1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn góp một định hướng dạy - học bài câu ghép - lớp 8

27 2,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Giáo viên mất quá nhiều thời gian cho việcphân tích ví dụ để chỉ ra 9 kiểu quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế câu củacâu ghép nhưng lại chưa chú trọng 2 lưu ý rất quan trọng khi dạy

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong chương trình sách giáo khoa trung học cơ sở hiện hành, môn Ngữ văntrải dài từ lớp 6 đến lớp 9 nhưng đơn vị "Câu" được lựa chọn vào giảng dạy chohọc sinh lại quá ít trong sự tương quan với các đơn vị kiến thức khác Các vấn đề

về Câu chỉ được dạy học trong 5 tiết với dung lượng kiến thức quá lớn Phần Câu ghép đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 8 - tập 1, nhằm mục tiêu đem đến cho học

sinh những thông tin đầy đủ về câu ghép Nhà biên soạn chia làm 2 tiết ở bài 11 vàbài 12 (trang 111 và 123) Với dung lượng kiến thức nhiều và yêu cầu cao của bài

học, đặc biệt là ở tiết 2; bài Câu ghép luôn làm cho giáo viên giảng dạy tồn tại

những băn khoăn khó tìm hướng giải quyết

Khảo sát thực tế giảng dạy ở một số trường trung học cơ sở huyện ConCuông, tôi nhận thấy nhiều giáo viên hiểu chưa đúng dụng ý của nhà biên soạnsách giáo khoa Vì vậy, từ cách tiếp cận, định hướng khai thác mỗi tiết dạy học củagiáo viên chưa đạt mục tiêu đề ra Giáo viên chưa mang lại hiệu quả tối ưu nhấtcho người học những thông tin về Câu ghép Học sinh hiểu mơ hồ, quá trình phântích và phân loại câu ghép lẫn lộn không thống nhất Thậm chí bế tắc khi nhận diện

và phân tích câu ghép trong một số trường hợp đặc biệt và trong những văn cảnh

cụ thể Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài “Góp một định hướng dạy - học bài Câu ghép - Lớp 8”, với mong muốn sẽ tháo gỡ được những vướng mắc về cách hiểu,

cách khai thác khi dạy học bài Câu ghép lớp 8, tập 1 cho giáo viên đang dạy Ngữ

văn trung học cơ sở Trong thời lượng 2 tiết dạy - học (90 phút), giúp học sinh hiểuđầy đủ nhất về đặc điểm và tác dụng của câu ghép Từ đó, học sinh sử dụng hiệuquả câu ghép trong quá trình học tập, trong tạo lập văn bản và trong giao tiếp hàngngày

NỘI DUNG

I/ NHẬN THỨC CŨ VÀ TÌNH TRẠNG CŨ:

Qua các đợt thao giảng Huyện, hội thảo chuyên đề bộ môn Ngữ văn và thực

tế chỉ đạo chuyên môn ở các trường THCS Môn Sơn, THCS Yên Khê, THCS Trà

Lân huyện Con Cuông, tôi đã nhiều lần dự giờ đồng nghiệp bài Câu ghép Tôi

nhận thấy từ cách tiếp cận, chuẩn bị kế hoạch bài giảng, phương tiện dạy học, xácđịnh mục tiêu và định hướng khai thác; các hình thức tổ chức hoạt động dạy học

bài Câu ghép - lớp 8 của một số giáo viên khiến tôi thật sự trăn trở.

*/ Theo sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng và hướng dẫn

thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn trung học cơ sở (những tài liệu

cơ bản để giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài giảng) thì bài “Câu ghép” được chia

làm 2 tiết Mục tiêu tiết 1 là giúp học sinh nắm được đặc điểm câu ghép và cáchnối các vế câu trong câu ghép Tiết 2 giúp học sinh nắm được mối quan hệ ý nghĩa

Trang 2

giữa các vế trong câu ghép và rèn luyện kỹ năng sử dụng các cặp quan hệ từ để tạolập câu ghép Với định hướng sách giáo viên, thiết kế bài giảng thì giáo viên khá

thành công khi dạy tiết 1 bài Câu ghép Nhưng đến tiết 2 (quan hệ ý nghĩa giữa

các vế câu), vấn đề phức tạp đang gây nhiều tranh cãi nhất, các tài liệu tham khảolại định hướng ngắn gọn, chung chung thì nhiều giáo viên đã bế tắc Hầu hết các

giáo viên khai thác bài Câu ghép như sau:

Tiết 1:

Hoạt động 1: I Đặc điểm câu ghép:

Xét ví dụ:

- Bước 1, Giáo viên cho học sinh tìm các cụm C – V trong những câu in đậm

ở ví dụ trang 111 sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1

Câu in đậm thứ nhất: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng

ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” là câu có nhiều cụm C – V bao chứa nhau Hai cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở.

Câu in đậm thứ hai: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.” là câu

có một cụm C-V

Câu in đậm thứ ba: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học” Là câu có ba cụm C-V không

bao chứa nhau

- Bước 2, cho học sinh phân tích, so sánh cấu tạo của hai câu có nhiều cụmC-V

- Bước 3, cho học sinh trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng

mô hình theo mẫu trong sách giáo khoa

- Bước 4, dựa vào kết quả phân tích ví dụ trên và kiến thức các lớp dưới,

hướng dẫn học sinh rút ra đặc điểm câu ghép (ghi nhớ 1).

Hoạt động 2: II Cách nối các vế câu:

- Bước 1, học sinh tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I

- Bước 2, Học sinh chỉ ra cách nối các vế của câu ghép

- Bước 3, học sinh tìm thêm ví dụ về câu ghép và cách nối các vế trong câughép

- Bước 4, giáo viên rút ra ghi nhớ 2: có hai cách nối các vế câu:

+/ Dùng từ ngữ có tác dụng nối Cụ thể: nối bằng một quan hệ từ; nối bằngmột cặp quan hệ từ; nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với

Trang 3

+/ Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấuphẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

Hoạt động 3: III Luyện tập

Phần luyện tập tiết 1, giáo viên thường giải quyết được từ 2 đến 3 bài tập từbài tập 1 đến bài tập 3 trong sách giáo khoa

Tiết 2:

Hoạt động 1: I Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.

Xét ví dụ:

Bước 1: Giáo viên cho học sinh phân tích ví dụ trong sách giáo khoa trang

123 và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

“Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp” Các vế câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Bước 2: Giáo viên và học sinh nêu thêm những quan hệ ý nghĩa như đã biết

ở lớp dưới và từ các bài tập ở tiết 1

Bước 3: Khi thực hiện bước này giáo viên bắt đầu biểu hiện sự lúng túng

trong cách phân loại: một số giáo viên phân loại câu ghép thành hai loại chính: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ Các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

trong câu ghép được giáo viên liệt kê đưa vào loại câu ghép chính phụ Có giáoviên lại phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu bằng nhiều loại câu ghép:

câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép qua lại… Có giáo viên đi

thẳng vào phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 123

Bước 4: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa

Hoạt động 3: II Luyện tập

Phần luyện tập tiết 2, giáo viên giải quyết được các bài tập 1,2,3 sách giáokhoa

*/ Tôi tiến hành khảo sát (kiểm tra 15 phút) tại lớp 8A1 - trường THCS Trà Lân – Yên Khê sau tiết dạy thao giảng cấp Huyện, bài Câu ghép - tiết 2 của một đồng nghiệp

Đề ra:

Câu 1: Cho Câu ghép sau: "Thầy giáo phát biểu, cả lớp im lặng.” Bằng việc

thêm các từ loại, dấu câu có chức năng nối kết các vế câu, em hãy tạo ra ít nhất 4kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau giữa các vế câu

Câu 2: Viết một đoạn văn không quá 5 câu, trong đó có sử dụng ít nhất một

câu ghép Chọn một trong các chủ đề sau: Tác hại của thuốc lá; Thay đổi thói

Trang 4

quen sử dụng bao bì ni lông; Tác dụng của việc lập ý trước khi viết bài Tập làm văn

Kết quả: Lớp 8A1 – 38 học sinh.

Tiết 1: Với định hướng trên, giáo viên dễ dàng rút ra đặc điểm của câu ghép

ở phần I Sang phần II: Cách nối các vế câu: giáo viên căn cứ theo sách giáo khoa, sách giáo viên, đã chỉ ra hai cách nối: “Dùng những từ có tác dụng nối” và

“Không dùng từ nối” Theo tôi trong dạy học ngữ pháp sử dụng các cụm từ trên là không phù hợp và chưa chính xác (vì "những từ" chỉ dùng cho những đơn vị kiến

thức ở bài học Từ ngữ hay những đơn vị ngữ pháp chưa được xác định, còn ba từ loại: quan hệ từ, phó từ, đại từ học sinh đã được học ở chương trình ngữ văn lớp

7 Từ "tác dụng" cũng không phản ánh đúng nghĩa của ba từ loại sẽ nêu ra ở phần kiến thức cụ thể tiếp theo Nên "tác dụng" phải được thay bằng "chức năng"; tiếp theo, nếu chúng ta không thêm "kết" vào cuối cụm từ “dùng những từ

có tác dụng nối” thì cụm từ sẽ chơi vơi, không đầy đủ Cũng ở phần ghi nhớ hai, nếu dùng cụm từ “không dùng từ nối” sẽ không diễn đạt được nghĩa “dựa vào dấu câu để nhận diện Câu ghép”)

Vì vậy, theo tôi nên thay hai cụm từ ở ý 2 phần ghi nhớ trang 112 trong sáchgiáo khoa Ngữ văn 8, tập 1: “Dùng những từ có tác dụng nối” và “Không dùng

từ nối:…” bằng hai cụm từ khác phù hợp hơn: “ Dùng những từ loại có chức năng nối kết” và “Dùng các dấu câu: …”.

Tiết 2:

- Khi phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đã nảy sinhvướng mắc khiến người dạy lúng túng Giáo viên mất quá nhiều thời gian cho việcphân tích ví dụ để chỉ ra 9 kiểu quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế câu củacâu ghép nhưng lại chưa chú trọng 2 lưu ý rất quan trọng khi dạy học bài Câu

ghép: mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép có nhiều vế câu và xác định mối quan hệ ý nghĩa phải dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Chính vì thế,

giáo viên chưa đem đến cho học sinh những thông tin đầy đủ về câu ghép Họcsinh hiểu mơ hồ, chưa nhận biết chính xác các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế

Trang 5

khảo sát (kiểm tra 15 phút), tôi nhận thấy học sinh còn lúng túng khi tạo lập câughép và sử dụng câu ghép trong quá trình tạo lập đoạn văn, văn bản.

*/ Nguyên nhân.

1 Nguyên nhân khách quan:

Bài Câu ghép - Ngữ văn lớp 8, tập 1, chỉ đưa vào dạy học trong 2 tiết nhưng

dung lượng kiến thức quá lớn và yêu cầu cao: Học sinh có được những thông tin

đầy đủ về câu ghép (Nhận diện câu ghép, quan hệ hình thức và quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép vô cùng phong phú, đa dạng ) Thế nhưng sách giáo

khoa, sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng lại hết sức

ngắn gọn, định hướng chung chung Ở tiết 2 bài Câu ghép nhà biên soạn đưa vào

sách giáo khoa duy nhất một ví dụ ở phần tìm hiểu bài khiến giáo viên thật sự bếtắc khi tìm hướng giải quyết để làm rõ mục tiêu bài học

2 Nguyên nhân chủ quan:

2.1 Về cách tiếp cận: Giáo viên hiểu chưa đúng dụng ý của nhà biên soạn

sách giáo khoa, quá trình phân loại câu ghép không dựa trên một tiêu chí nhất định

dẫn đến những mâu thuẫn khi dạy học tiết 2 bài Câu ghép Khâu chuẩn bị của giáo

viên chưa thật sự chịu khó, công phu: từ việc nghiên cứu sách giáo khoa, chuẩn bịngữ liệu, các dạng bài tập, phương tiện dạy học, đến các hình thức tổ chức dạyhọc

2.2 Xác định mục tiêu và định hướng khai thác: Giáo viên chưa làm rõ

mục tiêu của bài học Câu ghép từ tiết 1 đến tiết 2 là một hệ thống với một cấu trúc

và lô gíc hết sức chặt chẽ Giáo viên chưa biết định hướng khai thác thật hiệu quả

tiết 1 (quan hệ hình thức giữa các vế của câu ghép được đánh dấu bằng các từ loại, cặp từ loại, các dấu câu…) để làm cơ sở khi phân tích mối quan hệ ý nghĩa

bên trong giữa các vế câu của câu ghép cho tiết 2 Vì tiết học này có thêm yêu cầu

nâng cao và phát triển (cách dùng các từ loại, cặp từ loại, dấu câu… nối các vế câu cũng đồng thời quy định về mối quan hệ ý nghĩa bên trong giữa các vế của câu ghép) Chính vì thế, giáo viên lên lớp dạy tiết 1 nhẹ nhàng, khá thành công

nhưng sang tiết 2, giáo viên loay hoay, mất quá nhiều thời gian cho việc phân tích

ví dụ để rút ra bài học thứ nhất trong phần ghi nhớ đóng khung – trang 123: 9 kiểu quan hệ ý nghĩa thường gặp…; Có 2 lưu ý theo tôi rất quan trọng, cần tập trung

nhiều nhất để học sinh hiểu sâu sắc về các mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong

Câu ghép thì giáo viên bỏ qua hoặc chưa chú trọng, đó là: Lưu ý 1: Trong một Câu ghép có nhiều vế câu thì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu cũng rất phong phú,

đa dạng; có thể có nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa ngay trong một câu ghép có nhiều

vế câu Lưu ý 2: Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu cần dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Cùng với dung lượng kiến thức quá lớn

về câu ghép: cách nhận diện, quan hệ về hình thức, ý nghĩa giữa các vế, công dụng,cách sử dụng câu ghép… trong 2 tiết học khiến giáo viên lúng túng, không đạt mụctiêu bài dạy

Trang 6

Bài học (Phần ghi nhớ được đóng khung) là nội dung cốt lõi nhưng hầu hết

giáo viên chưa biết bám vào phần ghi nhớ để định hướng, khai thác toàn bộ quá

trình dạy học bài Câu ghép

Trong quá trình khai thác bài dạy, giáo viên chưa bám vào các nguyên tắc

cơ bản về dạy học Tiếng Việt và quan điểm tích hợp trong quá trình khai thác ví

dụ, giải quyết bài tập Giáo viên còn xem nhẹ việc hướng cho học sinh rèn luyệnngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy Trong quá trình phân tích ví dụ và tổ chứcthảo luận, hầu như giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh đặt câu ghép và phântích cấu tạo nhưng chưa chú trọng hướng vào lời nói (giao tiếp) và cách sử dụngcâu ghép trong văn cảnh để tạo lập đoạn văn, văn bản (lời nói) cho các em

2.3 Về phân bố thời gian và phương pháp dạy học: Giáo viên thường rập

khuôn, máy móc theo hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa và định hướngtrong sách giáo viên, thiết kế bài giảng Giáo viên giành quá nhiều thời gian chophần tìm hiểu khái niệm, chưa biết chọn lọc ví dụ và lồng ghép giải quyết một sốbài tập của phần luyện tập ngay trong quá trình tìm hiểu bài Thời gian giành chohọc sinh luyện tập chỉ khoảng tám đến mười hai phút Hầu hết các tiết dạy học bài

Câu ghép, học sinh chưa được rèn luyện kỹ năng tạo lập đoạn văn, văn bản

2.4 Về sử dụng phương tiện dạy học: Một số giáo viên sử dụng bảng phụ

truyền thống, một số giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bài

Câu ghép bằng phần mềm soạn thảo giáo án POWERPOINT nhưng chưa hợp lý,

trình chiếu quá nhiều ví dụ, hình ảnh mà không mang lại hiệu quả cao trong quátrình dạy học

Trang 7

II/ NHẬN THỨC MỚI

1/ Cách tiếp cận:

Về cấu trúc: Bài học Câu ghép trong Ngữ văn lớp 8 - tập 1 là một chỉnh thể

hợp lý, chặt chẽ, khoa học, được xây dựng trên nguyên tắc hệ thống và phát triển.Tiết 1 là nhận diện câu ghép trên cơ sở tiếp nối kiến thức học sinh đã làm quen từ

cấp tiểu học; cách nối các vế câu của câu ghép (Tức là các biểu hiện về quan hệ hình thức bên ngoài giữa các vế câu của câu ghép) Tiết 2 là tìm hiểu giá trị miêu

tả của câu ghép được thể hiện bằng các kiểu quan hệ ý nghĩa bên trong giữa các vếcâu của Câu ghép hết sức đa dạng, phong phú Sự phong phú, đa dạng tạo ra sựuyển chuyển, nhịp nhàng cho văn bản, thể hiện cao tính liên kết của văn bản

Về kiến thức: Bài học Câu ghép trong sách Ngữ văn lớp 8 - tập 1 có dung

lượng kiến thức lớn Tiết thứ nhất, yêu cầu học sinh: Nhận biết câu ghép, cách cách nối các vế câu của câu ghép Cách nhận biết này bắt buộc giáo viên, học sinh

phải nắm được bản chất từng từ loại, có kỹ năng phân tích cú pháp chính xác, điêuluyện Từ đó giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về mặt hình thức của đối tượng

Câu ghép Tiết thứ hai, trên cơ cở phát triển kiến thức của tiết 1, chú ý vào phân

tích về mặt ngữ nghĩa của câu ghép: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ

nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ nối tiếp, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích… Các kiểu quan hệ ý nghĩa đó lại hết sức phong phú, đa dạng; cùng một

câu ghép nhưng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau giữa các vế câu lại cómối quan hệ khác nhau về mặt ý nghĩa

Ở tiết 2 bài Câu ghép, nhà biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1 đưa

vào duy nhất một ví dụ trong phần tìm hiểu bài Theo tôi, đó là dụng ý “mở” đểkhơi nguồn sáng tạo cho giáo viên trong quá trình dạy – học Bởi vì, sẽ rất sai lầmnếu giáo viên loay hoay, mất quá nhiều thời gian cho việc phân tích ví dụ để rút ra

bài học thứ nhất trong phần ghi nhớ đóng khung – trang 123: 9 kiểu quan hệ ý nghĩa thường gặp Việc giúp học sinh nắm chắc các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các

vế của câu ghép là rất quan trọng Nhưng người dạy cần nắm được cốt lõi, bản chấtcủa vấn đề để có nghệ thuật dẫn dắt và liên kết kiến thức từ tiết học thứ nhất sangtiết học thứ hai Quan hệ hình thức bên ngoài và quan hệ ý nghĩa bên trong giữacác vế câu đều được đánh dấu bằng các dấu câu hoặc các từ loại, cặp từ loại phụthuộc Có 2 lưu ý theo tôi rất quan trọng, cần tập trung nhiều thời gian phân tích ví

dụ để học sinh hiểu sâu sắc về các mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép,

đó là: Lưu ý 1: Trong một câu ghép có nhiều vế câu thì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu cũng rất phong phú, đa dạng; có thể có nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa ngay trong một câu ghép có nhiều vế câu. Lưu ý 2: Để nhận biết chính xác quan

hệ ý nghĩa giữa các vế câu cần dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

Về quan điểm dạy học: Cách sắp xếp các đơn vị kiến thức và những ngữ liệu được lựa chọn trong bài Câu ghép đã phản ánh đúng nguyên tắc dạy học tiếng

Trang 8

Việt: rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy, hướng vào lời nói (giao tiếp)… một nguyên tắc quan trọng đầu tiên trong dạy học tiếng Việt Các ngữ liệu

được lựa chọn đưa vào trong bài học Câu ghép đều mang một nội dung tinh thần

nào đấy Các câu văn là ngữ liệu chủ yếu được nằm trong các đoạn, hoặc các vănbản nhỏ chứ không độc lập riêng lẻ Cho nên quá trình chiếm lĩnh tri thức về đơn

vị ngữ pháp “Câu ghép” của học sinh đã bao hàm các thao tác như: quan sát, pháthiện, phân tích, tổng hợp…

Về quan điểm tích hợp: Những kiến thức Văn học đã được tác giả sách giáo khoa lựa chọn làm ngữ liệu cho bài Câu ghép là những câu, đoạn trong các

tác phẩm đã được giảng ở giờ Văn học trước đó Giúp học sinh có dịp nhớ lại, cóđiều kiện tìm hiểu kỹ hơn về tác phẩm văn học đã học, đặc biệt là học sinh sẽ thấyđược ý nghĩa của ngôn ngữ văn bản, tính khoa học của Văn học Giờ học tiếngViệt không tồn tại độc lập nữa, mà song song với giờ Văn học, hoặc cùng nhiềuloại kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác Vẻ đẹp của ngôn ngữ, ý nghĩa

vận dụng của từng đơn vị ngôn ngữ (mà bài học này là đơn vị Câu ghép), ý nghĩa của văn bản sẽ bộc lộ thông qua giờ học tiếng Việt nói chung, bài học Câu ghép

nói riêng nhằm góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng trong giao tiếp cuộc sống

2/ Về khâu chuẩn bị: Giáo viên phải chịu khó và thật sự đầu tư về mọi mặt

cho kế hoạch bài dạy: đồ dùng, phương tiện dạy học, ngữ liệu, các dạng bài tập, dựkiến các hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh thật phong phú, đa dạng

3/ Xác định mục tiêu bài dạy: Về kiến thức: giúp học sinh nhận diện đúng

câu ghép, hiểu được các mối quan hệ hình thức bên ngoài và quan hệ ý nghĩa bêntrong giữa các vế của câu ghép Học sinh nhận biết được ngay trong một câu ghép

có nhiều vế câu thì có thể có nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau, được đánh dấubằng các từ và cặp từ nhất định; trong những văn cảnh khác nhau thì quan hệ ýnghĩa cũng khác nhau Các mối quan hệ hết sức đa dạng, phong phú giữa các vế

của câu ghép góp phần tạo nên vẻ đẹp của các tác phẩm văn học Về kỹ năng: Học

sinh biết đặt câu ghép; biết biến đổi câu đơn thành câu ghép, biến đổi các vế câucủa câu ghép thành những kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau trong câu ghép Biết sửdụng câu ghép trong tạo lập đoạn văn, văn bản và giao tiếp cuộc sống

4/ Về định hướng khai thác:

Thiết kế dạy học bài học Câu ghép phải sáng tạo, hợp lí, tinh gọn, lô gíc

chặt chẽ, có mở rộng và nâng cao Trong suốt hai tiết dạy học chính là quá trìnhgiải quyết các dạng bài tập từ dễ đến khó Để từ đó học sinh tự chiếm lĩnh kiếnthức cơ bản, biết vận dụng và nâng cao dần lên thông qua các kỹ năng rèn luyệnngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy Cụ thể:

Tiết 1:

- Phần tìm hiểu bài học:

Trang 9

Thứ nhất, vận dụng kiến thức đã học ở các lớp dưới để giải quyết các bài tập(các kiểu câu) để học sinh nhận diện câu ghép, Thứ hai, thông qua giải quyết cácdạng bài tập để rèn luyện kỹ năng cho học sinh tạo lập được câu ghép và sử dụngcác phương tiện nối các vế câu của câu ghép trong cách hoàn cảnh giao tiếp khácnhau

Về cách nối các vế câu của câu ghép: thay hai cụm từ ở ý 2 phần ghi nhớ

trong sách giáo khoa trang 112: “Dùng những từ có tác dụng nối” và “Không dùng từ nối” bằng hai cụm từ khác phù hợp hơn: “Dùng những từ loại có chức năng nối kết” và “Dùng các dấu câu: ”.

- Phần củng cố bài: Tổng hợp, hệ thống kiến thức tiết 1 bằng sơ đồ tư duy.

- Phần Luyện tập:

+/ Dạng bài tập nhận biết và thông hiểu:

Bài tập 1 – trang 113 – sách giáo khoa

- Phần tìm hiểu bài học:

Các ví dụ 1 (10 câu ghép): vừa kiểm tra kiến thức cũ tiết 1 qua việc phân

tích cấu tạo và chỉ ra phương tiện nối giữa các vế câu (yêu cầu này học sinh tự giải quyết) Vừa mở ra kiến thức mới bằng việc: lấy một số câu trong bài tập 1 - phần

Luyện tập, giới thiệu học sinh 10 kiểu quan hệ thường gặp và các từ loại, cặp từ

loại phụ thuộc Sau đó rèn luyện cho học sinh tạo lập câu ghép

Ví dụ 2: Yêu cầu được nâng cao hơn đối với học sinh: Xác định kiểu quan

hệ ý nghĩa trong câu ghép có nhiều vế câu (ba vế câu)

Ví dụ 3: Yêu cầu rèn luyện ngôn ngữ gắn liền rèn luyện tư duy đối với họcsinh Giúp học sinh nhận biết quan hệ ý nghĩa rất phong phú, đa dạng giữa các vếcủa câu ghép trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Từ đó các em biết tạo lậpnhiều kiểu quan hệ ý nghĩa từ một câu ghép

- Phần củng cố bài:Tổng hợp kiến thức cơ bản bằng hệ thống sơ đồ tư duy

- Phần luyện tập: có các dạng với yêu cầu của từng cấp độ từ thấp đến cao:

Trang 10

+/ Dạng bài tập nhận biết và thông hiểu: Nhận biết câu ghép, tác dụng của

câu ghép trong giao tiếp (giải quyết ở lớp bài tập 2 – SGK trang 124 và 125) Bài

tập 1 – sách giáo khoa trang 124 đã giải quyết trong phần tìm hiểu bài

Bài tập 3 và 4 - sách giáo khoa trang 125 tương tự bài tập 2, học sinh tự làm

ở nhà

+/ Dạng bài tập vận dụng: Giáo viên đưa vào thêm 2 dạng bài tập:

Vận dụng ở mức độ thấp: Tổ chức trò chơi, chia làm hai đội chơi thi chuyểnđổi câu đơn thành câu ghép Nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng tạo lập câu theocác mô hình khái quát khác nhau

Vận dụng ở mức độ cao: Giáo viên cho chủ đề, yêu cầu học sinh tạo lậpđoạn văn có sử dụng câu ghép Mục đích: tạo lập văn bản và tích hợp với phânmôn tâp làm văn Đây là mục tiêu cuối cùng cần hướng tới của một tiết dạy học

Tiếng Việt: hướng vào lời nói (giao tiếp).

5/ Về phân bố thời gian cho mỗi tiết:

Thời gian ổn định, hỏi bài cũ là: 05 phút

Thời gian giành cho lí thuyết là: 10 phút

Thời gian cho học sinh giải quyết các bài tập là: 30 phút (bao gồm tất cả các dạng bài tập từ đầu đến cuối giờ).

6/ Về sử dụng phương tiện dạy học: việc ứng dụng công nghệ thông tin vào

dạy học tiếng Việt nói chung và bài Câu ghép nói riêng là rất phù hợp và cần thiết,

phát huy tối đa công dụng phương tiện dạy học Tuy nhiên, không được lạm dụngcông nghệ thông tin để trình chiếu quá nhiều hình ảnh, hiệu ứng làm học sinh mấttập trung trong quá trình giải quyết các dạng bài tập để chiếm lĩnh kiến thức cơ

bản Máy chiếu chỉ thay bảng phụ truyền thống để phân tích các ví dụ dài (đoạn

văn, văn bản) nhưng cơ động, tiện lợi hơn, đỡ cồng kềnh và tiết kiệm, tận dụng

được nhiều thời gian cho học sinh luyện tập

7/ Về đánh giá một tiết dạy học tiếng Việt: Theo tôi, một tiết dạy học tiếng

Việt nói chung và bài Câu ghép nói riêng thành công, trước hết là người dạy phải

biết biến những vấn đề phức tạp nhất trở nên đơn giản nhất Người học tiếp thu nhẹnhàng, hiểu sâu sắc, tường tận Tiết học kết thúc mà không có cảm giác nặng nề,rối rắm Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn giao tiếp, ứng xử Mà trong

tiết dạy học bài Câu ghép là học sinh biết biến đổi các vế câu ghép thành những

kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau, biết sử dụng câu ghép trong tạo lập đoạn văn, vănbản

Trang 11

III/ GIẢI PHÁP MỚI

Từ thực tế và nhận thức trên, tôi đã quyết định chọn bài Câu ghép - tiết 2

(tiết học nảy sinh nhiều vướng mắc và nhiều tranh cãi nhất trong quá trình dạy học phần Câu ghép) để dạy thể nghiệm tại hội thảo tổ khoa học xã hội - trường

THCS Trà Lân - Huyện Con Cuông Tiết dạy hội thảo được đồng nghiệp đánh giá

cao và tiếp tục chọn dạy bài Câu ghép - tiết 2 trong đợt Hội thảo “Chuyên đề đổi

mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn” do phòng GD&ĐT huyện Con Cuông tổchức Giáo án được soạn thảo trên phần mềm Powerpoint 2007

Sau đây là định hướng chung cho cả hai tiết bài Câu ghép và định hướng chi tiết cho tiết 46 bài “Câu ghép” (tiết 2)

Nhận diện câu ghép, cách nối các vế của câu ghép Học xong tiết 1, học sinh biếtphân tích cấu tạo ngữ pháp và hiểu các kiểu quan hệ hình thức bên ngoài giữa các

vế của câu ghép thông qua các từ loại, dấu câu có chức năng nối kết Từ đó làm cơ

sở cho việc phân tích quan hệ ý nghĩa bên trong giữa các vế của câu ghép ở tiết 2

Hoạt động 1: Đặc điểm của câu ghép.

*/ Xét ví dụ:

Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm (dùng bảng phụ hoặc trình chiếu trên phần mềm soạn thảo giáo án Powerpoint đoạn văn trong phần ví dụ trang 111 sách giáo khoa)

Các nhóm tìm các cụm C – V trong những câu in đậm và nhận xét số lượngcụm C-V; phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V:

- Câu in đậm thứ nhất: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng

ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” là câu có nhiều cụm C – V bao chứa nhau Hai cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở.

- Câu in đậm thứ hai: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp” là

câu có một cụm C-V

- Câu in đậm thứ ba: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học” Là câu có ba cụm C-V

không bao chứa nhau

Học sinh phân tích, so sánh cấu tạo của hai câu có nhiều cụm C-V.

Hướng dẫn học sinh trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảngtheo mẫu:

Trang 12

Kiểu cấu tạo Câu cụ thể

Câu 1: Câu mở rộng TP

Dựa vào kết quả phân tích ví dụ trên và kiến thức các lớp dưới, hướng dẫnhọc sinh rút ra đặc điểm câu ghép

*/ Ghi nhớ 1: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.

Hoạt động 2: II Cách nối các vế câu:

Bước một, học sinh nhận xét về cách nối các vế câu của câu ghép đã phân

tích ở mục I (bảng phụ hoặc trình chiếu trên phần mềm): “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học” Nhận xét: Câu ghép trên có ba vế câu Vế câu thứ hai nối với vế câu thứ nhấtbằng dấu phẩy(,); vế câu thứ ba nối với hai vế trước bằng dấu hai chấm (:)

- Cho học sinh đặt câu ghép với mỗi quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặpphó từ, đại từ (Bài tập 2, bài tập 4 sách giáo khoa trang 113, 114)

Bước hai, sau khi phân tích các vế câu của câu ghép vừa đặt xong, học sinh

chỉ ra tám cách nối các vế của câu ghép: dùng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp phó từ, cặp chỉ từ, cặp đại từ; dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm.

Bước ba, học sinh thảo luận nhóm tổng hợp kiến thức phần ghi nhớ 2 bằng

sơ đồ tư duy */ Ghi nhớ 2:

Trang 13

*/ Củng cố tiết 1: Giáo viên hệ thống hoá kiến thức tiết 1 bằng sơ đồ tư

duy:

Hoạt động 3: III Luyện tập

+/ Dạng bài tập nhận biết và thông hiểu: Học sinh thảo luận nhóm trong

vòng 5 phút; treo kết quả lên bảng nhóm; các nhóm nhận xét lẫn nhau

Bài tập 1 – trang 113 – sách giáo khoa

+/ Dạng bài tập vận dụng: học sinh giải quyết độc lập, trình bày và nhận xét

- Lập bản đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức tiết 1 bài Câu ghép.

- Tìm câu ghép trong những văn bản đã học (Ngữ văn lớp 8, tập 1) và chỉ ra

cách nối giữa các vế câu

Ngày đăng: 03/03/2015, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w