SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC” I/ Tình hình giảng dạy môn khoa học ở trường tiểu học. a. Thuận lợi: Khoa học là môn học nghiên cứu về đời sống tự nhiên và cấu tạo của động thực vật, con người. Là môn khoa học có tính chất thiết thực gắn liền với đời sống thực tế. Do vậy những gì liên quan đến bộ môm khoa học thì đều gắn liền đến đời sống thực tế. Cho nên khi giảng dạy ngoài tranh ảnh của SGK, tranh ảnh của bộ giáo dục cung cấp, giáo viên còn phải có mẫu vật thực tế trong thế giới tự nhiên đầy sống động và hấp dẫn. Bên cạnh đó ta còn được xem những tư liệu rất hay, rất đặc sắc về thế giới động thực vật. Đó là những thuận lợi cơ bản cho việc vận dụng những phương pháp trực quan trong việc dạy bộ môn khoa học. Vấn đề là phải vận dụng như thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong học tập để từ đó các em yêu thích môn học hơn và tìm cách khám phá những bí ẩn trong thế giới động thực vật. b. Tình hình chung về dạy môn khoa học hiện nay: Hiện nay SGK đặc biệt là sách tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn khoa học còn thiếu nhiều nhất là ở các trường vùng sâu, vùng xa. Đồ dùng dạy học và tranh ảnh còn thiếu khiến học sinh không có để quan sát. Một số giáo viên lại chủ quan thiếu sự chuẩn bị nên khi lên lớp không có vật mẫu, hoặc không dặn dò học sinh đem theo vật mẫu. Từ đó dẫn đến giáo viên dạy chay, giờ học thiếu sự hấp dẫn, sinh động không cuốn hút được học sinh trong việc tiếp thu bài. Từø đó các em đâm ra không thích môn học. Vì thế mà việc vận dụng phương pháp trực quan nhằm gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn khoa học là điều bức thiết hiện nay. II/ Biện pháp thực hiện. a. Chuẩn bị giảng dạy. - Giáo viên: Giáo viên phải giữ vai trò chủ đạo trong giảng dạy, nghiên cứu, tìm hiểu thêm về sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy, nhất là những mẫu vật sống động. Cân nhắc phải sử dụng thế nào cho phù hợp, đúng lúc, gây hứng thú cho học sinh. Phải có hệ thống câu hỏi phù hợp để dẫn dắt học sinh quan sát rút ra nội dung kiến thức. - Học sinh: Đọc trước bài học trong sách giáo khoa. Chuẩn bị vật mẫu mà giáo viên yêu cầu. b. Phương tiện trực quan. Các vật tự nhiên: Mẫu sống, mầm chồi, hoặc vật thật (nếu có điều kiện). Các vật tượng hình: Mô hình, tranh vẽ, tranh chụp, phim ảnh, đèn chiếu, sơ đồ, biểu đồ. c. Vận dụng phương tiện trực quan. Phải biết đúng lúc, dùng đến đâu đưa ra đến đó. Mẫu vật tranh ảnh phải đủ lớn, đủ rõ để học sinh quan sát, dành thời gian để giới thiệu cho học sinh được quan sát, theo dõi kịp thời. trong điều kiện có thể nên phối hợp và bổ sung các loại phương tiện khác nhau. Trước khi trình bày các phương tiện trực quan cần hướng dẫn học sinh lưu ý quan sát triệt để. d. Thực hiện giảng dạy. 1. Đối việc sử dụng tranh ảnh. - Tranh ảnh phải to rõ nét gây sự chú ý cho học sinh và đủ lớn để học sinh quan sát. - Hướng dẫn học sinh quan sát và đặt câu hỏi. Định hướng để học sinh tự nhận xét và trả lời. Ví dụ: Khi dạy bài “Bộ xương” ở Lớp Ba. Lúc sử dụng bộ tranh ảnh bộ xương người giáo viên có thể nêu sơ lược về bộ xương người sau đó hướng dẫn học sinh quan sát về cấu tạo từng phần: Xương đầu Xương mình Xương tay, chân. Khi hướng dẫn học sinh quan sát giáo viên cần có câu hỏi định hướng để các em thấy sự cần thiết của bộ xương người như thế nào đối với cơ thể con người. 2. Đối với bài sử dụng vật mẫu hoặc thực hành thí nghiệm. + Tiết thực hành thí nghiệm nhằm minh hoạ củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. + Vật mẫu phải chuẩn bị chu đáo và các phương tiện chuẩn bị cho tiết thực hành phải đầy đủ và vệ sinh. + Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả và hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. đó là tư liệu rất cần thiết. Từ các tư liệu đó học sinh biết phân tích, tổng hợp, so sánh tìm mối quan hệ nhân quả, khái quát hoá rút ra kết luận, khắc sâu kiến thức mới, lĩnh hội tri thức mới. Ví dụ: Bài dạy: “ Không khí cần cho sự cháy” Trước khi giảng dạy giáo viên phải thông báo cho học sinh chia lớp ra thành 4 nhóm, chuẩn bị 3 cây nến và hai cái bình thuỷ tinh để đậy vào hai cây nến. Một cái bình to và một cái bình nhỏ hơn. Để khi các em thực hành các em sẽ thấy được hiện tượng cháy cần đến không khí như thế nào? Khi dạy giáo viên chia lớp ra làm bốn nhóm. Mỗi nhóm cần có ba cây nến và hai bình thuỷ tinh một to, một nhỏ. Hiệu lệnh cho các tổ thực hành với thời gian là ba phút. Đầu tiên giáo viên cho các nhóm đốt cháy ba cây nến. sau đó lấy chiếc bình to đậy kín cây nená thư hai, lấy chiếc bình nhỏ đậy kín cây nến thứ ba ( Lưu ý các bình không có lỗ thông hơi). Sau đó cho học sinh quan sát. Trong cùng một thời gian như nhau các em ghi lại các hiện tượng xảy ra khi quan sát ngọn nến thứ ba cứ cháy mãi. Trong khi đó ngọn nến thứ ba tắt trước, ngọn nến thứ hai tắt sau. Giáo viên đưa ra câu hỏi: . Vì sao ngọn nến thứ ba tắt trước? . Ngọn nến thứ hai vì sao lại tắt sau ngọn nến thứ ba? . Ngọn nến thư nhất không tắt vì sao? Từ đó rút ra kết luận: Không khí rất cần cho sự cháy. - Những tư liệu học sinh thu thập qua đời sống, qua quan sát các em sẽ thấy được vai trò của quan trọng của không khí đối với cuộc sống con người. + Hoặc dạy về thực vật: Bài “Trồng cây bằng hạt”. Giáo viên cho học sinh trồng vài hạt đậu, mướp, ngô, lúa vv vào chổ ẩm ướt và theo dõi thường xuyên ghi lại kết quả mình quan sát được. . Đầu tiên vỏ hạt đậu, mướp, ngô, lúa vv phình to lên vì hút nước. . Vỏ hạt nứt ra rễ mầm nhú ra và cắm xuống đất. . Xung quanh rễ mầm mọc ra nhiều rễ con. . Vài ngày sau rễ mầm mọc dài hơn, thân mầm cũng nhú ra và trồi lên khỏi mặt đất mang theo lá mầm đốùi với cây đậu, mướp, một lá mầm đối với cây ngô, lúa. Hai lá mầm xoè ra, Chồi mầm lớn lên tạo phần trên của thân và sinh ra các lá mới. . Đần dần hai là mầm teo lại và rụng đi, riêng cây có một lá mầm như ngô lúa thì lá mầm vẫn phát triển bình thường. Cây con đâm chồi, rễ mọc nhiều thêm. Qua quá trình quan sát: Học sinh hiểu cây phát triển được nhờ độ ẩm, nhiệt độ thích hợp. Theo thứ tự như sau: Đầu tiên hạt phình to ra, vỏ nứt, rể mầm nhú ra cắm xuống đất, thân mầm dài ra nhô lên khỏi mặt đất mang theo lá mầm và phát triển thành cây con. III/ Hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trực quan. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy: 1. Học sinh rất tích cực trong việc tìm mẫu vật, vật thật và quan sát rất kĩ mẫu vật, tranh ảnh hiện có. 2. Học sinh tiếp thu nhanh vàcó thể quan sát trực tiếp mẫu vật, tranh ảnh hiện có bằng ngôn ngữ bản thân mình đã tiếp thu. 3. Kiến thức được khắc sâu: Qua tranh ảnh mẫu vật, được quan sát học sinh dễ nhớ, nhắm được bài ngay tại lớp, hạn chế tìønh trạng học sinh không học bài. 4. Phát huy được óc tìm tòi sáng tạo, tư duy độc lập, suy nghĩ của học sinh. Giờ học sôi nỗi, hấp dẫn hơn. Khến cho các em yêu thích môm học hơn. . TÀI: “GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC” I/ Tình hình giảng dạy môn khoa học ở trường tiểu học. a. Thuận lợi: Khoa học là môn. bản cho việc vận dụng những phương pháp trực quan trong việc dạy bộ môn khoa học. Vấn đề là phải vận dụng như thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong học tập để từ đó các em yêu thích môn học. học. Vì thế mà việc vận dụng phương pháp trực quan nhằm gây hứng thú cho học sinh trong bộ môn khoa học là điều bức thiết hiện nay. II/ Biện pháp thực hiện. a. Chuẩn bị giảng dạy. - Giáo viên: Giáo