1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Thành phố Hội An

105 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 893 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Với tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú hấp dẫn,những năm qua ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vữngchắc thu hút nhiều du

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2011

PHAN THỊ TÂM

CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỘI AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển: “Các giải pháp

thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch thành phố Hội An” là kết quả của

quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Phan Thị Tâm

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ 5

1.1.1 Một số khái niệm 5

1.1.2 Phân loại đầu tư có thể thu hút: 7

1.1.3 Các nguồn vốn đầu tư có thể thu hút: 8

1.1.3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước 9

1.1.3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 11

1.1.4 Tiết kiệm và vốn đầu tư 13

1.2 PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 14

1.2.1 Phát triển du lịch 14

1.2.2 Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch 16

1.3 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ 18

1.3.1 Nội dung thu hút vốn đầu tư 18

1.3.2 Các tiêu chí phản ánh thu hút vốn đầu tư vào du lịch 23

1.3.3 Các điều kiện để thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch 23

1.4 KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 26

1.4.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào du lịch khu vực Hà Tây của thành phố Hà Nội 26

1.4.2 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Khánh Hòa 29

1.4.3 Những bài học rút ra cho thành phố Hội An trong thu hút đầu tư vào du lịch 30

Trang 5

Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU

LỊCH THÀNH PHỐ HỘI AN 32

2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỘI AN 32

2.1.1 Tăng trưởng du lịch của thành phố Hội An 32

2.1.2 Hiện trạng dòng khách du lịch đến Thành phố Hội An 33

2.1.3 Điều kiện cơ sở vật chất 36

2.1.3.1 Hệ thống cơ sở lưu trú 37

2.1.3.2 Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống 37

2.1.4 Hoạt động kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch 38

2.2 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỘI AN 39

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 40

2.2.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông 43

2.2.2.1 Hệ thống giao thông đường bộ 43

2.2.2.2 Giao thông đường sông 44

2.2.2.3 Giao thông đường hàng không 44

2.2.3 Tình hình phát triển kinh tế 45

2.3 THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỘI AN THỜI GIAN QUA 46

2.3.1 Tình hình thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch 46

2.3.2 Tổng các dự án đầu tư vào du lịch Hội An 48

2.3.3 Vốn đầu tư được thu hút vào ngành du lịch thành phố Hội An 48

2.3.4 Các nguồn vốn đầu tư được thu hút vào du lịch 52

2.3.4.1 Nguồn vốn đầu tư được thu hút từ ngân sách Nhà nước 53

2.3.4.2 Nguồn vốn đầu tư thu hút từ các doanh nghiệp 54

2.4 HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ THU HÚT ĐƯỢC 55

Trang 6

2.5 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỘI AN TRONG THỜI GIAN

QUA 57

2.5.1 Hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch địa phương 57

2.5.2 Hoạt động xúc tiến đầu tư 60

2.5.3 Hoạt động hỗ trợ đầu tư 61

2.5.4 Hoàn thiện môi trường đầu tư 62

2.5.5 Hoạt động đào tạo lao động du lịch : 64

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỘI AN 69

3.1 CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN NĂM 2020 69

3.1.1 Các quan điểm phát triển du lịch đến năm 2020 69

3.1.2 Định hướng phát triển đến năm 2020 69

3.2 DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NĂM 2020 70

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ ĐẢM BẢO NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỘI AN ĐẾN NĂM 2020 72

3.3.1 Thu hút phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020 72

3.3.2 Sử dụng hợp lý nguồn vốn NSNN để hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch 75

3.3.3 Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch, hợp tác kiên kết vùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường 75

3.3.4 Chú trọng đào tạo,phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch 78

3.3.5 Đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác mạnh lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của địa phương 80

Trang 7

3.3.6 Cải thiện môi trường đầu tư lành mạnh 823.3.7 Giải pháp về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường du lịch,khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý 823.3.8 Đa dạng hóa đối tượng thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp và

tư nhân trong nước 863.3.9 Tiếp tục thúc đẩy phát triển các định chế tài chính nhằm tiếp vốncho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố 87

KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1 Giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng du lịch 32

ngành

45

2.6 Cơ cấu kinh tế của thành phố Hội An và các ngành 46

2.7 Tình hình đầu tư hạ tầng du lịch ở Thành phố Hội

An

47

2.8 Nguồn vốn đầu tư được thu hút vào du lịch Hội An 52

2.9 Các nguồn vốn trong nước đầu tư vào du lịch Hội

3.1 Dự báo về lượng khách du lịch tới Hội An 70

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

-2010

48

(theo giá hiện hành)

49

2.3 Số vốn đầu tư thu hút vào du lịch 2002 - 2009

không tính đầu tư hạ tầng của nhà nước (theo giá hiện hành)

50

2.5 Diện tích đất đai được sử dụng đất cho các dự án

du lịch

51

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú hấp dẫn,những năm qua ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vữngchắc thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước cũng như thu hút các nguồnvốn đầu tư ngày càng tăng, từng bước khẳng định vai trò của một ngành kinh

tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thực hiện thành công chiếnlược phát triển ngành du lịch Việt Nam 2001 - 2010: “…Từng bước đưa nước

ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực Phấn đấu năm 2010 dulịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trongkhu vực”

Nằm trong bối cảnh đó, và nhất là sau sự kiện năm 1997 tỉnh QuảngNam được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, du lịch thành phố Hội Anbắt đầu khởi sắc và đang trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng trong cảnước Sở hữu hai Di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Khu di tích MỹSơn được UNESCO công nhận vào năm 1999, 30 km bờ biển với những bãibiển sạch đẹp, quanh năm chan hòa ánh nắng như An Bàng, Cửa Đại, Cù LaoChàm… và với một vị trí vô cùng thuận lợi trên tuyến du lịch Quảng Bình,Huế, Đà Nẵng những điểm đến du lịch hấp dẫn của đất nước, thành phốHội An có sức thu hút mạnh mẽ không chỉ với du khách mà còn với các nhàđầu tư cả trong và ngoài nước với một tiềm năng phát triển vô cùng hấp dẫn Cùng với sự đẩy mạnh cơ sở hạ tầng là một bước trở mình của thànhphố Việc phát triển du lịch đã được chính quyền địa phương các cấp quantâm thúc đẩy và đã ban hành nhiều chính sách, tạo môi trường đầu tư thôngthoáng Nhiều dự án đầu tư vào ngành du lịch đã và đang được các nhà đầu tưtrong và ngoài nước đăng ký triển khai và thực hiện Từ chỗ chỉ có vài dự án

Trang 12

đầu tư vào năm 2000 và chủ yếu là các dự án do thành phố triển khai thì đếntháng cuối năm 2010 thành phố Hội An có 84 dự án đầu tư với tổng số vốn là1.051 tỷ đồng và hơn 3.000 phòng khách sạn, tạo nên sự phát triển nhanhchóng các cơ sở hoạt động du lịch của thành phố

Tuy nhiên, việc khơi thông nguồn vốn đầu tư để thực hiện các dự án cònnhiều các vướng mắc, khó khăn và nhiều bất cập, vì vậy cũng còn hạn chếtrong việc thực hiện triển khai các dự án và thực hiện ký kết các dự án khác sẽđược thực hiện vào các năm khác Từ những vấn đề nêu trên cần tìm ra nhữnggiải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trong ngành du lịch để tạo thêm sự sôiđộng trong hoạt động của các khu du lịch đang được hình thành và mở rộng,đảm bảo tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển đúng mục tiêu, đúng địnhhướng đã đề ra “…Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, xây dựng ngành du lịchtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”, góp phần chuyển dịch cơcấu đầu tư và cơ cấu kinh tế thành phố Hội An

Với mong muốn được góp phần phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó

đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy đầu tư vào phát triển du lịch

thành phố Hội An trong thời gian tới, tác giả chọn đề tài: “Các giải pháp thu

hút vốn đầu tư để phát triển du lịch thành phố Hội An” làm luận văn tốt

nghiệp của mình

Trong quá trình thực hiện luận văn còn nhiều hạn chế, chắc chắn nộidung luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót rất mong nhận được sự quan tâmxem xét, giúp đỡ và góp ý của Thầy Cô

2 Mục tiêu nghiên cứu

(1) Hình thành khung lý thuyết để nghiên cứu thu hút vốn đầu tư;

(2) Chỉ ra được những điểm mạnh và yếu trong thu hút vốn đầu tư vàophát triển du lịch thành phố Hội An;

Trang 13

(3) Đề xuất được giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịchthành phố Hội An.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nguồn vốn thuộc tất cả các thành phần

kinh tế trong nước, kể cả nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho đầu tư pháttriển du lịch thành phố Hội An

- Phạm vi nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư,

các nguồn vốn đã được sử dụng để đầu tư vào ngành du lịch thành phố Hội

An trong giai đoạn 2000 - 2010, và định hướng sử dụng các nguồn vốn đầu tưvào du lịch của tỉnh đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp chính là phương pháp thống kê mô tả thực trạngthu hút các nguồn vốn đầu tư, và phương pháp định tính được áp dụng trongviệc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành dulịch thành phố Hội An

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn phân tích rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về công tácthu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch tại thành phố Hội An Đánh giáđúng thực trạng công tác thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch trên địabàn thành phố Hội An trong 10 năm qua Trên cơ sở đó đề xuất các giảipháp cơ bản nhằm tăng cường công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịchthành phố Hội An trong thời gian đến

Kết quả của luận văn được dùng làm tài liệu tham khảo cho công tácthu hút vốn đầu tư phát triển du lịch thành phố Hội An

6 Nội dung và kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương:Chương 1: Tổng quan về thu hút vốn đầu tư

Trang 14

Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch thành phốHội An

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hútvốn đầu tư cho phát triển du lịch thành phố Hội An

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ

1.1.1 Một số khái niệm

Khái niệm về Đầu tư

Để hiểu rõ khái niệm thu hút vốn đầu tư đầu tiên cần hiểu rõ khái niệmđầu tư và vốn đầu tư Vì theo nghĩa thông thường và trong kinh tế học nộihàm của đầu tư khác nhau và do vậy vốn đầu tư cũng khác Trước hết hãy bắtđầu từ quan điểm của các nhà kinh tế học

Theo quan điểm của nhà kinh tế học P.A Samuelson (1989), thì Đầu tư

là hoạt động tạo ra vốn sản xuất của nền kinh tế như các dạng nhà ở, đầu tưvào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị và nhà xưởng vàtăng thêm hàng tồn kho Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát minh… Trên góc độlàm tăng thu nhập cho tương lai, đầu tư được hiểu là việc từ bỏ tiêu dùng hômnay để tăng sản lượng cho tương lai, với niềm tin, kỳ vọng thu nhập do đầu tưđem lại sẽ cao hơn các chi phí đầu tư

Theo quan điểm của Mankiw, N.G (2000), Đầu tư là hoạt động muasắm tài sản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính

để thu lợi nhuận Do đó, đầu tư theo cách dùng thông thường là việc cá nhânhoặc công ty mua sắm một tài sản nói chung hay mua một tài sản nói riêng.Tuy nhiên, khái niệm này tập trung chủ yếu vào đầu tư tạo thêm tài sản vậtchất mới (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) và để thu về một khoản lợinhuận trong tương lai “Khi một người mua hay đầu tư một tài sản, người đó

có quyền mua để được hưởng các khoản lợi ích trong tương lai mà người đó

hy vọng có được qua việc bán sản phẩm mà tài sản đó tạo ra” Quan niệm của

Trang 16

ông đã nói lên kết quả của đầu tư về hình thái vật chất là tăng thêm tài sản cốđịnh, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị, kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra.

Còn theo Luật Đầu tư (2005), “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằngcác loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạtđộng đầu tư” Khái niệm này cho thấy đầu tư chỉ là việc bỏ vốn để hình thànhtài sản mà không cho thấy được kết quả đầu tư sẽ thu được lợi ích kinh tế nhưthế nào nhằm thu hút đầu tư

Theo Bùi Quang Bình (2010), Đầu tư là hoạt động mua sắm trang bịhàng hóa đầu tư để thực hiện các dự án nhằm hình thành vốn sản xuất của các

tổ chức doanh nghiệp nhằm sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu xãhội

Khái niệm này về cơ bản đã thể hiện được bản chất của hoạt động đầu

tư trong nền kinh tế, có thể áp dụng cho đầu tư của cá nhân, tổ chức và đầu tưtrong nền kinh tế, có thể áp dụng cho đầu tư của cá nhân, tổ chức và đầu tưcủa một quốc gia, vùng, miền Đồng thời dựa vào khái niệm này để nhận diệnhoạt động đầu tư, tức là căn cứ vào đó để thấy hoạt động nào là đầu tư, hoạtđộng nào không phải đầu tư theo những phạm vi xem xét cụ thể

Từ khái niệm đầu tư ta có thể rút ra một số đặc điểm của đầu tư nhưsau:

- Hoạt động đầu tư thường sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau vàthường sử dụng đơn vị tiền tệ để biểu hiện Các nguồn lực để đầu tư có thểbằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, côngtrình xây dựng khác… thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau như sở hữunhà nước, tư nhân, nước ngoài…

- Đầu tư cần phải xác định trong một khoảng thời gian nhất định (nhiềutháng, nhiều năm…) Tuy nhiên, thời gian càng dài thì mức độ rủi ro càng cao

Trang 17

bởi vì nền kinh tế luôn thay đổi, lạm phát có thể xảy ra… cũng như cácnguyên nhân chủ quan khác có ảnh hưởng đến đầu tư.

Mục đích của đầu tư là sinh lời trên cả 2 mặt : Lợi ích về tài chính thông qua lợi nhuận gắn liền với quyền lợi của chủ đầu tư, và lợi ích về mặt

-xã hội - thông qua các chỉ tiêu kinh tế -xã hội ảnh hưởng đến quyền lợi của -xãhội hay cộng đồng

Vốn đầu tư

Từ nghiên cứu đầu tư ở trên có thể thấy hoạt động đầu tư phải sử dụngnhiều nguồn lực khác nhau và do tính phức tạp nếu sử dụng nhiều đơn vị khácnhau để tính toán Để giải quyết điều này người ta sử dụng tiền tệ để đo lường

và tính toán Từ đây có khái niệm về vốn đầu tư

Vốn đầu tư là giá trị bằng tiền của các nguồn lực được huy động và sử

dụng vào thực hiện đầu tư qua đó hình thành vốn sản xuất của nền kinh tế

Từ đó có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư và vốn đầu tư vớinhau, mà thực chất là mối quan hệ giữa nguồn lực đầu tư hiện vật và giá trị

Do vậy nhiều khi người ta vẫn sử dụng khái niệm đầu tư và vốn đầu tư như

nhau nếu xét ở góc độ sản phẩm cuối cùng của chúng

Để thu hút đầu tư chúng ta sẽ xem xét kỹ những vấn đề dưới đây

1.1.2 Phân loại đầu tư có thể thu hút:

Căn cứ vào tính chất đầu tư mà người ta chia đầu tư ra làm 2 loại, đó làđầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

 Đầu tư trực tiếp

Theo Luật Đầu tư (2005), đầu tư trực tiếp là hình thức do nhà đầu tư bỏvốn đầu tư và tham gia hoạt động đầu tư

Nhà đầu tư có thể là Chính phủ thông qua các kênh khác nhau để đầu tưcho xã hội, điều này thể hiện chi tiêu của Chính phủ thông qua đầu tư cáccông trình, chính sách xã hội Ngoài ra, nhà đầu tư có thể là tư nhân, tập thể…

Trang 18

kể cả các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Tùy theo từngtrường hợp cụ thể mà các chủ thể tham gia thể hiện quyền, nghĩa vụ và tráchnhiệm của mình trong quá trình đầu tư.

 Đầu tư gián tiếp

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổphiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thôngqua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếptham gia quản lý hoạt động đầu tư - Luật Đầu tư (2005)

Như vậy, đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư mà trong đó người bỏ vốn

ra và sử dụng vốn không cùng một chủ thể Đầu tư gián tiếp thông thườngthông qua kênh tín dụng hay kênh đầu tư trên thị trường chứng khoán

Giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có quan hệ chặt chẽ trong quátrình thực hiện đầu tư Đầu tư trực tiếp là tiền đề phát triển đầu tư gián tiếp,điều này thể hiện thông qua nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp từ các tổchức tín dụng hay các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp

để huy động vốn Mặt khác, môi trường đầu tư gián tiếp được mở rộng sẽ thúcđẩy việc đầu tư trực tiếp với mong đợi tiếp cận với các nguồn vốn được dễdàng Bởi vì một khi thị trường tài chính phát triển thì nhà đầu tư có nhiều cơhội lựa chọn các nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp, và cũng có thể sửdụng lợi thế này làm gia tăng đòn bẩy tài chính để thực hiện ý đồ kinh doanhcủa mình

1.1.3 Các nguồn vốn đầu tư có thể thu hút

Muốn thực hiện công cuộc đầu tư cần có các nguồn lực đầu vào nhưsức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động Khoản tiền cần có để trangtrải cho các nguồn lực đầu vào gọi là vốn đầu tư Rõ ràng, vốn đầu tư phải lấy

từ trong số của cải mà cá nhân và tổ chức trong xã hội đã làm ra, sau khi đãtrừ đi phần tiêu dùng của họ

Trang 19

Để có chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bền vững,cần phân loại nguồn vốn đầu tư và đánh giá đúng tầm quan trọng của từngnguồn vốn Ở góc độ chung nhất trong phạm vi một quốc gia, nguồn vốn đầu

tư được chia là 2 nguồn: nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tưnước ngoài

1.1.3.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước

Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia.Nguồn vốn này có ưu điểm là bền vững, ổn định, chi phí thấp, giảm thiểuđược rủi ro và tránh được hậu quả từ bên ngoài Nguồn vốn trong nước baogồm vốn Nhà nước, vốn tín dụng, vốn của khu vực doanh nghiệp tư nhân vàdân cư chủ yếu được hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế

Mặc dù trong thời đại ngày nay, các đồng vốn nước ngoài ngày càng trởnên đặc biệt không thể thiếu được đối với các nước đang phát triển, nhưngnguồn vốn tiết kiệm từ trong nước vẫn giữ vai trò quyết định Các nước Đông

Á trong những năm 1960 mức tiết kiệm đạt được chỉ 10% hoặc ít hơn và đãvay nhiều thị trường quốc tế, thế nhưng đến những năm 1990 tiết kiệm củacác nước này cao hơn đáng kể, bình quân đạt 30% Có thể nói, tiết kiệm luônảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng, nhất là ở những nước đang phát triển

vì làm tăng vốn đầu tư Hơn nữa tiết kiệm đó là điều kiện cần thiết để hấp thụvốn nước ngoài có hiệu quả, đồng thời giảm được sức ép về phía ngân hàngTrung ương trong việc hàng năm phải cung ứng thêm tiền để tiêu hóa ngoại

tệ Tiết kiệm trong nước được hình thành từ các khu vực sau:

Id = Sd = Sg + Se + Sh (2)

- Tiết kiệm từ ngân sách chính phủ (S g)

Ngân sách được chỉ tiêu cho các hoạt động: (1) Dự án phát triển sản xuất kinh doanh cho các Doanh nghiệp sở hữu Nhà nước, (2) Dự án xây

Trang 20

dựng cơ sở hạ tầng, (3) Trả lương cho bộ máy hành chính, (4) Đầu tư mở rộng các công trình văn hoá, (5) Hoạt động quốc phòng…

Các khoản chi cho hoạt động phát triển kinh tế (1 và 2) được xem như

là tiết kiệm từ ngân sách Chính phủ

- Tiết kiệm của các doanh nghiệp (S e):

Phần lợi nhuận còn lại mà các doanh nghiệp dùng để tái đầu tư mởrộng sản xuất Phần lợi nhuận này có nguồn gốc như sau:

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là bộ phận giá trị còn lại của

tổng doanh thu sau khi trừ tổng chi phí (P b)

Lợi nhuận sau thuế (P a) là lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế của doanhnghiệp

Phần tiết kiệm của các doanh nghiệp dành cho đầu tư tái sản xuất mở

rộng (S e) chính là bộ phận lợi nhuận còn lại của lợi nhuận sau thuế trừ đi cáckhoản phân phối lợi nhuận cho các cổ đông và để lại các quỹ của doanhnghiệp

- Tiết kiệm của các tầng lớp dân cư (S h):

Phần thu nhập còn lại của thu nhập khả dụng trừ đi chi tiêu của các hộgia đình được gọi là tiết kiệm (Giả định toàn bộ nguồn này được huy độngvào tiết kiệm)

Tóm lại, tiết kiệm là quá trình nền kinh tế dành ra một phần thu nhậphiện tại để tạo ra nguồn vốn cung ứng cho đầu tư phát triển, qua đó nâng caohơn nữa mức sống ngày càng cao của người dân trong tương lai Tuy vậy, đốivới nền kinh tế đang chuyển đổi giai đoạn thực hiện công cuộc CNH - HĐHđất nước, do nguồn vốn tiết kiệm trong nước còn thấp, không đáp ứng đủ nhucầu vốn đầu tư phát triển nên cần phải thu hút nguồn vốn nước ngoài để tạo ra

cú hích cho sự đầu tư phát triển nền kinh tế

Trang 21

1.1.3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài có ưu thế là bổsung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thúc đẩy sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH - HĐH, là cầu nối quantrọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy các doanhnghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanhnghiệp cũng như phương thức kinh doanh; nhiều nguồn lực trong nước nhưlao động, đất đai, lợi thế địa lý, kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng

có hiệu quả hơn Tuy vậy, trong nó lại luôn chứa ẩn những nhân tố tiềm tànggây bất lợi cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc, nguy cơ khủng hoảng nợ, sựtháo chạy đầu tư, sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nước… Nhưvậy, vấn đề thu hút vốn nước ngoài đặt ra những thử thách không nhỏ trongchính sách thu hút đầu tư của nền kinh tế đang chuyển đổi, đó là một mặt phải

ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho công cuộcCNH - HĐH đất nước, mặt khác phải kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển củadòng vốn nước ngoài để ngăn chặn khủng hoảng tài chính Để vượt quanhững thử thách đó đòi hỏi nhà nước phải tạo lập môi trường đầu tư thuận lợicho sự vận động của dòng vốn này, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thuhút đầu tư sao cho dòng vốn này đầu tư dài hạn trong nước một cách bềnvững để có lợi cho nền kinh tế

Về bản chất, vốn đầu tư nước ngoài cũng được hình thành từ tiết kiệmcủa các chủ thể kinh tế nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức

cơ bản:

- Viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Đây là tất cả các khoản viện trợ của các đối tác viện trợ nước ngoàidành cho Chính phủ và nhân dân nước viện trợ

Trang 22

ODA một mặt nó là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn trong nước đểphát triển kinh tế, bên cạnh đó nó giúp các quốc gia nhận viện trợ tiếp cậnnhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại Ngoài

ra, nó tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và đào tạo pháttriển nguồn nhân lực Tuy nhiên, các nước tiếp nhận viện trợ thường xuyênphải đối mặt những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ quốc gia trong tươnglai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục chuyển giaovốn, đôi khi còn gắn cả những điều kiện về chính trị

Ngoài ODA, các tổ chức tài trợ có thể là WB (World Bank), IMF(Internation Money Funds), NGO (None Government Organization)…Trong các nguồn nhận được này có những nguồn hoàn lại hoặc không hoànlại, hoặc được tài trợ với lãi suất thấp và kỳ hạn cho vay dài hạn Vốn từnguồn ODA thường tập trung vào ngân sách, được chính phủ quản lý vàphân phối cho các dự án Do đó, thực chất các đơn vị tài trợ này cũng khôngtrực tiếp tham gia quản lý các dự án sản xuất kinh doanh mà có vốn tài trợcủa họ, nên để đơn giản có thể gộp khoản vốn đầu tư từ nguồn này như đầu

tư gián tiếp

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đây là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào một nước

để đầu tư trực tiếp bằng việc tạo lập những doanh nghiệp FDI đã và đang trởthành hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang pháttriển khi mà các luồng di chuyển vốn từ các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu

tư ở nước ngoài để gia tăng thu nhập trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh giữacác quốc gia

Các hình thức chủ yếu của FDI ở nước ta như doanh nghiệp liên doanh,100% vốn nước ngoài, hợp đồng kinh doanh các hình thức BOT, BTO, BT

Trang 23

Khác với ODA, FDI không chỉ đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước sở tại,

mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khảnăng tiếp cận thị trường thế giới, giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyêntrong nước… Song điều quan trọng đặt ra cho các nước tiếp nhận là khai tháctriệt để các lợi thế có được của nguồn vốn này nhằm đạt được sự phát triểntổng thể cao về kinh tế Tuy nhiên, FDI cũng có những mặt trái của nó Đó lànguồn vốn FDI về thực chất cũng là một khoản nợ trước sau nó vẫn khôngthuộc quyền sở hữu và chi phối của nước sở tại Bên cạnh đó, các nước nhậnđầu tư còn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do phải áp dụng một số ưu đãi (như

ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thuê đất, vị trí doanh nghiệp, quyềnkhai thác tài nguyên…) cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư nước ngoàitính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, cũng như vẫn cóthể bị chuyển giao những công, kỹ nghệ lạc hậu…

1.1.4 Tiết kiệm và vốn đầu tư

Để đo lường nguồn tiết kiệm trong và ngoài nước ảnh hưởng đến tốc

độ tăng trưởng GDP có thể mở rộng việc ứng dụng mô hình Harrod - Domarnhư sau:

s là tỷ lệ đầu tư (tiết kiệm) quốc gia

S là tổng tiết kiệm quốc gia với S = I = Id + If

- Tốc độ tăng trưởng GDP do đầu tư trong nước đem lại:

ICOR

s

Yd

Trang 24

Sd là tiết kiệm trong nước với:

S là tổng tiết kiệm quốc gia với S = I = Id + If

- Tốc độ tăng trưởng GDP do đầu tư nước ngoài đem lại:

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization - UNWTO)

“Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khácngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một nămliên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đếnhoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến” Còn theo Luật Du lịch Việt Nam(2005), “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu lại có định nghĩa khái quát hơn về dulịch như sau:

Trang 25

“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật - văn hóa - xãhội, phát sinh do sự tác động hỗ tương giữa du khách, các đơn vị cung ứngdịch vụ, chính quyền và dân cư bản địa trong quá trình khai thác các tàinguyên du lịch, tổ chức kinh doanh phục vụ du khách”.

Như vậy, du lịch được coi là sự kết hợp của ba chủ thể cơ bản là chủthể của du lịch (du khách), khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) và môi giới

du lịch (ngành du lịch)

Phát triển du lịch được hiểu là sự vận động đi lên theo chiều hướng

tiến bộ của hoạt động du lịch cả về quy mô số lượng và chất lượng Đây cũng

là quá trình cộng đồng doanh nghiệp, dân cư và chính quyền không ngừng mởrộng và nâng cao chất lượng cơ sở cung ứng dịch vụ cũng như các loại dịch

vụ du lịch (Phạm Trung Lương (2000), Nguyễn Quang Thái và Ngô ThắngLợi (2007))

Phát triển du lịch được thể hiện bằng:

- Gia tăng số lượng các cơ sở hoạt vật chất ngành du lịch;

- Gia tăng số doanh nghiệp và tổ chức hoạt động và kinh doanh du lịch;

- Gia tăng lượng khách du lịch;

- Gia tăng số lượng các sản phẩm du lịch;

- Gia tăng doanh thu và giá trị gia tăng từ du lịch;

- Sử dụng sản phẩm và tác động tới các ngành khác;

- Đóng góp tạo việc làm và thu nhập cho dân cư địa phương

Phát triển du lịch cần có nhiều điều kiện khác nhau như:

(1) Điều kiện tự nhiên tài nguyên bao gồm cả tài nguyên du lịch;

(2) Điều kiện về kinh tế như vốn, lao động, cơ sở hạ tầng kinh tế …(3) Điều kiện xã hội: dân cư địa phương, các lễ hội và truyền thống (4) Thể chế chính sách

Trang 26

Với nhiều địa phương hiện nay thì trong các điều kiện đó thì vốn đầu tưđang đóng vai trò quan trọng

1.2.2 Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch

Thu hút vốn đầu tư được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu,được Chính phủ các nước đẩy mạnh thực hiện, và quá trình này đang diễn ra

sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, khu vực, vùng miền Cũng như đốivới các ngành kinh tế khác, thu hút vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng đốivới sự phát triển của ngành du lịch Để đưa du khách đến với các địa điểm dulịch, trước hết cần phải đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng như hệ thống giaothông, phương tiện vận chuyển… Muốn giữ chân du khách phải đầu tư xâydựng tôn tạo các khu du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú hoàn chỉnh hệ thốngthông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, nước sạch cho các khu du lịch…Muốn gia tăng nguồn thu từ khách du lịch phải đầu tư vốn để tạo ra các sảnphẩm du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn… Do đó, việc xác định quy mô vàđịnh hướng đầu tư vốn đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển bềnvững, khai thác tốt các tiềm năng và bảo vệ cảnh quan môi trường

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, kinh doanh du lịch đang là một trong

những ngành kinh tế mũi nhọn Du lịch là “con gà đẻ trứng vàng” và kinh

doanh du lịch đang trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầutrong tương lai Vì vậy, không ngừng tăng cường thu hút vốn đầu tư vàongành du lịch là sự cần thiết khách quan, bởi một số lý do sau:

- Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần tăng trưởng kinhtế: Vì nhiều tác động (1) Gia tăng vốn sản xuất và trực tiếp đóng góp vào tăngtrưởng từ quá trình thực hiện các dự án đầu tư du lịch; (2) Các dự án vào hoạtđộng sẽ tạo ra sản lượng và thu nhập; (3) Kích thích các ngành cung ứng sảnphẩm cho du lịch…

Trang 27

- Thu hút vồn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh tếdẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi tương quangiữa chúng so với một thời điểm trước đó Đầu tư chính là phương tiện đảmbảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lý Ngành du lịch là một bộ phậncấu thành nên nền kinh tế do đó thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch sẽ làmảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với những vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấungành, hoạt động thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch còn tác động mạnh mẽđến chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, hình thành và phát huy vai trò của vùngtrọng điểm, đồng thời tăng cường tiềm lực kinh tế cho các vùng khó khăn,thúc đẩy mối liên hệ, giao lưu kinh tế liên vùng, đảm bảo phát triển kinh tếbền vững

- Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần tăng cường khoahọc kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý điều hành kinh doanh:

Thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch sẽ làm cho trình độ khoahọc kỹ thuật của ngành du lịch được tăng lên thông qua các dự án đầu tư đượctriển khai, thay thế các thiết bị, công nghệ lạc hậu Đối với các nước đangphát triển, mặc dù tích lũy vốn và công nghệ thấp nhưng cũng có những lợithế của người đi sau tiếp thu, thích nghi và làm chủ công nghệ có sẵn, do đórút ngắn thời gian và giảm những rủi ro trong áp dụng công nghệ mới Đồngthời thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao được trình

độ quản lý, năng lực điều hành của một số nhà doanh nghiệp

- Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần tạo công ăn việclàm cho địa phương và tăng nguồn thu cho NSNN :

Trang 28

Thu hút vốn đầu tư còn góp phần tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệthất nghiệp, làm cho nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng;đồng thời tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vàgóp phần tăng thu ngân sách nhà nước.

1.3 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

1.3.1 Nội dung thu hút vốn đầu tư

Vai trò to lớn của vốn sản xuất trong nền kinh tế trong việc tạo ra hànghóa dịch vụ và quyết định sự phát triển kinh tế Đã từ lâu chính quyền các địaphương đều rất nỗ lực để thu hút đầu tư vào địa phương mình

Thu hút vốn đầu tư là các hoạt động của chủ thể ở các địa phương haylãnh thổ (như các cơ quan chính phủ hay chính quyền, cộng đồng doanhnghiệp và dân cư địa phương hay vùng lãnh thổ) nhằm xúc tiến, kêu gọi, tạođiều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện các dự án đầu tư (thựchiện hoạt động đầu tư vốn) hình thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế

xã hội trên địa bàn của mình

Như vậy, thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch chính là các hoạt độngcác cơ quan chính phủ hay chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp du lịch vàdân cư địa phương hay vùng lãnh thổ nhằm xúc tiến, kêu gọi tạo điều kiệnthuận lợi để các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện các dự án đầu tư (thực hiện hoạtđộng đầu tư vốn) hình thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực du lịch trên địabàn của mình

Như vậy, thu hút vốn đầu tư ở đây được hiểu là thu hút vốn trực tiếphay kết quả cuối cùng phải hình thành cơ sở sản xuất hàng hóa và dịch vụtrong nền kinh tế

Từ những quan niệm trên có thể rút ra những nội dung cơ bản của thuhút vốn đầu tư như sau:

Trang 29

1.3.1.1 Hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch địa phương

Hình ảnh du lịch là tổng hợp những niềm tin, ý tưởng và ấn tượng màngười ta có về một địa phương Hình ảnh tiêu biểu cho sự đơn giản hóa phầnlớn những liên hệ và các mẫu thông tin gắn liền với một địa phương Đây làbước đầu tiên trong việc tuyên truyền cho các đối tượng mục tiêu là các nhàđầu tư du lịch về hình ảnh của thành phố như là một nơi lý tưởng để du lịch, đểnghỉ ngơi và chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh, nghĩa là bảo đảm khảnăng thành công của các dự án đầu tư Để tạo được ấn tượng cho các nhà đầu

tư về địa phương, cần xây dựng hình ảnh địa phương thật hấp dẫn và độc đáo

Để hình ảnh du lịch địa phương trở nên quen thuộc với mọi người cầnchú ý đến hoạt động quảng bá du lịch Quảng bá hình ảnh bằng cách thuê mộtcông ty PR chuyên nghiệp của nước ngoài để tổ chức các sự kiện lớn nhằm

PR cho địa phương Bên cạnh đó cần hoàn thiện khâu cung cấp thông tin dulịch qua website, email, liên kết với các website nổi tiếng như Google, MSN,Infoseek để du khách nước ngoài dễ tìm kiếm Một công cụ nữa cũng có tácdụng quảng bá rất lớn là làm một bộ phim truyền hình thật hay với bối cảnhchính là địa phương sẽ làm cho các du khách biết đến địa phương nhiều hơn,làm cho họ muốn đến đây để được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp đã đượcnhìn thấy cũng như để nhớ lại những câu chuyện cảm động, những sự kiện đãdiễn ra trong phim Ngoài ra, tổ chức các đoàn famtrip với đối tượng thamgia là đại diện cho các hãng lữ hành, các nghệ sĩ, ngôi sao nổi tiếng đến địaphương, từ đó sẽ thu hút được các du khách đến Hội An thông qua các nguồnthông tin đáng tin cậy này

1.3.1.2 Hoạt động xúc tiến đầu tư

Ngoài việc quảng bá hình ảnh đến các nhà đầu tư thì xúc tiến đầu tư làbước tiếp theo để thu hút vốn đầu tư Cho dù đã có dấu ấn hay ấn tượng vềhình ảnh địa phương, du lịch địa phương… thì không phải các nhà đầu tư có

Trang 30

thể quyết định đầu tư ngay Một quyết định bỏ vốn vào đầu tư còn cần nhiềuthông tin để hỗ trợ cho các nhà đầu tư có thể quyết định

Thông tin đầu tiên với các nhà đầu tư là điều kiện đầu tư, những ưu đãicủa địa phương, các điều kiện kinh doanh khác như mặt bằng, chất lượng cơ

sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực hay tình hình kinh doanh du lịch, cácđối thủ cạnh tranh… hay bộ máy và thủ tục hành chính và thái độ của chínhquyền ra sao

Ngoài ra, những tâm tư và trăn trở của các nhà đầu tư cũng cần phảinắm bắt để giải quyết Nếu các cơ quan xúc tiến có được những thông tin này

sẽ có những biện pháp chẳng hạn cung cấp thêm thông tin cho họ để họ quyếtđịnh

Công tác xúc tiến đầu tư phải được tiến hành đồng bộ với với công tácquảng bá hình ảnh địa phương và du lịch địa phương mới có hiệu quả Vàdường như nhiều khi hai mảng công việc này đan xen và trùng với nhau

Các hoạt động xúc tiến có thể bao gồm tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tưphát triển du lịch tại những thị trường mục tiêu (thường kết hợp với hoạt độngxúc tiến chung) hay thông tin tới cộng đồng doanh nghiệp thông qua kênhPhòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam Báo chí, phương tiện truyềnthông cũng là những phương tiện có thể khai thác

1.3.1.3 Hoạt động hỗ trợ đầu tư

Chính sách hỗ trợ đầu tư là các hoạt động cần thiết và tiếp theo cácbước trên Vì sau khi các nhà đầu tư quyết định đầu tư thì họ phải triển khai

dự án Nhưng để tiến hành thì họ phải bắt đầu những thủ tục xin cấp giấyphép đầu tư, tìm kiếm địa điểm cho dự án, tìm kiếm đối tác thực hiện…

Chính sách hỗ trợ đầu tư bao gồm các các hoạt động như tư vấn các thủtục hành chính cho các nhà đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm đối tác kinh

Trang 31

doanh, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm các đối tác và chuẩn bị tuyển dụng vàđào tạo nguồn nhân lực cho họ

Ngoài ra, việc tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ cho dự án cũng đòihỏi khá nhiều thời gian và công sức khiến các nhà đầu tư rất quan tâm Việcthông tin hỗ trợ kết nối các nhà cung cấp dịch vụ này với các nhà đầu tư sẽtạo điều kiện thuận lợi cho họ

Hoạt động hỗ trợ đầu tư này có thể tiến hành ngay và đồng thời với quátrình xúc tiến quảng bá đầu tư như một phần trong các chính sách này Dovậy, khó có thể nói các chính sách có sự tách biệt nhau Đồng thời chính sách

hỗ trợ cũng thường xuyên được duy trì

Trung tâm Xúc tiến đầu tư của Sở Kế hoạch Đầu tư hay Trung tâmThông tin Xúc tiến du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ là những cơquan nhà nước trực tiếp thực hiện công tác này Ngoài ra sự phối hợp vớicộng đồng doanh nghiệp thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam tại địa phương cũng sẽ rất hữu ích

1.3.1.4 Cải thiện môi trường đầu tư

Đây là các chính sách cần thiết để bảo đảm cho các nhà đầu tư có thể raquyết định, thực hiện đầu tư, kinh doanh khai thác dự án trong suốt vòng đờicủa nó Khi các chính sách và các điều kiện kinh doanh của địa phương sẽ ảnhhưởng không nhỏ tới chi phí và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Lực cản lớn làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà,phiền phức gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư Bộmáy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn đầu

tư nước ngoài mà còn của toàn bộ quy trình huy động, sử dụng vốn đầu tưphát triển của mỗi quốc gia cũng như của mỗi địa phương

Thực tế ở Việt Nam cho thấy những địa phương có chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh PCI cao với nền hành chính đơn giản và hiệu quả tiết kiệm

Trang 32

cho các nhà đầu tư đã giảm đáng kể chi phí đầu tư và tăng sự thiện cảm vớimôi trường đầu tư khiến họ có thể triển khai nhanh các dự án đầu tư du lịch.

1.3.1.5 Hoạt động đào tạo lao động du lịch

Du lịch là loại hình dịch vụ có tính đặc thù cao và có tính đặc biệt Cácsản phẩm du lịch vừa chịu tác động của tính khách quan, vừa chịu tác độngcủa tính chủ quan của người cung cấp (cùng một sản phẩm nhưng những nhàcung cấp khác nhau chất lượng sẽ khác nhau) Do đó, chất lượng của nguồnnhân lực (mà cụ thể là nhà cung cấp dịch vụ) có ý nghĩa vô cùng quan trọng,thậm chí quyết định chất lượng của dịch vụ này và qua đó quyết định đếnthương hiệu sản phẩm của một quốc gia, một công ty, một doanh nghiệp Dovậy đặc điểm quan trọng nhất là phải có chất lượng cao và do vậy mà phảiđược đào tạo tốt Chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là tính chuyênnghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch của một quốc gia,góp phần tạo dựng thương hiệu, hình thành chất lượng, sự phong phú của sảnphẩm du lịch

Đào tạo không chỉ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng giá trị vôhình của doanh nghiệp để giúp một tổ chức có thể tồn tại, lớn mạnh trong thời

tự ý thức và giám sát công việc của mình;

- Hạn chế thấp nhất các tai nạn xảy ra bởi vì người lao động được đàotạo nắm nghiệp vụ tốt hơn và có thái độ tốt hơn trong công việc;

- Giúp bù đắp và bổ sung sự thiếu hụt về nguồn nhân lực

Trang 33

Như vậy công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ tạo điều kiện cho các nhàđầu tư có thể vận hành dự án ngay sau khi hoàn thành và bảo đảm lợi ích cho

họ Không chỉ vận hành mà nguồn nhân lực có chất lượng sẽ bảo đảm cho các

dự án này có thể bảo đảm chất lượng dịch vụ của họ và qua đó quyết địnhhiệu quả kinh doanh của dự án khiến cho các nhà đầu tư yên tâm

Việc đào tạo nguồn nhân lực này còn có lợi cho chính người lao độngcủa địa phương khi:

- Đáp ứng nhu cầu học tập của nhân viên, tạo sự gắn bó trong doanhnghiệp

- Tạo tính chuyên nghiệp và sự thích ứng giữa nhân viên với công việchiện tại

- Tạo cho nhân viên có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việcnhằm phát huy tính sáng tạo cũng như thái độ tích cực và cơ hội thăng tiến

1.3.2 Các tiêu chí phản ánh thu hút vốn đầu tư vào du lịch

Tình hình thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch được thể hiện ở cácchỉ tiêu sau:

(1) Số lượng các dự án và quy mô vốn thu hút được vào du lịch;

(2) Số lượng vốn thực hiện trong ngành du lịch;

(3) Danh mục các nguồn vốn đầu tư vào du lịch;

(4) Các cơ sở du lịch cao cấp

1.3.3 Các điều kiện để thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch

Các điều kiện cả chủ quan và khách quan có ảnh hưởng tới thu hút vốnđầu tư phát triển du lịch Chúng ta sẽ nghiên cứu một số điều kiện sau:

Sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội và pháp luật đầu tư

Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro của vốn đầu

tư vượt khỏi tầm kiểm soát của chủ đầu tư Những bất ổn kinh tế - chính trịkhông chỉ làm cho dòng vốn đầu tư bị chững lại, thu hẹp mà còn làm cho

Trang 34

dòng vốn đầu tư từ trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến nơi trú ẩn mới antoàn và hấp dẫn hơn.

Tình hình phát triển kinh tế ổn định sẽ bảo đảm không chỉ môi trườngkinh doanh cho doanh nghiệp mà còn bảo đảm một thị trường du lịch sôi động

và phát triển Theo quy luật tiêu dùng của hộ gia đình khi kinh tế phát triểnthu nhập của họ tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho giải trí văn hóa và du lịch sẽtăng lên

Hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn vềvốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư khi hoạt động đầu tư đó của họkhông làm phương hại đến an ninh quốc gia, đảm bảo pháp lý đối với tài sản

tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo việc di chuyển lợinhuận cho các nhà đầu tư Nội dung của hệ thống pháp luật càng đồng bộ,chặt chẽ, tiên tiến nhưng cởi mở, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế thìkhả năng hấp dẫn vốn đầu tư càng cao

Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch

Sự phát triển của ngành du lịch gắn liền với sự khai thác sử dụng cácnguồn tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử và nhân văn, do đó tàinguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, con người… là những nhân tố rất quantrọng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào ngành du lịch Những địa phương cónhiều điều kiện về tài nguyên du lịch sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để thuhút vốn đầu tư vào ngành du lịch Tài nguyên du lịch là tất cả các nhân tố cóthể kích thích động cơ của du khách được ngành du lịch vận dụng để tạo ra lợiích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địaphương tiếp nhận đầu tư luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư

có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai thực tế các dự án

Trang 35

đầu tư đã cam kết Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thốnggiao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu cảng, đường sá, kho bãi vàcác phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế;một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghenhìn hiện đại Hệ thống điện nước đầy đủ phân bố tiện lợi cho các hoạt độngsản xuất kinh doanh cũng như đời sống xã hội Mạng lưới cung cấp các dịch

vụ khác (y tế, giáo dục, giải trí, tài chính, thương mại, quảng cáo…) phát triểnrộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao

Sự đồng bộ và chất lượng hạ tầng vừa đảm bảo chất lượng dịch vụ, tiếtkiệm chi phí cho du lịch, vì chính cơ sở hạ tầng đặc biệt là cơ sở hạ tầng xãhội lại góp phần tăng thêm danh mục sản phẩm du lịch ví dụ du lịch chữabệnh, hay du lịch mua sắm…

Hiệu quả của các dự án thu hút đầu tư đã triển khai trong ngành

Vì mục tiêu của việc đầu tư vốn là nhằm thu lợi nhuận, do vậy, nếu các

dự án thu hút đầu tư đã được triển khai đạt kết quả tỉ suất lợi nhuận cao sẽkhuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư để tái sản xuất mở rộng.Đồng thời họ cũng là cầu nối thuyết phục các nhà đầu tư khác yên tâm bỏvốn Điều này sẽ giúp cho nguồn vốn đầu tư liên tục tăng Thực tế đã chứngminh điều này khi những địa phương có hoạt động du lịch phát triển cũng lànhững địa phương có dòng đầu tư tăng nhanh như Khánh Hòa, Phú Quốc…

Tóm lại, vốn đầu tư đã, đang và sẽ tìm đến quốc gia và địa phương nào

có nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định; hệ thống pháp luật đầu tư đầy đủthông thoáng nhưng đáng tin cậy và mang tính chuẩn mực quốc tế cao, cácchính sách ưu đãi đầu tư linh hoạt và hấp dẫn, có cơ sở hạ tầng du lịch đượcchuẩn bị tốt trong lĩnh vực du lịch có trình độ cao và rẻ, kinh doanh đạt hiệuquả, đặc biệt việc quốc gia hoặc địa phương đó tham gia vào các tổ chức kinh

tế khu vực và quốc tế, cũng như tuân thủ nghiêm các quy định của các tổ

Trang 36

chức… sẽ là những yếu tố đảm bảo lòng tin và hấp dẫn các dòng vốn đầu tư,thậm chí còn mạnh hơn cả việc đưa ra các ưu đãi tài chính cao… Nghĩa làdòng vốn đầu tư chỉ ưa tìm đến những nơi đầu tư an toàn, đồng vốn được sửdụng có hiệu quả cao, quay vòng nhanh và ít rủi ro.

1.4 KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào du lịch khu vực Hà Tây của thành phố Hà Nội

Với nhiều tiềm năng và lợi thế, Hà Nội xác định du lịch chính là ngànhkinh tế mũi nhọn của mình Đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao chất lượngdịch vụ đang là vấn đề được ngành du lịch hết sức quan tâm Những năm qua,công tác thu hút đầu tư ở ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc Các dự án đầu

tư vào địa bàn tăng cả về số lượng lẫn quy mô sẽ là đòn bẩy thúc đẩy ngành

du lịch Hà Nội phát triển mạnh mẽ Đặc biệt, sau khi mở rộng thành phố bằngcách sát nhập tỉnh Hà Tây vào thì điều kiện thu hút đầu tư càng thuận lợi

Khu vực Hà Tây cũ được thiên nhiên ưu ái khiến tạo nên rất nhiều cảnhquan thiên nhiên tươi đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng cùng hàngtrăm làng nghề truyền thống đã và đang được khai thác vào phát triển du lịch.Tuy nhiên, ở hầu hết các điểm du lịch trong tỉnh, cơ sở vật chất kỹ thuật cũngnhư chất lượng dịch vụ vẫn còn nghèo nàn nên chưa thu hút được nhiều dukhách Ngành du lịch Hà Nội đã đẩy mạnh nhiều hình thức thu hút các dự ánđầu tư, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn, các nhà đầu tư có năng lực Nhằmtạo môi trường đầu tư thông thoáng, ngành đã thực hiện cải cách thủ tục hànhchính, cải thiện môi trường đầu tư theo cơ chế “một cửa”; hỗ trợ các nhà đầu

tư trong khâu lập dự án, quy hoạch, thẩm định dự án một cách nhanh, gọn,đảm bảo chất lượng cùng với nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trongthủ tục hành chính Bên cạnh đó, ngành cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên

Trang 37

truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, qua website, báo chí, hội chợ triển lãm đểgiới thiệu hình ảnh và tiềm năng du lịch của tỉnh đến các nhà đầu tư trong vàngoài nước.

Ngành du lịch xây dựng các chương trình, kế hoạch, chiến lược, địnhhướng phát triển, trong đó ưu tiên các dự án du lịch vui chơi giải trí quy môlớn, tập trung vào các vùng có tiềm năng như: Ba Vì, Sơn Tây, Hương Sơn,Quan Sơn, Chương Mỹ Tiến hành quy hoạch phát triển du lịch theo từnggiai đoạn, từng vùng Đến nay, Ngành du lịch đã xây dựng được 25 quyhoạch, thực hiện 22 dự án đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng tại một sốkhu, điểm như: Chùa Hương, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, làng nghề PhúVinh do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xúc tiến đầu tư vàođịa bàn Chính vì vậy, các dự án lớn đầu tư vào phát triển du lịch trên địa bàntỉnh ngày một nhiều

Đặc biệt, từ đầu năm 2006 đến nay đã thu hút được 10 dự án trọngđiểm vào phát triển du lịch với số tiền đầu tư hàng nghìn tỷ đồng như: dự ánKhu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây trên diện tích hơn200ha, số tiền đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng sân golfVăn Sơn trên diện tích gần 18ha với số tiền đầu tư 22 triệu USD; dự án đầu tưxây dựng Khu du lịch sườn tây núi Ba Vì trên diện tích 200ha Đặc biệt, Khucông viên thiên đường Bảo Sơn (Khu du lịch cao cấp An Khánh) có diện tíchhơn 15ha với số vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng do Tập đoàn Bảo Sơn làm chủđầu tư sau hơn 3 năm triển khai đến nay đã cơ bản hoàn thành đưa vào sửdụng Đây là một khu du lịch có quy mô lớn, dự kiến khi đi vào hoạt động sẽthu hút trung bình 10 nghìn lượt khách trong nước và quốc tế/ngày, tạo doanhthu trên 66 tỷ đồng và doanh thu các năm sau đó sẽ đạt trên 100 tỷ đồng/năm,giải quyết việc làm cho 720 lao động, tăng nguồn thu ngân sách tỉnh trên 10

tỷ đồng/năm

Trang 38

Ngoài việc thu hút đầu tư từ bên ngoài vào xây dựng các khu du lịchmới, trong những năm qua, ngành Du lịch đã chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dulịch quy hoạch lại và đầu tư cải tạo nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch hiện

có Do đó, đã có nhiều khu, điểm du lịch có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầucủa du khách, điển hình như: Công ty cổ phần Xây dựng và du lịch Ao Vuađang tiến hành cải tạo xây dựng mới 1 Trung tâm hội thảo quốc tế, khách sạn

5 sao với 80 phòng nghỉ cao cấp, khu vui chơi giải trí tại Ao Vua vừa mở rộngđiểm du lịch Đầm Long trên diện tích 100ha thành các khu biểu diễn rốinước, khu nghỉ dưỡng sinh, khu vui chơi giải trí với kinh phí đầu tư hàng triệuUSD Nhiều khu du lịch khác như Khách sạn ASEAN cũng đã tiến hành nângcấp đưa vào sử dụng khu biệt thự cao cấp gồm 16 căn nhà resort với 32 phòngnghỉ theo tiêu chuẩn 4 sao, mức đầu tư 50 tỷ đồng và khai trương nhiều dịch

vụ du lịch mới như trượt cỏ, lăn bóng lôi cuốn khách du lịch Ngoài ra, một sốkhách sạn, khu du lịch khác cũng đã tiến hành đầu tư nâng cấp như du lịchTản Đà với khu biệt thự ven hồ; Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên vớidịch vụ tắm khoáng nóng; Khách sạn Anh Quân được đầu tư nâng cấp theotiêu chuẩn 4 sao với 120 phòng nghỉ chất lượng cao được lắp đặt các trangthiết bị hiện đại như: Điều hòa nhiệt độ 2 chiều, internet không dây, truyềnhình cáp, bồn tắm xông hơi ; Khách sạn Nhuệ Giang (Công ty CP Du lịch

Hà Tây) cũng đang lập dự án xây dựng khu khách sạn đạt chuẩn 4 sao

Cơ chế thông thoáng trong thu hút mời gọi đầu tư vào phát triển du lịchthời gian qua đã góp phần đưa các dự án du lịch đầu tư vào địa bàn tăng cao.Tính đến hết năm 2009, khu vực Hà Tây cũ đã có khoảng 30 dự án đầu tưphát triển du lịch được phê duyệt với số tiền ước đạt 7.000 tỷ đồng

Trang 39

1.4.2 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch Khánh Hòa

Để thu hút đầu tư vào du lịch, tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng và đưa vàokhai thác thành công website du lịch về Khánh Hòa; duy trì việc phát hànhbản tin Du lịch - Thương mại; tổ chức các đợt khảo sát thực tế cùng với ĐàiPhát thanh - Truyền hình Khánh Hòa để xây dựng chương trình du lịch giớithiệu trên sóng phát thanh và truyền hình địa phương và Trung ương Nhờ đó,

từ năm 2006 - 2008 công tác tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh KhánhHòa đến thị trường trong nước và ngoài nước đạt được nhiều thành tựu

Ngay từ đầu năm 2006, song song với việc thường xuyên giới thiệutiềm năng, sản phẩm du lịch trên các phương tiện thông tin, chương trìnhphục vụ khách du lịch đã được các ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh chuẩn

bị khá chu đáo với nhiều nội dung đa dạng đầy ấn tượng, đặc biệt là sự kiệncuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2006 được tổ chức tại khu nghỉ mát cao cấpHòn Ngọc Việt Tổ chức thành công Festival biển Nha Trang năm 2007, tổchức các sự kiện lớn như Hoa hậu Báo Tiền Phong, Hoa hậu thế giới ngườiViệt, Hoa hậu Trái Đất kết hợp tổ chức cuộc thi thuyền buồm từ Hồng Kông

và điểm đến là Nha Trang… và đặc biệt năm 2008, thành phố Nha Trang đăngcai tổ chức cuộc thi hoa hậu Hoàn Vũ nên Khánh Hòa đã đón lượng kháchquốc tế rất lớn từ các nơi trên thế giới Ngoài ra, tỉnh còn tích cực trong hoạtđộng tuyên truyền quảng bá cho hình ảnh và du lịch của thành phố Nha Trang,giới thiệu tiềm năng và phương hướng phát triển du lịch trong thời gian tới

Nhờ đó mà công tác thu hút đầu tư vào du lịch có nhiều khởi sắc Tìnhhình thu hút dự án đầu tư vào ngành du lịch trong những năm gần đây đã cóbước phát triển rất khích lệ Số dự án đầu tư tăng liên tục qua các năm, ướctính đến cuối năm 2007 tổng số dự án đầu tư 931 dự án, so với cuối năm 2004thì số dự án tăng thêm là 340 dự án, hay tăng 57,53%, tốc độ tăng dự án bìnhquân trong giai đoạn này là 16,36% Nếu so với năm 2000 - năm đầu tiên thực

Trang 40

hiện chương trình phát triển du lịch của tỉnh - toàn tỉnh có 148 doanh nghiệpkinh doanh du lịch, thì số doanh nghiệp này đã tăng hơn 6,2 lần Số vốn đầu

tư vào du lịch từ nguồn vốn trong nước giai đoạn 2001- 2005 là 6.050,17 tỷđồng, chiếm 99,66% so với tổng nguồn vốn đầu tư Năm 2006, 2007 nguồnvốn này tiếp tục tăng mạnh cả về số tuyệt đối và số tương đối mà nguyênnhân chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước còn rất hạn chế mặc dùnhu cầu vốn huy động từ nguồn này rất cao Nguồn FDI tính đến cuối năm

2007, tổng số vốn đầu tư của 9 doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch

có 36.613.619 USD, chiếm 7,24% so với tổng số vốn đầu tư của các dự ánFDI của toàn tỉnh

1.4.3 Những bài học rút ra cho thành phố Hội An trong thu hút đầu tư vào du lịch

Thứ nhất, Chính quyền địa phương cần tạo môi trường đầu tư thông

thoáng, minh bạch và đảm bảo đầu tư lâu dài cho các nhà đầu tư Bên cạnh

đó, cần phải xây dựng nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư du lịch cũngnhư có nhiều chính sách hỗ trợ trong thu hút khách du lịch Địa phương cầnđầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch để tăng tính hấp dẫn trong thuhút đầu tư

Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, quảng bá về địa phương

bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua việc mở văn phòng xúc tiến du lịch

ở nhiều quốc gia trên thế giới, quảng cáo trên các đài truyền hình quốc tế lớn.Chính quyền địa phương đứng ra mời các nhà báo ở nhiều quốc gia, các công

ty du lịch đến thăm để viết bài và kết nối với các doanh nghiệp trong nước,cũng như có cả một hệ thống ấn phẩm sách báo, tranh ảnh, bản đồ giới thiệuđầy đủ Bên cạnh đó, luôn có sự nối kết, đầu tư các hoạt động quảng bá dulịch đi liền với hoạt động quảng bá của các ngành khác

Ngày đăng: 08/05/2018, 21:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bùi Quang Bình (2010), Kinh tế Vĩ mô, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Vĩ mô
Tác giả: Bùi Quang Bình
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2010
[3] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam (2009), Đề án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng 2020 (Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khoá VII) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án điều chỉnhQuy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015,định hướng 2020
Tác giả: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam
Năm: 2009
[5] Mankiw, NG (2000), Kinh tế Vĩ mô, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Vĩ mô
Tác giả: Mankiw, NG
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2000
[6] Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam – thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, NXB Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững ởViệt Nam – thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng
Tác giả: Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi
Nhà XB: NXB Lao độngXã hội
Năm: 2007
[10] Samuelson, PA. (1989), Kinh tế học, Viện Quan hệ Quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học
Tác giả: Samuelson, PA
Năm: 1989
[14] Website Tổng cục Du lịch: http://www.vietnamtourism.com` Link
[2] Cục Thống kê Quảng Nam (2009), Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2002 – 2009 Khác
[7] Phòng Thương mại Du lịch thành phố Hội An (2010), Báo cáo thống kê tình hình kinh doanh của các dự án du lịch đã hoàn thành tại thành phố Hội An giai đoạn 2005 – 2010 Khác
[9] Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hội An (2009), Báo cáo tình hình sử dụng đất của các dự án du lịch đã hoàn thành tại thành phố Hội An giai đoạn 2002 – 2009 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w