Tình trạng giải pháp đã biết: - Vấn đề thực tế còn tồn đọng trong giảng dạy nhiều năm qua ở trường THCS là giáo viên ít tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, phần lớn ch
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn
3 Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:
- Vấn đề thực tế còn tồn đọng trong giảng dạy nhiều năm qua ở trường THCS là giáo viên
ít tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, phần lớn chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập cho các em cách tự học, tự rèn, tự lĩnh hội kiến thức, hiểu sâu và vận dụng một vấn đề lịch sử vào làm bài có hiệu quả, ít kích thích sự say mê tìm tòi của học sinh
- Chưa chú ý nhiều đến việc rèn cho học sinh các kĩ năng trong học tập như sử dụng lược
đồ, lập bảng thống kê sự kiện lịch sử, khái quát giai đoạn lịch sử; kĩ năng phân tích, lập luận,
…còn hạn chế
Chính do những hạn chế trên, mà chất lượng bộ môn vẫn còn thấp so với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả không cao, trước năm học 2002 - 2003 trường tôi hầu như không có học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử, thỉnh thoảng
có năm được 1 học sinh giỏi cấp huyện là dữ lắm
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp:
Giải pháp này góp phần trang bị kiến thức một cách sâu sắc cho học sinh, hình thành cho các em biết cách tự học, tự rèn, tự nghiên cứu sâu vấn đề lịch sử; phát huy tính năng động, sáng tạo; tạo sự thích thú cho học sinh trong học tập, đặc biệt nâng cao chất lượng bộ môn, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Lịch sử cấp THCS trong các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi
3.2.2 Nội dung giải pháp:
a Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Giải pháp này đã định hướng
được nội dung và biện pháp thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi Trước kia giáo viên dạy bồi dưỡng thường ôm đồm kiến thức, học sinh học nhiều, học không nổi Giáo viên vào lớp chỉ đơn thuần là nhắc lại kiến thức đã học rồi trên lớp, học sinh nghe nhiều lần rồi nhàm chán
Kĩ năng làm bài còn hạn chế nhiều, những dạng câu hỏi thông hiểu thì các em làm bài thiếu
tự tin, câu hỏi dạng vận dụng không lập luận được…Với giải pháp này giúp giáo viên cô đọng kiến thức hơn khi bồi dưỡng (các đề thi cấp huyện, cấp tỉnh hằng năm đều có trong giải pháp này), giúp các em hiểu sâu sắc vấn đề lịch sử hơn, hướng dẫn các em cách tự học, rèn
kĩ năng làm bài, nhằm giúp các em hứng thú hơn trong học tập
b Cách thực hiện:
b 1 Tìm hiểu nguyên nhân:
Tôi luôn đặt câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử?
Bản thân tôi tìm ra những nguyên nhân sau:
*Phía giáo viên:
Trang 2- Trong bồi dưỡng còn dàn trải kiến thức, chưa định hướng nội dung trọng tâm
- Trong tiết dạy còn xem nhẹ việc rèn kĩ năng cho các em trong học tập và làm bài kiểm tra
- Chỉ chú ý việc học thuộc lòng, chưa hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà…
*Phía học sinh:
- Còn trông chờ vào giáo viên cung cấp kiến thức, ít học sinh có tính tự học, tự rèn tốt
- Chưa biết cách sử dụng tư liệu tham khảo, chưa khai thác triệt để kiến thức trong SGK phục vụ bài học và làm bài kiểm tra
- Các em trong đội tuyển thường lấy từ nguồn học sinh thi trượt các môn tự nhiên nên các
em chưa thật sự giỏi, chưa có sự vượt trội về kĩ năng
- Học sinh không có thời gian nhiều để học và làm bài tập môn bồi dưỡng (vì các em phải học trái buổi các tiết chính khóa, các tiết tăng cường, các em do phải dành thời gian nhiều cho việc học các môn tự nhiện…)
b 2 Đề ra kế hoạch:
* Phía giáo viên:
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả
- Mạnh dạn định hướng nội dung trọng tâm trong công tác bồi dưỡng
- Chú ý rèn các kĩ năng cho học sinh trong học tập, trong làm bài kiểm tra
- Rèn cho học sinh biết cách tự học ở nhà…
* Phía học sinh:
- Rèn cách tự học, tự tìm tòi kiến thức, không trông chờ, ỉ lại vào giáo viên
- Tập sưu tầm tư liệu, biết khai thác triệt để nội dung SGK để phục vụ cho bài học và bài kiểm tra
- Sắp xếp thời gian học một cách hợp lý, đầu tư nhiều thời gian học vào bộ môn bồi dưỡng
b 3 Áp dụng cụ thể vào đề tài:
Tập trung vào bồi dưỡng các nội dung sau: (đây là nội dung Sở Giáo dục hướng dẫn, còn
định hướng nội dung cụ thể và biện pháp tiến hành nêu ở sáng kiến kinh nghiệm)
A Lịch sử Việt Nam:
1/Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII
- Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981
- Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077)
- Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
- Kháng chiến chống Xiêm (1785)
- Kháng chiến chống Thanh (1789)
2/ Các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến nửa cuối thế kỉ XIX
3/ Phong trào chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
4/ Việt Nam từ năm 1919 đến Cách mạng tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
B Lịch sử thế giới: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Giải pháp này ứng dụng cho việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THCS trong và ngoài huyện
- Không tốn kém tiền của, dễ ứng dụng
- Nếu vận dụng tốt thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ đạt hiệu quả cao
Trang 3Qua hơn 10 năm (từ năm học 2002 - 2003 đến nay) làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm và đã vận dụng những kinh nghiệm đó vào giảng dạy đạt hiệu quả như sau:
Số lượng học sinh giỏi Năm học
- Học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng vào làm bài trong các kì thi tốt hơn trước
- Học sinh biết cách tự học, tự rèn, yêu thích bộ môn Lịch sử hơn
- Các em vân dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và sống tự tin hơn
3.5 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
3.6 Tài liệu kèm theo gồm: Không
Bến Tre, ngày 22 tháng 7 năm 2013 Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
Nguyễn Thị Ngọc Mỹ Trường Trung học cơ sở An Hiệp,
Trang 4Toàn văn sáng kiến:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ Trường THCS An Hiệp – Châu Thành
Phần mở đầu
I Bối cảnh của đề tài:
Trong thời gian qua, nhất là từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đã coi giáo dục
là quốc sách hàng đầu thì vai trò, vị trí của môn Lịch sử không ngừng được củng cố và được nâng cao; Thực tế kết quả dạy và học môn Lịch sử đã thể hiện rõ năng lực của giáo viên bộ môn, góp phần vào việc nâng cao trình độ tiếp thu của học sinh trong chương trình giáo dục toàn diện Chất lượng dạy và học môn Lịch sử không ngừng được nâng cao và ngày càng chứng tỏ rằng nó không thể thiếu được trong công cuộc giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong, ….trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ
Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ của bộ môn, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng những kết quả đó vẫn còn thấp so với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhất là trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Vì vậy, chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học ở bộ môn Lịch sử thì mới đáp ứng được yêu cầu trên
Bản thân tôi qua nhiều năm làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử đã gặt hái đuợc khá nhiều thành tích trong công tác này và đây là đề tài viết về một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Lịch sử của bản thân tôi
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Trang 5- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các khối lóp 8, 9
IV Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm xây dựng và nâng cao chất luợng học sinh giỏi ở bộ môn Lịch sử
- Giúp học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử hơn
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
- Qua việc vận dụng đề tài này vào thực tiễn, có rất nhiều học sinh tỏ ra yêu thích môn học, đặt biệt có nhiều học sinh có sự chuyển biến thật sự trong học tập, có tinh thần tự giác, tích cực trong học tập và được giáo viên tuyển chọn vào đội bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Lịch sử
- Học sinh có kỹ năng phân tích vấn đề thông qua các hoạt động bàn bạc, thảo luận trong quá trình học tập
- Kết quả trong các kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh số học sinh đậu khá cao
****
Trang 6Phần nội dung
I Cở sở lý luận:
- Mục tiêu giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại điều 2- Luật Giáo dục) Điều này
đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt trong công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử, nhất công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trung học cơ sở
* Rèn kĩ năng: Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử quan trọng qua từng giai đoạn
* Hình thành kĩ năng trình bày, phân tích, giải thích sự kiện lịch sử, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá, so sánh, tổng hợp…
* Rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh thông qua sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành…
* Vận dụng kiến thức vào thực tiễn để rút ra bài học
* Biết cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập
II Thực trạng của vấn đề:
1 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu đến công tác bồi dưỡng
- Chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy - học đã đuợc đổi mới
- Giáo viên có nhiều năm làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao
- Học sinh ham thích bộ môn, có tinh thần học tập tốt
2 Khó khăn:
Trang 7- Tư liệu tham khảo phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở thư viện trường còn hạn chế
- Học sinh chưa được đầu tư từ lớp đầu cấp, chỉ bắt đầu tuyển chọn từ học kì II của năm lớp 8
- Học sinh tham gia học thường lấy từ học sinh thi trượt ở các môn tự nhiện, các em chưa
có sự nổi trội về kĩ năng
- Thời gian học môn bồi dưỡng của học sinh chưa nhiều do các em còn phải học các môn chính khóa của thời khóa biểu, học tăng cường, dành thời gian nhiều cho các môn tự nhiên
- Vấn đề thực tế còn tồn đọng nhiều năm ở trường trung học cơ sở là giáo viên ít tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phần lớn lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập cho học sinh cách tự học, tự lĩnh hội kiến thức một cách có
hệ thống, kĩ năng làm bài còn hạn chế, ít kích thích sự say mê nghiên cứu tìm tòi của các em…
III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1 Tuyển chọn học sinh giỏi:
Công việc phát hiện học sinh giỏi ở bộ môn luôn giữ một vai trò rất quan trọng, nếu các
em không ham thích bộ môn thì hiệu quả bồi dưỡng sẽ không cao.Do đặc thù của trường tôi nên việc tuyển chọn học sinh giỏi được tiến hành từ đầu học kì II của năm lớp 8 Nếu giáo viên trực tiếp giảng dạy thì việc tuyển chọn thuận lợi hơn vì thông thường trong giờ học các
em có cơ hội để phát huy năng lực, sở trường của mình: Các em chuẩn bị bài chu đáo, suốt giờ học luôn tham gia phát biểu xây dựng bài có hiệu quả; Đặc biệt trong các câu hỏi thông hiểu và vận dụng các em có sự sáng tạo, nhạy bén cao hơn những em khác, trong quá trình học tập các em này luôn chú ý nghe giảng, thích đuợc giáo viên đưa ra những câu hỏi khó, những tình huống để giải quyết, các em có cách lập luận khá chặt chẽ trong giải quyết vấn đề; Số điểm trong các bài kiểm tra thì cao hơn các bạn khác… Tuy nhiên ở trường tôi, những
em có những biểu hiện trên thì lại chọn những môn tự nhiên, còn những em trong đội tuyển môn Lịch sử chọn từ những em thi trượt ở các môn tự nhiên cho nên những em này chưa có
sự vượt trội về kĩ năng, chưa thật sự giỏi; Chính vì thế công việc bồi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có sự nỗ lực rất nhiều
2 Nội dung và hình thức bồi dưỡng:
Trang 82.1 Nội dung bồi dưỡng: Đối với bộ môn Lịch sử từ năm học: 2004 - 2005 trở lại đây
thì giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi kể cả cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện theo Hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre Cụ thể như sau:
A Lịch sử Việt Nam:
1/Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII
- Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981
- Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 - 1077)
- Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
- Kháng chiến chống Xiêm (1785)
- Kháng chiến chống Thanh (1789)
2/ Các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến nửa cuối thế kỉ XIX
3/ Phong trào chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
4/ Việt Nam từ năm 1919 đến Cách mạng tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
B Lịch sử thế giới: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
2.2 Hình thức bồi dưỡng:
Với nội dung bồi dưỡng môn Lịch sử mà Sở Giáo dục và Đào tạo quy định, tuy nhiên có giáo viên bồi dưỡng đạt hiệu quả, có giáo viên bồi dưỡng hiệu quả không cao Đây là vấn đề khó lí giải, nhưng theo bản thân tôi qua nhiều năm làm công tác bồi dưỡng, tôi nhận thấy rằng: Nếu chỉ tập trung bồi dưỡng 1 tuần 3 tiết như trường phân công thì không có hiệu quả
mà trong từng tiết dạy trên lớp, giáo viên phải giúp học sinh nắm chắc, hiểu sâu sự kiện lịch
sử qua những câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề, cuối tiết ra bài tập làm ở nhà nhằm khắc sâu kiến thức đã học trên lớp…Nghĩa là công tác bồi dưỡng đã được lồng ghép trong từng tiết dạy trên lớp Mỗi tuần giáo viên sắp xếp cho các em một buổi bồi dưỡng ở trường, hướng dẫn các em cách tự học ở nhà, ra bài tập nâng cao kiến thức và hướng dẫn các em cách làm…
2.3 Áp dụng cụ thể vào đề tài:
2.3.1 Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm từ TK X đến TK XVIII
A Thời lượng phân phối: Dạy trong 9 tiết
Trang 9B.1 Kiến thức:
- Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
+ Phân tích sự chủ động, nét độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền
+ Nắm những sự kiện chính về diễn biến trận Bạch Đằng năm 938
+ Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
- Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075-1077)
+ Giai đoạn thứ nhất: Nêu chủ trương, nhận xét chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt + Giai đoạn thứ hai của cuộc kháng chiến: Nắm những nét chính cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta; Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của
Lý Thường Kiệt
+ Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược
- Ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên của thời nhà Trần (TKIII)
+ Phân tích sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối chống giặc của nhà Trần thể hiện trong
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427)
+ Nắm những sự kiện chính trong diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn;
+ Nhận xét tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423 + Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Kháng chiến chống Xiêm (1785)
+ Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa?
+ Nắm sự kiện chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống Xiêm của Nguyễn Huệ
+ Phân tích ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
- Kháng chiến chống Thanh (1789)
Trang 10+ Nắm những sự kiện chính về trận quân Tây Sơn đại phá quân xâm lược nhà Thanh năm 1789; Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu 1789? + Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với Lịch sử dân tộc trong những năm 1771- 1789
+ Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung
+ Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn
B.2 Kĩ năng:
- Học sinh biết chọn lọc và nắm chắc những sự kiện chính của diễn biến
- Biết phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
- Biết so sánh, phân tích sự kiện lịch sử…
C Nội dung và biện pháp tiến hành:
C.1 Ngô Quyền và chiến thắng Bạch
Đằng năm 938
- Dự đoán quân Nam Hán vào nước ta
theo đường sông Bạch Đằng, Ngô
Quyền bàn với các tướng cách đánh
giặc.Ông tạo thành trận địa cọc ngầm ở
gần cửa sông, cho quân mai phục hai
bên bờ, lợi dụng nước thủy triều…
- Đây là lần thứ hai nhà Hán đem quân
sang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận
này, nhà Hán còn tồn tại một thời gian
nữa nhưng không dám đem quân sang
xâm lược nước ta lần thứ ba Với chiến
thắng này, nhân dân ta đã đập tan hoàn
toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của
bọn phong kiến phương Bắc, khẳng
+ Giải thích trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta
Trang 11
định nền độc lập của dân tộc, mở ra thời
kì độc lập lâu dài cho Tổ quốc
C.2 Cuộc kháng chiến chống Tống
của nhà Lý (1075 - 1077)
- Chủ trương: “Ngồi yên…của giặc”:
Đây không phải là chủ trương liều lĩnh,
thiếu suy nghĩ mà thật sự là một chủ
trương sáng tạo, độc đáo, rất chủ động
của Lý Thường Kiệt Trước tình hình
quân xâm lược đang đến gần, nhằm
giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực
địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành
cuộc chiến tranh xâm lược -> đây là
cuộc tiến công để tự vệ chứ không phải
là cuộc tấn công xâm lược
- Chặn giặc ở phòng tuyến Như Nguyệt
- Diệt thủy binh của giặc, đẩy chúng
vào thế bị động
- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến
- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với
giặc
- Cho HS hoạt động nhóm:
+ Nêu chủ trương và nhận xét chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt ở giai đoạn thứ nhất
- Cho HS hoạt động cá nhân:
+ Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt Nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc lần này của Lý Thường Kiệt
+ Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch
sử của cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược
C.3 Ba lần kháng chiến chống Mông
- Nguyên thời nhà Trần
- Do ý chí kiên quyết đánh giặc của vua
tôi và quân đội nhà Trần
- Nhân dân ta đã thực hện chủ trương
“vườn không nhà trống” làm giặc gặp
nhiều khó khăn rơi vào tình thế bị động
- Cho HS hoạt động nhóm:
? Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị ta đánh bại?
Trang 12hoàn toàn -> khi có thời cơ ta mở cuộc
phản công buộc địch phải bỏ chạy về
nước
- Tránh thế giặc mạnh khi chúng kéo
đến xâm lược, cho quân rút lui để bảo
toàn lực lượng, thực hiện “vườn không
nhà trống” sơ tán nhân dân khỏi kinh
thành để dồn giặc vào thế bị động thiếu
lương thảo nuôi quân, tạo thời cơ để
quân dân nhà Trần phản công tiêu diệt
quân xâm lược
* Giống: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu,
ta chủ động rút lui để bảo toàn lực
lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu
diệt giặc, thực hiện kế sách “vườn
không nhà trống”
*Khác: Lần này ta tập trung tiêu diệt
đoàn thuyền lương của giặc, dồn chúng
vào thế khó khăn Chủ động bố trí trận
địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu
diệt đoàn thuyền chiến của giặc, đánh
sập ý đồ xâm lược của chúng đối với
C.4 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
(1418-1427)
- Cho HS hoạt động cá nhân:
+ Nắm những sự kiện chính về diễn biến cuộc
Trang 13- Trước tinh thần chiến đấu dũng cảm,
bất khuất, hi sinh, vượt bao khó khăn
gian khổ của nghĩa quân, mặc dù mạnh
hơn ta nhưng quân Minh không hề tiêu
diệt được nghĩa quân mà chúng buộc
phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê
Lợi là để thực hiện âm mưu dụ hòa mua
chuộc Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến
đấu của nghĩa quân Lam Sơn
khởi nghĩa Lam Sơn
- Cho HS trao đổi nhóm
? Tại sao quân Minh chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi?
? Nhận xét tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423?
chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
- Nó đã đưa phong trào Tây Sơn phát
triển lên một trình độ mới Cũng từ đây,
khởi nghĩa Tây Sơn trở thành phong
trào quật khởi của cả dân tộc và sẽ được
phát huy mạnh mẽ trong cuộc đại phá
quân Thanh sau đó
- Cho HS hoạt động cá nhân:
? Vì sao Nguyễn Huệ quyết định chọn khúc sông
từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?
- Nắm những sự kiện chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Xiêm
- Cho HS hoạt động nhóm: Phân tích ý nghĩa
chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
Trang 14C.6 Kháng chiến chống Thanh (1789)
- Ngày tết mọi người thường nghỉ ngơi,
vui vẻ đón tết Quân Thanh dễ dàng
chiếm được Thăng Long, nên chúng
chủ quan, kêu ngạo, cho quân lính làm
điều phi pháp, tàn ác -> Quang Trung
quyết định tiêu diệt quân Thanh vào tết
Kỉ Dậu để đánh vào yếu tố bất ngờ, chủ
quan, làm cho chúng không kịp trở tay,
nhanh chóng thất bại
- Hành quân thần tốc, tiến quân mãnh
liệt, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu hết
sức cơ động
- Cho HS hoạt động cá nhân: Nắm những sự
kiện chính của trận quân Tây Sơn đại phá quân Thanh
? Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?
- Cho HS hoạt động cá nhân: Nêu nguyên nhân
thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn
2.3.2 Các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1918
A Thời lượng phân phối: Dạy trong 12 tiết
B Mức độ cần đạt và biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao:
- Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển như thế nào? Tác dụng và ý nghĩa của chiếu
“Cần vương”; lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương (thời gian, người lãnh đạo, địa bàn hoạt động, căn cứ)
Trang 15- Nắm những sự kiện chính về diễn biến khởi nghĩa nông dân Yên Thế
- Nhận xét về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương
- Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX
- Nêu những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX Nắm mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách trên Tại sao những đề nghị cải cách đó không thực hiện được?
- Nắm nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp Nhận xét nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (Mục đích, hình thức, nội dung họat động) Nêu điểm giống và khác nhau giữa các phong trào trên
- So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX (Mục đích, thành phần lãnh đạo, hình thức đấu tranh, tổ chức, lực lượng tham gia)
- Trình bày và nêu ý nghĩa những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trước năm
1919 Tại sao Người quyết định tìm con đường cứu nước mới? Nhận xét hướng đi và cách đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
B.2.Kĩ năng:
- Phân tích hoàn cảnh lịch sử, sự kiện lịch sử, chứng minh quá trình lịch sử
- Biết giải thích, so sánh, nhận xét, lập bảng thống kê các phong trào
C Nội dung và biện pháp tiến hành:
C.1 Cuộc kháng chiến từ năm 1858 – 1884
- Từ giữa TK XIX, thực dân Pháp cùng với các
nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật
thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á,
trong đó Việt Nam có vị trí chiến lược quan
trọng, giàu tài nguyên và nguồn nhân công rẻ
mạt
- Đà Nẵng nằm trên địa phận của tỉnh Quảng
Nam rộng lớn, đông dân, trù phú lại có cửa
biển sâu, tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động ->
- Cho HS hoạt động nhóm:
? Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
? Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?
Trang 16
dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công Huế buộc
triều đình nhà Nguyễn đầu hàng
-> Sau 5 tháng tấn công Đà Nẵng, Pháp chỉ
chiếm được bán đảo Sơn Trà
- Hiệp ước 1874 là một bước trượt dài trên con
đường đi đến đầu hàng hoàn toàn Pháp Chủ
quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo
điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược
tiếp theo
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt chấm dứt sự tồn tại của
triều đình phong kiến nhà Nguyễn, thay vào đó
là chế độ thuộc địa nửa phong kiến
? Bước đầu thực dân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
- Cho HS hoạt động cá nhân:
+ Nêu nội dung 4 bản hiệp ước trên
- Cho HS hoạt động nhóm:
? Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
C.2 Phong trào kháng chiến chống Pháp
trong những năm cuối thế kỉ XIX
- Chiếu “Cần vương” được ban ra, một phong
trào vũ trang chống xâm lược trong cả nước
bùng nổ làm cho Pháp lo sợ và phải vất vả đối
phó trong nhiều năm
KN Ba Đình
KN Bãi Sậy
KN Hương Khê Thời
Phạm Bành,
Đinh Gia
Phan Đình Phùng,
Trang 17- Nắm những nét chính của 3 cuộc khởi nghĩa:
Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa
bàn rộng Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là các văn
thân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh Thời gian
tồn tại 10 năm Tính chất ác liệt, tổ chức chặt
chẽ, chỉ huy thống nhất, tự chế tạo được vũ khí
tương đối hiện đại
- Lãnh đạo xuất thân từ văn thân, sĩ phu, quan
lại yêu nước Lực lượng tham gia đông đảo các
tầng lớp nhân dân Các cuộc khởi nghĩa bị chi
phối bởi tư tưởng phong kiến Mặc dù đã chiến
đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào đều
bị thất bại Chứng tỏ sự non kém của những
người lãnh đạo, sự bất cập của ngọn cờ phong
kiến nhưng đây là phong trào kháng chiến lớn
mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước, khí
phách anh hùng của dân tộc ta, hứa hẹn một
năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương
Công Tráng
Quế, Nguyễn Thiện Thuật
Cao Thắng
Địa bàn họat động
Ba làng:
Thượng thọ, Mĩ Khê, Mậu Thịnh ( Thanh Hóa)
Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ (Hưng Yên)
Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Căn cứ Ba Đình Bãi Sậy Ngàn
Trươi ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất trong phong trào Cần vương?
+ Nhận xét phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX
Trang 18và bài học kinh nghiệm quý báu
C.3 Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)
- HS nắm được sự khác biệt của Yên Thế so
với phong trào Cần vương: Đây là cuộc khởi
nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần
30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu
rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước
ta đến những năm đầu thế kỉ XX Khởi nghĩa
yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng
“Cần vương” mà là phong trào đấu tranh tự
phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi
thiết thực, giữ đất gữ làng Nghĩa quân đã
chiến đấu rất quyết liệt buộc kẻ thù hai lần
giảng hòa và nhượng bộ mốt số điều kiện có
lợi cho ta Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần
thứ hai, nghĩa quân Yên Thế có liên lạc với
các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như
Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh
- Cho HS hoạt động cá nhân: Nắm những
nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế
? Những điểm khác của Yên Thế so với các
cuộc khởi nghĩa cùng thời?
- Cho bài tập làm ở nhà, vào lớp HS hoạt động nhóm:
+ Lập bảng thống kê về phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế
Nội dung Phong trào
Cần vương
Khởi nghĩa Yên Thế Thời
gian tồn tại
1885-1896 1884-1913
Mục đích đấu tranh
- Hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi,
- Để bảo vệ cuộc sống của chính mình
Trang 19giúp vua cứu nước
Thành phần lãnh đạo
- Văn thân, sĩ phu
- Nông dân
Lực lượng tham gia
- Nông dân, văn thân, sĩ phu
- Nông dân,
có liên hệ với các sĩ phu yêu nước (PBC, PCT)
Địa bàn họat động
- Bùng nổ khắp
cả nước, tiêu biểu các tỉnh Bắc Kì, Trung
Kì
- Chủ yếu ở Yên Thế (phía Tây tỉnh Bắc Giang)
Hình thức đấu tranh
- Vũ trang - Vũ trang
C.4 Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam
nửa cuối thế kỉ XIX
- Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn
thay đổi hiện trạng của đất nước; tuy bất lực
trước những khó khăn của đất nuớc nhưng họ
vẫn từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách
hoàn toàn có khả năng thực hiện được Điều
này làm cản trở sự phát triển của những tiền đề
mới, khiến xã hội vẫn chỉ lẩn quẩn trong vòng
bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến
- Cho HS hoạt động cá nhân: + Nêu nội dung cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX
+ Nêu mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách
- Cho HS hoạt động nhóm:
? Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam không thực hiện được?