3.1.2.1. Dự báo về thị trường du lịch thế giới Về cầu thị trường du lịch:
Khối lượng cầu du lịch tăng nhanh: Số lượng cầu du lịch là số lượng người du lịch và chi tiêu của họ dành cho du lịch đều tăng lên do đời sống của dân cư trên thế giới đã có nhiều cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, sự
UNWTO có lẽ "Toàn cảnh du lịch đến năm 2020" thì lượng khách quốc tế dự báo đạt khoảng 673 triệu khách vào năm 2020. Như vậy lượng khách đi du lịch thế giới đạt mức độ tăng trưởng khoảng 4.5%/năm giai đoạn 2000- 2010 và 4,4% trong giai đoạn 2010 – 2020 trong khu vực ASEAN, năm 2020 dự đoán sẽ đạt khoảng 125 triệu khách quốc tế, đạt mức tăng trưởng bình quân 6%/năm giai đoạn 1995-2010 (Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch).
Trình độ hưởng thụ và kiến thức về thị trường của khách du lịch thực tế và tiềm năng ngày một cao. Sự phát triển của xã hội sẽ đem đến chất lượng cuộc sống cho con người ngày một cao hơn, trong đó trước hết phải nói đến: quy mô và chất lượng của nhu cầu đối với các sản phẩm du 1ịch. Khách du lịch sẽ trở nên sành hơn và đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm du lịch.
Bên cạnh đó những thành tựu về khoa học kỹ thuật, công nghệ cùng với xu thế hội nhập quốc tế là những tác động rất mạnh đến sự hiểu biết về thị trường du lịch của khách. Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phần lớn dân cư ở các quốc gia phát triển đã tiếp cận các phương tiện thông tin hiện đại cho phép họ mở rộng phạm vi lựa chọn để liên hệ trực tiếp với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch. Số người đi du lịch nhiều hơn và họ trở thành tinh tường hơn trong việc lựa chọn các tuyến, điểm du lịch và các dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán với bản thân.
Về cung thị trường du lịch
Với xu thế phát triển của cầu thị trường du lịch thì cung thị trường du lịch cũng có sự thường xuyên biến đổi nhằm thích ứng với sự thay đổi và bộc lộ những xu thế sau:
Cung du lịch phát triển mạnh với xu thế liên kết trong cạnh tranh nhu cầu
tăng nhanh song giữa các khu vực trên thị trường du lịch thế giới có thể cạnh tranh gay gắt để dành giật nguồn khách. Cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới có cả sự tham gia của các nước phát triển và đang phát triển. Giữa các nước trong vùng cũng diễn ra sự cạnh tranh trên cơ sở chiến lược thu hút dành nguồn khách, mở
rộng thị trường theo cách riêng của từng nước mà chủ yếu là khai thác tính độc đáo riêng biệt về sản phẩm du lịch của mỗi nước, vùng với các lợi thế so sánh. Bên cạnh đó, ở mỗi khu vực xuất hiện những tổ chức đa phương giữa các quốc gia có chung đường biên giới hoặc một nhóm nước đại diện cho khu vực, liên kết chặt chẽ trong tuyên truyền quảng cáo, thu hút khách cho cả khu vực và tổ chức đi cùng. Xu thế liên kết trong cạnh tranh ngày càng bộc lộ như một tất yếu mang tính quy luật.
Cung du lịch đạt tới mức độ thừa. Mặc dù cầu du lịch tăng nhanh, song cạnh tranh có tính quyết liệt trong việc thu hút khách để thu được lợi nhuận cao ở mảng kinh tế béo bở này mà xảy ra hiện tượng đã và sẽ phát triển quá mức trong hầu hết các mặt của cung du lịch. Công suất sử dụng của các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, vận chuyển... đang ở trong tình trạng khai thác chưa hết và phải chấp nhận hạ giá để lôi kéo khách. Lần đầu tiên từ khi du lịch trở thành hiện tượng phổ biến chúng ta được chứng kiến trên thị trường tồn tại trạng thái cung lớn hơn cầu và dự đoán thực trạng này còn xảy ra trong tương lai
3.1.2.2. Một số dự báo thị trường du lịch khu vực ASEAN và những tác động của nó đến du lịch Việt Nam.
Trong xu thế phát triển, thị trường du lịch khu vực ASEAN cũng chịu sự tác động bởi xu thế toàn cầu hoá. Chính vì vậy thị trường du lịch khu vực ASEAN cũng mang đầy đủ các xu thế phát triển của thị trường du lịch thế giới ngoài ra dự báo thị trường du lịch ASEAN còn có một số xu thế sau:
Một là: ASEAN sẽ là khu vực được coi là hấp dẫn và có tốc độ tăng trưởng cầu du lịch vào hàng nhất thế giới.
Hai là: Kinh doanh du lịch vẫn được coi là hướng phát triển chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia khu vực ASEAN. Cung về du lịch trong các nước khu vực sẽ có sự tiếp tục tăng trưởng nhanh vào những năm tới.
đại hơn đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch quốc tế từ khắp mọi nơi và mọi tầng lớp từ khách loại sang đến loại thường dân. Sự tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong dịch vụ ở các nước ASEAN nhanh và hiệu quả như việc xây dựng đường cáp ngầm Brunei, Singapore, Malaysia...
Ba là: hợp tác du lịch trong khu vực ASEAN đã và sẽ mở ra nhiều cơ hội để biến khu vực này thành điểm du lịch thống nhất, hấp dẫn và độc đáo.
Một thực tế đã chứng minh, lượng khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN chủ yếu là khách du lịch đi lại trong khu vực (Chiếm khoảng 35 đến 40%). Vì vậy, liên kết trong khu vực để phát triển du lịch đang được coi là chủ trương chiến lược trong phát triển du lịch của các quốc gia trong khu vực ASEAN. Việc nghiên cứu xu thế phát triển của thị trường du lịch thế giới và khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam chung và Hà Nội nói riêng. Mà trước hết là Du lịch Việt Nam cần phải nhận thức đầy đủ về những xu hướng và đưa ra những mục tiêu hợp tác, hội nhập nhằm triển khai có hiệu quả các hoạt động du lịch nói chung và phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch nói riêng.