Nội dung phản ánh của chuyên mục

Một phần của tài liệu Hiệu ứng từ những bài báo của N.V.L với tiến trình đổi mới báo chí Việt Nam (Trang 46)

Chuyên mu ̣c “Những viê ̣c cần làm ngay” trên bá o Nhân Dân có tổng cô ̣ng 31 bài được ký tên N .V.L và được viết rải rác từ 25/5/1987 đến 28/9/1990. Chuyên mu ̣c đề cập đến nhiều vấn đề bức thiết trong xã hội nhưng chú trọng nhất là vấn đề “đổi mới và chống tiêu cực”, trong đó “chống tiêu cực” được xem là vấn đề hàng đầu.

Tác giả N.V.L đã phê phán các hành vi quan liêu, vô trách nhiê ̣m, lãng phí, hách dịch, tham nhũng, ức hiếp quần chúng ,... của một số cán bộ có chức , có quyền, phê phán những hiê ̣n tượng gây cản trở cho công cuô ̣c đẩy ma ̣nh sản xuất , phát triển kinh tế, kêu go ̣i mo ̣i người ủng hô ̣ công cuô ̣c xây dựng đất nước . Đặc biệt tác giả quan tâm đến vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việ c tuyên truyền nếp sống mới, trong đấu tranh chống tiêu cực.

Trong văn kiê ̣n Đa ̣i hô ̣i Đảng lần thứ VI , chống tiêu cực là nhiê ̣m vu ̣ xuất hiê ̣n hầu hết ở các lĩnh vực: xây dựng Đảng, củng cố bộ máy Nhà nước, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, chính sách xã hội, xây dựng con người mới xã hô ̣i chủ nghĩa...

Trong những năm đầu tiên của quá trình đổi mới , chống tiêu cực đã trở thành nhiê ̣m vu ̣ quan tro ̣ng “do ̣n đường cho viê ̣c thực hiê ̣n Nghi ̣ quyết Đa ̣i hô ̣i VI và các nghi ̣ quyết khác của Đảng , nhằm đưa nước nhà ra khỏi cảnh khó khăn , đi đến ổn đi ̣nh tình hình mọi mặt, làm cho dân bớt khổ, ngày càng được hạnh phúc như Di chúc Bác Hồ đã căn dă ̣n... làm cho xã hội ta đã tốt đe ̣p, càng tốt đẹp hơn , dân ta mới tin Đảng , Đảng mới càng hiểu dân , tin dân”. Chuyên mu ̣c “Những viê ̣c cần làm ngay” với cuô ̣c đấu tranh chống tiêu cực mang ý nghĩa nhân văn rô ̣ng lớn khi phu ̣c vu ̣ cho lợi ích thiết thực của toàn xã hội.

Toàn bộ nội dung chuyên mục tập trung vào 4 vấn đề chính: phê phán các vi phạm ảnh hưởng đến công cuộc đẩy mạnh sản xuất; phê phán các hiện tượng tha hóa về phẩm chất của đội ngũ cán bộ; khẳng định sức mạnh công luận, pháp chế nhà nước

45

và vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng; động viên, cổ vũ nhân dân thực hiện đường lối đổi mới, biểu dương những việc làm tốt, nhân tố mới điển hình.

2.1.1. Phê phán các vi phạm ảnh hƣởng đến công cuộc đẩy mạnh sản xuất

Sự nghiê ̣p đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của tình hình đất nước đang trong tình trạng khó khăn trầm trọng : lạm phát cao , đờ i sống nhân dân , công nhân viên chức , người lao đô ̣ng thiếu thốn , khó khăn , sản xuất thiếu nguyên nhiên liê ̣u, phân phối lưu thông rối ren, hiê ̣u quả sản xuất và đầu tư thấp...

Bài báo đầu tiên trong “Những việc cần làm ngay” (25/5/1987) đề cập đến vấn đề giá cả đang trở nên bức xúc lúc bấy giờ : “Giá tăng ả nh hưởng không tốt đến đời sống của người ăn lương , đến bội chi ngân sách , đến bội chi tiền mặt ... Giá tăng ảnh hưởng không tốt đến sản xuất , đến lưu thông hàng hoá : nhiều xí nghiê ̣p , nhiều cửa hàng thương nghiệp... ghìm hàng la ̣i, chờ bao giờ giá lên thâ ̣t cao mới bán!”.

Quần chúng đang hết sức hưởng ứng những chủ trương quan tro ̣ng về lưu thông , phân phối, điều chỉnh giá buôn bán vâ ̣t tư được nêu ra trong Nghi ̣ quyết trung ương 2 của Đảng, nhất là chủ trương “bốn giảm” và mong mỏi những biê ̣n pháp mới này sẽ ta ̣o ra những điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi hơn để ổn đi ̣nh dần đời sống kinh tế của đất nước . Nhưng tình hình diễn ra trong thực tế lại không đúng theo những chủ trương đó của Đảng. Đã có những lực lượng phá hoại , đi ngươ ̣c la ̣i chủ trương đúng đắn đó . Hơn lúc nào hết “Trâ ̣t tự giá cả phải được tôn tro ̣ng”.

Thực tra ̣ng về giá cả được tác giả N .V.L chỉ rõ ngay từ đầu bài viết cho thấy sự nguy ha ̣i và mức đô ̣ nghiêm tro ̣ng của vấn đề này . Đồng thời tác giả còn nêu cụ thể và phân tích những nguyên nhân “bất chính” của viê ̣c tăng giá :

“- Bọn phá hoại lâu lâu lại phao tin lên lương, đổi tiền, nhân dân và cán bô ̣ chạy đi mua hàng, vét hàng. Kết quả giá tăng vo ̣t, bọn đầu cơ làm giàu, người lương thiê ̣n bi ̣ thiê ̣t;

46

- Nhiều cơ quan thương nghiệp ở nhiều đi ̣a phương , ở nhiều cấp tự ý lên giá bất hơ ̣p pháp;

- Nhiều cơ sở ghìm hàng gây khan hiếm giả ta ̣o, nă ̣ng nề thêm càng làm giá tăng vọt; mô ̣t món hàng chuyển qua nhiều cơ quan , nhiều tầng nấc , bị phết phẩy rất nhiều trước khi đến tay người tiêu dùng phải chi ̣u mua đắt,...vv...”

Ở cuối bài tác giả yêu cầu “cá c bô ̣, các ngành , các địa phương, các cơ quan có thẩm quyền cần tích cực lãnh đa ̣o tốt” viê ̣c “tôn tro ̣ng trâ ̣t tự của giá cả” , “các cơ quan tuyên truyền (báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình...) phải phản ánh và lên án , phải chỉ đích danh những cá nhân, những cơ quan, những tổ chức... làm các việc trái với chủ trương của Nghi ̣ quyết trung ương 2”, “các cơ quan pháp luâ ̣t phải lôi các vu ̣ viê ̣c làm sai trái lớn để nghiêm tri ̣ và kết quả thế nà o phải đưa rõ lên các cơ quan ngôn luâ ̣n cho nhân dân biết”.

Mục tiêu của “Những việc cần làm ngay” từ bài đầu tiên đã thể hiện rõ : phải đấu tranh chống các hiê ̣n tượng tiêu cực để đảm bảo thực hiê ̣n các Nghi ̣ quyết của Đảng . Từ mu ̣c đích ban đầu, trong những bài sau đó, tác giả từng bước làm rõ thêm mục đích , nô ̣i dung, phương châm và phương pháp trong cuô ̣c đấu tranh chống các hiê ̣n tượng tiêu cực.

Liên tiếp trong 6 ngày kể từ khi bài báo đầu ti ên ra đời , hàng loạt những sai phạm cụ thể được tác giả nêu đích danh, công khai.

Ngày 26/5/1987, tác giả đề cập đến một chuyện cụ thể , đó là viê ̣c làm hỏng 360 tấn tỏi khô , với đi ̣a chỉ rõ ràng : Tổng công ty xuất nhâ ̣p kh ẩu rau quả có kho lạnh ở Bến Bính (Hải Phòng). Không chỉ dừng la ̣i ở sự viê ̣c này , tác giả tiếp tục vạch rõ một tồn ta ̣i “các báo từ Bắc chí Nam đã đưa ra nhiều vu ̣ viê ̣c sai pha ̣m rất lớn do quần chúng phát hiện. Nhưng sau đó phần nhiều là mô ̣t sự “im lă ̣ng đáng sợ””.

Ngày 27/5/1987, tác giả đưa ra chuyện xăng máy bay từ cảng Hải Phòng đến mô ̣t chiếc máy bay ở Tân Sơn Nhất phải qua tám nấc : hai bô ̣, mô ̣t tổng công ty , hai

47

công ty, một chi nhánh, mô ̣t kho, rồi mới xe đưa ra na ̣p vào máy bay . Qua tám nấc, giá tăng lên gấp bốn và tác giả lo nga ̣i tiền thu giá chênh lê ̣ch không biết rơi vào túi ai?

Ngày 28/5/1987 và 29/5/1987, tác giả đề cập đến những vi phạm của nhân viê n ngành thuế và thương nghiệp trong khi đây là hai ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân . Những cán bô ̣, nhân viên này đã tiếp tay với con buôn , bán hàng giá cao cho người tiêu dùng để thu lợi bất chính , tham nhũ ng. Mô ̣t vu ̣ vi pha ̣m nghiêm trọng được tác giả chọn làm ví dụ tiêu biểu , đó là sự thất thu thuế ở Phòng thuế quâ ̣n 4 thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30/5/1987, tác giả tổng kết những việc “cần làm ngay” của các cơ quan hữu trách đối với những sai phạm đã nêu trong những bài trước . Tác giả nhấn mạnh : “Trên đây chỉ là những vu ̣ nhỏ trong rất nhiều tiêu cực đã xảy ra trong nhiều năm qua” và cần có sự hỗ trợ , giúp đỡ của nhân dân cùng các cơ quan thông tin với các cơ quan pháp luật, cơ quan có trách nhiê ̣m để phát hiê ̣n và xử lý tốt hơn.

Mỗi ngày mô ̣t viê ̣c cu ̣ thể và rất điển hình , tác giả vừa mô tả các tồn đọng của cơ chế quan liêu bao cấp , vừa nói lên tính chất ngoan cố , sự tác ha ̣i lâu dài nếu nó không bi ̣ toàn xã hô ̣i lên án công khai và đòi hỏi phải sửa đổi ki ̣p thời.

Đa ̣i hô ̣i Đảng lần thứ VI đã xác đi ̣nh “nhiê ̣m vu ̣ bao trùm , mục tiêu tổng quát những năm còn la ̣i của chă ̣ng đườ ng đầu tiên là ổn đi ̣nh mo ̣i mă ̣t tình hình kinh tế – xã hô ̣i, tiếp tu ̣c xây dựng những tiền đề cần thiết cho viê ̣c đẩy ma ̣nh công nghiê ̣p hoá xã hô ̣i chủ nghĩa trong chă ̣ng đường tiếp theo” . Đa ̣i hô ̣i nhấn ma ̣nh viê ̣c ổn đi ̣nh về mặt xã hô ̣i, những vấn đề thuô ̣c về công bằng xã hô ̣i , an ninh chính tri ̣ , trâ ̣t tự, an toàn xã hô ̣i...vv..., trong đó có vấn đề phân phối lưu thông vốn đã có tác đô ̣ng xấu đến nhiều mă ̣t của đời sống xã hô ̣i. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị trung ương lần thứ hai khoá VI, ngày 1/4/1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nêu rõ “Phân phối lưu thông bao gồm nhiều bô ̣ phâ ̣n hơ ̣p thành như giá cả , lưu thông, vâ ̣t tư, hàng hoá, tài chính – ngân sách, ngân hàng, tiền lương... Phân phối lưu thông vừa là điều kiê ̣n vừa là kết quả

48

của sản xuất. Như vâ ̣y, giải quyết vấn đề phân phối, lưu thông có liên quan chă ̣t chẽ với quá trình sản xuất, với tổng thể cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân”.

Đa ̣i hô ̣i VI va ̣ch ra con đường đổi mới và coi đó là sự sống còn của cách ma ̣ng , là yêu cầu bức thiết của sự phát triển . Những yêu cầu cấp bách, trước mắt nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp được giải quyết đúng đắn tức là đã tìm được lối ra. Bài học thực tiễn cho thấy viê ̣c tiến hành đổi mới và cuô ̣c đấu tranh chống la ̣i cái cũ , chống la ̣i các hiê ̣n tươ ̣ng tiêu cực là những công viê ̣c song hành và cuô ̣c đấu tranh chống tiêu cực trước hết phải tập trung vào những lĩnh vực cần đổi mới.

Nắm vững nô ̣i dung đó , với tinh thần đổi mới triê ̣t để, tác giả N.V.L liên tu ̣c tấn công vào những sai trái trong lĩnh vực cản trở trực tiếp đến công cuô ̣c xây dựng nền kinh tế củ a đất nước , hầu như tất cả những hiê ̣n tươ ̣ng tiêu cực trong “phân phối lưu thông” đều xuất hiê ̣n trong “Những viê ̣c cần làm ngay” , trong đó có những vấn đề có mức đô ̣ nghiêm tro ̣ng được tác giả đề câ ̣p liên tiếp trong nhiề u bài với những phân tích sâu rô ̣ng: thất thoát tài sản và thiếu điê ̣n sản xuất (20/6/1987), nạn ngăn sống cấm chợ (11/6/1987), lãng phí tài sản công của nhà nước (11/8/1987), bất hợp lý trong phân phối lưu thông vâ ̣t tư , nguyên nhiên liê ̣u (1/6/1988, 2/6/1988, 3/6/1988), nạn tràn ngập hàng ngoại lấn chiếm hàng nội (21/3/1989, 20/9/1989, 12/9/1990), nạn sản xuất và buôn bán hàng giả (14/9/1990), nhâ ̣p hàng lâ ̣u và buôn lâ ̣u (19/11/1987, 25/9/1990, 28/9/1990)...

Loạt bài về những bất cập trong phân phối lưu thông xuất hiện trong 3 ngày 1, 2 và 3/6/1988 đươ ̣c tác giả mô tả, phân tích nhiều khía ca ̣nh còn tồn đo ̣ng trong quá trình này, đó là viê ̣c vâ ̣t tư , nguyên liê ̣u giao cho quá nhiều bô ̣ , ngành phân phối , sản xuất dẫn đến hâ ̣u quả “khó kiểm soát , kiểm tra”, “ăn chênh lê ̣ch giá”, chất lượng hàng giảm lại còn bị ăn cắp . Bên ca ̣nh đó phần lớn vâ ̣t tư , nguyên liê ̣u và máy móc , phụ tùng đều phải mua bằng ngoại tê ̣ và trao đổi với nước ngoài gây hao tổn tài chính không cần thiết trong khi công nghiê ̣p trong nước đã có thể sản xuất và dùng được . Giá bán của vâ ̣t tư quá thấp so với giá tri ̣ gây thiê ̣t ha ̣i cho ngân sách nhà nước , vâ ̣t tư bị ứ đo ̣ng do

49

cung cấp không phù hợp , từ đó la ̣i làm nảy sinh hiê ̣n tượng bán vâ ̣t tư mô ̣t cách tự phát với giá cao và “tiền chênh lê ̣ch giá trả la ̣i cho nhà nước không biết được bao nhiêu , còn chạy vào túi một số cá nhân bấ t chính bao nhiêu?”... Tác giả đã có sự tìm hiểu và quan tâm sâu sắc tới mo ̣i mă ̣t của hiê ̣n tượng vi pha ̣m. Những phân tích đầy đủ, toàn diện thể hiê ̣n cái nhìn thấu đáo bản chất vấn đề . Cũng chính vì thế mà tác giả luô n nêu được những nguyên nhân làm phát sinh các tê ̣ na ̣n , chỉ rõ nguồn gốc và kết quả của nó đem lại một cách nhìn nhận đầy đủ.

Vấn đề buôn lâ ̣u , làm hàng giả , sự tràn ngâ ̣p của hàng ngoa ̣i làm ha ̣n chế khả năng sản xuất và tiêu dùng hàng trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu đẩy mạnh sản xuất , đưa nền kinh tế đi lên của Nhà nước . Đó thực sự là mô ̣t vấn na ̣n đầy nhức nhối mà tác giả đã nhắc đến ngay từ loa ̣t bài trong năm 1987, tiếp đó là những bài viết trở đi trở la ̣i thực tra ̣ng này trong những tháng cuối năm 1989, 1990. Hâ ̣u quả của tê ̣ na ̣n này được chỉ rõ trong từng bài để người đo ̣c thấy được mức đô ̣ nguy ha ̣i của nó : “Đồng bào, cán bộ ta không ít người đua nhau mua dùng mà không thấy tai ha ̣i đối với nền kinh tế của nước mình , không thấy đây là mô ̣t ngón đòn phá hoa ̣i rất lợi ha ̣i của đi ̣ch: nó làm ta bị chảy máu vàng ; qua viê ̣c này nó chi phối giá cả trên thi ̣ t rường nước ta” (19/11/1987); “gần đây viê ̣c hàng nước ngoài tràn ngâ ̣p thi ̣ trường trong nước đã trở thành điều đáng lo ngại , nếu không giải quyết sớm thì có thể dẫn đến hâ ̣u quả xấu bóp chết sản xuất nô ̣i đi ̣a, lãng phí ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân” (21/3/1989); “Đồ giả là đồ không tốt đã đành . Nguy hiểm hơn là trong thức ăn , thức uống sản xuất thiếu vê ̣ sinh , làm hại sức khoẻ . Lỡ khi có đô ̣c tố gây chết người . Đã có lần , ở một thành phố nọ , đã có người chết vì uống lầm thuốc sê-đa giả” (14/9/1990).

Bằng sự sâu sát của mô ̣t người lãnh đa ̣o , tác giả nhìn thấy và chỉ rõ nguyên nhân, hậu quả tai hại của những hiện tượng vi phạm có ảnh hưởng đến kinh tế – sản xuất, những mu ̣c tiêu quan tro ̣ng mà nước ta đang tích cực đẩy ma ̣nh để vực dâ ̣y tình hình đất nước sau nhiều năm khủng hoảng . Đó là mô ̣t hành đô ̣ng thiết thự c của mô ̣t

50

người mang tinh thần đổi mới thâ ̣t sự , đấu tranh để đẩy lùi những ngăn trở trên con đường phát triển của đất nước . Đối với tác giả , đây là “những viê ̣c cần làm ngay” , không thể châ ̣m trễ. Những hiê ̣n tượng được nêu ra mang tính cấp bách, phản ánh đúng sự phức ta ̣p và đầy khó khăn của tiến trình đổi mới đất nước.

2.1.2. Phê phán hiện tƣợng tha hóa về phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức

Qua gần mô ̣t năm tiến hành đổi mới toàn d iê ̣n theo đường lối của Đa ̣i hô ̣i Đảng lần thứ VI , thực tiễn cho thấy viê ̣c thực hiê ̣n các quyết sách đổi mới bi ̣ cản trở bởi những hiê ̣n tượng tiêu cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hô ̣i . Cơ chế quan liêu, bao cấp đã gây ra sự trì trê ̣, tạo điều kiện xã hội cho các hiện tượng tiêu cực nảy nở . Mô ̣t số kẻ thoái hoá , biến chất muốn co kéo la ̣i cơ chế bảo thủ , quan liêu để dễ ra uy , ban ân làm rối loạn kỷ cương , dễ bề đu ̣c khoét . Viê ̣c thực hiê ̣n đổi mới phải gắn liền với viê ̣c

Một phần của tài liệu Hiệu ứng từ những bài báo của N.V.L với tiến trình đổi mới báo chí Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)