trong

đó khách du lịch đến tham quan các khu du lịch chiếm 52,2 %, khách tham gia lễ hội chiếm 47,8 % Điều này chứng tỏ du lịch Kiên Giang thu hút rất đông khách tham gia

lễ hội

- So sánh khách du lịch Kiên Giang với một số tỉnh khu vực ĐBSCL:

Số khách du lịch của các tỉnh ĐBSCL được thể hiện ở Biểu đồ 2.2 (vẽ từ số liệu ở Phụ lục 2)

( Nguồn từ Viện nghiên cứu phát triển du lịch- Tổng cục du lịch)

Qua biểu đồ 2.2 so sánh ta thấy số lượng khách du lịch tỉnh Kiên Giang chiếm

tỷ lệ cao, đứng thứ hai so với các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL, chứng tỏ: Kiên Giang đã và đang thu hút được nhiều khách du lịch so với các tỉnh trong khu vực

Trang 35

-Về khách du lịch có sử dụng dịch vụ lưu trú: Trong giai đoạn 2005-2011,

khách du lịch có sử dụng dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 14,9%, trong đó khách du lịch quốc tế 14,3%, khách

du lịch nội địa 14,9% Số khách du lịch có sử dụng dịch vụ lưu trú được thể hiện ở Biểu đồ 2.3 (vẽ từ số liệu ở Phụ lục 3)

376.000 313.888

62.112

505.938 441.634

64.304

588.035 514.738

73.297

647.927 553.831

94.096

672.443 565.765

106.678

880.382 759.377

121.005

1.106.660 969.785

Từ biểu đồ 2.3 ta thấy năm 2011 khách du lịch có lưu trú đạt 1.106.660 lượt,

năm 2005 đạt 376.000 lượt, năm 2011 cao gấp 2,94 lần so với năm 2005 So sánh số khách đến du lịch và số khách có sử dụng lưu trú: ta thấy giai đoạn 2005-2011 Kiên

Giang đón tổng cộng được 23.829.506 lượt, khách du lịch có sử dụng dịch vụ lưu trú 4.777.385 lượt, chiếm 20,05 % Trong đó khách du lịch quốc tế đến 660.937 lượt, có

sử dụng dịch vụ lưu trú 658.367 lượt, chiếm 99,61%; khách du lịch nội địa đến 23.168.119 lượt, có sử dụng dịch vụ lưu trú 4.119.018 lượt, chiếm 17,78 % Từ phân tích trên cho thấy: Khách quốc tế có có sử dụng dịch vụ lưu trú rất cao, nhất là tại địa bàn Phú Quốc Khách nội địa có sử dụng dịch vụ lưu trú thấp, điều này chứng tỏ khách địa bàn Kiên Giang là điểm trung chuyển hoặc các sản phẩm du lịch còn thiếu, chất lượng chưa cao nên chưa hấp dẫn khách lưu trú tại các khu du lịch

- Chỉ tiêu về tổng số ngày khách: Tổng số ngày khách là tổng số ngày khách

du lịch đến trên địa bàn tỉnh kiên Giang, bao gồm khách có lưu trú và không lưu trú Trong giai đoạn 2005-2011, số ngày khách tăng liên tục, tốc độ tăng trưởng trung bình về số ngày khách tại Kiên Giang là 15,09%, trong đó khách du lịch quốc tế tăng

Trang 36

13,54 %, khách du lịch nội địa tăng 15,65% Tổng số ngày khách được thể hiện ở Biểu đồ 2.4 (vẽ từ số liệu ở Phụ lục 4)

708.854 579.579

129.275

849.484 714.706

134.778

988.892 833.503

155.389

1.068.929 868.195

200.734

1.100.643 871.286

229.357

1.404.178 1.141.731

262.447

1.624.277 1.351.731

272.546

0 500.000

Biểu đồ 2.4 – Tổng số ngày khách du lịch đến Kiên Giang

( Nguồn từ Sở VHTT & DL Kiên Giang, trong Báo cáo tổng kết thường niên năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,2011,2011)

Từ biểu đồ 2.4 ta thấy năm 2005 số ngày khách đạt được 708.854 ngày, trong

đó khách du lịch quốc tế đón được 129.275 ngày, chiếm 18,24 %; khách du lịch nội địa đạt được 579.579 ngày chiếm 81,76 % tổng ngày khách Năm 2011 số ngày khách đạt được 1.624.277 ngày khách, trong đó khách du lịch quốc tế đón được 272.546 ngày chiếm 16,78 %, khách du lịch nội địa đón được 1.351.731 ngày, chiếm 83,22 % Qua phân tích trên cho thấy: Số ngày khách qua các năm điều tăng lên, năm 2011 gấp gần 2,29 lần năm 2005 Tỷ trọng số ngày khách nội địa chiếm chủ yếu

- Về số ngày lưu trú trung bình: Số ngày lưu trú trung bình được thể hiện ở

Ngày lưu trú trung bình Khách nội địa Khách quốc tế

Biểu đồ 2.5 -Số ngày lưu trú trung bình

( Nguồn từ Sở VHTT & DL Kiên Giang, trong Báo cáo tổng kết thường niên năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,2011,2011)

Trang 37

Từ biểu đồ 2.5 ta thấy số ngày lưu trú trung bình giai đoạn 2005 - 2011 tăng, giảm không đều; khách du lịch nội địa có xu hướng giảm dần ngày lưu trú, còn khách

du lịch quốc tế có xu hướng tăng lên Năm 2011, ngày lưu trú trung bình là 1,60 ngày/khách, trong đó khách du lịch quốc tế là 2,2 ngày/khách, khách du lịch nội địa

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000

Biểu đồ 2.6 - chi tiêu bình quân của khách

( Nguồn từ Sở VHTT & DL Kiên Giang, trong Báo cáo tổng kết

thường niên năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,2011,2011.2011)

Từ biểu đồ 2.6 ta thấy năm 2005 chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế

là 535.668 đồng /khách/ ngày, khách du lịch nội địa là 255.286 đồng /khách/ ngày Năm 2011, chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế là 1.312.640 đồng /khách/ ngày, khách du lịch nội địa là 337.194 đồng /khách/ ngày Nếu so sánh ta thấy chi tiêu bình quân khách du lịch quốc tế năm 2011 cao gấp 2,45 lần năm 2005; còn chi tiêu bình quân khách nội địa năm 2011 cao chỉ gấp 1,32 lần năm 2005 Từ phân tích trên cho thấy: mức chi tiêu bình quân của khách du lịch qua các năm điều tăng lên Trong đó chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế tăng nhanh

Trang 38

2.1.1.2 Chỉ tiêu về doanh thu du lịch

Du khách đến thị trường Kiên Giang ngày càng tăng đã đẩy tốc độ tăng doanh thu du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước Doanh thu du lịch giai đoạn 2005-2011 đạt tổng cộng: 7.926,66 tỷ đồng, doanh thu tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 22,86 %/năm, trong đó doanh thu khách du lịch quốc tế tăng trưởng trung bình là 34,49 %, du lịch nội địa là 21,65% Doanh thu

du lịch được thể hiện ở Biểu đồ 2.7 (vẽ từ số liệu ở Phụ lục 7)

562.790 529.358

33.432

732.666 689.941

42.725

803.790 742.479

61.311

1.055.064 965.886

89.179

1.323.663 1.206.475

117.187

1.536.471 1.390.845

145.625

1.912.221 1.600.232

Tổng Doanh thu DL tỉnh Khách nội địa Khách quốc tế

Biểu đồ 2.7 - Doanh thu du lịch

( Nguồn từ Sở VHTT & DL Kiên Giang, trong Báo cáo tổng kết thường niên năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,2011,2011)

Từ biểu đồ 2.7 ta thấy năm 2005, Kiên Giang đạt doanh thu 562,79 tỷ đồng và đến năm 2011 đạt 1.912,22 tỷ đồng, nếu so sánh cho thấy năm 2011 cao gấp 3,39 lần

so với năm 2005

Phân tích doanh thu theo tỷ trọng loại khách: Năm 2005 doanh thu đạt 562,79

tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 33,43 tỷ đồng,chiếm 5,94 %;

từ khách du lịch nội địa đạt 529,35 tỷ đồng, chiếm 94,06 % Năm 2011 doanh thu đạt 1.912,22 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 311,98 tỷ đồng chiếm 16,31%, từ khách du lịch nội địa đạt 1.600,23 tỷ đồng, chiếm 83,69 % Nếu tính tổng cộng từ năm 2005-2011 tổng doanh thu: 7.926.664 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 801,44 tỷ đồng chiếm 10,11 %; từ khách du lịch nội địa đạt 7.125,21 tỷ đồng, chiếm 89,89 % Từ phân tích trên cho thấy: doanh thu khách du lịch nội địa chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều doanh thu khách du lịch quốc tế, tuy

Trang 39

nhiên có sự dịch chuyển theo hướng tỷ trọng doanh thu khách du lịch quốc tế tăng

dần, tỷ trọng doanh thu khách du lịch nội địa giảm dần Phân tích Doanh thu theo loại hình ta thấy từ năm 2005-2011 tổng doanh thu: 7.926,66 tỷ đồng, trong đó doanh

thu từ dịch vụ lưu trú đạt 5.985,46 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75,51 %; Doanh thu từ bán

vé, trò chơi và các dịch vụ ở các khu du lịch, lễ hội, dịch vụ du lịch khác là 1.941,19

tỷ đồng, chiếm 24,49 % Từ phân tích trên cho thấy: doanh thu dịch vụ lưu trú chiếm

tỷ lệ cao; doanh thu từ bán vé và các dịch vụ tại khu du lịch còn ở tỷ lệ thấp, điều này chứng tỏ tại các khu du lịch chưa được đầu tư để khai thác các dịch vụ, các sản phẩm

du lịch còn thiếu, chất lượng chưa cao nên chưa hấp dẫn du khách

2.1.2 Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Trong giai đoạn 2005-2011 cơ sở

vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh Kiên giang liên tục phát triển, các doanh nghiệp hoạt phục vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, vận chuyển, dịch vụ vui chơi giải trí liên tục tăng về lượng và mở rộng về quy mô

Bảng 2.1- Số doanh nghiệp hoạt động ngành du lịch :

Trang 40

Bảng 2.2 - Số cơ sở lưu trú trên địa bàn Kiên Giang giai đoạn 2005-2011

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

1

Tổng số cơ sở lưu trú trên

toàn tỉnh KG Cơ sở 150 178 209 215 221 225 228 1.1 Tổng số phòng Phòng 2.564 2.700 3.375 3.682 3.897 4.105 4.140 1.2

Về số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2005, toàn tỉnh Kiên Giang có 150 cơ sở, năm

2011, toàn tỉnh Kiên Giang có 228 cơ sở, nếu so sánh cho thấy năm 2011 cao gấp

1,51 lần so với năm 2005 Về số lượng phòng: Năm 2005, toàn tỉnh Kiên Giang có

2.564 phòng, năm 2011 toàn tỉnh Kiên Giang có 4.140 phòng, nếu so sánh cho thấy

năm 2011 cao gấp 1,61 lần so với năm 2005 Về phân loại chất lượng cơ sở lưu trú:

Năm 2005, tổng số cơ sở được xếp hạng chất lượng là 12 cơ sở; năm 2011 có 38 cơ

sở, nếu so sánh cho thấy năm 2011 cao gấp 3,17 lần so với năm 2005 Tuy nhiên số

cơ sở nầy là rất thấp so với mặt bằng chung các tỉnh phát triển du lịch của Việt Nam

Về công suất sử dụng phòng: Công suất phòng điều tăng qua các năm, và giao động

trên dưới 50% Mặc khác công suất phòng cũng phụ thuộc vào mùa du lịch và mùa lễ hội Từ phân tích trên cho thấy: Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh, nhưng chất lượng tăng chậm, cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng cao có số lượng không đáng kể, công suất

sử dụng phòng chưa cao chỉ xoay quanh 50% Xu thế hiện nay là các doanh nghiệp

du lịch xây dựng các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với qui mô lớn, trang thiết bị hiện đại ngày càng rõ nét, nhiều khách sạn tư nhân rất chú trọng đầu tư mở rộng qui

mô, nâng cấp trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ để được xét nâng hạng lên

từ 3 đến 5 sao Đặc biệt đối với khu du lịch Phú Quốc các doanh nghiệp trong nước

Ngày đăng: 05/03/2015, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w