1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Công ty cổ phần thương mại – xây dựng Ngân Phú

58 564 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 277,86 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Cơ sở thực tập: Công ty cổ phần thương mại – xây dựng Ngân Phú Sinh viên thực hiện : Lê Vũ Diễm Chi Lớp : TCDN 32B Giáo viên Hướng dẫn : Phạm Thị Thuý Hằng QUY NHƠN, 052012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Cơ sở thực tập: Công ty cổ phần thương mại – xây dựng Ngân Phú Sinh viên thực hiện : Lê Vũ Diễm Chi Lớp : TCDN 32B Giáo viên Hướng dẫn : Phạm Thị Thuý Hằng QUY NHƠN, 052012 MỤC LỤC Tiêu đề Danh mục từ viết tắt Danh mục sơ đồ, bảng đồ, biểu đồ Lời mở đầu PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1 Chức năng nhiệm vụ của công ty 2 1.2.1. Các lĩnh vực, nhiệm vụ của công ty đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh 2 1.2.2. Giới thiệu hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của cơ sở thực tập 2 Bộ máy tổ chức của công ty 3 1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý. 3 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 3 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty 5 PHẦN 2: MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY 7 2.1. Kế toán tài chính 7 2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 7 2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán 7 2.1.3. Chế độ kế toán áp dụng và hình thức ghi sổ 7 2.1.3.1. Chế độ kế toán 7 2.1.3.2. Hình thức ghi sổ 8 2.2. Lập báo cáo tài chính 11 2.2.1. Lập bảng cân đối kế toán 11 2.2.2. Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 12 2.2.3. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 14 2.2.4. Lập thuyết minh báo cáo tài chính 14 2.3. Phân tích báo cáo tài chính 18 2.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 18 2.3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 18 2.3.1.2. Phân tích bảng KQHĐKD 20 2.3.2. Phân tích tình hình biến động, kết cấu tài sản và nguồn vốn 22 2.3.2.1. Phân tích tình hình biến động và kết cấu tài sản 24 2.3.2.2. Phân tích tình hình biến động và kết cấu nguồn vốn 25 2.3.3. Phân tích tình hình công nợ 27 2.3.4. Phân tích tình hình công ty qua các tỷ số tài chính 29 2.3.4.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán 29 2.3.4.2. Các tỷ số về khả năng hoạt động 31 2.3.4.3. Tỷ số về đòn bẫy tài chính và cơ cấu tài sản 33 2.3.4.4. Các tỷ số sinh lời 36 2.3.5. Phân tích Dupont…………………………………………………...40 Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo Nhận xét của cơ sở thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn   DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GiẢI 1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 2 BEPR Sức sinh lời căn bản 3 CCDV Cung cấp dịch vụ 4 DH Dài hạn 5 DLDT Doanh lợi doanh thu 6 DTT Doanh thu thuần 7 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 8 HĐKD Hoạt động kinh doanh 9 HN Hệ số nợ 10 HSSDTS Hệ số sử dụng tài sản 11 HTK Hàng tồn kho 12 HTTBT Hệ số thanh toán bằng tiền 13 HTTHH Hệ số thanh toán hiện hành http:123doc.orgshare30motsogiaiphaphancheruirotindungtainganhangthuongmaicophandongaNjM2NTk=14 HTTLV Hệ số thanh toán lãi vay 15 HVCSH Hệ số vốn chủ sở hữu 16 KPT Khoản phải thu 17 KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh 18 LNST Lợi nhuận sau thuế 19 NPT Nợ phải trả 20 NV Nguồn vốn 21 ROA Doanh lợi tài sản 22 ROE Doanh lợi vốn chủ sở hữu 23 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 24 TS Tài sản 25 TSBQ Tài sản bình quân 26 TSCĐ Tài sản cố định 27 TSDH Tài sản dài hạn 28 TSNH Tài sản ngắn hạn 29 VCSH Vốn chủ sở hữu   DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức trong công ty 3 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán 7 Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật Ký Sổ Cái 9 Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây 5 Bảng 1.2: Các tỷ số sinh lời qua các năm 5 Bảng 2.1: Bảng khái quát tình hình tài sản công ty………………………………..18 Bảng 2.2: Bảng khái quát nguồn vốn công ty……………………………………...19 Bảng 2.3: Khái quát KQHĐKD 21 Bảng 2.4: Bảng biến động và kết cấu tài sản 23 Bảng 2.5: Bảng biến động và kết cấu nguồn vốn 26 Bảng 2.6: Bảng phân tích tình hình công nợ của công ty 28 Bảng 2.7: Bảng hệ số khả năng thanh toán hiện hành 29 Bảng 2.8: Bảng hệ số thanh toán bằng tiền 30 Bảng 2.9: Bảng hệ số thanh toán lãi vay 31 Bảng 2.10: Bảng kỳ thu tiền bình quân 31 Bảng 2.11: Bảng hiệu suất sử dụng TSCĐ 32 Bảng 2.12: Bảng hiệu suất sử dụng tổng tài sản 33 Bảng 2.13: Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu 34 Bảng 2.14: Bảng cơ cấu tài sản 35 Bảng 2.15: Bảng tỷ số doanh lợi doanh thu 36 Bảng 2.16: Bảng tỷ số sức sinh lời căn bản………………………………………..37 Bảng 2.17: Bảng doanh lợi vốn chủ sở hữu 38 Bảng 2.18: Bảng doanh lợi tài sản…………………………………………………39 Bảng 2.19: Bảng phân tích ROA 41 Bảng 2.20: Bảng hệ số nhân vốn chủ sở hữu 41 Bảng 2.21: Bảng phân tích ROE 42 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ hệ số nợ và hệ số VCSH qua các năm………………………34 Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản qua các năm 36 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện doanh lợi vốn chủ sở hữu 38  LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế toàn cầu tạo điều kiện cho những doanh nghiệp phát triển, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng chịu nhiều áp lực cạnh tranh. Do đó mỗi doanh nghiệp phải biết cách tồn tại trong nền kinh tế. Là sinh viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, việc được tiếp cận thực tế với một doanh nghiệp là vô cùng có ích cho việc bổ sung thêm những kiến thức trên giảng đường. Thực tiễn đã chứng minh rằng thực tập là một phần không thể thiếu trong hành trang tri thức của học sinh, sinh viên. Đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho chúng ta khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu của xã hội nói chung và của các công việc nói riêng. Với sự tạo điều kiện của trường, khoa đã giúp em được hiểu rõ hơn về điều đó bằng việc đi thực tập. Cùng với sự đồng ý của Công Ty Cổ phần thương mại – xây dựng Ngân Phú để em được thực tập tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của cô, chú, các anh chị tại công ty và cô giáo Phạm Thị Thuý Hằng đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Mục đích của báo cáo: tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế ở tổ chức kinh tế về hoạt động tài chính tiền tệ. Đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của công ty. Từ đó, đưa ra những nhận xét đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu ở những mặt hoạt động đã tiến hành phân tích. Đối tượng nghiên cứu: quá trình hình thành và hoạt động của Công ty cổ phần thương mại – xây dựng Ngân Phú Phạm vi nghiên cứu: tình hình hoạt động tại cơ sở thực tập từ năm 2009 đến năm 2011. Phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê… Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp: gồm 2 phần Phần 1: Giới thiệu khái quát công ty Phần 2: Mô tả hoạt động cơ bản của công ty Kế toán tài chính Lập báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính Do trình độ chuyên môn và thời gian hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, quý thầy cô trong khoa Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Quy Nhơn để báo cáo được hoàn thiện hơn. Quy Nhơn, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Lê Vũ Diễm Chi  PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại xây dựng Ngân Phú Tên tiếng anh: Ngan Phu Joint Stock Company Địa chỉ: 01 Võ Liệu, Tp Quy Nhơn, Bình Định Điện thoại: 056 3547547 Fax: 056 3547666 Mã số thuế: 4100625066 Có thể nói sự ra đời của Công ty cổ phần Thương mại – Xây dựng Ngân Phú gắn liền với sự ra đời của Khu kinh tế Nhơn Hội, với vị trí địa lý có nhiều thuận lợi trong việc kinh doanh Thương mại Dịch vụ. Bình Định có tuyến quốc lộ 1A qua tỉnh dài 118km, xuyên suốt chiều dài tỉnh. Quốc lộ 1D dài 33km (19km trên địa bàn tỉnh Bình Định) nối thành phố Quy Nhơn với Thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên trên quốc lộ 1A. Quốc lộ 19 dài 70km nối liền Bình Định với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Đường ven biển Nhơn Hội – Tam Quan dài 107km hoàn thành tháng 82005 là con đường du lịch, dịch vụ và an ninh quốc phòng. Toàn tỉnh có hàng trăm km đường tỉnh lộ, phần lớn là bê tông nhựa và xi măng cùng hàng ngàn km đường giao thông nông thôn liên huyện, xã đã bê tông hóa rất thuận tiện cho việc kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách cũng như hàng hóa. Trong tương lai gần, cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội được xây dựng sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, tạo cho Bình Định có một ưu thế vượt trội trong giao lưu khu vực và quốc tế. Với những lợi thế nêu trên, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh, Công ty Cổ phần Thương Mại – Xây Dựng Ngân Phú ra đời, khai sinh Taxi tải đầu tiên tại Bình Định. Công ty thành lập vào ngày 20122006, có trụ sở chính tại địa chỉ số 01 đường Võ Liệu, tổ 23 Khu vực 5, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau hơn 2 năm hoạt động, Công ty Ngân Phú đã đạt được nhiều thành tích, giải quyết nguồn nhân lực dôi dư, tích lũy được kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý và đưa ra được những định hướng phát triển Công ty trong thời kỳ hội nhập. Ban đầu Công ty đã đầu tư 05 chiếc xe ô tô tải phục vụ nhu cầu vận chuyển, đến tháng 112007 do nhu cầu của thị trường tăng mạnh Hội đồng Quản trị và Ban Giám Đốc đã mạnh dạn đầu tư thêm 05 chiếc với nhiều loại tải trọng khác nhau nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của thị trường, đến quý I năm 2009 Công ty đã có kế hoạch mua thêm 05 chiếc nâng tổng số đầu xe lên 15 chiếc để phục vụ khách hàng và các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đến nay công ty cổ phần thương mại xây dựng Ngân Phú có 23 nhân viên, thương hiệu Taxi tải Ngân Phú đã đi sâu vào lòng người dân Bình Định và các tỉnh lân cận, với những ưu thế vượt trội là tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng, nhanh chóng, tiện lợi, giá cả phải chăng, đội ngũ lái xe được đào tạo chuyên nghiệp, luôn làm hài lòng quý khách hàng. Chức năng nhiệm vụ của công ty Các lĩnh vực, nhiệm vụ của công ty đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh a) Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh thương mại dịch vụ b) Nhiệm vụ của công ty cổ phần thương mại – xây dựng Ngân Phú là quá trình làm thay đổi, (di chuyển) vị trí của hàng hóa trong không gian và thời gian cụ thể để thỏa mãn nhu cầu về sự di chuyển, đồng thời tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu hút các nhà đầu tư vào Bình Định, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế cho tỉnh nhà. Giới thiệu hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của cơ sở thực tập Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng taxi và ôtô. Khai thác, chế biến và mua bán đá các loại. Thi công lắp đặt đá ốp lát công trình xây dựng, trang trí nội – ngoại thất. Mua bán thiết bị, nguyên liệu, vật tư, phụ tùng khai thác đá, mua bán nguyên vật liệu xây dựng. Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá. Bộ máy tổ chức của công ty 1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức trong công ty 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Giám đốc: Là người người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách các công tác tài chính, nghiệp vụ chuyên môn của công ty. Phó giám đốc: Là người tham mưu, trợ giúp cho Giám đốc trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc uỷ quyền theo quy định của Pháp luật và điều lệ công ty. Phòng kế toán: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực tài chính kế toán. +Giúp việc và tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê. +Theo dõi, phân tích và phản ảnh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại Công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh. + Phòng có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Công ty. Thực hiện thu tiền bán hàng, quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán kế toán. Hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thống kê. Phòng điều hành: điều động xe khi có đơn đặt hàng Phòng kỹ thuật: + Quản lý các loại thiết bị, xe cơ giới thuộc quyền quản lý của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Ngân Phú. Phê duyệt kế hoạch sửa chữa lớn, kiểm tra việc thực hiện sửa chữa lớn, kiểm tra kế hoạch và thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa lớn và công tác lưu trữ phụ tùng. + Kiểm soát việc cung cấp, điều động, sử dụng thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh. + Kết hợp với các phòng ban lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ của công ty theo chỉ định của nhà sản xuất và các quy định của công ty. + Tổ chức chương trình bảo dưỡng sửa chữa lớn các máy móc, thiết bị của Công ty và kiểm tra việc bảo dưỡng, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị của Công ty theo định kỳ. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu bán hàng và CCDV Đồng 1,024,434,151 1,566,032,615 3,403,263,854 DTT về bán hàng và CCDV Đồng 1,025,434,151 1,566,032,615 3,403,263,854 Lợi nhuận thuần từ HĐKD Đồng 15,938,336 21,686,891 23,743,121 Tổng lợi nhuận trước thuế Đồng 15,938,336 21,686,891 23,743,121 Chi phí thuế TNDN Đồng 3,984,584 5,421,723 5,935,780 Lợi nhuận sau thuế TNDN Đồng 11,953,752 16,265,168 17,807,341 ( Nguồn: Bảng KQHĐKD) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty qua các năm đều tăng. Doanh thu thuần có xu hướng năm sau đều tăng so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng qua các năm chứng tỏ công ty làm ăn có lãi. Về hiệu quả kinh doanh đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Bảng 1.2: Các tỷ số sinh lời qua các năm Chỉ tiêu Công thức Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 DLDT LNSTDTT 1.17% 1.04% 0.52% BEPR EBIT TSBQ 1.63% 1.54% 1.73% ROE LNSTVCSHbq 1.20% 1.89% 1.29% ROA LNST TSbq 1.14% 1.14% 0.86% (Nguồn: BCĐKT BKQHĐKD) Qua bảng số liệu, ta nhận thấy: DLDT: so với năm 2009 DLDT năm 2010 giảm từ 1.17% xuống còn 1.04%, năm 2011 DLDT là 0.52%. Doanh thu thuần của công ty tăng nhanh và cao, lợi nhuận sau thuế cũng tăng nhưng tăng với mức rất thấp so với mức tăng doanh thu thuần. Chi phí cao dẫn đến LNST thấp, do đó làm cho DLDT giảm qua 3 năm. Sức sinh lợi căn bản( BEPR): Nhìn chung BEPR tăng qua các năm, năm 2009 là 1.63% đến năm 2010 con số nay giảm còn 1.54%, đến năm 2011tăng lên ở mức 1.73%. BEPR phản ánh khả năng sinh lời của công ty tăng, chưa kể tới ảnh hưởng của thuế và đòn bẫy tài chính. Sức sinh lời căn bản tăng từ năm 2010 đến 2011 chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả. Doanh lợi VCSH( ROE): năm 2009 ROE là 1.20%, năm 2010 ROE tăng lên mức 1.89%. Trong năm 2010 mức tiền lời của đồng vốn bỏ ra đã tăng lên chứng tỏ trong năm này công ty làm ăn hiệu quả. Năm 2011 ROE lại giảm còn 1.29%. Doanh lợi VCSH đã có sự sụt giảm trong năm 2011 có thể do có sự gia tăng VCSH làm tăng nguồn vốn trong năm này chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh. Doanh lợi tài sản( ROA): Năm 2009 ROA là 1.14, tỷ số này gĩư nguyên trong năm 2010. Đến năm 2011 ROA giảm còn 0.86%. Tỷ số này giảm qua các năm có thể do công ty đầu tư vào tài sản vào năm 2011. Những tỷ số này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần 2. Nhìn chung công ty làm ăn có lãi và hiệu quả trong 3 năm qua. Công ty cần có những kế hoạch cụ thể để phát triển công ty trong những năm tiếp theo. PHẦN 2: MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY 2.1 Kế toán tài chính 2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Doanh nghiệp áp dụng mô hình kế toán tập trung. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là hình thức tổ chức mà toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tại phòng kế toán doanh nghiệp. Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán. 2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.3 Chế độ kế toán áp dụng và hình thức ghi sổ 2.1.3.1 Chế độ kế toán Chế độ kế toán áp dụng: QĐ Số 482006QĐ – BTC ban hành ngày 1492006. Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 0101N1 đến 3112N Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá thực tế +Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân +Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: khấu hao theo đường thẳng Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: khi phát sinh Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: khi phát sinh Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả: không Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch giá: không Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán: ghi nhận doanh thu theo thực tế phát sinh. 2.1.3.2 Hình thức ghi sổ Hình thức ghi sổ: Nhật ký – sổ cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái:Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán)trên cùng một quyển sổ tổng hợp duy nhất là sổ Nhật Ký – Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật Ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức Nhật Ký – Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật Ký – Sổ Cái; Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ: Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật Ký Sổ Cái Nguồn: Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra (1) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ đề ghi sổ. Trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật Ký Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật Ký và Sổ Cái. Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Nhật Ký Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật Ký – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật Ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần sổ Cái để ghi vào dòng cột phát sinh cuối kỳ. Căn cứ vào số phát sinh ở các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật Ký Sổ Cái. (3) Khi kiểm tra, đối chiếu cộng cuối kỳ trong sổ Nhật Ký Sổ Cái phải đảm bảo yêu cầu sau: Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh “phát sinh” ở phần = Nợ của tất cả các = Có của tất cả các Nhật Ký tài khoản tài khoản Số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài Khoản (4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật Ký Sổ Cái. Số liệu trên Nhật Ký Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khoá sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập Báo cáo tài chính. 2.2 Lập báo cáo tài chính 2.2.1 Lập bảng cân đối kế toán Nguyên tắc chung: Trước khi lập bảng CĐKT, kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản. Số liệu dùng để phản ánh vào các chỉ tiêu trên bảng CĐKT là không bù trừ. Nếu tài khoản có theo dõi chi tiết và cuối kỳ tổng hợp dẫn đến dư cả 2 bên Nợ và Có thì vẫn giữ nguyên số dư đó khi tham gia tính toán. Khi lập bảng CĐKT, những chỉ tiêu thuộc nhóm tài sản thì căn cứ vào số dư Nợ của các tài khoản liên quan để ghi. Những chỉ tiêu thuộc nhóm nguồn vốn thì căn cứ vào số dư Có của các tài khoản liên quan để ghi. Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì ghi ở phần TÀI SẢN, nếu số dư chi tiết là số dư Có thì ghi ở phần NGUỒN VỐN. Các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng như 214, 129, 229, 139, 159, … luôn có số dư Có, nhưng khi lên bảng CĐKT thì ghi ở phần “TÀI SẢN” theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 419, 421, … nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần NGUỒN VỐN, nhưng ghi theo số âm. Cơ sở sồ liệu và phương pháp lập bảng CĐKT: Đối với cột Số đầu năm: Căn cứ số liệu cột Số cuối kỳ của bảng CĐKT ngày 3112 năm trước để ghi. Cột “Số cuối kỳ: Lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản liên quan trên bảng cân đối phát sinh năm nay. Để bảng CĐKT đúng, ngoài việc phản ánh đúng, đầy đủ số liệu cho các chỉ tiêu của nó còn phải đảm bảo quan hệ cân đối chung giữa tài sản và nguồn vốn: TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN 2.2.2 Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. + Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Mã số 01: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và TK 512 Doanh thu bán hàng nội bộ trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu Mã sồ 02: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521, TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Mã số 10: Mã số 10 = Mã số 01 Mã số 02 4. Giá vồn hàng bán Mã số 11: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 Giá vốn hàng bán đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Mã số 20: Mã số 20 = Mã số 10 Mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính Mã số 21: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 Doanh hoạt động tài chính đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 7. Chi phí tài chính Mã số 22: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 Chi phí tài chính đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Trong đó, Chi phí lãi vay Mã số 23: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 Chi phí tài chính. 8. Chi phí quản lý kinh doanh Mã số 24: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 642 Chi phí quản lý kinh doanh đối ứng với Nợ tài khoản 911 Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Mã số 30: Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 Mã số 22) Mã số 24 10. Thu nhập khác Mã số 31: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 Thu nhập khác đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 11. Chi phí khác Mã số 32: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 Chi phí khác đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 12. Lợi nhuận khác Mã số 40: Mã số 40 = Mã số 31 Mã số 32 13. Tổng lợi nhuận trước thuế Mã số 50: Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Mã số 51: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211. 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Mã số 60: Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52) 2.2.3 Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Doanh nghiệp không lập báo cáo này 2.2.4 Lập thuyết minh báo cáo tài chính Cơ sở lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh. Căn cứ vào sổ sách kế toán tổng hợp. Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan. Căn cứ vào Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Trong phần này doanh nghiệp nêu rõ: 1. Hình thức sở hữu vốn: Là công ty cổ phần 2. Lĩnh vực kinh doanh: Vận chuyển hàng hoá bằng taxi tải và ôtô 3. Tổng số công nhân viên: 4. Đặc điểm họat động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính: không Chính sách kế toán áp dụng tạo doanh nghiệp 1. Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 0101… đến 3112… Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm. 2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Ghi rõ là đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán. 3. Chế độ kế toán áp dụng: QĐ số 48QĐ BTC 4. Hình thức kế toán áp dụng: Nêu rõ hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng là Nhật ký – sổ cái. 5. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rỏ hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào trong 4 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho (Bình quân gia quyền, nhập trước, xuất trước, nhập sau, xuất trước hay tính giá đích danh). Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ 6. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Nêu rõ là áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hoặc phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm… 6. Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: khi phát sinh 7. Nguyên tắc ghi nhận chi phi phải trả: khi phát sinh 8. Nguyên tắc và phương pháp các khoản dự phòng phải trả: không 9• Nguyên tắc ghi nhận các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái: không 10. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán: ghi nhận doanh thu theo thực tế phát sinh. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bay trong Bảng cân đối kế toán Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các chi tiết các số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán để giúp người sử dụng báo cáo tài liệu hiểu rỏ hơn khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rỏ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu, chi phí. Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần VI là đơn vị tính được sử dụng trong báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh. Số liệu ghi vào cột “năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “năm nay” được lập trên có sở số liệu từ: • Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh năm nay • Số kế toán tổng hợp • Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết co liên quan. Chỉ tiêu: “Chi phi sản xuất kinh doanh theo yếu tố” căn cứ vào chi phi sản xuất kinh doanh theo từng yếu tố phát sinh trong năm để ghi vào cột “năm nay” ở từng chi tiết phù hợp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết của các tài khoản chi phi: TÀI KHOảN 621, 622, 623, 627, 641, 642, 142, 242,… Các ngành sản xuất đặc thù thì yếu tố chi phi có thể khác nhau, hoặc được cụ thể hóa yếu tố “chi phi dịch vụ mua ngoài”, “chi phi khác bằng tiền” Số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này được đánh số dẫn từ báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh năm trước (cột “năm trước”) và báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh năm nay (cột “năm nay”). Việc đánh giá số thứ tự này cần được duy trì nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác nhằm thuận tiện cho việc đối chiếu so sánh. Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “đầu năm” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “cuối năm” thì điều này phải được nêu rỏ trong thuyết minh báo cáo tài chính. 2.3 Phân tích báo cáo tài chính 2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 2.3.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán a) Phân tích khái quát tình hình tài sản Bảng 2.1: Bảng khái quát tình hình tài sản của công ty CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 CHÊNH LỆCH 20102009 20112010 TSNH Đồng 276,183,359 701,532,379 792,795,662 154.01% 13.01% TSDH Đồng 659,190,980 1,219,670,433 1,447,598,634 85.03% 18.69% TỔNG TS Đồng 935,374,339 1,921,202,812 2,240,394,296 105.39% 16.61% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Dựa vào bảng 2.1 ta thấy tổng TS của công ty qua 3 năm có xu hướng tăng lên. Năm 2009 tổng TS của công ty là 935,374,339 đồng, sang năm 2010 con số này là 1,921,202,812 đồng tức tăng 105.39%. Tổng TS của công ty tăng trong năm 2010 là do TSDH tăng 560,479,453 đồng, TSNH tăng 425,349,020 đồng làm cho tổng TS cũng tăng 985,828,473 đồng. Năm 2011 tổng TS là 2,240,394,296 đồng, tăng 16.61% so với năm 2010. Tổng TS năm 2011 tăng chủ yếu do TSDH tăng 227,928,201 đồng làm tổng TS tăng lên. Chứng tỏ công ty đã có sự đầu tư phát triển kinh doanh. Cụ thể: TSNH: TSNH chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng TS. Năm 2009 chiếm 29.53%, năm 2010 chiếm 36.52%, năm 2012 chiếm 35.39% tổng TS. Năm 2010 TSNH tăng 425,349,020 đồng tức tăng 154.01% so với năm 2009. Năm 2011 TSNH cũng tăng , nhưng ít hơn rất nhiều so với năm 2010 là 91,263,283 đồng tức tăng 13.01% so với năm 2010. TSDH: TSDH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS. Năm 2009 chiếm 70.47%. Năm 2010 là 63.48%, TSDH tăng 560,479,453 đồng tức tăng 85.03%. Năm 2011 TSDH chiếm 64.41% tổng TS, trong năm TSDH đã tăng 227,928,201 đồng so với năm 2010 tức là tăng 18.69%. b) Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn Bảng 2.2: Bảng khái quát nguồn vốn của công ty CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ trọng 20102009 20112010 Nợ phải trả Đồng 83,522,770 1,053,086,075 354,470,218 1160.84% 66.34% VCSH Đồng 851,851,569 868,116,737 1,885,924,078 1.91% 117.24% TỔNG NV Đồng 935,374,339 1,921,202,812 2,240,394,296 105.39% 16.61% (Nguồn bảng cân đối kế toán) Dựa vào bảng 2.2 ta thấy tổng NV qua 3 năm có xu hướng tăng. Năm 2009 tổng NV là 935,374,339 đồng, sang năm 2010 con số này là 1,921,202,812 đồng, tổng NV tăng 985,828,473 đồng, tức tăng 105.39% so với năm 2009. Năm 2011 tổng NV tăng 319,191,484 đồng, tức tăng 16,61% ,ít hơn rất nhiều so với năm 2010.Cụ thể: NPT: Nhìn chung qua 3 năm NPT đều chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với VCSH trong tổng nguồn vốn. Năm 2009 NPT chiếm 8.93%, năm 2010 chiếm 54.81%, năm 2011 chiếm 15.82% tổng NV.Trong năm 2010 NPT tăng một lượng rất lớn là 969,563,305 đồng, tức tăng 1160.84%. Năm 2011 NPT giảm một lượng là 698,615,857 đồng, tức giảm 66.34%. VCSH: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NV của Công ty. Năm 2009 chiếm 91.07%, năm 2010 chiếm 45.19%, đến năm 2011 là 84.18%. Năm 2010 VCSH chỉ tăng 16,265,168 đồng, tức tăng 1.91%. Nhưng đến năm 2011 VCSH tăng một lượng lớn là 1,017,807,341 đồng, tức tăng 117.24%. Do trong năm 2011 đã có sự góp thêm vốn kinh doanh( 1 tỷ đồng). Như vậy, ta thấy TS của công ty được tài trợ chủ yếu bằng VCSH. 2.3.1.2 Phân tích bảng KQHĐKD Bảng 2.3: Khái quát KQHĐKD CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ trọng Tăng giảm 20102009 20112010 20102009 20112010 Doanh thu bán hàng và CCDV Đồng 1,024,434,151 1,566,032,615 3,403,263,854 52.87% 117.32% 541,598,464 1,837,231,239 DTT về bán hàng và CCDV Đồng 1,024,434,151 1,566,032,615 3,403,263,854 52.72% 117.32% 540,598,464 1,837,231,239 Giá vốn hàng bán Đồng 739,699,251 1,159,477,226 2,668,784,091 56.75% 130.17% 419,777,975 1,509,306,865 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV Đồng 284,734,900 406,555,389 734,479,763 42.78% 80.66% 121,820,489 327,924,374 Doanh thu hoạt động tài chính Đồng 179,310 999,728 3,664,932 457.54% 266.59% 820,418 2,665,204 Chi phí tài chính Đồng 1,077,735 333,320 12,343,750 69.07% 3603.27% 744,415 12,010,430 Chi phí quản lý kinh doanh Đồng 267,898,139 385,534,906 702,057,824 43.91% 82.10% 117,636,767 316,522,918 Lợi nhuận thuần từ HĐKD Đồng 15,938,336 21,686,891 23,743,121 36.07% 9.48% 5,748,555 2,056,230 Tổng lợi nhuận trước thuế Đồng 15,938,336 21,686,891 23,743,121 36.07% 9.48% 5,748,555 2,056,230 Chi phí thuế TNDN Đồng 3,984,584 5,421,723 5,935,780 36.07% 9.48% 1,437,139 514,058 Lợi nhuận sau thuế TNDN Đồng 11,953,752 16,265,168 17,807,341 36.07% 9.48% 4,311,416 1,542,173 (Nguồn Bảng KQHĐKD) Dựa vào bảng 2.3 ta thấy tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm có hiệu quả, lợi nhuận đều tăng từ năm 2009 đến năm 2011. Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và CCDV: năm 2009 là 284,734,900 đồng. Năm 2010 là 406,555,389 đồng tức tăng một lượng là 121,820,489 đồng, tương ứng là tăng 42.78%. Năm 2011 lợi nhuận tăng 327,924,374 đồng, tức tăng 80.66%. Mức tăng lợi nhuận cao là do trong năm 2011 doanh thu bán hàng và CCDV tăng 1,837,231,239 đồng so với năm 2010, tức tăng 117.32%. Như vậy, doanh thu tăng qua 3 năm rõ nhất là năm 2011, nhưng giá vốn hàng bán lớn nên lợi nhuận đem lại là không cao. Giá vốn hàng bán tăng là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào trên thị trường không ngừng tăng lên. Với đặc thù ngành nghề là kinh doanh taxi tải nên chịu ảnh hưởng rất lớn của biến động giá cả xăng dầu trên thị trường. Lợi nhuận thuần từ HĐKD cũng tăng nhưng không cao do doanh thu từ hoạt động tài chính thấp, năm 2010 tăng 820,418 đồng, năm 2011 tăng 2,665,204 đồng.Trong khi đó các khoản chi phí lại tăng lên, năm 2010 chi phí tài chính giảm 744,415 đồng nhưng năm 2011 lại tăng 12,010,430 đồng, tức tăng 3603.27%. Năm 2010 chi phí quản lý kinh doanh tăng 117,636,767 đồng, tăng 43.91%, năm 2011 tăng 316,522,918 đồng tức tăng 130.17%. Các chi phí tăng có thể là do trong kì doanh nghiệp thiếu vốn nên đã đi vay bên ngoài làm chi phí lãi vay tăng lên, đẩy chi phí tài chính tăng cao. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng qua 3 năm nhưng không cao. Chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và CCDV, doanh thu từ các hoạt động khác cũng tăng nhưng không đáng kể. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế tăng 4,311,410 đồng, tức tăng 36.07%. Năm 2011 tăng 1,542,173 đồng, tức tăng 9.48% so với năm 2010. 2.2.2 Phân tích tình hình biến động, kết cấu tài sản và nguồn vốn Bảng 2.4: Bảng biến động và kết cấu tài sản CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ trọng Tăng giảm Giá trị (đồng) Tỷ trọng Giá trị( đồng) Tỷ trọng Giá trị( đồng) Tỷ trọng 1009 1110 20102009 20112010 A TSNH 276,183,359 29.53% 701,532,379 36.52% 792,795,662 35.39% 6.99% 1.13% 425,349,020 91,263,283 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 36,933,149 13.37% 28,189,905 4.02% 243,306,611 30.69% 9.35% 26.67% 8,743,244 215,116,706 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00% 0.00% 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 207,637,000 75.18% 593,232,381 84.56% 490,457,944 61.86% 9.38% 22.70% 385,595,381 102,774,437 IV. Hàng tồn kho 0 0.00% 0 0.00% 18,772,351 2.37% 0.00% 2.37% 0 18,772,351 V. TSNH khác 31,613,210 11.45% 80,110,093 11.42% 40,258,756 5.08% 0.03% 6.34% 48,496,883 39,851,337 B TSDH 659,190,980 70.47% 1,219,670,433 63.48% 1,447,598,634 64.61% 6.99% 1.13% 560,479,453 227,928,201 I. Tài sản cố định 628,237,005 67.16% 1,177,450,966 96.54% 1,294,347,962 89.41% 29.37% 7.12% 549,213,961 116,896,996 II. Bất động sản đầu tư 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00% 0.00% 0 0 III. Các khoản đầu tư tài chính DH 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00% 0.00% 0 0 IV. Các TSDH khác 30,953,975 3.31% 42,219,467 3.46% 153,250,672 10.59% 0.15% 7.12% 11,265,492 111,031,205 V. Tổng TS 935,374,339 100.00% 1,921,202,812 100.00% 2,240,394,296 100.00% 0.00% 0.00% 985,828,473 319,191,484 (Nguồn : bảng cân đối kế toán) 2.2.2.1 Phân tích tình hình biến động và kết cấu tài sản Qua số liệu trong bảng trên, ta thấy tổng tài sản qua 3 năm đều tăng. Năm 2010 tăng 985,828,273 đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 319,191,484 đồng so với năm 2010. Cụ thể: Đối với TSNH: TSNH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TS, ta thấy TSNH qua 3 năm tăng về mặt giá trị nhưng lại giảm về tỷ trọng. Năm 2009 chiếm 29.53%, năm 2010 chiếm 36.52% và năm 2011 chiếm 35.39%. Về mặt giá trị, năm 2010 tăng 425,349,020 đồng, về tỷ trọng tăng 6.99%. Năm 2011 giá trị TSNH tăng 91,263,283 đồng nhưng về tỷ trọng lại giảm 1.13%. TSNH tăng qua các năm là do: Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2009 chiếm 13.37%, năm 2010 chỉ chiếm 4.02% và năm 2011 chiếm 30.69% trong TSNH. Năm 2010 tiền và các khoản tương đương tiền giảm 8,743,244 đồng, tỷ trọng giảm 9.35%. Năm 2011 tăng 215,116,706 đồng, tỷ trọng tăng 26.67% cho thấy trong kỳ công ty có khả năng thanh tóan tốt. Các khoản phải thu ngắn hạn: chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng TSNH. Năm 2010 các khoản phải thu tăng 385,595,381 đồng, tỷ trọng tương ứng tăng 9.38% thể hiện trong năm 2010 công ty đã phát sinh thêm nợ mới. Trong năm công ty đã để cho khách hàng chiếm dụng vốn làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Đến năm 2011 các khoản phải thu lại giảm đáng kể, giảm 102,774,437 đồng về giá trị, về tỷ trọng giảm 22.70% chứng tỏ trong năm công ty đã có những chính sách thu hồi nợ của khách hàng Hàng tồn kho: chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong TSNH do đặc thù kinh doanh dịch vụ taxi tải. Năm 2011 HTK tăng 18,772,351đồng, tỷ trọng tăng 2.37%. Các TSNH khác: chiếm tỷ trọng nhỏ trong TSNH, năm 2009 chiếm 11.45%, năm 2010 giảm còn 11.42% và đến năm 2011 giảm còn 5.08%. Về mặt giá trị năm 2010 lại tăng 48,496,883 đồng, năm 2011 giảm 39,851,337 đồng. Nhìn chung, TSNH tăng chủ yếu do tiền và các khoản tương đương bằng tiền và các khoản phải thu của công ty tăng, hai khoản mục này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong TSNH còn HTK và các TSNH khác cũng tăng nhưng không đáng kể. Đối với TSDH: chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS, về mặt giá trị tăng nhưng về tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Năm 2010 tăng 560,479,453 đồng nhưng giảm 6.99% về tỷ trọng. Năm 2011 tăng 227,928,201 đồng, về tỷ trọng tăng 1.13%. TSDH tăng là do: TSCĐ: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong TSDH. Năm 2009 chiếm 67.16%, năm 2010 con số này tăng lên 29.37% tức là chiếm 96.54%, năm 2011 chiếm 89.41%. Về mặt giá trị cũng tăng đáng kể, năm 2010 tăng 549,213,961 đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 116,896,996 đồng nhưng tỷ trọng lại giảm 7.12%. Điều này cho thấy trong kỳ công ty đã chú trọng đầu tư mua sắm thêm phương tiện vận tải, mở rộng quy mô kinh doanh tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh. Các TSDH khác: chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong TSDH và tăng qua các năm. Năm 2010 tăng 11,265,492 đồng, tỷ trọng tăng 0.15%, tức chiếm 3.46%. Năm 2011 tăng 111,031,205 đồng, tỷ trọng tăng 7.12%. Nhìn chung, TSDH của công ty tăng lên chủ yếu do TSCĐ tăng, TSDH khác cũng tăng nhưng với tỷ lệ nhỏ. Qua phân tích tình hình biến động và kết cấu tài sản của công ty cho thấy tài sản của công ty liên tục tăng qua các năm 2009 đến 2011, cơ cấu phân bổ theo hướng đầu tư chủ yếu vào TSDH, TSNH có tăng nhưng tốc độ tăng còn thấp. 2.3.2.2 Phân tích tình hình biến động và kết cấu nguồn vốn CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ trọng Tăng giảm Giá trị( đồng) Tỷ trọng Giá trị( đồng) Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 20102009 20112010 20102009 20112010 A Nợ phải trả 83,522,770 8.93% 1,053,086,075 54.81% 354,470,218 15.82% 45.88% 38.99% 969,563,305 698,615,857 I. Nợ ngắn hạn 83,522,770 100.00% 1,053,086,075 100.00% 354,470,218 100.00% 0.00% 0.00% 969,563,305 698,615,857 II. Nợ dài hạn 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00% 0.00% 0 0 B VCSH 851,851,569 91.07% 868,116,737 45.19% 1,885,924,078 84.18% 45.88% 38.99% 16,265,168 1,017,807,341 I. VCSH 851,851,569 100.00% 868,116,737 100.00% 1,885,924,078 100.00% 0.00% 0.00% 16,265,168 1,017,807,341 II. Quỹ khen thưởng phúc lợi 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00% 0.00% 0 0 Tổng NV 935,374,339 100.00% 1,921,202,812 100.00% 2,240,394,296 100.00% 0.00% 0.00% 985,828,473 319,191,484 Bảng 2.5: Bảng biến động và kết cấu nguồn vốn Nguồn: Bảng cân đối kế toán Tổng nguồn vốn được hình thành từ hai nguồn là NPT và VCSH. Từ các số liệu được tính toán ở trên ta thấy tổng NV tăng dần qua các năm. Năm 2010 tăng 985,828,473 đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 319,191,484 đồng so với năm 2010. Cụ thể: Đối với NPT: Khoản mục này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng NV. Năm 2009 là 8.93%, năm 2010 chiếm 54.81% và năm 2011 chiếm 15.82%. Về mặt giá trị NPT năm 2010 tăng 969,563,305 đồng, tỷ trong tăng 45.88%. Năm 2011 giảm 698,615,857 đồng, giảm 38.99% về tỷ trọng. NPT tăng chứng tỏ khả năng chiếm dụng vốn của công ty là rất lớn. Tuy nhiên năm 2011 lại giảm thể hiện trong kỳ công ty đã hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh nên đã thanh toán các khoản nợ. Toàn bộ khoản mục NPT là nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn. Cơ cấu phân bổ như vậy là chưa hợp lý, việc toàn bộ là nợ ngắn hạn sẽ tạo áp lực thanh toán nhanh cho công ty. Đối với VCSH: chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NV. Năm 2009 chiếm 91.07%, năm 2010 con số này giảm còn 45.19%, năm 2011 là 84.18%. Về giá trị VCSH đều tăng qua các năm, năm 2010 tăng 16,265,168 đồng, tỷ trọng lại giảm 45.88%. Năm 2011 tăng 1,017,807,341 đồng, tỷ trọng tăng 38.99%. Điều này chứng tỏ công ty đã huy động được vốn từ các chủ sở hữu cho thấy trong kỳ công ty kinh doanh có hiệu quả. Nhìn chung tổng NV của công ty qua 3 năm 2009 đến 2011 đều tăng. Với cơ cấu NPT chiếm tỷ trọng nhỏ, VCSH chiếm tỷ trọng lớn tạo sự chủ động trong kinh doanh của công ty. 2.3.3 Phân tích tình hình công nợ Bảng 2.6: Bảng phân tích tình hình công nợ của công ty CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ trọng(%) Tăng giảm 1009 1110 20102009 20112010 Các KPT Đồng 207,637,000 539,232,381 490,457,944 159.70 9.05 331,595,381 48,774,437 NPT Đồng 83,522,770 1,053,086,075 354,470,218 1160.84 66.34 969,563,305 698,615,857 Nợ NH Đồng 83,533,770 1,053,086,075 354,470,218 1160.67 66.3 969,552,305 698,615,857 Nợ DH Đồng 0 0 0 0.00 0.00 0 0 Tổng NV Đồng 935,374,339 1,921,202,812 2,240,394,296 105.39 16.61 985,828,473 319,191,484 KPT Tổng TS % 22.20 28.07 21.89 26.4 22.00 5.87 6.18 NPT Tổng NV % 8.93 54.81 15.82 513.86 71.14 45.88 38.99 Nguồn: BCĐKT Qua bảng số liệu trên ta thấy các khoản phải thu biến động cả về giá trị và tỷ trọng qua các năm. Năm 2009 các khoản phải thu là 207,637,000 đồng có nghĩa là cứ 100 đồng đầu tư vào TS thì các khoản phải thu chiếm 22.20%. Năm 2010 tăng 331,595,381 đồng, tức tăng 159.70% có nghĩa là cứ 100 đồng đầu tư vào TS thì các khoản phải thu chiếm 28.07%. Các khoản phải thu tăng lên chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Năm 2011 các khoản phải thu giảm 48,774,437 đồng, giảm 9.05% về tỷ trọng so với năm 2010 nghĩa là cứ 100 đồng đầu tư vào TS thì khoản phải thu chiếm 21.89%. Như vậy, các khoản phải thu giảm cho ta biết được trong năm 2011 công ty đã thu hồi được các khoản nợ, tăng hiệu quả sử dụng vốn NPT: Năm 2009 là 83,522,770 đồng tức cứ 100 đồng tài trợ thì có 8.93% đi chiếm dụng. Năm 2010 con số này tăng 969,563,305 đồng , tức tăng 1160.84%. Tỷ lệ này tăng rất cao chứng tỏ trong năm công ty đã sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài. Tuy nhiên việc sử dụng nợ làm gia tăng áp lực trả nợ và chi phí cung tăng cao. Năm 2011 NPT lại giảm 698,615,857 đồng, tức giảm 66.34%. Có nghĩa là cứ 100 đồng tài trợ thì có 15,82 đồng là đi chiếm dụng. Nhìn chung, từ năm 2009 đến 2011 công ty bị chiếm dụng nhiều hơn là đi chiếm dụng. Công ty cần có công tác quản lý nợ tốt hơn nhằm đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao hơn. 2.3.4 Phân tích tình hình công ty qua các tỷ số tài chính 2.3.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải được thể hiện ở khả năng chi trả, vì vậy chúng ta bắt đầu từ việc phân tích khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành HTTHH=TSNH(Tổng nợ ngắn hạn) CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng giảm 20102009 20112010 TSNH Đồng 276,183,359 701,532,379 792,795,662 425,349,020 91,263,283 Nợ ngắn hạn Đồng 83,522,770 1,053,086,075 354,470,218 969,563,305 698,615,857 H_TTHH 3.31 0.67 2.24 2.64 1.57 Bảng 2.7: Bảng hệ số khả năng thanh toán hiện hành Nguồn: BCĐKT Phân tích Hệ số thanh toán hiện hành: Năm 2009 H_TTHH là 3.31 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 3,31 đồng TSNH, đến năm 2010 hệ số này giảm còn 0.67 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,67 đồng TSNH. Tỷ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán của công ty có xu hướng giảm, đây là dấu hiệu báo trước về những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Tuy nhiên hệ số này lại tăng lên 2.24 vào năm 2011, tỷ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đản bảo bằng 2,24 đồng TSNH. Hệ số này tăng cho thấy khả năng thanh khoản cao. Tỷ số này cao cũng cho thấy việc quản lý TSLĐ của công ty không hiệu quả bởi có nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều khoản nợ khó đòi. Khả năng thanh toán bằng tiền HTTBT =Tiền( Nợ ngắn hạn) Bảng 2.8: Bảng hệ số thanh toán bằng tiền CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng giảm 20102009 20112010 Tiền Đồng 36,933,149 28,189,905 792,795,662 8,743,244 764,605,757 Nợ ngắn hạn Đồng 83,522,770 1,053,086,075 354,470,218 969,563,305 698,615,857 H_TTBT 0.44 0.03 2.24 0.42 2.21 Nguồn: BCĐKT Năm 2009 hệ số thanh toán bằng tiền bằng 0.44 có nghĩa là có 44% nợ ngắn hạn được đảm bảo ngay bằng tiền mặt nhưng đến năm 2010 con số này giảm còn 3%. Nếu các khoản nợ đều đến hạn thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán. Nhưng đến năm 2011 hệ số này lại tăng lên ở mức 2.24 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 2,24 đồng tiền mặt. Như vậy khả năng thanh toán của công ty đã được cải thiện và đảm bảo chi trả được các khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán lãi vay HTTLV=(Lợi nhuận trước thuế và lãi vay)(Chi phí lãi vay) CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng giảm 20102009 20112010 EBIT Đồng 17,016,071 22,020,211 36,077,871 5,004,140 14,057,660 Chi phí lãi vay Đồng 1,077,735 333,320 12,343,750 744,415 12,010,430 HTTLV 15.79 66.06 2.92 50.27 63.14 Bảng 2.9: Bảng hệ số thanh toán lãi vay Nguồn: BKQHĐKD Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2009 HTTLV là 15.79 có nghĩa là công ty trong kỳ đã kiếm được khoản thu nhập gấp 15.79 lần số lãi vay phải trả, đến năm 2010 tăng lên 66.06 lần. Sự tăng này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty càng tốt. Nhưng đến năm 2011 hệ số này lại giảm chỉ còn 2.92, nghĩa là khoản thu nhập kiếm được chỉ gấp 2.92 lần số lãi vay phải trả. Công ty cần quan tâm tới việc gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí lãi vay. Nhìn chung, khả năng thanh toán lãi vay qua 3 năm 2009 đến 2011 là tương đối tốt. Điều này sẽ tạo niềm tin cho các nhà cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển. 2.3.4.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân KTTBQ=(Khoản phải thu bình quân )(Doanh thu bình quân ngày) Bảng 2.10: Kỳ thu tiền bình quân CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng giảm 20102009 20112010 KPThu bq Đồng 144,083,500 400,434,691 541,842,099 256,351,191 141,407,409 DTTbq Đồng 2,846,149 4,352,868 9,463,691 1,506,719 5,110,823 KTTBQ Ngày 50.62 91.99 57.25 41.37 34.74 Nguồn: BCĐKT BKQHĐKD Năm 2009 trung bình sau 51 ngày 1 đồng hàng hóa bán ra công ty thu được tiền hàng, năm 2010 con số này tăng lên là 92 ngày. Chứng tỏ công tác quản lý nợ phải thu của công ty chưa hiệu quả. Đến năm 2011 KTTBQ giảm còn 58 ngày, tuy đã giảm nhưng con số này vẫn cao. Công ty cần có những biện pháp thích hợp để giảm KTTBQ xuống mức hợp lý. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ=(Doanh thu thuần)(Nguyên giá TSCĐ bình quân) Bảng 2.11: Bảng hiệu suất sử dụng TSCĐ CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu thuần Đồng 1,024,613,461 1,567,032,343 3,406,928,786 Nguyên giá TSCĐ bq Đồng 1,012,091,809 1,371,307,264 1,913,739,718 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 1.01 1.14 1.78 Nguồn: BCĐKT BKQHĐKD Từ bảng số liệu trên cho thấy, năm 2009 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 1.01 nghĩa là 1 đồng Nguyên giá TSCĐ tạo ra được 1,01 đồng doanh thu. Năm 2010 con số này tăng lên ở mức 1 đồng Nguyên giá TSCĐ tạo ra được 1,14 đồng doanh thu. Đến năm 2011 là 1.78, tức là 1,78 đồng doanh thu được tạo ra từ 1 đồng nguyên giá TSCĐ. Như vậy, hiệu suất sử dụng TSCĐ đều tăng qua các năm cho thấy được hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty là rất tốt. Vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn=(Doanh thu thuần)(Tổng tài sản bình quân) Bảng 2.12: Bảng hiệu suất sử dụng tổng tài sản CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu thuần Đồng 1,024,613,461 1,567,032,343 3,406,928,786 Tổng TSbq Đồng 1,044,550,833 1,428,288,576 2,080,798,554 Hiệu suất sử dụng tổng TS Lần 0.98 1.10 1.64 Nguồn: BCĐKT BKQHĐKD Qua những số liệu được tính ở trên, ta nhận thấy Hiệu suất sử dụng tổng TS tăng qua các năm. Năm 2009 là 0.98, tức là 1 đồng vốn đầu tư vào công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,98 đồng doanh thu. Năm 2010 con số này là 1.10 nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư vào công ty sẽ tạo ra 1,1 đồng doanh thu. Năm 2011 tăng lên ở mức 1.64, tức 1,64 đồng doanh thu sẽ được tạo ra từ 1 đồng vốn đầu tư. Như vậy hiệu suất sử dụng toàn bộ TS càng tăng cho thấy hiệu quả sử dụng TS càng cao. 2.3.4.3 Tỷ số về đòn bẫy tài chính và cơ cấu tài sản a) Tỷ số đòn bẫy tài chính HN = (Nợ phải trả)(Tổng tài sản) X 100% HVCSH = (Vốn chủ sở hữu)(Tổng tài sản) X 100% Bảng 2.13: Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng giảm 20102009 20112010 NPT Đồng 83,522,770 1,053,086,075 354,470,218 969,563,305 698,615,857 VCSH Đồng 851,851,569 868,116,737 1,885,924,078 16,265,168 1,017,807,341 Tổng TS Ngày 935,374,339 1,921,202,812 2,240,394,296 985,828,473 319,191,484 HN % 8.93% 54.81% 15.82% 45.88% 38.99% HVCSH % 91.07% 45.19% 84.18% 45.88% 38.99% Biểu đồ 2.1: Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu qua các năm Nguồn: Bảng hệ số nợ và hệ số VCSH Qua bảng 2.12 và biểu đồ 2.1 ta nhận thấy giữa hệ số nợ và hệ số VCSH có sự tương quan lẫn nhau. Hệ số nợ tăng thì hệ số VCSH giảm và ngược lại. Năm 2009 cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì có 9 đồng được hình thành từ vay nợ bên ngoài và có 91 đồng được tài trợ từ vốn chủ sở hữu. Trong năm này hệ số vốn chủ sở hữu là rất cao chứng tỏ công ty có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị sức ép của các khoản nợ vay. Năm 2010: hệ số nợ đã tăng lên 45% và hệ số VCSH giảm xuống ở mức 55%. Nghĩa là 100 đồng vốn kinh doanh thì có 45 đồng được hình thành từ vay nợ bên ngoài và 55 đồng được tài trợ từ VCSH. Trong giai đoạn này công ty đang trên đà phát triển nên đã sử dụng đòn bẫy tài chính để gia tăng lợi nhuận. Năm 2011: Hệ số nợ đã giảm và hệ số VCSH lại tăng lên. Lúc này 100 đồng vốn kinh doanh thì có 16 đồng được hình thành từ vay nợ bên ngoài và 86 đồng được tài trợ từ VCSH. Hệ số nợ giảm chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả đã trả được nợ vay giúp công

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 3

MỤC LỤC

Tiêu đề

Danh mục từ viết tắt

Danh mục sơ đồ, bảng đồ, biểu đồ

Lời mở đầu

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1

1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 2

1.2.1 Các lĩnh vực, nhiệm vụ của công ty đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh 2

1.2.2 Giới thiệu hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của cơ sở thực tập 2

1.3 Bộ máy tổ chức của công ty 3

1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý 3

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 3

1.4 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty 5

PHẦN 2: MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY 7

2.1 Kế toán tài chính 7

2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 7

2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán 7

2.1.3 Chế độ kế toán áp dụng và hình thức ghi sổ 7

2.1.3.1 Chế độ kế toán 7

2.1.3.2 Hình thức ghi sổ 8

2.2 Lập báo cáo tài chính 11

2.2.1 Lập bảng cân đối kế toán 11

2.2.2 Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 12

2.2.3 Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 14

2.2.4 Lập thuyết minh báo cáo tài chính 14

2.3 Phân tích báo cáo tài chính 18

Trang 4

2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 18

2.3.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 18

2.3.1.2 Phân tích bảng KQHĐKD 20

2.3.2 Phân tích tình hình biến động, kết cấu tài sản và nguồn vốn 22

2.3.2.1 Phân tích tình hình biến động và kết cấu tài sản 24

2.3.2.2 Phân tích tình hình biến động và kết cấu nguồn vốn 25

2.3.3 Phân tích tình hình công nợ 27

2.3.4 Phân tích tình hình công ty qua các tỷ số tài chính 29

2.3.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán 29

2.3.4.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động 31

2.3.4.3 Tỷ số về đòn bẫy tài chính và cơ cấu tài sản 33

2.3.4.4 Các tỷ số sinh lời 36

2.3.5 Phân tích Dupont……… 40

Kết luận

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

Nhận xét của cơ sở thực tập

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

7 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

10 HSSDTS Hệ số sử dụng tài sản

12 HTTBT Hệ số thanh toán bằng tiền

13 HTTHH Hệ số thanh toán hiện hành

14 HTTLV Hệ số thanh toán lãi vay

15 HVCSH Hệ số vốn chủ sở hữu

17 KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Bảng khái quát tình hình tài sản công ty……… 18

Bảng 2.2: Bảng khái quát nguồn vốn công ty……… 19

Bảng 2.16: Bảng tỷ số sức sinh lời căn bản……… 37

Bảng 2.18: Bảng doanh lợi tài sản………39

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ hệ số nợ và hệ số VCSH qua các năm………34

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦUCùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế toàn cầu tạo điều kiệncho những doanh nghiệp phát triển, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng chịunhiều áp lực cạnh tranh Do đó mỗi doanh nghiệp phải biết cách tồn tại trongnền kinh tế Là sinh viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, việc đượctiếp cận thực tế với một doanh nghiệp là vô cùng có ích cho việc bổ sungthêm những kiến thức trên giảng đường.

Thực tiễn đã chứng minh rằng thực tập là một phần không thể thiếutrong hành trang tri thức của học sinh, sinh viên Đây là phương pháp thực tếhóa kiến thức giúp cho chúng ta khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn đểđáp ứng được yêu cầu của xã hội nói chung và của các công việc nói riêng.Với sự tạo điều kiện của trường, khoa đã giúp em được hiểu rõ hơn về điều đóbằng việc đi thực tập Cùng với sự đồng ý của Công Ty Cổ phần thương mại– xây dựng Ngân Phú để em được thực tập tại công ty

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của cô, chú,các anh chị tại công ty và cô giáo Phạm Thị Thuý Hằng đã giúp em hoànthành báo cáo thực tập này

 Mục đích của báo cáo: tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế ở tổchức kinh tế về hoạt động tài chính tiền tệ Đồng thời vận dụng kiến thức đãhọc để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của công ty

Từ đó, đưa ra những nhận xét đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu ở nhữngmặt hoạt động đã tiến hành phân tích

 Đối tượng nghiên cứu: quá trình hình thành và hoạt động củaCông ty cổ phần thương mại – xây dựng Ngân Phú

 Phạm vi nghiên cứu: tình hình hoạt động tại cơ sở thực tập từ năm

2009 đến năm 2011

Trang 8

 Phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử làm cơ sở kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp,thống kê…

Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp: gồm 2 phần

Phần 1: Giới thiệu khái quát công ty

Phần 2: Mô tả hoạt động cơ bản của công ty

- Kế toán tài chính

- Lập báo cáo tài chính

- Phân tích báo cáo tài chính

Do trình độ chuyên môn và thời gian hạn chế nên bài báo cáo không thểtránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô giáohướng dẫn, quý thầy cô trong khoa Tài chính ngân hàng và Quản trị kinhdoanh Trường Đại học Quy Nhơn để báo cáo được hoàn thiện hơn

Quy Nhơn, ngày 20 tháng 5 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Lê Vũ Diễm Chi

Trang 9

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại - xây dựng Ngân Phú

Tên tiếng anh: Ngan Phu Joint Stock Company

Địa chỉ: 01 Võ Liệu, Tp Quy Nhơn, Bình Định

Đường ven biển Nhơn Hội – Tam Quan dài 107km hoàn thành tháng8/2005 là con đường du lịch, dịch vụ và an ninh - quốc phòng Toàn tỉnh cóhàng trăm km đường tỉnh lộ, phần lớn là bê tông nhựa và xi măng cùng hàngngàn km đường giao thông nông thôn liên huyện, xã đã bê tông hóa rất thuậntiện cho việc kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách cũng như hàng hóa

Trong tương lai gần, cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hộiđược xây dựng sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, tạo choBình Định có một ưu thế vượt trội trong giao lưu khu vực và quốc tế Vớinhững lợi thế nêu trên, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông hànghóa trong và ngoài tỉnh, Công ty Cổ phần Thương Mại – Xây Dựng Ngân Phú

ra đời, khai sinh Taxi tải đầu tiên tại Bình Định Công ty thành lập vào ngày

Trang 10

20/12/2006, có trụ sở chính tại địa chỉ số 01 đường Võ Liệu, tổ 23 Khu vực 5,phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Sau hơn 2 nămhoạt động, Công ty Ngân Phú đã đạt được nhiều thành tích, giải quyết nguồnnhân lực dôi dư, tích lũy được kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý vàđưa ra được những định hướng phát triển Công ty trong thời kỳ hội nhập.

Ban đầu Công ty đã đầu tư 05 chiếc xe ô tô tải phục vụ nhu cầu vậnchuyển, đến tháng 11/2007 do nhu cầu của thị trường tăng mạnh Hội đồngQuản trị và Ban Giám Đốc đã mạnh dạn đầu tư thêm 05 chiếc với nhiều loạitải trọng khác nhau nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của thị trường, đếnquý I năm 2009 Công ty đã có kế hoạch mua thêm 05 chiếc nâng tổng số đầu

xe lên 15 chiếc để phục vụ khách hàng và các Doanh nghiệp trong và ngoàitỉnh

Đến nay công ty cổ phần thương mại xây dựng Ngân Phú có 23 nhânviên, thương hiệu Taxi tải Ngân Phú đã đi sâu vào lòng người dân Bình Định

và các tỉnh lân cận, với những ưu thế vượt trội là tiết kiệm thời gian và chi phícho khách hàng, nhanh chóng, tiện lợi, giá cả phải chăng, đội ngũ lái xe đượcđào tạo chuyên nghiệp, luôn làm hài lòng quý khách hàng

1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

1.2.1 Các lĩnh vực, nhiệm vụ của công ty đang thực hiện theo giấy phép kinh

doanh

a) Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh thương mại- dịch vụ

b) Nhiệm vụ của công ty cổ phần thương mại – xây dựng Ngân Phú là quátrình làm thay đổi, (di chuyển) vị trí của hàng hóa trong không gian và thờigian cụ thể để thỏa mãn nhu cầu về sự di chuyển, đồng thời tạo ra của cải vậtchất cho xã hội, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông, giải quyết công ăn việclàm cho người lao động, thu hút các nhà đầu tư vào Bình Định, góp phần đẩymạnh phát triển kinh tế cho tỉnh nhà.

Trang 11

1.2.2 Giới thiệu hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của cơ sở thực tập

- Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng taxi và ôtô

- Khai thác, chế biến và mua bán đá các loại

- Thi công lắp đặt đá ốp lát công trình xây dựng, trang trí nội – ngoạithất

- Mua bán thiết bị, nguyên liệu, vật tư, phụ tùng khai thác đá, muabán nguyên vật liệu xây dựng

- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá

1.3 Bộ máy tổ chức của công ty

1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức trong công ty

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

- Giám đốc: Là người người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chung

về mọi hoạt động của công ty Giám đốc trực tiếp phụ trách các công tác tàichính, nghiệp vụ chuyên môn của công ty

- Phó giám đốc: Là người tham mưu, trợ giúp cho Giám đốc trong quátrình hoạt động kinh doanh của công ty Chịu trách nhiệm trước giám đốc vềnội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việcđược Giám đốc uỷ quyền theo quy định của Pháp luật và điều lệ công ty

GIÁM ĐỐC

Trang 12

- Phòng kế toán: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnhvực tài chính kế toán

+/Giúp việc và tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác tổchức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê

+/Theo dõi, phân tích và phản ảnh tình hình biến động tài sản, nguồnvốn tại Công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Giámđốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh

+/ Phòng có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tàichính hàng năm Tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chínhtheo quy định và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Công ty Thực hiệnthu tiền bán hàng, quản lý kho quỹ Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán kế toán.Hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thống kê.

- Phòng điều hành: điều động xe khi có đơn đặt hàng

- Phòng kỹ thuật:

+/ Quản lý các loại thiết bị, xe cơ giới thuộc quyền quản lý của Công ty

Cổ phần Xây dựng và Thương mại Ngân Phú Phê duyệt kế hoạch sửa chữalớn, kiểm tra việc thực hiện sửa chữa lớn, kiểm tra kế hoạch và thực hiện bảodưỡng, sửa chữa lớn và công tác lưu trữ phụ tùng

+/ Kiểm soát việc cung cấp, điều động, sử dụng thiết bị, máy móc phục

vụ hoạt động kinh doanh

+/ Kết hợp với các phòng ban lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa máymóc thiết bị, dụng cụ của công ty theo chỉ định của nhà sản xuất và các quyđịnh của công ty

+/ Tổ chức chương trình bảo dưỡng sửa chữa lớn các máy móc, thiết bịcủa Công ty và kiểm tra việc bảo dưỡng, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị củaCông ty theo định kỳ

Trang 13

1.4 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây

Doanh thu bán hàng và CCDV Đồng 1,024,434,151 1,566,032,615 3,403,263,854 DTT về bán hàng và CCDV Đồng 1,025,434,151 1,566,032,615 3,403,263,854

Tổng lợi nhuận trước thuế Đồng 15,938,336 21,686,891 23,743,121

Về hiệu quả kinh doanh đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 1.2: Các tỷ số sinh lời qua các năm

Trang 14

(Nguồn: BCĐKT& BKQHĐKD)

Qua bảng số liệu, ta nhận thấy:

DLDT: so với năm 2009 DLDT năm 2010 giảm từ 1.17% xuống còn

1.04%, năm 2011 DLDT là 0.52% Doanh thu thuần của công ty tăng nhanh

và cao, lợi nhuận sau thuế cũng tăng nhưng tăng với mức rất thấp so với mứctăng doanh thu thuần Chi phí cao dẫn đến LNST thấp, do đó làm cho DLDTgiảm qua 3 năm

Sức sinh lợi căn bản( BEPR): Nhìn chung BEPR tăng qua các năm, năm

2009 là 1.63% đến năm 2010 con số nay giảm còn 1.54%, đến năm 2011tănglên ở mức 1.73% BEPR phản ánh khả năng sinh lời của công ty tăng, chưa kểtới ảnh hưởng của thuế và đòn bẫy tài chính Sức sinh lời căn bản tăng từ năm

2010 đến 2011 chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả

Doanh lợi VCSH( ROE): năm 2009 ROE là 1.20%, năm 2010 ROE tăng

lên mức 1.89% Trong năm 2010 mức tiền lời của đồng vốn bỏ ra đã tăng lênchứng tỏ trong năm này công ty làm ăn hiệu quả Năm 2011 ROE lại giảmcòn 1.29% Doanh lợi VCSH đã có sự sụt giảm trong năm 2011 có thể do có

sự gia tăng VCSH làm tăng nguồn vốn trong năm này chứng tỏ công ty đang

mở rộng quy mô kinh doanh

Doanh lợi tài sản( ROA): Năm 2009 ROA là 1.14, tỷ số này gĩư nguyên

trong năm 2010 Đến năm 2011 ROA giảm còn 0.86% Tỷ số này giảm quacác năm có thể do công ty đầu tư vào tài sản vào năm 2011

Những tỷ số này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần 2

Nhìn chung công ty làm ăn có lãi và hiệu quả trong 3 năm qua Công tycần có những kế hoạch cụ thể để phát triển công ty trong những năm tiếptheo

Trang 15

PHẦN 2: MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA

CÔNG TY

2.1 Kế toán tài chính

2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Doanh nghiệp áp dụng mô hình kế toán tập trung

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là hình thức tổ chức mà toàn

bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tại phòng kếtoán doanh nghiệp Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng

mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kếtoán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp

vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lậpbáo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanhnghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán

2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán

KẾ TOÁN

KẾ TOÁN TỔNG

Trang 16

2.1.3 Chế độ kế toán áp dụng và hình thức ghi sổ

2.1.3.1 Chế độ kế toán

- Chế độ kế toán áp dụng: QĐ Số 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày14/9/2006

- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01/N-1 đến 31/12/N

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+/ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá thực tế

+/Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân

+/Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: khấu hao theođường thẳng

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: khi phát sinh

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: khi phát sinh

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:không

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch giá: không

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kếtoán: ghi nhận doanh thu theo thực tế phát sinh

2.1.3.2 Hình thức ghi sổ

Hình thức ghi sổ: Nhật ký – sổ cái

Trang 17

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái:Các

nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình

tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán)trên cùngmột quyển sổ tổng hợp duy nhất là sổ Nhật Ký – Sổ Cái Căn cứ để ghivào sổ Nhật Ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại

Hình thức Nhật Ký – Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

Trang 18

Đối chiếu, kiểm tra

(1) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc chứng từ kế toán cùngloại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ đề ghi sổ Trước hết xác địnhtài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật Ký- Sổ Cái Số liệu củamỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trênmột dòng ở cả 2 phần Nhật Ký và Sổ Cái

Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi

sổ Nhật Ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liênquan

(2) Cuối tháng sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinhtrong tháng vào sổ Nhật Ký – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toántiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật Ký và các cột Nợ, cột

Có của từng tài khoản ở phần sổ Cái để ghi vào dòng cột phát sinh cuối kỳ.Căn cứ vào số phát sinh ở các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra sốphát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng(đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuốiquý) của từng tài khoản trên Nhật Ký- Sổ Cái

(3) Khi kiểm tra, đối chiếu cộng cuối kỳ trong sổ Nhật Ký - Sổ Cái phảiđảm bảo yêu cầu sau:

Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh

“phát sinh” ở phần = Nợ của tất cả các = Có của tất cả cácNhật Ký tài khoản tài khoản

Số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài Khoản

Trang 19

(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phátsinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn

cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” chotừng tài khoản số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với sốphát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổNhật Ký- Sổ Cái

Số liệu trên Nhật Ký- Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khikhoá sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập Báocáo tài chính

2.2 Lập báo cáo tài chính

2.2.1 Lập bảng cân đối kế toán

Nguyên tắc chung:

- Trước khi lập bảng CĐKT, kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụkinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có liên quan, thựchiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán Đốichiếu công nợ phải thu, phải trả; đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chitiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dưcác tài khoản

- Số liệu dùng để phản ánh vào các chỉ tiêu trên bảng CĐKT là không bù trừ.Nếu tài khoản có theo dõi chi tiết và cuối kỳ tổng hợp dẫn đến dư cả 2 bên Nợ

và Có thì vẫn giữ nguyên số dư đó khi tham gia tính toán

- Khi lập bảng CĐKT, những chỉ tiêu thuộc nhóm tài sản thì căn cứ vào số dư

Nợ của các tài khoản liên quan để ghi Những chỉ tiêu thuộc nhóm nguồn vốnthì căn cứ vào số dư Có của các tài khoản liên quan để ghi

Trang 20

- Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết củacác tài khoản phải thu, tài khoản phải trả Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì ghi ởphần "TÀI SẢN", nếu số dư chi tiết là số dư Có thì ghi ở phần "NGUỒNVỐN".

- Các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòngnhư 214, 129, 229, 139, 159, … luôn có số dư Có, nhưng khi lên bảng CĐKTthì ghi ở phần “TÀI SẢN” theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413,

419, 421, … nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần "NGUỒN VỐN", nhưngghi theo số âm

Cơ sở sồ liệu và phương pháp lập bảng CĐKT:

- Đối với cột "Số đầu năm": Căn cứ số liệu cột "Số cuối kỳ" của bảng CĐKTngày 31/12 năm trước để ghi

- Cột “Số cuối kỳ: Lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản liên quan trên bảngcân đối phát sinh năm nay

Để bảng CĐKT đúng, ngoài việc phản ánh đúng, đầy đủ số liệu cho các chỉ tiêu của nó còn phải đảm bảo quan hệ cân đối chung giữa tài sản và nguồn vốn:

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

2.2.2 Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước

+ Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo:

Trang 21

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01: Số liệu để ghi vào

chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo trên sổcái

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - Mã sồ 02: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này

là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521,

TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 10:

Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02

4 Giá vồn hàng bán - Mã số 11: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số

phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK

911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20:

Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11

6 Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 21: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này

là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 "Doanh hoạt động tài chính" đối ứngvới bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái

7 Chi phí tài chính - Mã số 22: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số

phát sinh Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ của TK

911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái

Trong đó, Chi phí lãi vay - Mã số 23: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn

cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính"

Trang 22

8 Chi phí quản lý kinh doanh - Mã số 24: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là

tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 642 "Chi phí quản lý kinh doanh" đốiứng với Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáotrên sổ cái

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 30:

Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 24

10 Thu nhập khác - Mã số 31: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số

phát sinh Nợ tài khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có của TK 911trong kỳ báo cáo trên sổ cái

11 Chi phí khác - Mã số 32: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát

sinh Có tài khoản 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong

kỳ báo cáo trên sổ cái

12 Lợi nhuận khác - Mã số 40:

Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32

13 Tổng lợi nhuận trước thuế - Mã số 50:

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 51:

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK

8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn

cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báocáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hìnhthức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211

Trang 23

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 60:

Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52)

2.2.3 Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Doanh nghiệp không lập báo cáo này

2.2.4 Lập thuyết minh báo cáo tài chính

Cơ sở lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh

- Căn cứ vào sổ sách kế toán tổng hợp

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan

- Căn cứ vào Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước

- Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu:

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Trong phần này doanh nghiệp nêu rõ:

1 Hình thức sở hữu vốn: Là công ty cổ phần

2 Lĩnh vực kinh doanh: Vận chuyển hàng hoá bằng taxi tải và ôtô

3 Tổng số công nhân viên:

4 Đặc điểm họat động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính: không

Chính sách kế toán áp dụng tạo doanh nghiệp

Trang 24

1 Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01… đến 31/12… Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

2 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Ghi rõ là đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán

3 Chế độ kế toán áp dụng: QĐ số 48/QĐ - BTC

4 Hình thức kế toán áp dụng: Nêu rõ hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng

là Nhật ký – sổ cái

5 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rỏ hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng

phương pháp nào trong 4 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho (Bình quân gia quyền, nhập trước, xuất trước, nhập sau, xuất trước hay tính giá đích danh)

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phươngpháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ

6 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Nêu rõ là áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hoặc phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm…

6 Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: khi phát sinh

Trang 25

7 Nguyên tắc ghi nhận chi phi phải trả: khi phát sinh

8 Nguyên tắc và phương pháp các khoản dự phòng phải trả: không

9· Nguyên tắc ghi nhận các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái: không

10 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán: ghi nhận doanh thu theo thực tế phát sinh

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bay trong Bảng cân đối

kế toán

Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các chi tiết các

số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán để giúp người sử dụng báo cáo tài liệu hiểu rỏ hơn khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh

Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu

đã được thể hiện trong Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh để giúp người

sử dụng báo cáo tài chính hiểu rỏ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu,chi phí

Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần VI là đơn vị tính được sử dụng trong báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh Số liệu ghi vào cột “năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước Số liệu ghi vào cột “năm nay” được lập trên có sở số liệu từ:

· Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh năm nay

· Số kế toán tổng hợp

Trang 26

· Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết co liên quan.

Chỉ tiêu: “Chi phi sản xuất kinh doanh theo yếu tố” căn cứ vào chi phi sản

xuất kinh doanh theo từng yếu tố phát sinh trong năm để ghi vào cột “năm

nay” ở từng chi tiết phù hợp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào

sổ kế toán chi tiết của các tài khoản chi phi: TÀI KHOảN 621, 622, 623, 627,

641, 642, 142, 242,…

Các ngành sản xuất đặc thù thì yếu tố chi phi có thể khác nhau, hoặc được cụ thể hóa yếu tố “chi phi dịch vụ mua ngoài”, “chi phi khác bằng tiền”

Số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này được đánh số

dẫn từ báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh năm trước (cột “năm trước”) và báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh năm nay (cột “năm nay”) Việc đánh

giá số thứ tự này cần được duy trì nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác nhằm

thuận tiện cho việc đối chiếu so sánh

Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “đầu năm” không có khả

năng so sánh được với số liệu ở cột “cuối năm” thì điều này phải được nêu rỏ trong thuyết minh báo cáo tài chính

2.3 Phân tích báo cáo tài chính

2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty

2.3.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

a) Phân tích khái quát tình hình tài sản

Bảng 2.1: Bảng khái quát tình hình tài sản của công ty

CHỈ

CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 TSNH Đồng 276,183,359 701,532,379 792,795,662 154.01% 13.01% TSDH Đồng 659,190,980 1,219,670,433 1,447,598,634 85.03% 18.69%

Trang 27

TS

Đồn

g 935,374,339 1,921,202,812 2,240,394,296 105.39% 16.61%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Dựa vào bảng 2.1 ta thấy tổng TS của công ty qua 3 năm có xu hướngtăng lên Năm 2009 tổng TS của công ty là 935,374,339 đồng, sang năm 2010con số này là 1,921,202,812 đồng tức tăng 105.39% Tổng TS của công tytăng trong năm 2010 là do TSDH tăng 560,479,453 đồng, TSNH tăng425,349,020 đồng làm cho tổng TS cũng tăng 985,828,473 đồng Năm 2011tổng TS là 2,240,394,296 đồng, tăng 16.61% so với năm 2010 Tổng TS năm

2011 tăng chủ yếu do TSDH tăng 227,928,201 đồng làm tổng TS tăng lên.Chứng tỏ công ty đã có sự đầu tư phát triển kinh doanh Cụ thể:

TSNH: TSNH chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng TS Năm 2009 chiếm

29.53%, năm 2010 chiếm 36.52%, năm 2012 chiếm 35.39% tổng TS Năm

2010 TSNH tăng 425,349,020 đồng tức tăng 154.01% so với năm 2009 Năm

2011 TSNH cũng tăng , nhưng ít hơn rất nhiều so với năm 2010 là 91,263,283đồng tức tăng 13.01% so với năm 2010

TSDH: TSDH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS Năm 2009 chiếm

70.47% Năm 2010 là 63.48%, TSDH tăng 560,479,453 đồng tức tăng85.03% Năm 2011 TSDH chiếm 64.41% tổng TS, trong năm TSDH đã tăng227,928,201 đồng so với năm 2010 tức là tăng 18.69%

b) Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn

Bảng 2.2: Bảng khái quát nguồn vốn của công ty

Tỷ trọng 2010/2009 2011/201

0

Nợ phải trả Đồng 83,522,770 1,053,086,075 354,470,218 1160.84% -66.34% VCSH Đồng 851,851,569 868,116,737 1,885,924,07 1.91% 117.24%

Trang 28

TỔNG NV Đồng 935,374,339 1,921,202,812 2,240,394,29

(Nguồn bảng cân đối kế toán)

Dựa vào bảng 2.2 ta thấy tổng NV qua 3 năm có xu hướng tăng Năm 2009tổng NV là 935,374,339 đồng, sang năm 2010 con số này là 1,921,202,812đồng, tổng NV tăng 985,828,473 đồng, tức tăng 105.39% so với năm 2009.Năm 2011 tổng NV tăng 319,191,484 đồng, tức tăng 16,61% ,ít hơn rất nhiều

so với năm 2010.Cụ thể:

NPT: Nhìn chung qua 3 năm NPT đều chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với

VCSH trong tổng nguồn vốn Năm 2009 NPT chiếm 8.93%, năm 2010 chiếm54.81%, năm 2011 chiếm 15.82% tổng NV.Trong năm 2010 NPT tăng mộtlượng rất lớn là 969,563,305 đồng, tức tăng 1160.84% Năm 2011 NPT giảmmột lượng là 698,615,857 đồng, tức giảm 66.34%

VCSH: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NV của Công ty Năm 2009

chiếm 91.07%, năm 2010 chiếm 45.19%, đến năm 2011 là 84.18% Năm

2010 VCSH chỉ tăng 16,265,168 đồng, tức tăng 1.91% Nhưng đến năm 2011VCSH tăng một lượng lớn là 1,017,807,341 đồng, tức tăng 117.24% Dotrong năm 2011 đã có sự góp thêm vốn kinh doanh( 1 tỷ đồng) Như vậy, tathấy TS của công ty được tài trợ chủ yếu bằng VCSH

2.3.1.2 Phân tích bảng KQHĐKD

Trang 29

Bảng 2.3: Khái quát KQHĐKD

2010/2009 2011/2010 2010/2009 2011/2010

Doanh thu bán hàng và CCDV Đồng 1,024,434,151 1,566,032,615 3,403,263,854 52.87% 117.32% 541,598,464 1,837,231,239 DTT về bán hàng và CCDV Đồng 1,024,434,151 1,566,032,615 3,403,263,854 52.72% 117.32% 540,598,464 1,837,231,239 Giá vốn hàng bán Đồng 739,699,251 1,159,477,226 2,668,784,091 56.75% 130.17% 419,777,975 1,509,306,865

Lợi nhuận gộp về bán hàng và

Chi phí quản lý kinh doanh Đồng 267,898,139 385,534,906 702,057,824 43.91% 82.10% 117,636,767 316,522,918

(Nguồn Bảng KQHĐKD)

Ngày đăng: 27/01/2015, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w