1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn gây hứng thú cho học sinh trong tiết kể chuyện đã đọc đã nghe trưởng tiểu hoc thống nhất

22 524 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 494,5 KB

Nội dung

Qua nhiều năm dạy kể chuyện ở lớp 5 giáo viên trong khối chưatìm ra được hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú cho học sinh trongcác tiết kể chuyện theo yêu cầu : đã nghe, đã đọc.. Lịch

Trang 2

hệ thầy trò trở nên thân thiện hơn Đối với các môn học khác có nhiềuhình thức giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập như: tổ chức các tròchơi, làm đồ dùng đẹp, sưu tầm tranh ảnh, riêng tiết kể chuyện đã đọc,

đã nghe các hình thức đó không mang lại hứng thú cho học sinh Tiết kểchuyện đã đọc, đã nghe thường cả giáo viên và học sinh đều e ngại (họcsinh thiếu nội dung nên không tự tin, khi không tự tin sẽ không hứng thúhọc, học sinh không hứng thú trong giờ học giáo viên trở nên lúng túng

e ngại) Qua nhiều năm dạy kể chuyện ở lớp 5 giáo viên trong khối chưatìm ra được hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú cho học sinh trongcác tiết kể chuyện theo yêu cầu : đã nghe, đã đọc

Năm học 2011-2012 tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Gây hứng thúcho học sinh trong tiết kể chuyện đã đọc đã nghe” Ngay đầu năm họctôi đã thăm dò ý kiến học sinh và cuối cùng nhóm chọn hình thức tổchức cho học sinh đọc truyện ngoài giờ lên lớp cho hoc sinh lớp 5B, lớpvùng sâu vùng xa có nhiều em không hứng thú trong tiết này Nhằmcung cấp cho học sinh một số câu chuyện có nội dung theo yêu cầu củatiết kể chuyện, giúp các em tự tin hơn và hứng thú hơn

* Giải pháp của tôi là chọn hình thức đọc truyện trước tiết kểchuyện đã nghe, đã đọc

Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm thực nghiệm duy nhất

là các học sinh của lớp 5B trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Tôi tiếnhành khảo sát sự tự tin học tập của các em trước tác động sau đó tácđộng và khảo sát sau tác động lại lần nữa Quá trình tác động được thựchiện trong các buổi phụ đạo của các tuần 12-14-16 Kết quả cho thấy tác

Trang 3

tự tin học tập của học sinh đối với tiết học kể chuyện đã đọc, đã nghetheo chủ điểm

Trang 4

dễ chút nào đối với các em vùng sâu, vùng xa như lớp 5B Trường Tiểuhọc Đinh Tiên Hoàng, do các em ở xa điểm trường chính hơn 6km,đường sá đi lại khó khăn, thiếu rất nhiều thông tin vui chơi giải trí nhưtruyện đọc, các loại báo hình, báo ảnh, mà chỉ được tiếp xúc các câuchuyện trong sách giáo khoa do thầy cô cung cấp cho và càng khó khănhơn khi kể theo chủ điểm.

Từ đó mỗi khi đến tiết kể chuyện có nội dung trong sách giáoviên được nghe thầy cô kể các em rất hào hứng chờ đợi cho mau đến.Khi nghe thầy cô kể, các em rất chăm chú và trong hoạt động cho họcsinh kể lại các em xung phong sôi nổi Nhưng rồi các em lại lo sợ đếntiết kể chuyện được kể chuyện đã nghe đã đọc Vậy là, giờ học trở nênnặng nề cho cả thầy lẫn trò

Kể chuyện là một môn học rất quan trọng vì môn học này khôngchỉ giúp các em biết kể chuyện và giáo dục đạo đức thông qua các câuchuyện mà môn học còn rèn cho các em về kĩ năng sống,

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu :

Trong thực tế từ trước đến nay , ở địa phương nơi tôi công tác,chưa có giáo viên nào tổ chức cho học sinh đọc truyện ngoại khoá đểphục vụ cho giờ dạy kể chuyện đã nghe, đã đọc

Hoạt động đưa việc tổ chức đọc truyện cho học sinh không phải làmới lạ mà đã được cán bộ thư viện ở các trường tổ chức thường xuyênnhưng còn mang tính hình thức chưa mang lại giá trị cho việc đọctruyện Nhưng việc tổ chức cho học sinh đọc truyện theo yêu cầu của bàidạy là hoạt động ít ai thực hiện nếu không nói là hoàn toàn mới lạ và gặpnhiều khó khăn khi tổ chức

Trang 5

Tôi thiết nghĩ, dù thầy có giỏi cỡ nào đi chăng nữa mà trò không

tự tin học tập cũng không thể mang lại hiệu quả cho giờ dạy Điều đó

đã khiến tôi trăn trở và chọn đề tài nghiên cứu trên

Giải pháp thay thế: Đưa hoạt động tổ chức đọc truyện vào các

giờ dạy ngoại khóa

3 Vấn đề nghiên cứu:

Tổ chức cho học sinh đọc truyện ngoài giờ lên lớp theo yêu cầucủa chủ điểm có làm cho học sinh tự tin trong tiết kể chuyện đã nghe, đãđọc không?

4 Giải thuyết nghiên cứu:

Có Việc tổ chức cho học sinh đọc truyện ngoài giờ chính khóa sẽ

làm tăng sự tự tin của học sinh trong tiết kể chuyện đã nghe, đã đọc chocác em học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Trang 6

III PHƯƠNG PHÁP:

1 Khách thể nghiên cứu:

*Giáo viên: Nguyễn Thị Lợi

*Học sinh: 22 học sinh lớp 5B (Nhóm thực nghiệm)

2 Thiết kế:

Tôi dùng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duynhất

Cùng là học sinh lớp 5B, tôi thực hiện khảo sát bằng thang đo thái

độ trước tác động của học sinh về mức độ tự tin của các em đối với tiết

kể chuyện đã nghe, đã đọc theo chủ điểm, kế đến tôi thực hiện tác độngbằng cách tìm các quyển truyện có nội dung theo yêu cầu của từng giờ

kể chuyện có ở thư viện, học sinh có thể tự tìm kiếm thêm theo yêu cầunội dung giáo viên đưa ra Sau đó, tổ chức cho học sinh đọc trong giờphụ đạo trước khi dạy tiết kể chuyện, cuối cùng tôi khảo sát lại mức độ

tự tin của các em một lần nữa Kết quả cho thấy có sự chênh lệch điểmkhảo sát trung bình giữa khảo sát trước tác động và sau khi tác động Sau

đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc để phân tích dữ liệu

Bảng thiết kế nghiên cứu:

trước tác động

tác động

Lớp 5B

(Thựcnghiệm)

O 1

Tổ chức cho học sinh đọctruyện ngoài giờ lên lớp vớinhững câu chuyện theo yêucầu của tiết kể chuyện đã

đọc, đã nghe

O 2

Trang 7

3 Quy trình nghiên cứu:

-Tìm hiểu trước nội dung yêu cầu của tiết kể chuyện ở các tuần:

12,15,17 - sau đó, tiến hành tìm những quyển truyện đúng với nội dung,

thiết kế các hoạt động cho giờ đọc truyện

Quy trình và phương pháp dạy tiết kể chuyện vẫn tiến hành bình

thường

- Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thựcnghiệm theo thời khoá biểu, lịch phụ đạo của nhà trường từ tuần 13 đến

tuần 17

Bảng thời gian thực nghiệm:

Thứ ngày Hoạt động được

tổ chức

Thứ tư16/11/2011

Đọc truyện 5B Bảo vệ môi trường: Con người với

thiên nhiên Thứ tư

30/11/2011

Đọc truyện 5B Vì hạnh phúc con người: Chống

đói nghèo, lạc hậu Thứ Tư

14/12/2011

Đọc truyện 5B Vì hạnh phúc con người: Biết sống

đẹp,biết đem lai niềm vui, hạnhphúc cho người khác

4 Đo lường và thu thập dữ liệu:

Thang đo thái độ mức độ tự tin học tập môn kể chuyện của học

sinh lớp 5B được tôi biên soạn với 8 câu, mỗi câu có 5 mức độ trả lời,

ứng với mỗi mức độ trả lời có số điểm được quy định Thang đo này

được áp dụng chung cho cả khảo sát trước và sau tác động Học sinh làm

trên phiếu bài tập, đánh dấu x vào ý các em chọn sau đó tôi thu về và

phiên điểm nhập vào bảng tổng hợp khảo sát trước và sau tác động của

từng em

Bảng thời gian tiến hành khảo sát và chấm khảo sát

Thứ sáu

11/11/2011

Khảo sát trước tác động Lớp 5B Trường Tiểu học Đinh

Tiên HoàngThứ sáu Chấm khảo sát trước tác Văn phòng Trường Tiểu học Đinh

Trang 8

Chấm khảo sát sau tácđộng

Văn phòng Trường Tiểu học ĐinhTiên Hoàng

Sau khi tiến hành khảo sát theo bảng thang đo thái độ (trình bày

ở phụ lục), tiến hành chấm bài khảo sát theo đáp án đã cho sẵn

Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu, tôi dùng phương pháp chiađôi dữ liệu Kết quả như sau :

Trang 9

BẢNG ĐỐI CHIẾU

rsb >= 0,7 Dữ liệu đáng tin cậy

rsb <0,7 Dữ liệu không đáng tin cậy

KẾT LUẬN DỮ LIỆU ĐÁNG TIN CẬY

Trang 10

rsb >= 0,7 Dữ liệu đáng tin cậy

rsb <0,7 Dữ liệu không đáng tin cậy

KẾT LUẬN DỮ LIỆU ĐÁNG TIN CẬY

IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:

So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Sau khi kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả

p = 0.0000198534590 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bìnhtrước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình

khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do

tác động.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là 2.053142931 > 1 So sánh với

bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tổ chức cho

học sinh đọc truyện ngoài giờ lên lớp của nhóm thực nghiệm là rất lớn.

Giả thuyết của đề tài “Việc tổ chức cho học sinh đọc truyện ngoài giờlên lớp sẽ làm tăng sự tự tin cho học sinh khi học tiết kể chuyện đãnghe, đã đọc ở lớp 5B Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng” đã đượcchứng minh

V.BÀN LUẬN:

Kết quả điểm trung bình của khảo sát sau tác động là 30.55 kết quảđiểm trung bình của khảo sát trước tác động là 23.82 Độ chênh lệchđiểm trung bình của khảo sát trước và sau tác động là 6.73 Điều này cho

thấy điểm trung bình khảo sát sau tác động lớn hơn điểm khảo sát trung

bình trước tác động

Trang 11

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD = 2.053142931 > 1 Điều

này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng là rất lớn.

Phép kiểm chứng T-test của điểm trung bình trước và sau tác động

p= 0.0000198534590 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung

bình trước và sau tác động là có ý nghĩa không phải do ngẫu nhiên mà

là do tác động.

* Hạn chế:

Nghiên cứu này thể hiện việc tổ chức cho học sinh đọc truyện trướctiết kể chuyện đã nghe, đã đọc có ảnh hưởng rất lớn cho sự tự tin học tậptrong tiết kể chuyện đã đọc, đã nghe cho học sinh lớp 5B Trường Tiểuhọc Đinh Tiên Hoàng.Nhưng để tổ chức được hoạt động này giáo viêngặp rất nhiều khó khăn như: sưu tầm truyện đúng với yêu cầu buộc giáoviên phải đọc qua hoặc lên mạng Internet tra cứu tên truyện sau đó mớitìm kiếm ; thời gian tổ chức đọc truyện (vì trong chương trình chính khóakhông có)

VI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

*Kết luận : Việc tổ chức cho học sinh đọc truyện ngoài giờ chính khóa

sẽ làm tăng sự tự tin học tập trong tiết kể chuyện đã nghe, đã đọc chocác em học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

*Khuyến nghị:

- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần tạo điều kiện cho giáo viên có thờigian tổ chức hoạt động này Tổ chức thi kể chuyện đã nghe, đã đọc trongcác buổi sinh hoạt ngoại khóa; phối hợp với cán bộ thư viện tìm kiếmđúng các loại truyện theo yêu cầu của từng khối lớp phong phú hơn.Bổsung nguồn sách theo chủ điểm cho thư viện trường hàng năm

- Đối với giáo viên: Phải không ngừng sưu tầm truyện hỗ trợ vào tủsách của lớp và tích cực đọc truyện kể cho học sinh nghe ngoài giờ lênlớp Mỗi lớp cần có kệ sách Khuyến khích học sinh đọc truyện biết sángtạo trong lời kể sao cho nội dung của truyện không thay đổi nhưng hấp

Trang 12

dẫn lôi cuốn người nghe nhằm tạo hứng thú cho các bạn chưa ham thíchgiờ học này

Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi mong hội đồng thẩm định

và quý đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ, đóng góp ý kiến cho việc nângcao sự tư tin học tập của học sinh lớp 5 trong giờ học kể chuyện ngàycàng hiệu quả

Trang 13

VII TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt

Bỉ - Bộ GD&ĐT

- Sách giáo khoa lớp 2,3,4,5 – Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ GD&ĐT

- Sách truyện đọc lớp 5 – Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ GD&ĐT

Trang 14

VIII PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI

1/ BẢNG THANG ĐO THÁI ĐỘ HỌC MÔN KỂ CHUYỆN ĐÃ ĐỌC,ĐÃNGHE HỌC SINH LỚP 5B TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG

Họ và tên học sinh: Ngày, tháng, năm:

Đánh dấu x vào ý em chọn

1 Tiết kể chuyện đã nghe, đã

đọc có nội dung theo yêu

cầu của từng chủ điểm rất

cần thiết

Rất cầnthiết

Cầnthiết

BìnhThường

Khôngcần thiết

Hoàn toànkhông cầnthiết

2 Em rất tự tin trong giờ học

kể chuyện đã nghe, đã đọc

Rấthứngthú

Hứngthú

Bìnhthường

Khônghứng thú

Hoàn toànkhông hứngthú

3 Em rất tự tin khi được thầy

cô và bạn bè mời lên kể câu

chuyện đã nghe, đã đọc theo

chủ điểm

Rất tựtin

4 Trong tuần em rất lo ngại

khi đến tiết kể chuyện đã

đọc ,đã nghe

Hoàntoànkhôngngại

Khôngngại

Bìnhthường

Thích Bình

thường,cóthì đọc

Khôngthích

Hoàn toànkhông thích

6 Em thường xuyên tìm

truyện theo chủ điểm để

đọc chuẩn bị cho tiết kể

chuyện đã nghe, đã đọc

Rấtthườngxuyên

Thườngxuyên

Đôi khi Không

thườngxuyên

Hoàn toànkhông

7 Em thường xuyên kể

chuyện cho người thân , bạn

bè nghe

Rấtthườngxuyên

Thườngxuyên

Đôi khi Không

thườngxuyên

Hoàn toànkhông

8 Có cần thiết biết trước hoặc

nắm chắc nội dung câu

chuyện trước khi học Kể

chuyện không?

Rất cầnthiết

Cầnthiết

BìnhThường

Khôngcần thiết

Hoàn toànkhông cầnthiết

Trang 15

GHI CHÚ:

C 1 : Rất cần thiết: 5 điểm; cần thiết: 4 đểm; bình thường: 3 điểm: Không cầnthiết: 2 điểm; hoàn toàn không cần thiết:1điểm

thú: 2 điểm; hoàn toàn không hứng thú: 1điểm

C3 : Rất tự tin : 5điểm; tự tin: 4 đểm; bình thường:3 điểm; không tự tin: 2

điểm; hoàn toàn không tự tin: 1điểm

không ngại: 2 điểm; rất ngại: 1điểm

C 5 : Rất thích : 5điểm; thích: 4 đểm; bình thường:3 điểm; không thích: 2 điểm;hoàn toàn không thích: 1điểm

C6: Rất thường xuyên: 5điểm; Thường xuyên: 4 đểm; Đôi khi: 3 điểm; không

thường xuyên: 2 điểm; hoàn toàn không: 1điểm

C7: Rất thường xuyên: 5điểm; Thường xuyên: 4 đểm; Đôi khi: 3 điểm; không

thường xuyên: 2 điểm; hoàn toàn không: 1điểm

C8 : Rất cần thiết: 5 điểm; cần thiết: 4 đểm; bình thường: 3 điểm: Không cần

thiết: 2 điểm; hoàn toàn không cần thiết:1điểm

Trang 16

2/ BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG:

A/ BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC TÁC ĐỘNG:

Trang 18

- Gv, HS tìm câu chuyện theo chủ điểm: Con chim họa mi, Cuộc dạo chơi

ở trường, Hồ Ba Bể, Chuyện các loài voi, Cô chủ không biết quý tìnhbạn,Cóc kiện trời,Người đi săn và con vươn, Công chúa thủy cung

III Các hoạt động chính

HĐ 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- GV yêu cầu hs giới thiệu các câu chuyện

em tìm được theo tổ

- Gv tuyên dương hs tìm được nhiều

truyện, nhắc nhở các em chưa tìm được

HĐ 2 : Giới thiệu truyện

- Yêu cầu hs giới thiêụ tên, nội dung câu

chuyện đã sưu tầm được

- GV giới thiệu tên, hình ảnh, nội dung câu

chuyện gv sưu tầm ( Các câu chuyện trong

phần chuẩn bị)

- GV cho chơi trò chơi kết bạn – chia nhóm

2 bạn

- Gv theo dõi kiểm soát học sinh

HĐ 4 :Kiểm tra kết quả đọc.

- Gv yêu cầu một số nhóm em trình bày

tên và số lượng câu chuyện nhóm mình

chuyện khác thuộc chủ điểm

Về nhà đọc lại các câu chuyện, kể lại cho

người thân nghe để nhớ và kể tốt hơn trong tiết

kể chuyện sau

- Từng tổ hs tự kiểmtra, báo cáo số lượngtruyện sưu tầm được

- HS cá nhân giới thiệu

về các câu chuyệnmình sưu tầm được

- Hs lắng nghe

- HS kết bạn theo yêucầu

- HS đọc truyện theonhóm

- Đại diện một số nhómnêu tên và số lượng câuchuyện nhóm mình đọcđược

- Các nhóm còn lại hỏiđáp nội dung hoặc ýnghĩa một số câuchuyện

b)KẾ HOẠCH LẦN 2

Ngày tổ chức : 30/11/2011

Trang 19

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

HĐ 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- Gv tổ chức trò chơi: “Tôi cần”

- Luật chơi mỗi lần “tôi cần” GV

tăng số lượng lên dần: 1 quyển,

2 quyển…

- Tuyên dương hs tìm được

nhiều truyện, nhắc nhở các em

chưa tìm được

HĐ 2 : Giới thiệu truyện

- Yêu cầu hs trưng bày câu

chuyện đã sưu tầm được lên mặt bàn

theo nhóm 4

- GV giới thiệu câu chuyện gv

sưu tầm: Ngẩng đầu lên đi em, Phần

thưởng, Nhà ảo thuật, Gã thợ xây

nghèo khó, Trường mới

HĐ 3: Tổ chức đọc truyện

- GV cho hs đọc truyện

- Gv theo dõi kiểm soát học sinh

HĐ 4: Kiểm tra kết quả đọc.

các câu chuyện khác thuộc chủ điểm

Về nhà đọc lại các câu chuyện,

kể lại cho người thân nghe để nhớ và

kể tốt hơn trong tiết kể chuyện sau

HS cầm truyện theo yêu cầu trò chơi

- HS tham quan tìm hiểu câuchuyện các nhóm khác thôngqua lời giới thiệu nhóm trưởng

Trang 20

HĐ 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- Gv tổ chức trò chơi: “tiếp sức theo dãy”

- Tuyên dương dãy hs tìm được nhiều truyện,

nhắc nhở các em chưa tìm được

HĐ 2 : Giới thiệu truyện

- Yêu cầu một số hs giới thiệu sơ lược câu

chuyện đã sưu tầm được

- GV giới thiệu câu chuyện gv sưu tầm: Câu

chuyện trong rừng, Ông Lương Đình Của, Công

việc của bác lao công, Thầy hiệu trưởng, Chiếc áo

đẹp, Đứa bé tội nghiệp

HĐ 3: Tổ chức đọc truyện

- GV cho hs đọc truyện theo nhóm 4

- Gv theo dõi kiểm soát học sinh

HĐ 4: Kiểm tra kết quả đọc.

chuyện khác thuộc chủ điểm

Về nhà đọc lại các câu chuyện, kể lại cho

người thân nghe để nhớ và kể tốt hơn trong tiết kể

chuyện sau

HS từng dãy tiếp sức theo yêucầu trò chơi (cầm truyện đặttruyện lên bàn gv)

- Đại diện một số hs giớithiệu sơ lược câu chuyện

- HS Hs lắng nghe

- HS đọc theo nhóm

- HS lắng nghe thực hiệntheo yêu cầu

ĐIỂM BÀI KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG:

Ngày đăng: 02/03/2015, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w