Phần này của luận văn không có tham vọng đưa ra một hệ thống giải pháp có tính áp dụng rộng khắp đối với mọi doanh nghiệp, bởi đây là một vấn đề khó và không thực tế vì mỗi doanh nghiệp không thể có một mô hình phát triển và ứng xử cạnh tranh chung trong mọi điều kiện và diễn biến cụ thể của môi trường kinh doanh. Mà ở đây, luận văn chỉ cố gắng xây dựng một số giải pháp cơ bản trong một số tình huống cụ thể, có ý nghĩa quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn chủ yếu, cũng như tạo ra những đột phá cho sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp du lịch ở nước ta thời gian tới . Những giải pháp này được đề cập có sự phân biệt ở các thành phần kinh tế khác nhau, quy mô khác nhau, lĩnh vực và địa bàn hoạt động khác nhau. Đó là các giải pháp:
Các doanh nghiệp phải xác định được quy mô và mô hình phát triển phù hợp.
Lựa chọn để tiến hành xác định dược quy mô và mô hình phạt triển thích ứng được xem là giải pháp có tính bức xúc và chiến lược, quyết định đến khả năng phát triển của các doanh nghiệp du lịch ở nước ta hiện nay. Sẽ khó có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp du lịch Hà Nội hiện nay nên phát triển theo quy mô và mô hình nào là tốt nhất, song trong nhiều điều kiện cụ thể các doanh nghiệp du lịch Hà Nội nên chú trọng phát triển theo các định hướng cơ bản sau:
Thứ nhất chú trọng phát triển các doanh nghiệp theo quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là tại các khu vực du lịch chưa phát triển, chỉ phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn với chất lượng cao ở những thị xã, khu vực có kinh tế và du lịch phát triển mạnh. Định hướng này nhằm khai thác vả sử dụng có hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nhằm lấp đầy những nhu cầu có khả năng chi trả khác nhau của du khách.
Thứ hai, tại các khu vực du lịch chưa phát triển hoặc các khu du lịch thời vụ nên lựa chọn phát triển theo mô hình đa dạng hoá hoạt động. Đặc biệt là đa dạng
Thứ ba, đồng thời bên cạnh mô hình phát triển đa dạng hoá hoạt động thì phát triển doanh nghiệp theo hướng chuyên doanh hoá mặt hàng nhằm thoả mãn một loại nhu cầu nhất cho nhiều đoạn thị trường mục tiêu cũng là một hướng cần chú trọng ở cả các khu du lịch phát triển và chưa phát triển. Ví dụ như phát triển hệ thống nhà nghỉ có thứ hạng từ cao cấp đến bình dân để tận dụng công suất và đảm bảo an toàn trong kinh doanh khi lượng khách quốc tế và khách cao cấp không ổn định.
Thứ tư, đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tiềm lực yếu nên hướng vào phát triển theo mô hình thị trường mục tiêu để hướng vào một tập khách hàng cụ thể. Ví dụ như: các nhà nghỉ hướng vào tập hợp khách hàng đến từ các thành phố như Quảng Ninh, Hải phòng...
Mặt khác tiến hành xây dựng mô hình phát triển theo kiểu liên doanh, liên kết nhầm chú trọng nghiên cứu và phát triển nhằm đạt được sự phát triển có tính đột phá về chất lượng sản phẩm quy mô, kinh nghiệm quản lý và tăng cường khả năng cạnh tranh với các tỉnh, thành khác thông qua những bước đi và hình thức triển khai phù hợp, cụ thể là đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết. Để tạo ra những đột phá trong phát triển các doanh nghiệp du lịch mà trước hết là những doanh nghiệp tại các thị xã và trung tâm du lịch lớn thì mô hình phát triển liên doanh, liên kết sẽ là giải pháp chiến lược thích hợp nhằm khắc phục được những tồn tại trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp du lịch Hà Nội hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân.
Tích tụ và tập trung vốn để hình thành nên một số doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng cạnh tranh cao, hạn chế dần tình trạng phát triển theo quy mô nhỏ và tồn tại ở trình độ kém. Tạo ra mô hình kinh doanh đa dạng với những chuỗi sản phẩm đáp ứng cho từng chương trình du lịch, hạn chế tình bị động trong hoạt động kinh doanh và tận dụng sự phối hợp hiệu quả ngay trong từng doanh nghiệp. Đối với liên doanh nước ngoài đây là cơ hội để doanh nghiệp trong tỉnh có thể tranh thủ được tiềm lực về vốn, kinh nghiệm kinh doanh để phát triển.
Các hình thức liên doanh, liên kết có thể là:
Các doanh nghiệp Nhà nước trong tỉnh liên doanh, liên kết với nhau để trở thành những công ty lớn, tham gia các hiệp hội trong nước nhằm tập trung các nguồn lực để thực hiện sứ mệnh của mình trong điều tiết thị trường.
Các liên doanh trong nước với nước ngoài, các liên doanh trong nước với nhau nhằm tập trung sức mạnh cung ứng dịch vụ trên thị trường, tạo ra những mô hình kinh doanh khép kín và tận dụng các điều kiện do hoạt động liên doanh đem lại. Trong đó chú trọng liên doanh với các công ty du lịch trong nước có tiếng như Saigontourism, Hanoitourism..., tiêu biểu, có thị trường và mối quan hệ rộng của nước ngoài trong kinh doanh lữ hành quốc tế để mở rộng thị trường thu hút khách và tranh thủ học hỏi, chuyển giao công nghệ
Đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả tiến trình cổ phần hoá và chuyển các nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh theo cơ chế doanh nghiệp du lịch
Bên cạnh việc tìm những giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường vai trò của một số doanh nghiệp Nhà nước trong điều tiết thị trường thì việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá và chuyển các nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh theo Quyết định 317/TTg và chỉ thị 753/TTg là nội dung quan trọng nhằm thực hiện đổi mới doanh nghiệp du lịch Nhà nước hiện nay, trước tình hình thực tế của thành phố hiện nay, cần có những giải pháp sau:
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải đặt lợi ích của tập thể, Nhà nước lên trên lợi ích của cá nhân mình. Cần phải nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của chủ trương CPH và việc chuyển các nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh Đó là nhằm đổi mới phương thức tổ chức quản lý, huy động vốn toàn xã hội, nâng cao sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy năng lực, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, từng bước cải thiện điều kiện và đời sống của người lao động. Còn có sự
Một lý do cũng không kém phần quan trọng làm chậm quá trình CPH doanh nghiệp Nhà nước, hạn chế sự tham gia mua cổ phần của người lao động và dân chúng là họ chưa thực sự tin tưởng và công tác quản lý tài chính, hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí còn nhiều. Vì vậy cần nhanh chóng chấn chỉnh lại công tác hạch toán đảm bảo tính chính xác rõ ràng và công khai, tạo cho người góp vốn tin tưởng vào nơi đã đầu tư
V ề đội ngũ lao động và bộ máy tổ chức.
Để từng bước khắc phục thực trạng trên và nâng cao chất lượng hiệu quả của lao động trong các doanh nghiệp du lịch của tỉnh cần phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Phải đảm bảo và nâng cao không ngừng trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở từng vị trí làm việc.
+ Phải thực sự có tinh thần yêu ngành, yêu nghề, có sự gắn bó với doanh nghiệp và tin tưởng vào môi trường làm việc của mình.
+ Phải có độ tuổi trung bình phù họp với từng vị trí kinh doanh. Với đặc thù kinh doanh của ngành, độ tuổi trung bình của bộ phận nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách phải chủ yếu đảm bảo 20-35 tuổi. Ngoài ra là các yêu cầu về ngoại hình, sức khoẻ... cũng cần phải được coi trọng.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên quả thực là một vấn đề không đơn giản trong các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trong điều kiện hiện tại. vì vậy các doanh nghiệp này nên triển khai thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
+ Các doanh nghiệp cần phải coi trọng công tác tuyển dụng đầu vào và thực hiện thường xuyên công tác đào tạo và đào tạo lại
+ Định kỳ thực hiện kiểm tra tay nghề, nâng bậc cho đời ngũ lao động, đồng thời có sự phân biệt về quyền lợi giữa các trình độ lao động theo thu nhập, bổ nhiệm vị trí làm việc. Giải pháp này không có ý nghĩa trong việc thúc đẩy người lao động quan tâm đến chất lượng lao động mà còn góp phần thực hiện tốt việc giải quyết lao động dôi dư, bố trí lại lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước và
từng bước cải thiện đội ngũ lao đóng theo các yêu cầu trên vốn đang là vấn đề bức xúc trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.
+ Trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần quan tâm đến thu nhập của người lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Đặc biệt là các chế độ của người lao động phải được quan tâm, hạn chế tạo ra sự phân biệt giữa lao động trong doanh nghiệp Nhà nước với lao động trong các doanh nghiệp liên doanh hoặc tư nhân. Cần triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... trong các doanh nghiệp liên doanh và tư nhân.
Tạo ra môi trường lao động tốt cho người lao động, trên cơ sở đó xây dựng quyền, nghĩa vụ cho người lao động trong doanh nghiệp, gắn người lao động với doanh nghiệp một cách thực sự.
+ Nên áp dụng giải pháp đặt cọc tiền khi muốn xin làm việc tại doanh nghiệp. Một thực tế là người lao động chỉ thực sự đem lại những đóng góp cho doanh nghiệp nếu họ xác định sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tin tưởng vào môi trường lao động... Đây là giải pháp đã được một số doanh nghiệp liên doanh áp dụng để tạo ra sự gắn bó người lao động với doanh nghiệp, đồng thời cũng cho người lao động biết là doanh nghiệp họ cần thực sự. Giải pháp này trong thực tế cho thấy rất có hiệu quả, hạn chế được hiện tượng coi doanh nghiệp là chỗ làm tạm thời, gây ra nhiều bất lợi trong khâu tổ chức, đào tạo
Về bộ máy tổ chức và đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần phải được hoàn thiện đảm bảo bảo yêu cầu gọn nhẹ, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp liên doanh nói chung bộ máy tổ chức có mô hình tương đối hợp lý và có hiệu quả, song đối với hệ thống máy tổ chức có mô hình tương đối với các doanh nghiệp liên doanh nói chung bộ máy tổ chức có mô hình tương đối hợp lý và có hiệu quả, song đối với hệ thống doanh nghiệp Nhà nước đây là vấn đề còn nhiều hạn chế, bộ máy cồng kềnh, kém năng động, chậm thích nghi với
nhiệm của các doanh nghiệp, đồng thời bản thân các doanh nghiệp cũng cần chủ động hoàn thiện bộ máy để phù hợp và thích nghi năng động với những thay đổi của môi trường. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, mặc dù do cơ chế tự điều tiết, các doanh nghiệp tư nhân thường gọn, đơn giản và có sự năng động song nói chung hầu hết các quản trị viên đều chưa được đào tạo bài bản nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Do vậy, đồng thời với việc xây dựng bộ máy gọn nhẹ thì các doanh nghiệp tư nhân cần chú ý hơn đến trình độ của các nhà quản trị trong các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp. Thậm chí đối với hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước hoặc tư nhân ở giai đoạn đầu có thể triển khai rộng rãi hình thức thuê các chuyên gia quản lý có nhiều kinh nghiệm trong nước hoặc nước ngoài nếu xét thấy cần thiết.
Coi trọng và đầu tư thích đáng cho tổ chức và hoạt động marketmg.
Ngoài các nỗ lực ở tầm vĩ mô thuộc về ngành, các doanh nghiệp du lịch cần đi vào giải quyết các vấn đề sau:
Nên hình thành bộ phận nghiên cứu Marketing trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Điều mấu chốt là bộ phận này phải đưa ra được các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trường, hạn chế tình trạng phát triển tràn lan không tính đến nhu cầu thì trường và các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải đưa nội dung của công tác nghiên cứu Marketing vào thực hiên một cách bài bản, có kế hoạch để tránh lãng phí các nguồn lực của doanh nghiệp. Theo chúng tôi nghiên cứu Marketing trong các doanh nghiệp du lịch phải tuân thủ theo một công nghệ có tính logíc sau:
Ở đây xin nhấn mạnh hai công việc quan trọng trong công nghệ nghiên cứu Marketing đó là: Phân tích thực trạng và đưa ra các chiến lược Marketing tuyển chọn:
Phân tích thực trạng: là phân tích về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh xác định. Để giúp
doanh nghiệp có thể củng có được vị trí của mình trên thị trường cũng như tìm ra và phát triển được thị trường tiềm năng mới.
Đưa ra chiến lược Marketing tuyển chọn: Sau khi tiến hành nghiên cứu thực trạng, xác định được điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh xác định, các doanh nghiệp phải đưa ra các chiến lược Marketing đến các thị trường trọng điểm. Để đưa ra các chiến lược Marketing, doanh nghiệp phải tiến hành các bước sau:
Phân đoạn thị trường và xác định các thị trường mục tiêu, trên cơ sở các yếu tố: Địa lý dân số học, mục đích chuyến đi, hình thái tâm lý, thái độ của khách hàng, quan hệ sản phẩm hoặc các kênh phân phối. trên cơ sở phân đoạn thị trường, doanh nghiệp phải xác định được các thị trường trọng điểm (mục tiêu), tức là đánh giá mức hấp dẫn của mỗi khúc tuyến và chọn lấy một hay nhiều khúc tuyến để thâm nhập vào, những khúc tuyến bỏ qua, không thâm nhập với các lý do cho sự lựa chọn đó.
Đưa vào các chiến lược Marketing. Công việc của doanh nghiệp du lịch ở bước tiếp theo là phân tích và đưa ra những giả thuyết để dẫn đến việc lựa chọn các chiến lược Marketing thích hợp trong hệ thống các chiến lược.
Chiến lược thị trường đơn, đó là chiến lược nhằm chọn một thị trường mục tiêu được chọn từ một loạt các phân đoạn thị trường. Chiến lược thị trường toàn diện, đó là chiến lược chú ý tới tất cả các phân đoạn thị trường với phương pháp tiếp cận riêng cho từng đoạn thị trường. Chiến lược thị trường không phân biệt, ở đây mặc dù thấy rằng có các đoạn thị trường khác nhau nhưng bỏ qua tít cả khi tiến hành liếp thị và sử dụng cùng một biện pháp Markcting hỗn hợp chừng cho tất cả các thí trường mục tiêu.
Trên sở phân tích đó, các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những chiến lược phát triển thích hợp, trong đó sự lựa chọn có tính đến ảnh hưởng ra sao bởi
Thực hành tiết kiệm chi phí trong kinh doanh luôn là một phương châm cần quán triệt trong mọi quyết định của doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí hợp lý là cơ sở vật chất cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách như cạnh tranh thông qua giá. tăng đầu tư cho chất lượng, mở rộng quy mô... Do vậy, ngoài việc thực hiện tốt các giải pháp trên các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần hướng vào các vấn đề sau:
+ Đối với các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân cằn tăng cường hiệu quả công tác hạch toán. Phải tính đúng, tính đủ mọi chi phí vào trong quá trình kinh doanh. Chú trọng xây dựng xác định mức chi tiêu làm căn cứ cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Tránh tình trạng thất thoát, lãng phí và tình trạng lãi giả,