CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch kiên giang đến năm 2020 (Trang 90 - 117)

ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Qua phân tích hiện trạng tình hình du lịch và việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Kiên Giang, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư, số vốn cần huy động, số vốn đã có, số vốn cần phải huy động thêm… ta thấy để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch, đạt được được những mục tiêu phát triển ngành du lịch Kiên Giang đến năm 2020 đã đặt ra, cần huy động các nguồn vốn khá lớn. UBND tỉnh, các cấp các ngành tỉnh Kiên Giang cần có những giải pháp đồng bộ, kiên quyết, nhanh chống khắc phục những tồn tại hạn chế đã phân tích trên, nhất là phải ưu tiên phát triển thật tốt 10 nhân tố hưởng đến thu hút vốn đầu tư ngành du lịch. Tuy nhiên, các giải pháp huy động các nguồn vốn phải dựa trên quan điểm là không phải thu hút vốn đầu tư bằng mọi giá, mà cần lựa chọn các dự án đầu tư có tính đến tác hại của ô nhiễm môi trường, bởi vì trong thực tế đôi khi mang lại nguồn lợi trước mắt nhưng trong tương lai chi phí khắc phục hậu quả lớn hơn rất nhiều, như vậy thực sự không phải hiệu quả. Do đó, để huy động được nguồn vốn lớn với chất lượng cao, cần phải phát huy hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư trên quan điểm phát triển du lịch bền vững với những giải pháp cụ thể như sau:

3.1. Nhóm giải pháp 1: Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển.

-Tỉnh Kiên Giang cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên.

Trước tiên, chính doanh nghiệp phải đáp ứng đòi hỏi của thị trường, tức là tự đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh của mình, chứ không chỉ trông chờ vào các cơ sở đào tạo.

Tiếp theo, chính quyền địa phương cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành thông qua kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật nghiệp vụ du lịch. Nên định kỳ mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng dưới các hình thức ngắn hạn, dài hạn, tại chỗ và ở các địa phương

khác trong nước, ngoài nước, tìm hiểu kinh nghiệm thực tế, hội thảo, diễn đàn, cấp học bổng du học, thu hút chuyên gia từ các nơi khác trong nước, nước ngoài đến giảng dạy... khẩn trương xây dựng hoàn thành trường Trung học nghiệp vụ du lịch tại Kiên Giang.

Ngoài ra, tỉnh cần triển khai chương trình giáo dục du lịch toàn dân để nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch, và làm du lịch, tinh thần tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá, lòng tôn trọng, hiếu khách, cởi mở, giữ gìn môi trường... thông qua việc thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong công chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền khác.

-Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển: Để thực hiện chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của đất nước, từng vùng, địa phương. Từ đó có sự đầu tư thoả đáng cho du lịch, đồng thời có chính sách liên kết các ngành, các cấp đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của một số khu du lịch trọng điểm nhằm tạo nên sự thu hút mạnh mẽ mọi nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch.

3.2. Nhóm giải pháp 2: Tăng quy mô thu ngân sách, huy động các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch :

Hiện nay quy mô nguồn thu ngân sách còn chưa cao, nên để đảm bảo nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách cho những năm tiếp theo, UBND tỉnh cần phải tiếp tục khai thác có hiệu quả từ tiềm năng, lợi thế của mình bằng nhiều hình thức và bước đi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trong đó tập trung vào những giải pháp sau:

a/ Tập trung đầu tư phát triển kinh tế để tăng thu ngân sách: Kinh tế có phát triển ở mức cao và bền vững thì quy mô thu NSNN mới tăng trưởng và ổn định. Trong những năm qua tỉnh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng tạo đều kiện cho phát triển kinh tế và tạo môi trường để phát triển các ngành khác như dịch vụ, du lịch, cần tiếp tục xây dựng hệ thống “phần mềm” đó là các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút

đầu tư, mở cho tỉnh kinh tế phát triển, nhất là thu hút được các nhà kinh tế tư nhân có tiềm lực kinh tế mạnh.

-Dành tỷ lệ thích đáng chi ngân sách cho đầu tư phát triển, khoảng 40%-45% tổng chi ngân sách hàng năm. Phấn đầu tốc độ tăng thu bình quân mõi năm là 15%- 17%, huy động từ GDP vào ngân sách đạt khoảng 30%.

-Tăng cường công tác quản lý trên tất cả các khâu thu ngân sách, đặc biệt là hoàn thuế giá trị gia tăng, không để doanh nghiệp lợi dụng hoặc làm thất thu NSNN. Khai thác tốt các nguồn thu thông qua kiểm soát chặt chẽ các đối tượng chịu thuế, nguồn thu, mức thu và các chi phí theo quy định của nhà nước.

-Phát triển các loại hình dịch vụ, cho phép các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia các hoạt động cung cấp các dịch vụ công cộng như công viên, chiếu phim, cấp nước, cây xanh, vận chuyển công cộng…

-Đẩy mạnh và mở rộng xã hội hóa đối với giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao... Triển khai triệt để cơ chế tự trang trải (một phần hay toàn bộ) đối với các đơn vị sự nghiệp có thu để chủ động khai thác nguồn thu.

-Đổi mới các loại hình dịch vụ xổ số kiến thiết; tiếp tục cũng cố mạng lưới tổng đại lý vé số nội thành và các trạm, hình thành các tổng đại lý có quy mô lớn mang tính chuyên nghiệp. Phấn đấu tăng doanh thu hoạt động sổ số từ 25%- 30%/năm.

b/ Tiếp tục khai thác tốt quỹ đất, quỹ nhà của tỉnh:

-Giảm thiểu những mặt trái trong khai thác quỹ đất, làm thất thu cho NSNN đó là chuyển nhượng nhà, đất đã phát sinh, tồn tại và chiếm tỷ lệ khá cao với nhiều hình thức đa dạng mà chủ yếu là các khu vực đô thị (nạn cò mồi mua đi bán lại rất nhiều lần nhưng nhà nước không thu được thuế). Một trong những biện pháp quan trọng để quản lý là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện.

-Tính toán một cách hợp lý giá đất, vừa đảm bảo tái định cư cho đối tượng thuộc diện giải tỏa vừa bảo đảm nguồn thu cho NSNN và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đồng thời hạn chế những “cơn sốt’’ về giá đất. Ngoài giá đất ưu đãi cho các đối tượng thuộc diện giải tỏa, quỹ đất còn lại phải được công khai đấu giá.

- Cải cách thủ tục hành chính về nhà đất, tránh tình trạng một hợp đồng mua bán phải qua nhiều khâu và phải tốn rất nhiều thời gian. Tỉnh sớm thành lập Trung tâm bán đấu giá bất động sản ( nhà và đất, tài sản công) để từng bước hình thành thị trường bất động sản.

c/ Kiểm kê toàn bộ nhà đất của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp của trung ương và địa phương đang quản lý, sử dụng:

Hiện nay có một số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp của trung ương và địa phương sử dụng một phần diện tích nhà, đất không đúng mục đích như sử dụng không hết hoặc cho thuê lại...Để có số liệu thống kê một cách chính xác cần phải có một đợt tổng kiểm kê đối với các đối tượng này để có cơ sở xem xét bố trí lại và thu hồi phần diện tích sử dụng không đúng mục đích để làm quỹ nhà, quỹ đất cho tỉnh. Tuy nhiên, đây là việc không dễ thực hiện đối với các đơn vị trung ương quản lý nhưng cần phải kiên quyết thực hiện, không để tình trạng lãng phí tài sản của nhà nước mãi tiếp diễn.

d/ Thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm và chống lãng phí:

-Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các định mức chi tiêu, mua sắm tài sản. -Nâng cao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị và tính chịu trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị theo hình thức giao khoán (cả về mặt biên chế lẫn kinh phí) cho đơn vị sử dụng ngân sách. Trong phạm vi được khoán đơn vị tự sắp xếp cho phù hợp với công việc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, kiên quyết không bổ sung kinh phí cho đơn vị, trừ những trường hợp phát sinh đột xuất đặc biệt hoặc do cơ chế, chính sách thay đổi.

3.3. Nhóm giải pháp 3: Tiếp tục thúc đẩy phát triển các định chế tài chính nhằm tiếp vốn cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Kiên Giang

a/ Tiếp tục thúc đẩy phát triển hoạt động của ngân hàng thương mại:

Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại ở tỉnh Kiên Giang phát triển tương đối tốt, tạo một kênh cung ứng vốn tín dụng tích cực cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các sản phẩm tài trợ vốn cho doanh nghiệp còn nghèo nàn, chủ yếu là hình thức cho vay truyền thống của ngân hàng và chưa có các sản phẩm ưu đãi

với các doanh nghiệp. Một thực tế hiện nay là các ngân hàng cũng rất muốn cho vay, nhưng lại không có vốn để cho vay. Vì vậy, trong thời gian tới, các ngân hàng thương mại cần quan tâm không những đến các sản phẩm đầu ra mà còn quan tâm đến việc nuôi dưỡng và phát triển các nguồn vốn huy động để đảm bảo nhu cầu vốn cho vay theo các giải pháp sau:

- Đối với hoạt động cung cấp các dịch vụ cho khách hàng: Trước tiên, các ngân hàng cần nhanh chóng liên kết các máy rút tiền tự động để khách du lịch có thể rút tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, các ngân hàng cần đầu tư hệ thống máy rút tiền tự động có thể đọc được các loại thẻ rút tiền trên thế giới bởi vì khách quốc tế thường ít sử dụng tiền mặt mà chủ yếu thanh toán qua thẻ để an toàn, tiện lợi và nhanh chóng hơn trong các chuyến du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp theo, các ngân hàng cần sử dụng các sản phẩm ưu đãi đối với các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng như ưu đãi về lãi suất vay, thời hạn vay, phương thức trả nợ, loại tài sản đảm bảo, tỉ lệ vốn vay trên giá trị tài sản đảm bảo (có thể cho vay bằng 100% giá trị tài sản bảo đảm, nhưng tài sản này phải được đánh giá theo giá thị trường), tài trợ từ 70-90% tổng giá trị phương án; ưu đãi về lãi suất tiền gửi, về các loại phí chuyển tiền, thanh toán L/C, bảo lãnh các hợp đồng thanh toán, hợp đồng dự thầu, hợp đồng bảo hành... trên cơ sở đó đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó phải có chính sách cụ thể đối với những khách hàng có mức dư nợ vay khác nhau. Từ đó mỗi khách hàng được chọn loại khách hàng VIP sẽ có những chính sách ưu đãi đặc biệt. Ngoài ra, (đây là yếu tố cạnh tranh chủ yếu của các ngân hàng ngoài quốc doanh và ngân hàng nhà thương mại quốc doanh) thời gian giải quyết hồ sơ phải nhanh nhưng đảm bảo nguyên tắc tín dụng, có chế độ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau cho vay, sản phẩm vay phong phú để doanh nghiệp có nhiều lựa chọn và cán bộ tín dụng phải trong sạch, tạo thiện cảm với khách hàng, tránh trường hợp gây khó dễ để vòi tiền khách hàng. Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực thẩm định tín dụng của cán bộ tín dụng để đảm bảo độ an toàn tín dụng.

- Đối với hoạt động huy động vốn : Trước tiên, các ngân hàng cần tạo được sự tin tưởng và nâng cao hiểu biết của người dân đối với hoạt động của ngân hàng. Tiếp theo, ngoài công tác tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại

chúng, cán bộ ngân hàng phải gần gũi, giúp đỡ, tư vấn góp ý một cách trung thực cho người dân trong việc gửi tiền tiết kiệm và sử dụng tiền, phải giải thích để họ thấy được những lợi ích và sự an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng được lâu dài và có tiền lãi hấp dẫn; thường xuyên sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất trong phạm vi được phép để tác động đến thị trường tiền gửi; tranh thủ giữ vững mối quan hệ hợp tác tốt đối với các khách hàng truyền thống lớn như những khách hàng có tiền gởi thường xuyên, giao dịch chuyển tiền thường xuyên; các ngân hàng cũng có thể phát triển thêm các hình thức huy động vốn mới như tiết kiệm tuổi già và tiết kiệm tích luỹ...

- Đối với hoạt động cho vay để phát triển hạ tầng kỷ thuật du lịch:

+ Đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua các tổ chức tín dụng, đặc biệt là huy động vốn dài hạn và trung hạn để tạo vốn đầu tư cho những dự án lớn và trọng điểm có thời gian đầu tư dài và huy mô đầu tư lớn, nhất là trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như: Giao thông, các công trình cấp thoát nước, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng, các khu du lịch sinh thái, các khu vui chơi giải trí... để tương xứng với tỉnh đô thị loại 1.

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng.

+ Tăng tỷ lệ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp, các công trình. Thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh. Chú trọng cho vay đầu tư trung và dài hạn. Tăng cường cho vay đầu tư đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

+ Tăng cường vay vốn ưu đãi dài hạn đối với những dự án trọng điểm của tỉnh như: Các khu công nghiệp, khu chế xuất, các dự án tạo quỹ nhà cho tái định cư giải phóng mặt bằng và các dự án xây dựng các khu đô thị mới. Kết hợp vay ngắn hạn và dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, nhất là các làng nghề truyền thống, điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

+ Phát triển hoàn thiện hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực kinh doanh của các ngân hàng kinh doanh thương mại.

+ Mở rộng các loại hình dịch vụ: Ngân hàng cần phải năng động, mở rộng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của khách hàng như: dịch vụ tại nhà, dịch vụ chi lương, dịch vụ tín dụng cho vay.

+ Có chính sách ưu đãi cho khách hàng quan hệ thường xuyên lâu dài với số tiền gửi lớn ở ngân hàng như cung cấp thông tin, tặng quà, thăm hỏi, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng có thề giúp đỡ khách hàng khi họ gặp khó khăn.

+ Cung cấp thông tin, tư vấn các hoạt động đầu tư kinh doanh cho khách hàng hiểu được tình hình hoạt động của ngân hàng đồng thời biết được thông tin kinh tế, thị trường để họ lựa chọn và quyết định các phương án kinh doanh. Điều này sẽ tạo lòng tin cho khách hàng đối với ngân hàng, tạo điều kiện cho việc huy động vốn.

+ Phát triển các hình thức tiết kiệm như tiết kiệm bưu điện và hình thức thanh

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch kiên giang đến năm 2020 (Trang 90 - 117)