Xu thế và hiện trạng đổi mới của báo chí

Một phần của tài liệu Hiệu ứng từ những bài báo của N.V.L với tiến trình đổi mới báo chí Việt Nam (Trang 27)

Đường lối đổi mới của Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo nên một không khí mới , mô ̣t phương pháp tư duy mới và theo đó là những thành quả rất đáng phấn khởi trong sự phát triển kinh tế , xã hội, văn hoá. Đa ̣i hô ̣i VI cũng khẳng đi ̣nh đổi mới đồng bô ̣ và toàn diê ̣n , đổi mới trên tất cả các lĩnh vực , trong đó có báo chí. Hơn nữa, cuộc vận động đổi mới dù đạt được nhiều thành tựu vĩ đại nhưng những trở ngại cũng không phải là ít. Và để thực sự phát huy được vai trò của một “tờ hịch cách mạng”, là phương tiện hữu hiệu phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, bản thân báo chí Việt Nam phải tự khắc phục được những hạn chế của kiểu làm báo bao cấp, quan liêu. Vì thế, bản thân báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới.

Tại Việt Nam, trong quá trình soa ̣n thảo và thực hiê ̣n chính sách kinh tế – xã hội mới của Đảng và Nhà nước , các phương tiện thông tin đại chúng được nhìn nhận là mô ̣t công cu ̣ đắc lực , “đó là vũ khí đô ̣ng viên và tổ chức quần chúng của Đảng , diễn đàn của quần chúng và là trường ho ̣c của những người lãnh đa ̣o cũng như nhân dân lao đô ̣ng”[4, tr.27]. Với nhiê ̣m vu ̣ to lớn đó , báo chí thực sự trở thành ngọn cờ tiên phong trong viê ̣c phổ biến, tuyên truyền công cuô ̣c xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới.

Sự đổi mới từ Đa ̣i hô ̣i VI đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động báo chí. Báo chí Việt Nam giai đoạn này thực hiện hai nhiệm vụ cấp thiết , có tính chất quan tro ̣ng: góp phần định hướng, tuyên truyền để thúc đẩy quá trình đổi mới của xã hội theo tinh thần Đại hội VI và đổi mới về nội dung , phong cách báo chí, hình thức thể hiê ̣n.

26

“Thực tiễn của những năm đổi mới thể hiê ̣n rõ: xã hội cần có sự ổn định chính trị để xây dựng và phát triển kinh tế , văn hoá, xã hội, viê ̣c cải cách hê ̣ thống chính tri ̣ và phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Trách nhiệm xã hộ i của những người làm báo là phải ủng hô ̣ phương hướng đúng đắn đó”[11, tr.55].

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cũng khẳng đi ̣nh thêm : “Chú ng ta đang đứng trước tình hình đă ̣c biê ̣t , bên ca ̣nh những thuâ ̣n lợi , có rất nhiều khó khă n phải vượt qua. Để đảm bảo hoàn thành tốt hai nhiê ̣m vu ̣ chiến lươ ̣c trong tình hình mới, viê ̣c củng cố và tăng cường sự lãnh đa ̣o của Đảng có ý nghĩa quyết đi ̣nh . Báo chí ta nhất thiết phải đổi mới. Đổi mới tư duy nâng ca o trình đô ̣ lý luâ ̣n và nghiê ̣p vu ̣ ... Chúng ta phải luôn xác đi ̣nh, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng, là lực lượng đi đầu, là người hướng dẫn, cổ vũ, tổ chức cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng đổi mới” [11, tr.78].

Từ 1986 trở đi, báo chí Việt Nam trở thành một trong những lĩnh vực đổi mới tiên phong, đồng thời giữ vai trò là “tờ hịch cách mạng” kêu gọi toàn dân ủng hộ và bảo vệ sự nghiệp đổi mới mà Đảng cộng sản Việt Nam phát động . Tiếp thu tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật , đánh giá đúng sự thâ ̣t” , báo chí công khai thừa nhận thiếu sót , vạch rõ nội dung và biện pháp đổi mới . Trên các báo và ta ̣p chí diễn ra các cuô ̣c tranh luâ ̣n về những chủ đề nóng bỏng nhất . Các báo quan tâm đến thông tin hai chiều và nhiều chiều, có những ý kiến khác nhau về một vấn đề được xã hội quan tâm.

Tình hình báo chí đã thật sự khởi sắc . Báo chí thay đổi rõ rệt về đề tài , nô ̣i dung thời sự của các bài viết tiến tới chuyên m ôn hoá cao . Mô ̣t thi ̣ trường báo chí đã hình thành, song song với sự hình thành thi ̣ trường kinh tế. Trong năm 1986 có 241 ấn phẩm thường kỳ với số lượng phát hành 243 triê ̣u bản và sử du ̣ng 6900 tấn giấy, 12 tờ báo về chính trị quốc tế, 60 tờ báo đi ̣a phương, 13 tờ báo của các tổ chức xã hô ̣i và mă ̣t trâ ̣n.

Năm 1991, trong cả nước có 300 ấn phẩm thường kỳ với số lượng phát hành 298 triệu bản, tiêu thu ̣ 10.000 tấn giấy, có 15 tờ báo chính tri ̣, 46 tờ của các tổ chức xã hô ̣i và mă ̣t trâ ̣n, 110 tờ của đi ̣a phương.

27

Tổng số cơ quan báo chí trong cả nước tính đến tháng 8/1994 là 354, trong đó có: 126 cơ quan báo và 228 cơ quan ta ̣p chí. Đến tháng 2/1995, có 378 ấn phẩm thường kỳ, sử du ̣ng hết 12.000 tấn giấy. Số nhà báo chuyên nghiê ̣p trên cả nước làm viê ̣c trong hê ̣ thống các phương tiê ̣n thông tin , tuyên truyền là 7000 người với 2000 nhà báo ở Trung ương và 5000 nhà báo ở địa phương.

Tại cuộc giao lưu trực tuyến 21/6/2011 do Ban biên tập báo CAND tổ chức, TS. Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW, Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố số liệu: Tính đến năm 2011, báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển vững chắc với 720 cơ quan báo chí, 830 ấn phẩm và chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử và hơn 17.500 nhà báo chuyên nghiệp cộng thêm hàng chục ngàn cộng tác viên, và Đài Tiếng nói VN phủ sóng đến 97,5% dân số.

Trong bài nói chuyê ̣n ta ̣i Hô ̣i nhà báo Việt Nam, nhân kỷ niê ̣m lần thứ 65 Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/1990), Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã tổng kết về hoa ̣t đô ̣ng của báo chí trong những năm đổi mới:

- Thông tin báo chí ngày càng phong phú, đa da ̣ng, đáp ứng nhu cầu tinh thần nhiều mă ̣t của nhân dân , từ những vần đề chính tri ̣ trong nước đến các vấn đề quốc tế nóng bỏng, các lĩnh vực kinh tế , văn hoá, xã hội, quốc phòng và các mă ̣t đời thường của các tầng lớp nhân dân.

- Trong khi mở rô ̣ng thông tin nhiều chiều cho ba ̣n đo ̣c , báo chí coi trọng việc đưa đường lối , chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân . Về mă ̣t này báo chí không chỉ làm công việc truyền đa ̣t đơn thuần, mà còn chú trọng phản ánh sự vâ ̣n đô ̣ng của đường lối, chính sách trong thực tiễn và sự sáng tạo của nhân dân , qua đó góp phần bổ sung , hoàn chỉnh đường lối , chính sách, đô ̣ng viên nhân dân hăng hái xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Báo chí tham gia đắc lực vào cuộc đấu tranh chống tiêu cực cũng như đã chú ý nêu những gương sáng, những mô hình hay xuất hiê ̣n ở nhiều nơi trên các lĩnh vực.

28

- Báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và đoàn thể mà ngày càng trở thành diễn đàn của nhân dân.

- Báo chí đã cố gắng cải tiến về hình thức cũng như văn phong , tăng thêm tính hấp dẫn đối với người đo ̣c, người nghe và người xem. [14, tr.90]

Những nhâ ̣n đi ̣nh trên của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã khái quát được phần nào sự thay đổi của báo chí , không chỉ ta ̣o nên những biến chuyển về mă ̣t hình thức, phát hành mà về chất lượng , nô ̣i dung báo chí đã thực s ự mang một không khí “đổi mới”. Báo chí ngày càng làm tốt chức năng “diễn đàn của nhân dân” với những trang “Ý kiến ba ̣n đo ̣c”, “Ba ̣n đo ̣c viết”... Nhân dân đã có thể phát biểu nguyê ̣n vo ̣ng , ý kiến của mình về nhiều vấn đề chính trị, xã hội... Mục điều tra trên báo chí được nhiều người quan tâm và hoan nghênh . Báo chí trong thời kỳ đổi mới đã biết dựa vào nhân dân, được nhân dân quan tâm , theo dõi, tai mắt của nhân dân đã thực sự góp phần vào hướng phát triển và đi ̣nh giá tri ̣ của tờ báo.

Báo chí dần khắc phục được tình trạng bao cấp , đi vào ha ̣ch toán . Trình độ nhà báo nâng cao, thông tin đầy đủ về tình hình thế giới và ta ̣o được nhiều cơ hô ̣i giao lưu với báo chí quốc tế.

Có thể khẳng định : những kết quả khởi sắc từ đường lối đổi mới của Đảng đã đem đến cho báo chí mô ̣t diê ̣n ma ̣o hoàn toàn khác hẳn . Tuy vẫn còn mô ̣t số ha ̣n chế khi chi ̣u sự tác đô ̣ng của nền kinh tế thi ̣ tr ường như: khuynh hướng thương ma ̣i hoá , mô ̣t số tin bài mang màu sắc giâ ̣t gân , khai thác những chuyê ̣n riêng tư , tuyên truyền mê tín di ̣ đoan , đưa tin sai , thiếu khách quan , trung thực... nhưng nhìn chung báo chí thời kỳ đổi mới đã c ó sự chuyển động tích cực , góp phần to lớn vào công cuộc điều hành của đất nước của Đảng , xây dựng chính quyền và cuô ̣c sống ổn định cho nhân dân.

Đánh giá về tình hình thực tra ̣ng của báo chí trong thời gian đầu của sự nghiê ̣p đổi mới, chỉ thị 08-CT/TƯ ngày 31/3/1992 của Ban bí thư trung ương Đảng khoá VII đã chỉ rõ: “Báo chí (gồm báo viết, báo nói, báo hình) đã thông tin nhanh, phong phú, đa

29

dạng, nhiều chiều theo đi ̣nh hướng chính tri ̣ của Đảng, đã phổ biến đường lối , chính sách của Đảng và Nhà nước . Đồng thời phản ánh nguyện vọng chính đáng và ý kiến xây dựng của nhân dân”.

Chỉ thị cũng nhìn nhận một khía cạnh nổi trội của báo chí giai đoạn này , đó là: “Báo chí đã giới thiê ̣u những nhân tố tích cực , khẳng đi ̣nh những thành tựu đổi mới và con đường xã hô ̣i chủ nghĩa đã lựa cho ̣n , chống những hiê ̣n tươ ̣ng tiêu cực , tham nhũng, buôn lâ ̣u, những hành vi ức hiếp nhân dân , phê phán những quan điểm sai trái , chống những luâ ̣n điê ̣u thù đi ̣ch”.

Sự khởi sắc của báo chí Viê ̣t Nam từ sau Đa ̣i hô ̣i VI của Đảng được thể hiê ̣n sinh đô ̣ng ở hai nô ̣i dung có tính đi ̣nh hướng quan tro ̣ng : vừa biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới nảy sinh trong công cuô ̣c đổi mới đất nước , vừ a phê phán những hiê ̣n tươ ̣ng tiêu cực , nhất là tê ̣ tham nhũng , buôn lâ ̣u và các tê ̣ na ̣n xã hô ̣i đang ngăn cản bước đi lên của cách ma ̣ng Viê ̣t Nam trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu Hiệu ứng từ những bài báo của N.V.L với tiến trình đổi mới báo chí Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)