Xu thế phát triển của du lịch thế giới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội (Trang 68)

Ngày nay hoạt động du lịch trên thế giới đã trở thành một hiện tượng phổ biến, mang tính đại chúng và phát triển với nhịp độ cao. Nhiều nước coi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế. Đồng thời thông qua quá trình phát triển đó, du lịch đã bộc lộ những xu thế phát triển của nó trong tương lai theo những hướng cơ bản sau:

Một là Du lịch sẽ trở thành một nhu cầu phổ biến và cần thiết. Cùng với những thành tựu về kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển là đời sống vật chất, tinh thần của dân cư trên thế giới được nâng cao không ngừng, bên cạnh đó là điều kiện cơ sở hạ tầng cho du lịch ngày càng hoàn thiện thì du lịch không thuộc về riêng một bộ phận dân cư nào nữa mà nó đã trở thành hiện tượng mang tính đại chúng. Đây là xu hướng ảnh hưởng quan trọng đến ngành Du lịch của các quốc gia nhận khách.

Hai là, hầu hết các quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển du lịch. Do du lịch đã trở thành một hiện tượng có tính phổ biến trên toàn cầu, và nhiều nước coi du lịch là một trong những nhu cầu quan trọng, những tiêu chuẩn đánh giá mức sống của dân cư, mà kinh doanh du lịch được xem là một ngành có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Do vậy bên cạnh việc khuyến khích nhu cầu du lịch, các nước đều coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, có chiến lược đưa du lịch thành công nghiệp hàng đầu hoặc thứ hai, thứ ba trong nền kinh tế.

công nghệ cao như điện tử, tin học, vô tuyến viễn thông, tự động hoá, công nghệ sinh học... để phát triển kinh doanh lữ hành, khách sạn và vận chuyển đội ngũ cũng không ngừng được đào tạo nâng cao tay nghề nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế của CNH và HĐH.

Bốn là, khu vực hoá, quốc tế hoá. Các tour du lịch giữa các nước được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu đi du lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình của khách - sản phẩm du lịch đã được quốc tế hoá. Những nước đang phát triển tuy gặp khó khăn về điểm xuất phát kinh tế, trình độ dân trí chưa cao, ít kinh nghiệm, song lại có lợi thế của người đi sau, rút được kinh nghiệm, tiếp thu được công nghệ mới, khả năng rút ngắn được khoảng cách so với các nước đi trước nhanh hơn và thuận lợi trong việc hội nhập với du lịch thế giới. Trong điều kiện đó, nhiều tập đoàn kinh tế du lịch như tập đoàn khách sạn, lữ hành... đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, nhiều tổ chức du lịch khu vực hay toàn cầu được hình thành, giúp đỡ các nước thành viên phát triển du lịch.

Bên cạnh xu thế quốc tế hoá thì cạnh tranh quốc tế trong du lịch cũng diễn ra hết sức gay gắt, trong điều kiện đó mỗi nước đều bảo vệ và giữ gìn bản sắc dân tộc, môi trường sinh thái . . . để thu hút khách du lịch.

Năm là, xu thế hạn chế tính thời vụ trong du lịch . Hoạt động du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng du lịch gắn với các điều kiện tự nhiên lễ hội... Vào mùa vụ chính, khách du lịch thường rất đông song ngược lại ngoài vụ khách du lịch trở nên giảm xuống đột ngột. Chính xuất phát từ lý do này, để nâng cao hiệu quả của kinh doanh du lịch tại các khu vực đó, hầu như các nước phát triển du lịch đều cố gắng phấn đấu kéo dài mùa du lịch, và san bớt khách du lịch trong thời vụ chính giãn ra các khu vực khác và các thời điểm khác trong năm. Nhiều nước đã xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp cho nhiều thể loại du lịch. Nhất là du lịch thể thao mùa đông tăng cường tuyền truyền quảng cáo... để hạn chế dần tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch. Tuy nhiên đây vẫn là bài toán khó, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

Sáu là, sự thay đối hướng đi thành phần cơ cấu của luồng khách du lịch

Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai luồng khách du lịch tập trung theo hai hướng đến Địa Trung Hải và dãy núi Alpơ. Song hiện nay hướng vận động của khách du lịch là Bắc -Nam, Nam - Bắc, Đông - Tây, Tây - Đông. Khách du lịch ưa chuộng đi nghỉ ở những nước Địa Trung Hải và xích đạo như: Tây Ban Nha, Maroco, Kenia... Đây là luồng khách du lịch lớn nhất và có tính mùa vụ rõ rệt. Luồng khách du lịch ngược lại lập trung đến các nước Bắc âu như: Anh, Thụy Điển, Phần Lan... luồng khách du lịch bắt đầu hướng từ Tây sang Đông tăng nhanh xuất phát từ các nước Bungari, Rumani, Nam Tư... đến các nước xa xôi như: Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hong Kong, Singapore,Thái Lan . . .

Bên cạnh hướng đi đã có sự thay đổi cơ bản thì thành phần cơ cấu luồng khách cũng có nhiều thay đổi, du lịch đã không còn là của riêng giới quý tộc nữa mà đã được xã hội hoá - du lịch của mọi tầng lớp dân cư.

Với các xu hướng phát triển của du lịch toàn cầu như vậy, du lịch Việt Nam phải vươn lên đón nhận những cơ hội mới, đồng thời cũng sẽ phải chuẩn bị những lợi thế vững chắc cho một cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường du lịch của khu vực và thế giới. Trong điều kiện đó, Du lịch Việt Nam cần phải có những định hướng và mục tiêu có tính chiến lược để phát triển và hội nhập vào thị trường du lịch toàn cầu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)