1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh quảng nam (tt)

24 367 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 221 KB

Nội dung

Vì vậy, việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong lẫn ngoài nước giai đoạnhiện nay và trong tương lai trở nên hết sức cấp thiết đối với

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch đang là xu thế của nhiều nước hiện nay Việt Namnói chung và Quảng Nam nói riêng đang trong xu thế hội nhập vớicác nước nên cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó Đặc biệt, QuảngNam là tỉnh nằm trong khu vực duyên hải Trung Bộ cùng nhiều tiềmnăng du lịch phong phú: hai di sản văn hoá thế giới phố cổ Hội An vàThánh địa Mỹ Sơn cùng các di tích lịch sử, các quần thể kiếntrúc; thì đây thực sự là một vùng đất đầy hứa hẹn cho phát triển dulịch Tuy nhiên, thực tế phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềmnăng, do nhiều nguyên nhân: kinh tế tăng trưởng chưa cao, kết cấu hạtầng chưa đồng bộ, trình độ lao động còn thấp, cơ chế chính sáchchưa thuận lợi, đã làm hạn chế môi trường thu hút vốn đầu tư pháttriển du lịch Vì vậy, việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp

để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong lẫn ngoài nước giai đoạnhiện nay và trong tương lai trở nên hết sức cấp thiết đối với phát triển

ngành du lịch Đó là lí do tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề: “Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam ”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Thứ nhất là: Khái quát lí luận cơ bản về thu hút vốn đầu tư

phát triển du lịch

Thứ hai là: Đánh giá thực trạng và chỉ ra được kết quả cũng

như những tồn tại trong vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển du lịchQuảng Nam

Thứ ba là: Chỉ ra tầm chiến lược của việc phát triển ngành

du lịch tỉnh Quảng Nam đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thểnhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 2

Đối tượng nghiên cứu : Các nguồn vốn thuộc tất cả các thành

phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ngành dulịch tỉnh Quảng Nam

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng thu hút các

nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Nam 2001-2011 vàđịnh hướng thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Quảng Nam đếnnăm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp điều tra, phân tích,thống kê số liệu từ những báo cáo, đề án từ các Sở ban ngành củatỉnh; các công trình nghiên cứu trước đó; và lấy thông tin qua các tạpchí, báo chí, internet,…để làm rõ công tác thu hút vốn đầu tư vàongành du lịch Quảng Nam

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Thông qua nghiên cứu này, đề tài làm rõ về vấn đề vốn đầu

tư phát triển du lịch về mặt lí luận và thực tiễn thu hút vốn đầu tư tỉnhQuảng Nam (đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài) trong hơn 10năm qua Trên cơ sở lí luận đã trình bày, đề tài sẽ nghiên cứu sâu hơnnữa để có cái nhìn tổng quan về nhu cầu vốn đầu tư và những giảipháp mang tính thực tiễn nhất, cụ thể nhất nhằm phát triển du lịchtỉnh Quảng Nam

Kết quả của luận văn sẽ được dùng làm tài liệu tham khảocho công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Quảng Nam

6 Kết cấu nghiên cứu của đề tài

Gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lí luận về thu hút vốn đầu tư

Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào du lịch tỉnh

Quảng Nam

Chương 3: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du

lịch Quảng Nam

Trang 3

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ 1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ

1.1.1 Khái niệm đầu tư

Đầu tư là hoạt động bỏ vốn trong một thời gian tương đối dàinhằm thu được lợi nhuận (hoặc các lợi ích KT-XH) Vốn đó từ nhiềunguồn khác nhau như quỹ tích luỹ của tái sản xuất xã hội hoặc thuhút từ nước ngoài dưới nhiều hình thức

1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư

Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở kinhdoanh, dịch vụ, tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồnkhác đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm duy trì và tạonăng lực mới cho kinh tế xã hội Đối với ngành du lịch, đề tài xemxét ở khía cạnh vốn đầu tư là vốn tài chính tạo ra cơ sở vật chất đểphát triển ngành du lịch

1.1.3 Các nguồn vốn đầu tư có thể thu hút

1.1.3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước

Vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn được hình thành từ tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ, là tiền tiết kiệm của người dân và vốn huy động từ các nguồn khác trong một quốc gia được sử dụng

1.1.3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

- Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)

1.2 DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.2.1 Khái niệm du lịch

Khái niệm du lịch bao giờ cũng phản ánh hai mặt của hoạtđộng du lịch, đó là ý nghĩa về mặt tinh thần cho đời sống con người,đồng thời cũng là hoạt động gắn với kết quả kinh tế mà nó đem lại

Trang 4

Khái niệm phát triển du lịch

Phát triển du lịch là sự vận động đi lên theo chiều hướng tiến

bộ của hoạt động du lịch cả về lượng và chất, thể hiện qua sự tăng lên

về số lượng, chất lượng và quy mô các cơ sở lưu trú, số lượng kháchnội địa và quốc tế đến tham quan, doanh thu và thu nhập xã hội từ dulịch ngày càng tăng lên, số lao động trong ngành du lịch

1.2.2 Vai trò thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tạo cơ hội nắm bắt các công nghệ khoa học hiện đại, trình độquản lí của các doanh nghiệp đầu tư

Đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhà nước

Tạo việc làm, nâng cao mức sống cho cư dân địa phương

1.2.3 Các điều kiện để thu hút vốn đầu tư phát triển

du lịch

1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên

1.2.3.2 Điều kiện kinh tế

1.2.3.3 Điều kiện xã hội

1.3 NỘI DUNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1.3.1 Quy hoạch phát triển du lịch

1.3.2 Xây dựng danh mục các dự án đầu tư phát triển du lịch

1.3.3 Hệ thống các chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch

Trang 5

1.3.3.1 Chính sách cải thiện môi trường đầu tư

- Chính sách cải cách thủ tục hành chính

- Chính sách nâng cao nguồn lao động ngành du lịch

- Chính sách về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch

1.3.3.2 Chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển DL

1.3.3.3 Chính sách quảng bá, xúc tiến du lịch

1.3.3.4 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư

1.4 CÁC TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH THU HÚT VỐN ĐẦU

TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

- Số lượng và quy mô dự án đầu tư phát triển du lịch

- Số lượng vốn thực hiện trong ngành du lịch

- Số lượng các khu du lịch cao cấp

Thứ nhất, Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

bằng nhiều hình thức khác nhau về tiềm năng du lịch của địa phương

Thứ hai, Cải thiện tốt môi trường đầu tư du lịch: đổi mới thủ

tục hành chính nhanh gọn theo hướng thuận lợi cho nhà đầu tư;

Trang 6

Chính quyền địa phương thường xuyên đổi mới cơ chế, chính sách

ưu đãi, khuyến khích đầu tư

Thứ ba, ngành cần khai thác hiệu quả lợi thế về tài nguyên

thiên nhiên, tận dụng đó để khai thác nhiều loại hình du lịch tạo sựphong phú trong đầu tư phát triển du lịch

Thứ tư, phát triển đồng bộ kinh tế địa phương, các cơ sở y tế,

sân bay, trung tâm thương mại, để làm phong phú hoạt động du lịchcủa du khách

Chương 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO

NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM

2.1 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Cù Lao Chàm, bờ biển dài 125km với nhiều bãi tắm đẹp, các

suối khoáng và suối nước nóng, du lịch sông nước, các điểm du lịchsinh thái,

2.1.1.2 Tài nguyên nhân văn

- Các di tích lịch sử, các di tích cách mạng, các làng nghề; các lễ hội, văn hóa - Nghệ thuật, đặc sản ẩm thực Quảng Nam

2.1.2 Điều kiện về kinh tế

2.1.2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế

Quảng Nam có mức tăng trưởng ổn định, liên tục qua cácnăm, tính trong giai đoạn 2005-2010 tăng khoảng 12,8% (cao hơnmức bình quân giai đoạn 2001 – 2005), năm 2009 GDP bình quânđầu người đạt 14,66 triệu đồng/năm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuycòn chậm nhưng đã theo hướng tích cực Trong lĩnh vực dịch vụ thìhoạt động du lịch có nhiều cố gắng, duy trì nhịp độ tăng trưởng, tổngdoanh thu du lịch thuần tuý năm 2011 lên đến 1070 tỷ đồng (gấp 24lần so với những năm đầu tách tỉnh)

Trang 7

2.1.2.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

 Hệ thống giao thông đường bộ

 Giao thông đường sông

 Giao thông đường biển

 Giao thông đường hàng không

 Giao thông đường sắt

2.1.3 Điều kiện xã hội

Môi trường chính trị xã hội ở Quảng Nam hiện nay đượcđánh giá là điểm đến an toàn đối với hoạt động đầu tư Trên cơ sởngày càng đảm bảo về an ninh quốc phòng ; trình độ văn hoá và nhậnthức của cư dân địa phương ; giảm đói nghèo càng đảm bảo cho môitrường đầu tư an toàn, hiệu quả

2.2 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NAM THỜI GIAN QUA

2.2.1 Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Nam

Tổ chức quy hoạch phát triển du lịch trên địa tỉnh như sau:

Khu vực ưu tiên phát triển du lịch các di sản Văn hoá Lịch sử: với các dự án ưu tiên đầu tư: nghiên cứu khôi phục các giá trị văn hoá phi vật thể phục vụ du lịch; Khu du lịch sinh thái Cù Lao

-Chàm và ven sông Cổ Cò với hướng phát triển của khu vực này chủyếu là các dự án lớn, các resort, sân golf, khu giải trí cao cấp, cáckhách sạn từ 3 sao trở lên, trong đó ưu tiên thu hút một số nhà đầu tưnước ngoài có dự án lớn, có năng lực tài chính, tạo điểm nhấn trongphát triển du lịch

- Khu vực ưu tiên phát triển DL biển, du lịch cộng đồng:

Các dự án ưu tiên đầu tư: Các cơ sở vui chơi giải trí; Hệ thống hạtầng kỹ thuật, đặc biệt là tuyến giao thông ven biển nối khu vực CửaĐại đến các khu kinh tế mở Chu Lai; Các khu lưu trú dạng nhà nghỉ

Trang 8

nhỏ, nhà nghỉ tại gia đình; Các làng nghề thủ công nghiệp; Các trangtrại kết hợp du lịch sinh thái

- Khu vực ưu tiên phát triển du lịch thương mại, giải trí cao cấp: với các dự án ưu tiên Các khu hội nghị, hội thảo, các khu vui

chơi giải trí; Trung tâm mua sắm khu vực phi thuế quan tại khu kinh

tế mở Chu Lai

- Khu vực ưu tiên phát triển du lịch sinh thái: Dự án ưu

tiên đầu tư: cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ dukhách, xây dựng các thiết chế văn hoá, làng văn hoá

2.2.2 Danh mục dự án đầu tư phát triển DL Quảng Nam

Uỷ Ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã nhanh chóng ban hànhchính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh vàdanh mục các dự án kêu gọi đầu tư Trong đó, có 27 dự án đã triểnkhai và đi vào hoạt động, số dự án còn lại đang tiếp tục đẩy mạnh thuhút đầu tư Tuy nhiên, một số dự án ven biển thuộc Hội An quá thờihạn, 1số DA do công tác điều tra khí hậu, khoan thăm dò địa chấtchưa đảm bảo chính xác, dẫn đến bị nước biển xâm thực gây xói lởđất, phải điều chỉnh quy mô hoặc phải dừng thi công cơ sở hạ tầng

Và có rất nhiều các dự án du lịch thuộc Cẩm An, Hội An đang vướngmắc đền bù tái định cư, chưa thể triển khai xây dựng và đi vào hoạtđộng

2.2.3 Hệ thống các chính sách nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Quảng Nam

2.2.3.1 Chính sách cải thiện môi trường đầu tư

Chính sách cải cách thủ tục hành chính

Để giải toả khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư về thủ tụchành chính: Từ năm 2007 tỉnh đã chính thức đưa vào vận hành hoạtđộng của bộ phận một cửa; tất cả các cơ quan chức năng phải thựchiện niêm yết, công khai quy hoạch, hồ sơ, thủ tục, điều kiện liênquan hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện

Trang 9

liên thông cả lĩnh vực đăng ký kinh doanh và đầu tư Thay vì phảiđến từng cơ quan để được hướng dẫn, giải quyết từng loại thủ tục,giấy tờ khi có một cửa liên thông toàn bộ dự án được hướng dẫn, tiếpnhận xử lý và nhận kết quả tại đây (được hướng dẫn 1 lần tại 1 nơi từkhi tiến hành đầu tư đến khi hoàn thành các thủ tục đầu tư, xây dựng,môi trường, đất đai) Đặc biệt với việc liên thông trong lĩnh vực đăng

ký kinh doanh, đăng ký dấu và mã số thuế giữa 3 cơ quan (Kế hoạch

và Đầu tư, Thuế, Công an) thành một quy trình cụ thể, nhanh gọn vàđơn giản hoá đã rút ngắn thời gian giải quyết một cách đáng kể

Thêm vào đó, tỉnh sẽ không ngừng nâng cao tinh thần, thái

độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, tạo mọi điều kiện thuậnlợi cho các nhà đầu tư

Chính sách đào tạo nguồn lao động du lịch Quảng Nam

Nguồn lao động trong ngành du lịch hiện nay vẫn còn nhiềubất cập: lao động có trình độ chuyên môn cao rất thiếu, các cơ sở đàotạo nghề của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu các doanh nghiệpđầu tư nước ngoài nên việc đào tạo lại và đào tạo tại chỗ là phươngpháp doanh nghiệp áp dụng hiện nay

Trình độ đào tạo chuyên ngành của lực lượng lao động ngành

du lịch tỉnh Quảng Nam phân hóa như sau: trình độ đào tạo sau đạihọc có 35 người chiếm 1,43%, đại học 474 người, chiếm 19,41%;cao đẳng 258 người, chiếm 10,56%; trung cấp 836 người, chiếm34,42%; sơ cấp 836 người, chiếm 34,42% Như vậy, lực lượng laođộng trong các doanh nghiệp hiện nay tập trung chủ yếu ở trình độtrung cấp và sơ cấp (hai trình độ này chiếm 68,84%), trong khi đó,trình độ sau học có tỉ trọng thấp nhất, trình độ đại học, cao đẳngchiếm ở mức trong bình

Trước bất cập đó, để góp phần thúc đẩy công tác thu hút vốnđầu tư phát triển du lịch, Quảng Nam đã xây dựng một số cơ sở đàotạo chuyên ngành du lịch nhằm nâng cao chất lượng và phục vụ phát

Trang 10

triển du lịch tỉnh nhà: trường Đại học Quảng Nam, trường Đại họcPhan Châu Trinh, trường Trung cấp nghề Thanh niên dân tộc miềnnúi tỉnh, trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, trường Cao đẳngnghề Quảng Nam, trường Cao đẳng Phương Đông, trường Công Kỹnghệ Đông Á,…tham gia đào tạo các chuyên ngành: Việt Nam học,quản trị du lịch, ngoại ngữ, nghiệp vụ lễ tân, nhà hàng, hướng dẫnviên du lịch, nghiệp vụ buồng, pha chế, Ngoài ra, có các khoá đàotạo ngắn hạn hoặc khoá bồi dưỡng nghiệp vụ do mỗi cơ sở tự tổ chức

Chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch

Nhìn chung tỉnh Quảng Nam đã có những đầu tư cơ sở hạtầng đáng kể cho phát triển du lịch Nguồn vốn hỗ trợ của Tổng cục

du lịch đối với các dự án tại Quảng Nam đã phát huy hiệu quả, được

sử dụng đúng mục đích, giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ, nhất là

dự án đường Nam Phước–Trà Kiệu–Mỹ Sơn, Tuy nhiên trong quátrình thực hiện các dự án cũng gặp phải một số khó khăn nhất định,chẳng hạn: hiện nay một số công trình đã hỗ trợ vốn nhưng vẫn thiếuvốn để triển khai nên ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ xây dựng vàhoàn thiện đưa vào sử dụng ; đền bù giải phóng mặt bằng, bố trí táiđịnh cư còn chậm dẫn đến tiến độ thi công công trình chậm, ảnhhưởng đến thu hút đầu tư đối với các dự án du lịch dọc ven biển

2.2.3.2 Chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Quảng Nam

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang áp dụng nhiều chính sách ưuđãi, khuyến khích để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư pháttriển du lịch Cụ thể:

Về lĩnh vực ưu đãi đầu tư: tỉnh đang áp dụng ưu đãi đối

với các doanh nghiệp:

- Đầu tư xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống

- Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm văn hoá

Trang 11

- Xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, cảng hàng không, sân bay,bến cảng, nhà ga, bến xe, nơi đỗ xe; và với các doanh nghiệp đầu tư

mở thêm các tuyến đường sắt

- Thành lập nhà văn hoá dân tộc; đoàn ca, múa, nhạc dân tộc;rạp hát, trường quay, cơ sở in tráng phim, rạp chiếu phim; sản xuất,chế tạo, sửa chữa nhạc cụ dân tộc; trùng tu, bảo tồn bảo tàng, nhà vănhoá dân tộc và các trường văn hóa nghệ thuật

- Đầu tư xây dựng: khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái

- Khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao, vui chơi,giải trí

- Phát triển vận tải công cộng bao gồm: phát triển tàu biển,máy bay, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải hànhkhách đường bộ bằng xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên, phương tiện thủynội địa chở khách hiện đại, tốc độ cao

- Dịch vụ cứu hộ trên biển

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về quản lý:

Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” về thủ tục hành chínhcho các hoạt động đầu tư Các cơ quan liên quan tiếp nhận các yêucầu, giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư trong thời hạn từ 01-05ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các loại hồ sơ, giấy tờ hợp lệ

Nhà đầu tư được hỗ trợ từ 20-30% chi phí đào tạo lao độngđạt tiêu chuẩn bậc 2; được tạo điều kiện trong việc xin thị thực nhậpcảnh nhiều lần, được cấp thẻ lưu trú có thời hạn đến 03 năm và đượcthuê nhà dài hạn tại Quảng Nam trong thời gian triển khai thực hiện

dự án

Ưu đãi về mặt bằng:Được miễn tiền thuê đất thô trong suốt

thời gian hoạt động của dự án (đối với các doanh nghiệp trong nước),

21 năm (đối với các doanh nghiệp nước ngoài)

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: tỉnh Quảng Nam hỗ

trợ cho miễn thêm 01 năm và giảm 50% trong 01 năm tiếp theo đối

Trang 12

với doanh nghiệp kinh doanh- dịch vụ (áp dụng cho cả doanh nghiệptrong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

2.2.3.3 Chính sách quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Nam

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch trong những năm qua đãđược quan tâm đáng kể với nhiều nội dung đa dạng phong phú, cótính hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao

- Trên các phương tiện thông tin đại chúng: Thực hiện nhiềutrang chuyên đề trên các nhật báo Thường xuyên phối hợp chặc chẽvới VTV, DVTV, HTV, DRT, QRT để tổ chức tuyền hình trực tiếp vàthông tin đầy đủ các sự kiện trên đến với du khách và nhà đầu tư

- Quảng bá nhân các sự kiện văn hóa, du lịch: Sự kiện lễ hộiQuảng Nam - Hành trình Di sản qua các năm 2003, 2005, 2007,2009; chương trình “Tháng du lịch Hội An - cảm xúc mùa Hè”, “Mùa

du lịch biển Quảng Nam”, lễ hội văn hoá Việt - Nhật được tổ chứchàng năm Đặc biệt là sự kiện “Năm du lịch quốc gia 2006” đã gópphần giới thiệu điểm đến Quảng Nam ra với bạn bè trong nước, quốc

tế

15 năm qua, ngành đã tham gia và tổ chức cho các doanhnghiệp tham gia trên 40 hội chợ, triễn lãm du lịch tại các địa phươngtrong cả nước như : thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thừa thiênHuế, Bình Thuận, Khánh Hòa, Nghệ An và tham gia các hội chợ,triễn lãm du lịch mang tầm quốc tế được tổ chức tại Việt Nam nhưhội chợ ITE tại thành phố Hồ Chí Minh, VNTPO 2008 Hội nghị Bộtrưởng du lịch, hội nghị SOM III trong khuôn khổ Hội nghị APECđược tổ chức tại Hội An năm 2006 đã mang lại hiệu quả nhiều mặt,qua đó thế giới biết đến Quảng Nam với hình ảnh một điểm đến antoàn, thân thiện và hấp dẫn

- Tổ chức các đợt xúc tiến ra thị trường nước ngoài như:Singgapore-Malayxia (2005), Thái Lan (2005 và 2006), Nga (2008),Hồng Kông (2009), Nhật Bản (2011) Trong khuôn khổ hợp tác phát

Ngày đăng: 17/08/2017, 13:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w