MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU1PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH31.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xăng dầu Bình Định3 1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty3 1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng3 1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty xăng dầu Bình Định41.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty xăng dầu Bình Định5 1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ của Công ty xăng dầu Bình Định5 1.2.1.1. Chức năng của Công ty xăng dầu Bình Định5 1.2.1.2. Nhiệm vụ của Công ty xăng dầu Bình Định5 1.2.2. Giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu61.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty xăng dầu Bình Định7 1.3.1. Mô hình bộ máy tổ chức quản lý7 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý9 1.3.2.1. Giám đốc9 1.3.2.2 Phó giám đốc kinh doanh9 1.3.2.3. Phó giám đốc nội chính9 1.3.2.4. Phòng tổ chức hành chính10 1.3.2.5. Phòng kinh doanh11 1.3.2.6. Phòng kế toán tài chính12 1.3.2.7. Phòng kỹ thuật131.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Bình Định141.5. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty15PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH172.1. Lập các bảng báo cáo tài chính17 2.1.1. Bảng cân đối kế toán17 2.1.1.1. Cơ sở lập bảng cân đối kế toán17 2.1.1.2. Nội dung17 2.1.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh18 2.1.2.1. Cơ sở lập báo cáo kết quả kinh doanh18 2.1.2.2. Nội dung19 2.1.3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ19 2.1.3.1. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ19 2.1.3.2. Nội dung192.2. Phân tích báo cáo tài chính20 2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán20 2.2.1.1. Sự biến động các khoản mục tài sản20 2.2.1.2. Sự biến động các khoản mục nguồn vốn22 2.2.1.3. Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn23 2.2.1.4. Cơ sở về giá trị25 2.2.1.5. Đánh giá vị thế của Công ty25 2.2.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh25 2.2.2.1. Cơ sở dồn tích, nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí26 2.2.2.2. Phân tích các hạng mục trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và đánh giá hoạt động của Công ty27 2.2.3. Phân tích bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ29 2.2.4. Phân tích tài chính30 2.2.4.1. Các chỉ số về khả năng thanh toán30 2.2.4.2. Các chỉ số về khả năng hoạt động32 2.2.4.3. Các chỉ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản34 2.2.4.4. Các chỉ số về khả năng sinh lời362.3. Kế toán tài chính40 2.3.1. Kỳ kế toán, đơn vị tiền sử dụng40 2.3.2. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng40 2.3.3. Các chính sách kế toán áp dụng40 2.3.3.1. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền41 2.3.3.2. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho41 2.3.3.3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ42PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH433.1. Thành tựu đạt được433.2. Những mặt hạn chế433.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế44 3.3.1. Nguyên nhân khách quan44 3.3.2. Nguyên nhân chủ quan44KẾT LUẬN46
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH
-BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Cơ sở thực tập:CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH
Sinh viên thực hiện : Võ Nhật Nam
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Tiến Dũng
BÌNH ĐỊNH, 2014
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xăng dầu Bình Định 3
1.1.1 Tên, địa chỉ Công ty 3
1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng 3
1.1.3 Quy mô hiện tại của Công ty xăng dầu Bình Định 4
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty xăng dầu Bình Định 5
1.2.1 Các chức năng, nhiệm vụ của Công ty xăng dầu Bình Định 5
1.2.1.1 Chức năng của Công ty xăng dầu Bình Định 5
1.2.1.2 Nhiệm vụ của Công ty xăng dầu Bình Định 5
1.2.2 Giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu 6
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty xăng dầu Bình Định 7
1.3.1 Mô hình bộ máy tổ chức quản lý 7
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý 9
1.3.2.1 Giám đốc 9
1.3.2.2 Phó giám đốc kinh doanh 9
1.3.2.3 Phó giám đốc nội chính 9
1.3.2.4 Phòng tổ chức hành chính 10
1.3.2.5 Phòng kinh doanh 11
1.3.2.6 Phòng kế toán tài chính 12
1.3.2.7 Phòng kỹ thuật 13
1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Bình Định 14
1.5 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty 15
PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH 17
2.1 Lập các bảng báo cáo tài chính 17
2.1.1 Bảng cân đối kế toán 17
Trang 32.1.1.1 Cơ sở lập bảng cân đối kế toán 17
2.1.1.2 Nội dung 17
2.1.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 18
2.1.2.1 Cơ sở lập báo cáo kết quả kinh doanh 18
2.1.2.2 Nội dung 19
2.1.3 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 19
2.1.3.1 Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 19
2.1.3.2 Nội dung 19
2.2 Phân tích báo cáo tài chính 20
2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 20
2.2.1.1 Sự biến động các khoản mục tài sản 20
2.2.1.2 Sự biến động các khoản mục nguồn vốn 22
2.2.1.3 Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 23
2.2.1.4 Cơ sở về giá trị 25
2.2.1.5 Đánh giá vị thế của Công ty 25
2.2.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 25
2.2.2.1 Cơ sở dồn tích, nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí 26
2.2.2.2 Phân tích các hạng mục trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và đánh giá hoạt động của Công ty 27
2.2.3 Phân tích bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 29
2.2.4 Phân tích tài chính 30
2.2.4.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán 30
2.2.4.2 Các chỉ số về khả năng hoạt động 32
2.2.4.3 Các chỉ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản 34
2.2.4.4 Các chỉ số về khả năng sinh lời 36
2.3 Kế toán tài chính 40
2.3.1 Kỳ kế toán, đơn vị tiền sử dụng 40
2.3.2 Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng 40
Trang 42.3.3.1 Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền
41
2.3.3.2 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho 41
2.3.3.3 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ 42
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH 43
3.1 Thành tựu đạt được 43
3.2 Những mặt hạn chế 43
3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế 44
3.3.1 Nguyên nhân khách quan 44
3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 44
Trang 518 TSĐTTSDH : Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn
19 TSĐTSNH : Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty
15
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán 17
Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 19
Bảng 2.3: Bảng lưu chuyển tiền tệ 20
Bảng 2.4: Sự biến động của các khoản mục tài sản 20
Bảng 2.5: Sự biến động của các khoản mục nguồn vốn 22
Bảng 2.6: Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 24
Bảng 2.7: Kết quả các khoản thu nhập chính của Công ty từ năm 2011 – 2013 .27
Bảng 2.8: Bảng phân tích nhóm chỉ số về khả năng thanh toán 30
Bảng 2.9: Bảng phân tích nhóm chỉ số về khả năng hoạt động 32
Bảng 2.10: Bảng phân tích nhóm chỉ số đòn bậy tài chính và cơ cấu tài sản 35 Bảng 2.11: Bảng chỉ số doanh lợi doanh thu 36
Bảng 2.12: Bảng chỉ số sức sinh lời căn bản 37
Bảng 2.13: Bảng chỉ số sức sinh lời trên tài sản 38
Bảng 2.14: Bảng chỉ số sức sinh lời trên vốn chủ sở hữu 39
Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Biến động cơ cấu tài sản 21
Biểu đồ 2.2: Biến động trong cơ cấu nguồn vốn 22
Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý 8
Trang 7Từ sau khi thực hiện cơ chế thị trường, nền kinh tế của chúng ta trở nên
đa dạng với vô số thành phần kinh tế tham gia Nhiều công ty, xí nghiệp được hình thành với các hình thức kinh doanh, sản xuất khác nhau với công nghệ cao, nhiều động cơ hiện đại, tiên tiến được sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường, phục vụ đời sống của người dân Với một thị trường nhộn nhịp như vậy, các hàng hóa cũng dần trở nên dồi dào, phong phú đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho người tiêu dùng Một trong những hàng hóa thiết yếu
mà em nghĩ rất quan trọng đối với xã hội là xăng dầu, do đó trong quá trình tìm kiếm cơ sở thực tập, em đã quyết định chọn Công ty xăng dầu Bình Định
Mục đích của báo cáo:
Mục đích của báo cáo là tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế ở Công
ty Đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một
số hoạt động chủ yếu của Công ty Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Quá trình hình thành và tình hình hoạt động của Công ty xăng dầu Bình Định từ năm 2011 đến năm 2013
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu tập số liệu: Các loại dữ liệu bao gồm các báo cáo tài
Trang 8doanh và bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ) để phân tích tình hình tài chính của Công ty Dữ liệu chủ yếu thu thập từ phòng tài chính kế toán Ngoài ra còn sử dụng các thông tin ngoài Công ty: Internet, các thông tin liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty…
Phương pháp xử lý số liệu: từ các số liệu thu thập được dùng các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá tính hình tài chính qua từng năm, dùng phương pháp diễn dịch để đưa ra nhận xét, dùng bảng biểu đồ
để xử lý số liệu…
Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:
Phần I: Giới thiệu khái quát về Công ty xăng dầu Bình Định
Phần II: Phân tích tình hình hoạt động của Công ty xăng dầu Bình Định
Phần III: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Công ty xăng dầu Bình Định
Do tài liệu kiến thức hạn chế và thời gian thực tập ngắn nên dù đã cố gắng hết sức nhưng Báo cáo thực tập tổng hợp cũng không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự góp ý và chỉ bảo của Thầy Cô và các cô chú phòng Kế toán - tài chính để Báo cáo thực tập tổng hợp được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực tập
Võ Nhật Nam
Trang 9PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xăng dầu Bình Định 1.1.1 Tên, địa chỉ Công ty
Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty xăng dầu Bình Định
Tên giao dịch quốc tế: PETROLIMEX BINHDINH
Điện thoại số: 056 892 314; 056 893 153
Fax: 056 893 2365
Địa chỉ: 85 Trần Hưng Đạo - TP.Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định
Tài khoản số: 4301211110067 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định và 58010000210083 tại Ngân hàng Đầu tư và phát trển Bình Định
1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng
Công ty xăng dầu Bình Định là thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam – Bộ thương mại là doanh nghiệp nhà nước được xếp loại là doanh nghiệp hạng I
Chức năng chủ yếu là tiếp nhận mặt hàng xăng, dầu bảo quản chất lượng, cung cấp xăng dầu cho tỉnh Bình Định, khu vực Trung – Trung Bộ và Tây Nguyên Cùng với đó là dự trữ hàng cho nhà nước và khu vực theo sự điều tra của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam; đồng thời cung ứng xăng, dầu cho các doanh nghiệp có nhu cầu với chủng loại phong phú đa dạng từ mặt hàng thông thường đến mặt hàng đặc trưng cho các ngành từ Bình Định – Gia Lai – Phú Yên – Đắc Lắc – Quảng Ngãi
Tiền thân của Công ty là trạm xăng dầu Quy Nhơn trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực V, chính thức đi vào hoạt động vào tháng 5 năm 1975 Từ
đó đến nay, Công ty phải trải qua biết bao thăng trầm thử thách, đương đầu với những khó khăn, nhưng Công ty vẫn luôn kiên trì nỗ lực phấn đấu để vươn tới thành công Và như thế, trạm xăng dầu Quy Nhơn ngày càng lớn
Trang 10Tổng công ty xăng dầu Nghĩa Bình theo quyết định số 347/XD_QĐ ngày 01/07/1979 của Bộ vật tư đã đổi tên thành Tổng kho xăng dầu thành Xí nghiệp xăng dầu Nghĩa Bình, đây là đơn vị hạch toán độc lập, hạch toán báo
sổ và trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực V
Xí nghiệp xăng dầu Nghĩa Bình theo quyết định số 226/VT-QĐ ngày 23/06/1988của Bộ vật tư đã tách Tổng kho xăng dầu khỏi Công ty xăng dầu khu vực V Đây là đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ hạc toán kinh
tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân để hoạt động sản xuất kinh doanh.Thực hiện theo quyết định số 388/HĐBT ngày 07/12/1991 của Hội đồng
Bộ trưởng (Nay là Chính Phủ) Xí nghiệp xăng dầu Nghĩa Bình là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quyết định số 359/TM/TCCB ngày
31/03/1993 XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU NGHĨA BÌNH đổi tên thành CÔNG
TY XĂNG DẦU NGHĨA BÌNH
Tên giao dịch viết tắt là PETROLIMEX NGHIABINH.
Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM NATIONAL PETROLIMEX EXPORT CORPATION.
Theo quyết định số 1029/2000/TCCB-QĐ của Bộ thương mại ngày
20/07/2000 CÔNG TY XĂNG DẦU NGHĨA BÌNH đổi tên thành CÔNG
TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH cho đến nay với tư cách pháp nhân theo pháp
luật Việt Nam
Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH.
Tên giao dịch quốc tế : PETROLIMEX BINHDINH.
Trụ sở chính đặt tại 85 – Trần Hưng Đạo – Tp Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định
Công ty thường xuyên duy trì bồi dưỡng, sửa chữa, tăng cường, đổi mới
và bổ sung thiết bị để đáp ứng việc luân chuyển ngày càng lớn và dịch vụ
Trang 11khác về xăng dầu ngày càng phức tạp; đồng thời bảo quản tuyệt đối hàng hóa, tài sản; vừa kinh doanh vừa cải tạo mạng lưới phục vụ.
Việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, quy mô ngày càng lớn tạo ra sự phân cấp Công ty để phục vụ công việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty
1.1.3 Quy mô hiện tại của Công ty xăng dầu Bình Định
Qua hơn 35 năm liên tục phấn đấu và trưởng thành, Công ty xăng dầu Bình Định đã không ngừng lớn mạnh với thị trường rộng khắp và ổn định Hoạt động Công ty phát triển được mạng lưới tiêu thụ hơn 30 cửa hàng, quầy hàng và hơn 15 Tổng đại lý; đại lý trên địa bàn tỉnh Bình Định, các tỉnh Trung – Trung bộ và Tây Nguyên
Số lượng mặt hàng ngày càng phong phú và đa dạng (ngoài các mặt hàng chính là xăng, dầu và dầu nhờn trước đây, bây giờ còn có khoảng 10 cửa hàng kinh doanh thêm gas và phụ kiện Sự tăng thêm về chủng loại cũng là yếu tố đóng góp vào sự lớn mạnh chung của toàn Công ty
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty xăng dầu Bình Định
1.2.1 Các chức năng, nhiệm vụ của của Công ty xăng dầu Bình Định 1.2.1.1 Chức năng của Công ty xăng dầu Bình Định
Tổ chức kinh doanh cung ứng xăng dầu, các hàng hóa phụ khác như: Bán buôn, bán lẻ và điều động nội bộ ngành cho các cơ quan, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, các thành phần kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định
và khu vực Trung – Trung bộ và Tây Nguyên theo kế hoạch được giao
Phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bình Định, khu vực Trung – Trung bộ và Tây Nguyên; năm bắt, dự đoán kịp thời diễn biến thị trường nhằm định ra phương hướng kinh doanh có hiệu quả, phù hợp với tình hình biến động của thị trường trong từng giai đoạn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trang 12Đầu tư phát triển doanh nghiệp về chiều sâu từ đó tạo ra thế mạnh trong mạng lưới bán buôn, bán lẻ và xuất điều động nội bộ ngành, chú trọng kết cấu các mặt hàng chủ yếu phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, từ đó chiếm thị trường xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Định, khu vực Trung – Trung bộ và Tây Nguyên.
1.2.1.2 Nhiệm vụ của Công ty xăng dầu Bình Định
Xây dựng kế hoạch toàn diện và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạc đã duyệt, hoàn thành tốt kế hoạch luân chuyển hàng hóa Tổng công ty giao
Trên cơ sở kê hoạch được duyệt, ký kết hợp đồng vận chuyển với Công
ty cổ phần vận tải xăng dầu (hoặc các đơn vị chủ phương tiện cần thiết) Tổ chức nhận hàng, bảo quản và cung ứng các hình thức linh hoạt như: Bán buôn, bán lẻ cho mọi đối tượng có nhu cầu kinh doanh xăng dầu và tiêu dùng
Quy hoạch mở rộng mạng lưới cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Định, khu vực Trung – Trung Bộ và Tây Nguyên như mở rộng phương thức kinh doanh linh hoạt và phương thức tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tại Công ty, tăng cường công tác quản cáo, tiếp thị nhằm giữ vững và
Tăng cường công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, quản lý và sử dụng tài sản, vật tư một cách hiệu quả
Tích cực cải tiến áp dụng kho học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh
Thực hiện nghiêm chỉnh và đẩy đủ chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Tổng công ty
Tổ chức bảo vệ an toàn, phòng cháy nổ, đồng thời tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, tăng cường nền quốc phòng toàn dân
Trang 13Thường xuyên quan tâm, chăm lo, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền địa phương trong phạm vi Công ty hoạt động
Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và cơ quan cấp trên theo quy định phân cấp của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
1.2.2 Giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
- Xăng, diesel, dầu hỏa, mazút, dầu nhờn, mỡ máy, khí dầu mỏ hóa lỏng; các loại dầu nhờn, hơi đốt (gas); nhựa đường; các chất phụ gia; thuốc pha thêm; dung môi
- Kinh doanh vận tải xăng dầu đường bộ, phục vụ cho việc bán xăng dầu trên thị trường…
- Mua bán vật tư, thiết bị, phụ kiện phục vụ ngành xăng dầu, khí đốt và các ngành khác
- Dịch vụ cho thuê kho, bến bãi và lưu giữ hàng hóa
- Dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy (hoạt động cảng xăng dầu)
- Dịch vụ đo lường, kiểm định thiết bị tồn chứa xăng dầu và các nhiên liệu khác
- Dịch vụ sữa chữa cột bơm nhiên liệu
- Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (rửa xe, tra dầu mỡ, sơn chống rỉ, cung cấp nước ngọt, xăng dầu, nhiên liệu cho tàu thủy)
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
- Đại lý mua bán ôtô, môtô, xe máy, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của môtô, xe máy
- Mua bán đồ uống có cồn và nước giải khát
- Mua bán vật liệu xây dựng, đồ ngũ kim, thiết bị cấp nước, linh kiện, thiết bị bưu chính viễn thông, sim, card điện thoại
- Đại lý bán bảo hiểm
- Đại lý mua bán sơn
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh của Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty xăng dầu Bình Định
1.3.1.Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Trang 14- 1 giám đốc
- 2 Phó giám đốc (Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc nội chính)
Văn phòng Công ty bao gồm:
- Phòng tổ chức hành chính (Tham mưu bảo vệ nội chính nội bộ)
- Phòng kinh doanh
- Phòng kế toán - tài chính
- Phòng kỹ thuật
Trang 15SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CHỦ TỊCH KIÊM GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
Trang 16Chú thích: Mối quan hệ chỉ đạo
Mối quan hệ nghiệp vụ
(Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính)
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xăng dầu Bình Định có cơ cấu tổ chức theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng
- Mối quan hệ chỉ đạo: Là mối quan hệ được tồn tại trong một tổ chức,
nó phác họa các tuyến lãnh đạo và chịu trách nhiệm xuyên suốttổ chức
từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất và gắn liền với việc ra quyết định Đó
là nguyên tắc thống nhất một chỉ huy
- Mối quan hệ nghiệp vụ: Khi giám đốc cho những người cố vấn những
bộ phận chức năng quyền đưa những quyết định cho các bộ phận trực tuyến về các lĩnh vực hoạt động của mình để kiểm soát thực hiện các chính sách cụ thể hay các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động được tiến hành bởi các nhân viên của các bộ phận khác thì quyền hạn có được gọi là quyền hạn theo chức năng
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý
1.3.2.1 Giám đốc
Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty xăng dầu Việt Nam về việc quản lý
và điều hành mọi hoạt động của Công ty xăng dầu Bình Định
Trực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch, thanh tra, bảo vệ, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, lãnh đạo, quản lý kĩ thuật và công tác tài chính Quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các đoàn thể quần chúng trong việc thực hiện các chế độ của Đảng và Nhà nước yêu cầu
Trang 17Quyết định các mục tiêu, đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật Sửa chữa lớn, công tác kinh doanh (kế hoạch kinh doanh, khung giá) Ban hành các quy chế
về quản lý trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của các Phó giám đốc được phân công
1.3.2.2 Phó giám đốc kinh doanh
Giúp Giám đốc chỉ đạo xây dựng các biện pháp, tổ chức thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch do Tổng công ty giao trên cơ sở các mặt công tác được phân công
Chỉ đạo công tác hạch toán và các quy định bảo quản công tác quản lý; trực tiếp chỉ đạo mở rộng quản lý về khung giá linh hoạt với nhiều hình thức bán phù hợp với tình hình thực tế như: bán lẻ, bán buôn, bán điều động nội bộ ngành xăng dầu
Thay thế Giám đốc một số công việc khi được Giám đốc ủy quyền
1.3.2.3 Phó giám đốc nội chính
Được cấp trên bổ nhiệm là cương vị lãnh đạo giúp việc cho Giám đốc và Giám đốc ủy quyền phụ trách toàn bộ công tác hành chính, quản trị công tác bảo vệ nhân sự, công tác tổ chức Đảng (hiện là Bí thư Đảng ủy Công ty), công tác an toàn phòng cháy, cháy nổ, vệ sinh môi trường, thanh tra
Lãnh đạo một số việc cụ thể như: việc quản lý thống nhất công tác văn thư, lưu trữ và công tác bảo hộ lao động, xét duyệt các báo cáo lao động tiền lương, báo cáo bảo hộ lao động, kế hoạch mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động, công cụ, dụng cụ văng phòng của toàn Công ty
Thay thế Giám đốc một số công việc khi được Giám đốc ủy quyền
1.3.2.4 Phòng tổ chức hành chính
a, Chức năng
Trang 18Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, tiền lương, thực hiện đầy đủ mọi chế độ chính sách nhà nước và nghĩa vụ đối với cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tham mưu về công tác bảo vệ an ninh an toàn, đồng thời việc thanh tra việc thực hiện đường lối chủ trương chính sách và các quy định về mọi mặt hoạt động của Công ty đảm bảo đúng pháp luật
Tham mưu và tổ chức quản lý, công tác hành chính quản trị đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty
Triển khai thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ theo chỉ thị
33/CT-TW, tổ chức thực hiện các phương án về công tác an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ quân sự tại Công ty
Hàng năm có kế hoạch tổ chức nâng bậc cho nhân viên, chủ động đề xuất nâng lương, thi đua khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý lao động và chế độ chính sách đối với người lao động
Trang 19Kiểm tra xác minh các đơn thư khiếu nại, khiếu tố, chuẩn bị đầy đủ mọi tài liệu có liên quan, Giám đốc quyết định theo đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Tổ chức chặt chẽ công tác quản lý văn thư, lưu trữ hồ sơ tài liệu đúng chế độ quy định, kịp thời chuyển nhận các thông tin công văn đi đúng nội dung, đúng đối tượng
Tổ chức quản lý hướng dẫn sử dụng tài sản, công cụ, dụng cụ, trang thiết
bị tại văn phòng Công ty và công tác phục vụ lễ tân của Công ty
Tổ chức quản lý theo dõi chi phí hành chính của Công ty
Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các đơn vị Công ty (kể cả các Tổng đại lý, đại lý xăng dầu, các đơn vị trực thuộc Công ty), thực hiện đúng theo nguyên tắc, quản chế, quản lý của Công ty và Tổng công ty
Trang 20Nghiên cứu và thực hiện các hợp đồng kinh tế đúng theo quy định của pháp luật Tổ chức thống kế, theo dõi chặt chẽ hàng hóa kinh doanh Báo cáo kịp thời, chính xác, đúng thời gian quy định, tổng hợp phân tích đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty.
Thương xuyên kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tại các đơn vị và cơ sở như: các cửa hàng, kho, đội, các Tổng đại lý, đại lý trong mạng lưới kinh doanh xăng dầu
1.3.2.6 Phòng kế toán tài chính
a, Chức năng
Tham mưu Giám đốc Công ty Triển khai thực hiện công tác kế toán tài chính của Công ty theo đúng pháp luật nhà nước và quy định phân cấp của các cơ quan cấp trên, đồng thời chủ động tham gia quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty
Hướng dẫn kiểm tra các phòng ban, đơn vị thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính Nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ pháp lệnh kế toán
và thống kê, các chế độ, thể lệ của nhà nước về quản lý tài sản vật tư và tiền vốn
Chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán và thống kê Đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát kinh tế tài chính ở Công ty đúng điều lệ Tổ chức
kế toán nhà nước Việt Nam hiện hành
b, Nhiệm vụ
Căn cứ vào kế hoạch được giao, hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính của Công ty triển khai thực hiện kế hoạch được duyệt ở Tổng công ty và Công ty
Tổ chức tốt hệ thống sổ sách chứng từ bộ máy cán bộ công nhân viên nghiệp vụ kế toán tài chính phù hợp với công tác hạch toán kế toán trong
Trang 21trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo định kỳ (Hoặc đột xuất).
Trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp đúng quay định, thanh tra quyết toán nhanh gọn các khoản tiền vay, công nợ phải thu, phải trả
Chủ động dự thảo xây dựng các quy trình quản lý vật tư, hàng hóa, hàng hoát tài sản, tiền vốn của Công ty Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, vật tư, hàng hóa theo định kỳ hoặc đột xuất kịp thời, để xuất các biện pháp xử lý qua tổng đợt kiểm kê
Nghiêm chỉnh thực hiện các chế độ báo cáo kế toán theo quy định của Tổng công ty và cấp trên Thự hiện đầy đủ mọi chế độ chính sách của nhà nước và các quy định của Công ty
- Nghiên cứu đề xuất và các ứng dụng khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh
b, Nhiệm vụ
Thông kê, tập hợp hệ thống hàng hóa, thông tin kho học kỹ thuật nghiên cứu tổ chức triển khai chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các cơ sở của nhà
Trang 22nước, quy định phân cấp của cơ quan cấp trên về công tác kỹ thuật vật tự tại Công ty.
Tổ chức theo dõi lý lịch tài sản cố định để quản lý chặt chẽ đúng theo nguyên tắc trong Công ty
Trên cơ sở kế hoạch Công ty giao và thực tế hoạt động kinh doanh của đơn vị, chủ động xây dựng kế hoạch như sau: Đầu tư mới, khai thác bảo dưỡng, sửa chữa, áp dụng quy trình tiêu chuẩn định mức kỹ thuật, vật tư sáng kiến của vật tư tồn đọng, sử dụng kém hiệu quả, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trình Giám đốc, chịu trách nhiệm bảo vệ kế hoạch trước cấp trên
Lập đơn đặt hàng vật tư trang thiết bị, phục vụ yêu cầu kinh doanh của Công ty và trực tiếp thực hiện theo chỉ đạo của Giám đốc
Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định tiêu chuẩn, định mức hiện hành Tăng cường quản lý hàng hóa, thường xuyên theo dõi diễn biến hao hụt và phâm chất hàng hóa Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời
Kiểm tra hướng dẫn kỷ thuật an toàn trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
để phục vụ có hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy
Tham mưu Giám đốc các mặt thiết kế tiên lượng dự đoán cho các hạng mục công trình của Công ty theo phân cấp, bảo vệ trước cấp trên
Tổ chức hướng dẫn, thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật, kết quả ứng dụng khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật
Có trách nhiệm đào tạo bồ dưỡng cán bộ công nhân viên công tác kỹ thuật trong Công ty nhằm không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng công tác đáp ứng phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty
1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Bình Định
Trang 231.4.1 Loại hình và các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh chủ yếu của Công ty
Có thể nói Công ty xăng dầu Bình Định là một đơn vị SXKD đặc biệt,
nó tương ứng như một ngành dịch vụ, trong sản xuất không làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm nhưng lại làm cho giá trị của sản phẩm tăng lên Sản xuất ở đây tương đương với bảo quản và vận chuyển đến người tiêu dùng một lượng hàng hóa cần thiết mà thị trường có nhu cầu
Công ty xăng dầu Bình Định đăng ký hoạt động kinh doanh và được Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh số 3506000006 lần đầu vào ngày 03/05/1993, đăng ký lần thứ hai vào ngày 19/06/2000
Ngành nghề kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm:
- Kinh doanh bán buôn, bán lẻ các loại xăng dầu, sản phẩm hóa dầu trên thị trường trong nước và xuất sang các thị trường khác gồm các sản phẩm chính bao gồm: Nhiên liệu các loại (xăng, diesel, dầu hỏa); các loại dầu nhờn, mỡ may thông dụng và công nghiệp; hơi đốt (gas); nhựa đường; các chất phụ gia; thuốc pha thêm; dung môi
- Kinh doanh vận tải xăng dầu bằng đường bộ, phục vụ cho việc bán xăng dầu trên thị trường…
- Mua bán vật tư, thiết bị, phụ kiện phục vụ ngành xăng dầu, khí đốt và các ngành khác
- Kinh doanh khai thác cảng xăng dầu
- Dịch vụ đo lường, kiểm định thiết bị tồn chứa xăng dầu và các nhiên liệu khác
- Dịch vụ cho thuê kho, bến bãi đỗ xe, gian hàng kiốt
- Dịch vụ sửa chữa cột bơm nhiên liệu, rửa xe, tra dầu mỡ, sơn chống rỉ
- Cung cấp nước ngọt, xăng dầu và nhiên liệu cho tàu thủy nội địa
- Dịch vụ ăn uống, mua bán đồ uống có cồn, nước giải khát
- Đại lý dịch vụ bưu chính viễn thông
- Đại lý mua bán ô tô, xe máy, phụ tùng, xăm lốp, bình điện
Trang 24- Mua bán vật liệu xây dựng, đồ ngũ kim, thiết bị cấp thoát nước trong nhà.
1.4.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh
Để đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh, Công ty sử dụng các hình thức linh hoạt kinh doanh sau:
- Bán buôn: áp dụng các đơn vị sản xuất kinh doanh bằng hình thức vận
chuyển qua kho
- Bán lẻ: Bán trực tiếp cho người tiêu dùng và các quầy hàng, cửa hàng
trực thuộc Công ty (gồm 30 cửa hàng, quầy hàng) Đồng thời tổ chức các cơ
sở Tổng đại lý, đại lý tư nhân với phương thức mua đứt bán đoạn và được hưởng hoa hồng nhằm tạo ra một mạng lưới bán lẻ có quy mô rộng lớn, do Công ty quản lý (gồm 7 Tổng đại lý và 13 đại lý) để chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh, khu vực các tỉnh Trung – Trung bộ và Tây Nguyên
-Điều chuyển giữa các kho: Là quá trình xăng dầu được điều từ kho đầu
mối hay kho dự trữ và ngược lại
- Điều động nội bộ ngành: Hiện nay Công ty xuất điều động nội bộ ngành
cho nhiều đơn vị ngành như: Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên, Công ty xăng dầu Phú Khánh, Phú Yên, Quãng Ngãi Xuất kho phải theo giá giao của Tổng công ty và được Công ty hưởng chiết khấu qua kho 35đ/lít
1.4.3 Đặc điểm thị trường, đặc điểm khách hàng
Nền kinh tế thị trường đã cho phép các đơn vị tự do cạnh tranh mặt hàng xăng dầu, có những đối thủ cạnh tranh như Công ty đầu tư phát triển PETEC, Petro Việt Nam…
Để mở rộng mạng lưới kinh doanh chiếm lĩnh thị trường, Công ty đã tổ chức lập 16 cửa hàng, 26 quầy bán lẻ nẳm rải rác trên các đường quốc lộ chính liên tỉnh Bắc Nam Ngoài ra, Công ty còn thu hút được trên 43 đại lý
Trang 25bán lẻ trên khắp các huyện thị với hình thức mua đứt bán đoạn, hưởng hoa hồng trên mạng lưới rộng khắp, đồng thời đẩy mạng doanh số bán ra, Công ty đẩy mạnh phương thức bán buôn cho mọi đối tượng.
Bên cạnh đó Công ty còn làm nhiệm vụ xuất bán cho nội bộ ngành như: Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên, Đắc Lắc, Phú Yên, Phú Khánh, Quãng Ngãi…
1.5 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh của
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây
ta có thể thấy doanh thu luôn ở mức cao và có xu hướng tăng mạnh Năm
2011, tổng doanh thu là 1.675.291.490.869 đồng Đến năm 2012, doanh thu là 1.852.610.672.214 đồng, tăng 177.319.181.345 đồng (tương ứng 10,58%) Sang năm 2013, doanh thu tiếp tục tăng 603.601.936.413 đồng (tương ứng 32,58%) so với năm 2012 Năm 2011, lợi nhuận sau thuế là 17.616.916.564đồng, năm 2012 tăng lên 1.843.397.360 đồng và đến năm 2013 lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 21,09509% so với năm 2012 và đạt 23.565.485.270 đồng
Trang 26PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU
BÌNH ĐỊNH 2.1 Lập các bảng báo cáo tài chính
2.1.1 Bảng cân đối kế toán
2.1.1.1 Cơ sở lập bảng cân đối kế toán
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước
2 Các khoản tương đương tiền 7.965.741.214 9.678.087.875 10.716.906.058
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III Các khoản phải thu
2 Trả trước cho người bán
3 Phải thu nội bộ 20.768.459.000 23.678.987.234 27.340.610.093
4 Phải thu khác 656.342.890 1.076.340.560 1.312.000.989
IV Hàng tồn kho 355.980.789 560.789.432 757.097.051
V Tài sản ngắn hạn khác 132.389.765.765 215.420.456.563 266.562.189.132
1 Thuế GTGT được khấu trừ 132.389.765.765 215.420.456.563 266.562.189.132
2 Thuế và các khoản phải thu nhà nước
Trang 273 Tài sản ngắn hạn khác
B TÀI SẢN DÀI HẠN 8.777.507.398 12.738.584.304 13.595.058.688
I Tài sản cố định 7.186.640.576 10.946.671.932 11.564.657.225
1 Nguyên giá 13.780.219.642 17.860.342.112 18.485.690.858
2 Giá trị hao mòn lũy kế -12.781.129.000 -14.460.450.303 -15.540.423.802
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 6.187.549.934 7.546.780.123 8.619.390.169
II Tài sản dài hạn khác 1.590.866.822 1.791.912.372 2.030.401.463
1 Phải thu dài hạn 1.391.413.714 1.590.567.141 1.799.752.332
2 Tài sản dài hạn khác 199.453.108 201.345.231 230.649.131
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
1.560.922.565.88
7 1.925.125.123.613 2.341.640.515.233 NGUỒN VỐN
A Nợ phải trả 265.883.559.337 311.202.010.312 391.821.353.259
I Nợ ngắn hạn 265.373.854.924 310.210.445.934 390.076.353.259
1 Vay và nợ ngắn hạn
2 Phải trả người bán 29.743.178.113 32.670.341.232 46.466.728.464
3 Người mua trả tiền trước 1.546.651.785 2.090.685.000 2.323.293.090
4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 203.591.785.214 233.047.545.231 283.552.399.573
5 Phải trả người lao động 28.451.672.000 39.561.874.471 54.483.932.132
6 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn
4 Lợi nhuận chưa phân phối 21.470.109.550 29.681.567.435 34.911.010.894
II Nguồn kinh phí và quỹ khác
1.560.922.565.88
Trang 28(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
2.1.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
2.1.2.1 Cơ sở lập báo cáo kết quả kinh doanh
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước
- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 65.234.684.980 71.753.739.942 82.722.617.300
3 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 1.675.291.490.869 1.852.610.672.214 2.456.212.608.627
4 Giá vốn hàng bán 1.638.889.324.098 1.813.346.732.485 2.411.145.794.938
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 36.402.166.771 39.263.939.729 45.066.813.689
6 Doanh thu hoạt động tài chính 2.906.432.056 3.233.325.986 3.743.759.913
8 Chi phí quản lý kinh doanh 21.244.909.464 23.421.525.367 25.083.314.732
9 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 18.063.689.363 19.075.740.348 23.727.258.870
15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 17.616.916.564 19.460.313.924 23.565.485.270
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
2.1.3 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.1.3.1 Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Từ Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước…
2.1.3.2 Nội dung
Trang 29Bảng 2.3 BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Đơn vị: VNĐ
I Lưu chuyển tiền từ
hoạt động kinh doanh 28.771.782.448 30.562.375.277 39.607.482.095
1 Lợi nhuận trước
3 Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh 18.063.689.363 19.075.740.348 23.727.258.870
- Tiền lãi vay đã trả 3.765.636.486 2.265.092.060 4.700.769.963
- Thuế TNDN 5.872.305.521 6.486.771.308 7.855.161.757
- Tiền thu khác từ
hoạt động kinh doanh 8.425.747.356 10.323.876.980 11.171.327.150
II Lưu chuyển từ hoạt
động đầu tư
III Lưu chuyển tiền
thuần trong năm 1.309.375.073 1.580.161.583 2.858.375.791
1 Tiền tồn đầu kỳ 446.529.842 521.509.231 874.952.412
2 Tiền tồn cuối kỳ 862.845.231 1.058.652.352 1.983.423.379
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
2.2 Phân tích báo cáo tài chính
2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán