Phong cách tác giả

Một phần của tài liệu Hiệu ứng từ những bài báo của N.V.L với tiến trình đổi mới báo chí Việt Nam (Trang 75)

Mục tiêu cao nhất của các bài báo thuộc nhóm thể loại chính luận là thuyết phục công chúng, giúp công chúng hiểu rõ sự thật bằng luận cứ , luâ ̣n chứng, bằng những lý lẽ. Có thể nói thông tin lý lẽ là đặc trưng nổi trội của nhóm báo chí chính luận . Trong những bài viết của mình , tác giả “Những việc cần làm ngay” đã sử dụng những thông tin mang tính lập luận rất chặt chẽ nhưng đó là những lý lẽ hết sức chuẩn xác đồng thời lại dễ hiểu.

Tác giả dựa trên cơ sở các tư liệu , sự kiê ̣n, hiê ̣n tươ ̣ng, quá trình có hệ thống để phân tích, đánh giá, bàn luâ ̣n. Tất cả những vấn đề nêu lên đều mang tính x ác thực như “giá cả , vâ ̣t tư, nguyên liê ̣u, hàng lậu...” đang diễn ra trong đời sống thực tế , tác giả nắm rõ tình hình của những sự kiê ̣n này và thông qua những vấn đề cu ̣ thể để phân tích , chỉ cho thấy những sai phạm và những nhiệm vụ cần thực hiện để sửa chữa.

Khi xem xét, đánh giá hay bình luâ ̣n mô ̣t sự kiê ̣n , vấn đề, tác giả không chỉ nêu hiê ̣n tươ ̣ng bên ngoài mà còn chỉ ra nguyên nhân và bản chất của mối quan hê ̣ bên trong của vấn đề đó. Từ mô ̣t bức thư phản ánh của ba ̣n đo ̣c về tình tra ̣ng sử du ̣ng xe hơi của các cơ quan sứ quán mà tác giả đã liên hệ rộng ra đến những hệ quả sâu xa , to lớn của nó, phản ánh tình trạng lãng phí của công trong tình hình đất nước còn nghèo.

Thái độ, quan điểm, chính kiến của người viết cũng thể hiện rõ ràng , công khai trước vấn đề mà mình nêu ra . Trước những vấn đề xã hô ̣i phức ta ̣p , người viết còn có những đề đa ̣t , gợi mở, hướng dẫn để tháo gỡ vấn đề . Trong mỗi bài viết của mình , tác giả N.V.L thể hiê ̣n rất rõ quan điểm , thái độ của cá nhân . Đó là sự không đồng tình , phê phán những hiê ̣n tượng sai trái và kiên quyết kêu go ̣i sự chỉnh đốn.

74

Phong cách độc đáo của tác giả N.V.L có thể nhìn nhận qua 3 phương diện sau: từ ngữ, cú pháp và cách diễn đạt.

Về phƣơng diê ̣n tƣ̀ ngƣ̃:

Mô ̣t nét riêng trong cách thể hiê ̣n là cách tác giả dùng danh xưng “tôi” mô ̣t cách rất thẳng thắn , điều ít thấy tr ong các bài báo chính luâ ̣n . Gắn với viê ̣c sử du ̣ng danh xưng là sự tỏ rõ thái đô ̣, quan điểm, lâ ̣p trường thông qua lớp từ ngữ được sử du ̣ng sắc bén, cô đo ̣ng, nhất là những từ nhấn ma ̣nh đến kiến nghi ̣ giải quyết : đề nghị, nghiêm trị, phản ánh, lên án, cần sửa ngay, phê bình, sửa chữa, trừng pha ̣t, phải đổi mới...

Viê ̣c sử du ̣ng những đô ̣ng từ ma ̣nh đồng thời thể hiê ̣n rõ quyết tấm , thái độ cứng rắn, kiên đi ̣nh của tác giả và mô ̣t tinh thần “đổ i mới” thâ ̣t sự, đem đến mô ̣t không khí thúc giục mọi người hành động.

Nhà lý luận về báo chí học Nga xô -viết D.M.Pri-ljuk có viết: “Sự phản ánh của chính luận bao giờ cũng đậm đà sự xúc cảm . Biên đô ̣ xúc cảm của nhà chính luận rất lớn. Đó là sự tán thưởng và niềm vui sướng, lòng căm thù và sự tức giận , trầm tư và âu yếm. Đó là sức hấp dẫn trong viê ̣c phân tích sự kiê ̣n , đánh giá chính tri ̣ về các sự k iê ̣n đó” [20, tr.40]. Điều này cũng được nhìn thấy trong những bài viết của tác giả N .V.L với những từ ngữ : “thiết tha đề nghi ̣” , “mong lắm thay” , “nhưng cứ nghĩ mình đã tiêu hết cả mô ̣t năm xuất khẩu la ̣c của mô ̣t huyê ̣n thì la ̣i thấy lương tâm áy náy... Đây là mô ̣t sự thâ ̣t nhức nhối... có lẽ điều này phải làm tất cả chúng ta đều áy náy...”.

Để tăng mức dễ hiểu cho quần chúng , tăng sức hấp dẫn , trong bài viết ngày 12/9/1990, tác giả đã sử dụng câu ca dao “Ta về ta tắm ao t a – Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” và sáng ta ̣o la ̣i cho phù hợp , làm nổi bật vấn đề sẽ trình bày : “Ta về ta tắm ao ta – Khơi trong gạn đu ̣c ao nhà vẫn hơn” . Hay kết thúc bài viết ngày 24/6/1987, tác giả viết hai câu lục bát khá gần với ngôn ngữ diễn đạt trong đời sống ngày thường của người dân Việt Nam: “vài lời mộc mạc, nôm na – Nhân ngày nhà báo nêu ra cùng bàn”

75

Về phƣơng diê ̣n cú pháp :

Tác giả sử dụng cả câu ngắn và dài . Những câu ngắn có sự cô đo ̣ng cao , còn những câu dài thể hiện nhiều ý có quan hệ qua lại với nhau , bảo đảm cho lập luận , logic chă ̣t chẽ.

Mô ̣t đă ̣c trưng về cú pháp của phong cách này là sự có mă ̣t của những câu nghi vấn và cảm thán . Tần số xuất hiê ̣n của những câu nghi vấn trong “Những viê ̣c cần làm ngay” khá cao và nhiều, thâ ̣m chí ngay trong mô ̣t bài:

- “Bộ nô ̣i thương có biết viê ̣c này không ? Có cần sửa gấp không ?...” (28/5/1987).

- “Có đúng thế không? Nếu đúng thì lỗi ta ̣i ai?... Bộ năng lượng có biết việc này không?...” (20/6/1987).

- “Những câu hỏi đươ ̣c đă ̣t ra : 1 – Khi cả ba cá nhân trên cùng sai trái , người dân ở xã biết dựa vào đâu ? 2 – Các đoàn kiểm tra đã về làm việc . Vì sao lại đi không có hồi âm? 3 – Sở công an tỉnh đã quyết đi ̣nh khỏi tố. Vì sao quyết định không được thi hành? Nhân dân đã hỏi, ai sẽ trả lời?” (22/6/1987).

Trong những bài viết của mình , tác giả N.V.L đã bày tỏ những ưu tư, trăn trở về những sai pha ̣m gây ảnh hưởng lớn đến xã hô ̣i . Âm vang nhức nhối của những vấn đề đó càng thấm sâu vào lòng người đo ̣c qua những câu hỏi đơn giản nhưng bắt sâu vào chính cốt lõi vấn đề . Sau câu nghi vấn là câu khẳng đi ̣nh hoă ̣c phủ đi ̣nh làm tăng sức lâ ̣p luâ ̣n, giảng giải.

Về phƣơng pháp diễn đa ̣t :

Với bố cu ̣c trình bày chă ̣t chẽ từng phần và căn cứ lý luâ ̣n đưa ra rất rõ ràng , vững chắc đã giúp tạo nên sự lập luận logic , tính chiến đấu bảo vệ chân lý cách ma ̣ng và những điều đúng đắn của tác giả được thể hiện một cách mạnh mẽ . Nhưng cũng không phải vì thế mà những bài báo ký tên N.V.L gây ra sự khó hiểu cho đa ̣i đa số đô ̣c giả là quần chúng nhân dân . Trong “Những viê ̣c cần làm ngay” không có những khái

76

niê ̣m phức ta ̣p về chính tri ̣ vì như chính tác giả Nguyễn Văn Linh đã nói : “viết những bài xã luận quá dài , nô ̣i dung không sinh đô ̣ng , không đi vào lòng người , do đó không tạo ra được những phong trà o của quảng đa ̣i nhân dân và cán bô ̣ , đảng viên đo ̣c báo , viết báo và làm theo báo ...”, do đó “văn phong nên sinh đô ̣ng , tránh khô khan, viết hấp dẫn không phải chỉ do lời văn chải chuốt , mà còn do nội dung thu hút người ta vì n ó đáp ứng những viê ̣c người ta đang cần biết , cần làm hoă ̣c người ta đang băn khoăn , thắc mắc, cần giải đáp”. Chính vì vậy những nội dung được đề cập trong “Những việc cần làm ngay” là những sai pha ̣m của nhiều ngành , nhiều cá nhân và tình hình chung của đời sống được diễn đạt rõ ràng , dễ hiểu. Tác giả thường sử dụng phương pháp liệt kê, ghi rõ từng nguyên nhân , biê ̣n pháp, hâ ̣u quả, đề nghị cụ thể cho người đọc , người nghe nắm bắt vấn đề.

“Những viê ̣c cần làm ngay” đã thể hiê ̣n tính đa ̣i chúng cần có của văn bản chính luâ ̣n nhằm phân tích , giảng giải để quần chúng nhận thức vấn đề , từ đó tác đô ̣ng tới hành động, phản ứng của quần chúng đối với những vấn đề đó.

Viê ̣c nắm đường lối , chính sách, lý luận, am hiểu sâu rô ̣ng về công viê ̣c khiến những bài viết trong “Những viê ̣c cần làm ngay” truyền được sức sống vào những điều mà tác giả đề cập.

Xuất phát từ mu ̣c đích phản ánh và kêu gọi một sự “đổi mới” thật sự trong mọi lĩnh vực của đất nước, tác giả N.V.L đã vâ ̣n du ̣ng nhuần nhuyễn phong cách chính luâ ̣n nhưng đó là cách viết luâ ̣n sáng ta ̣o , không lă ̣p la ̣i khi thể hiê ̣n được dấu ấn cá nh ân rõ rê ̣t trong cách thể hiê ̣n tác phẩm của mình để chuyển tải tới đô ̣c giả những vấn đề cấp thiết, mang tính thời sự. Những bài viết ngắn nhưng khúc chiết , mạch lạc cũng bộc lộ trí tuệ, kinh nghiê ̣m và kiến thức xã hô ̣ i phong phú, kết hợp với tư duy khoa ho ̣c và tư duy logic của tác giả . Có thể nói người viết đã vận dụng thành công , sáng tạo và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của thể loại báo chí được sử dụng.

77

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Thời điểm chuyên mục “Những việc cần làm ngay” xuất hiện ở giai đoạn đầu công cuộc đổi mới càng khẳng định vai trò và giá trị của những bài báo ký tên N.V.L.

Việc khảo sát nội dung phản ánh và hình thức thể hiện của chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trong chương này đã kết luận cho một nghi vấn: Tại sao 31 bài viết của một nhà báo không chuyên lại tạo ra được một sự tác động to lớn đến thế trong tiến trình đổi mới kinh tế - xã hội và đổi mới báo chí? Câu trả lời rất rõ ràng: vì đó là 31 bài báo có chất lượng thông tin rất cao.

Về mặt lý luận, một tác phẩm báo chí có thể đem lại những thông tin chất lượng là tác phẩm có sự hài hòa, thống nhất giữa ba phương diện: ngữ nghĩa, cấu trúc và tính thực tiễn. “Những việc cần làm ngay” đã có được sự hài hòa, thống nhất đó.

+ Trên phương diện ngữ nghĩa, “Những việc cần làm ngay” đã trình bày với công chúng những quan điểm, đánh giá của người viết về sự kiện, vấn đề có tính thời sự và thuyết phục công chúng về tính đúng đắn của những đánh giá đó.

+ Trên phương diện cấu trúc, “Những việc cần làm ngay” có kết cấu chặt chẽ, logic, lập luận sắc bén, thể hiện rõ nét những đặc như cơ bản của những tác phẩm báo chí chính luận.

+ Trên phương diện thực tiễn, nội dung các bài báo “Những việc cần làm ngay” đã trình bày những sự kiện thời sự, nổi bật, thu hút sự chú ý của dư luận với phong cách diễn đạt gần gũi, đại chúng và xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm đã đáp ứng được nhu cầu và sự quan tâm của công chúng, được công chúng đón nhận và hưởng ứng rộng rãi.

Nói thẳng, nói thật, công khai, dân chủ, tấn công trực diện vào các hiện tượng tiêu cực một cách quyết liệt, không khoan nhượng bằng phong cách viết dễ đọc, dễ hiểu, thông tin cô đọng, khúc chiết, tác động sâu sắc đến nhận thức và hành động của công

78

chúng – chừng ấy đã đủ chứng minh ảnh hưởng của chuyên mục “Những việc cần làm ngay” đến báo chí đổi mới ở cả hai phương diện nội dung và hình thức.

79

Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG XÃ HỘI VÀ HIỆU ỨNG BÁO CHÍ CỦA CHUYÊN MỤC “NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY”

Việc chứng minh giá trị và chất lượng thông tin của 31 bài báo ký tên N.V.L thông qua khảo sát nội dung phản ánh và hình thức thể hiện của chuyên mục “Những việc cần làm ngay” là một căn cứ quan trọng để nhận định, đánh giá tác động xã hội và hiệu ứng báo chí của chuyên mục.

Một phần của tài liệu Hiệu ứng từ những bài báo của N.V.L với tiến trình đổi mới báo chí Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)