Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
146,5 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN QUA VIỆC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH SẮM VAI” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng bậc Tiểu học là bậc học kĩ năng và bậc Tiểu học ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, cũng phải hình thành cho sinh kĩ năng cơ bản tối thiểu và đặc trưng nhất, đó là kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ; nghe, nói, đọc, viết, những kĩ năng được hình thành trên cơ sở tư duy phát triển, và ngược lại nhờ có kĩ năng cơ bản đó mà học sinh tiếp tục học tập tốt hơn, tạo được bước phát triển cao hơn. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. Ở trường Tiểu học, Kể chuyện là một môn học lý thú, hấp dẫn đối với học sinh. Tiết Kể chuyện thường được các em chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng. Khác hẳn với những tiết học khác, ở tiết học kể chuyện, giáo viên và các em học sinh hầu như thoát li hẳn sách vở, giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên thông qua những nội dung câu chuyện được kể, thông qua lời kể của giáo viên và lời kể lại của học sinh. Gần như mối quan hệ thầy trò mới được xác lập giữa một không khí mới, không khí của lòng vị tha và nhân ái. Mục đích của phân môn kể chuyện là đem lại niềm vui cho học sinh, giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm lành mạnh, cung cấp cho các em vốn hiểu biết về Văn, Tiếng Việt. Kể chuyện còn có mục đích luyện ngôn ngữ nói và kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khêu gợi tư duy hình tượng cho trẻ. Phân môn Kể chuyện cung cấp cho học sinh những tri thức về tự nhiên và xã hội, rèn cho các em một số kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc học tập cũng như cho cuộc sống, hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Kể chuyện có sức hấp dẫn, có vai trò quan trọng như vậy nhưng rất tiếc,thực tế hiện nay một số không ít giáo viên vẫn còn coi nhẹ, chưa dành thời gian xứng đáng cho tiết dạy kể chuyện. Một số giáo viên cho rằng kể chuyện phụ thuộc nhiều vào năng khiếu. Ai có năng khiếu, người đó sẽ dạy giỏi. Ai không có năng khiếu thì có cố gắng mấy cũng không thể thành công Từ những nhận thức đó của giáo viên đã dẫn đến chất lượng giờ Kể chuyện còn hạn chế. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển nhân cách cho các em học sinh, đồng thời nâng cao năng lực sư phạm của bản thân, tôi đã mạnh dạn chọn phân môn Kể chuyện để nghiên cứu. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học trong giờ Kể chuyện qua việc tổ chức cho học sinh sắm vai”. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi : - Hiện nay đã có nhiều nguồn thông tin, sách báo để GV tham khảo, nghiên cứu, tự học để nâng cao tay nghề. Nội dung chương trình đã được lựa chọn biên soạn phù hợp với HS lớp năm giúp các em dễ dàng tiếp cận và ham thích phân môn kể chuyện. - Luôn được sự quan tâm của BGH nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV và HS về cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học cũng được trang bị tương đối đầy đủ. - Luôn được sự ủng hộ giúp đỡ của đồng nghiệp, nhất là anh chị em trong khối 5 - Bản thân đã dạy lớp năm nhiều năm cũng có chút ít kinh nghiệm trong giảng dạy. - Học sinh là lớp học hai buổi vì thế việc đưa hoạt động thực hành sắm vai kể chuyện là một thuận lợi, từ đó giúp các em học tập tốt hơn. - Học sinh đã có ý thức học tập, ham học hỏi, chuyên cần. 2. Khó khăn : - Thực tế hiện nay còn có một số giáo viên chưa xem trọng giờ kể chuyện trên lớp, nên chưa có sự đầu tư đúng mức cho tiết dạy.Trong giờ kể chuyện nhiều giáo viên chỉ chú trọng cho học sinh tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, mới chỉ dừng lại ở mức yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng truyện mà ít chú ý đến việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng kể chuyện bằng ngôn ngữ của mình. - Sỉ số HS ở lớp tương đối đông, một số học sinh là người dân tộc Hoa nên việc kể chuyện bằng ngôn ngữ của mình cũng như cách diễn đạt qua từng vai của nhân vật trong truyện vẫn còn hạn chế. - Thư viện chưa có nhiều sách báo để tham khảo làm tốt đề tài nghiên cứu.Thời gian chưa nhiều để nghiên cứu kỹ và tốt hơn. 3. Số liệu thống kê: - Thực trạng cho thấy, đầu năm học khi tôi nhận lớp, chỉ có hơn một nửa học sinh (khoảng 60 % học sinh) hứng thú thích được kể chuyện cho thầy cô giáo và các bạn nghe và sắm vai trong giờ kể chuyện. Số còn lại không thích tự mình kể chuyện mà chỉ thích nghe người khác kể chuyện cho nghe. - Trước khi thực hiện đề tài này, trong lớp có: + 25 /43 HS hứng thú thích kể chuyện và kể lại được toàn câu chuyện có thể hiện cảm xúc. ( 58,1% ) + 12 /43 HS thích nghe kể và kể được vài đoạn trong câu chuyện ( 27,9%) + 6/43 HS kể lại được vài chi tiết trong câu chuyện ( 14%) III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1. Kể chuyện là gì? - Kể chuyện là cách dùng ngôn ngữ biểu cảm sinh động của người kể làm sống lại câu chuyện. Cần phân biệt hai hình thức đọc truyện và kể chuyện. - Đọc truyện: Yêu cầu người đọc trung thành với văn bản, dùng giọng đọc của mình truyền đạt chính xác đến người nghe từ nội dung đến ngôn từ của một tác phẩm truyện. - Kể chuyện là cách người kể dùng lời nói, ngôn từ của mình để truyền tới người nghe nội dung của một tác phẩm truyện. Kể chuyện không yêu cầu người kể phải trung thành tuyệt đối với văn bản mà trong quá trình kể, người kể có thể thêm bớt sàng lọc cũng như thể hiện thái độ, tình cảm của bản thân. Trong phạm vi đề tài này, Kể chuyện còn là tên gọi của một phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. 1.2. Vai trò của kể chuyện trong cuộc sống. Nhờ có tiếng nói và lao động mà con người đã thoát hẳn đời sống loài vật, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Dưới thời kỳ nguyên thuỷ, bầy người nguyên thuỷ quây quanh đám lửa nướng thịt thú rừng, nướng quả hạt, thường kể những câu chuyện săn bắn, hái lượm cho nhau nghe. Đó cũng là khởi đầu của sự tích luỹ tri thức khoa học và kể chuyện ở đây mang chức năng thông tin. Khi ngôn ngữ ngày càng phát triển, khối lượng từ ngày càng tăng thêm, đời sống vật chất và tinh thần ngày một phong phú thì kể chuyện không chỉ dừng ở mức độ thông tin nữa mà mang thêm chức năng giải trí hay cao hơn nữa là chức năng nghệ thuật. Nhờ vậy mà kho tàng truyện cổ dân gian hết sức giàu có và đa dạng được truyền lại đến ngày nay băng hình thức kể chuyện. Trải qua 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam sở dĩ bảo toàn được bản lĩnh và bản sắc dân tộc độc đáo, không bị phong kiến phương Bắc xâm lược đồng hoá, thôn tính, một phần là nhờ ở hùng khí của những câu chuyện cổ Trong một thời gian lịch sử lâu dài khi chưa có văn tự để ghi chép thì kể chuyện là một hình thức chiếm địa vị độc tôn. Khi đã có văn tự ghi chép, in ấn rồi thì kể chuyện vẫn tồn tại và phát triển song song với sự phát triển của văn tự. Trong xã hội hiện đại ngày nay, kể chuyện và nghe kể chuyện vẫn là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi người nói riêng và của cuộc sống nói chung. 2. Vị trí, nhiệm vụ của việc dạy kể chuyện ở Tiểu học. 2.1. Vị trí. Phân môn Kể chuyện có một vị trí quan trọng được xếp liền ngay sau phân môn Tập đọc, Học thuộc lòng của bộ môn Tiếng Việt. Do ranh giới nằm giữa Tiếng Việt và Văn học nên kể chuyện vừa thuộc phạm trù ngôn ngữ Tiếng Việt, vừa thuộc phạm trù hình tượng nghệ thuật văn chương.Theo quy định của chương trình Tiểu học, mỗi tuần có một tiết Kể chuyện, thời gian mỗi tiết là 40 phút.Về nội dung chương trình từng lớp đều xác định rõ yêu cầu về nội dung truyện, yêu cầu về phương pháp thể hiện, yêu cầu về rèn luyện kỹ năng. Với vị trí này, phân môn Kể chuyện đã có chỗ đứng xứng đáng trong chương trình các lớp Tiểu học. 2.2. Nhiệm vụ. a. Giờ Kể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ em, góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ em. Từ thủa hai, ba tuổi trẻ em đã say mê nghe kể chuyện. Nhiều người không bao giờ quên những kỷ niệm về các buổi tối nghe kể chuyệm. Puskin từng tâm sự: “Buổi tối, tôi nghe kể chuyện cổ tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sót trong sự giáo dục đáng nguyền rủa của mình. Mỗi truyện cổ tích ấy mới đẹp làm sao, mỗi truyện là một bài ca”. Lớn lên các em đi học, biết chữ, có thể đọc được truyện nhưng vẫn không giảm hứng thú nghe kể chuyện. Phân môn Kể chuyện trong chương trình Tiểu học trước tiên đáp ứng yêu cầu trên của trẻ. Kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Sức mạnh này bắt nguồn từ sức mạnh của công cụ mà phân môn kể chuyện sử dụng, đó là tác phẩm văn học nghệ thuật giáo viên dùng để kể trong lớp. Các tác phẩm văn học có tác dụng lớn đến tâm hồn và cảm xúc của trẻ em, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh. b. Giờ kể chuyện góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em. Giờ kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học. Suốt 5 năm ở bậc Tiểu học, học sinh được nghe và tham gia kể hàng trăm câu chuyện với đủ thể loại, gồm tác phẩm có giá trị của Việt Nam và thế giới, từ truyện cổ tích đến hiện đại. Do đó vốn văn học của học sinh được tích luỹ dần. Đây là những hành trang quý sẽ theo nhiều em trong suốt cuộc đời mình. Giờ Kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em. Qua từng câu chuyện, thế giới muôn màu sắc mở rộng trước các em. Các em gặp trong đó từ phong tục tập quán đến cảnh sắc thiên nhiên, từ cách phục trang đến kiến trúc nhà ở, và đặc biệt là cách cư xử của con người trong muôn vàn trường hợp khác nhau Nói cách khác, các truyện kể đã làm tăng thêm cho học sinh vốn hiểu biết về thế giới và xã hội loài người xưa và nay. Các truyện kể còn chắp cánh cho trí tưởng tượng của học sinh bay bổng. Cùng với lí tưởng, óc tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống, bệ phóng cho sự sáng tạo. Lê Nin cho rằng, “Thật là bất công nếu nghĩ rằng óc tưởng tượng chỉ cần thiết cho người làm thơ, ngay cả trong toán học cũng cần có tưởng tượng, ngay cả việc phát minh ra phép tính vi phân và tích phân cũng sẽ không thể nào có được nếu thiếu óc tưởng tượng. Óc tưởng tượng là phẩm chất quí giá vô cùng”. 2.3. Giờ kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng nói và kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khêu gợi tư duy của trẻ. Sống với các nhân vật trong truyện, tư duy hình tượng của trẻ được khêu gợi và có điều kiện phát triển cùng với cảm xúc thẩm mỹ. Qua từng câu chuyện, các em biết giá trị của từng chi tiết, thấm thía với từng hình ảnh nghệ thuật, từng nhân vật Do đó kể chuyện là miếng đất màu mỡ để trên đó tư duy hình tượng học sinh phát triển. Mặt khác giờ Kể chuyện phát triển ngôn ngữ nói của học sinh. Điều đáng chú ý, đây là cách nói trước đám đông một cách nghệ thuật. Cần phải rèn luyện để nắm được thủ pháp hấp dẫn người nghe, để có thể điều khiển được giọng kể hợp với diễn biến từng loại truyện khác nhau. Có thể nói, ngôn ngữ nói được rèn luyện trong giờ kể chuyện hướng tới phong cách nghệ thuật. 3.Cơ sở thực tiễn - Những quan điểm của giáo viên và học sinh về phân môn Kể chuyện. 3.1. Học sinh: Học sinh lớp tôi phụ trách là lớp hai buổi. Với điều kiện và môi trường học tập ở lớp hai buổi thì việc đưa hoạt động sắm vai kể chuyện là một thuận lợi. Hầu hết các em HS đều được cha mẹ quan tâm, các em được tiếp xúc với môi trường học tập khá tốt; từ gia đình đến lớp học cũng như việc tham gia các hoạt động của nhà trường- Đội TNTP, lứa tuổi các em cũng rất hiếu động, thích tìm hiểu, thích khám phá.Và người giáo viên với phương pháp dạy học tích cực hiện nay cũng là một phương tiện giúp học sinh thực hành sắm vai khi kể chuyện. Hội tụ những yếu tố này, tôi nghĩ là các em rất thích được sắm vai để thể hiện câu chuyện, thể hiện mình.Nếu có hoạt động thực hành sắm vai kể chuyện, học sinh có thể nắm nội dung, thuộc lời kể và ghi nhớ một cách dễ dàng câu chuyện đã được nghe. Bằng phương pháp điều tra, tiếp xúc với các em học sinh tôi đã phần nào nắm được cái nhìn và thái độ của học sinh hiện nay về phân môn kể chuyện. Khi được hỏi “Em có thích phân môn kể chuyện không?”Đa số học sinh rất ưa thích phân môn Kể chuyện. - Tìm hiểu lý do học sinh yêu thích phân môn này, tôi nắm được một số lý do sau: - Phần lớn học sinh Tiểu học thích phân môn Kể chuyện vì trong các truyện có nhiều điều lý thú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, có tác dụng giáo dục đối với các em. - Ngoài ra, các em học sinh còn yêu thích phân môn Kể chuyện vì các lý do khác như: Trong truyện có những nhân vật em thích, những nhân vật quen thuộc với các em từ nhỏ, truyện giúp các em giải trí. Như vậy học sinh Tiểu học nhìn chung đã nhận thức đúng tác dụng của phân môn Kể chuyện đối với bản thân. Đa số học sinh đều nắm được những điều tốt đẹp mà các câu chuyện muốn gửi gắm tới các em. Khi được hỏi: “Em thích nghe thầy cô giáo kể chuyện hay nghe thầy cô giáo đọc truyện” 100% học sinh đều trả lời: “ Em thích nghe thầy cô giáo kể chuyện”. Điều này chứng tỏ học sinh Tiểu học rất hứng thú nghe thầy cô giáo kể chuyện hơn là nghe thầy cô giáo cầm sách đọc laị truyện. Một điều đáng chú ý là khi điều tra về nhu cầu, hứng thú kể chuyện và hoạt động sắm vai trong giờ Kể chuyện thì phần đa số học sinh được điều tra thích được kể chuyện cho thầy cô giáo và các bạn nghe và cũng thích sắm vai kể chuyện. Số còn lại không thích tự mình kể chuyện mà chỉ thích nghe người khác kể chuyện cho nghe mà thôi. 3.2. Giáo viên. Khi đã tiến hành thăm dò ý kiến một số giáo viên ở trường Tiểu học Trưng Vương, tôi đã thu được những kết quả sau: - Đa số giáo viên được điều tra trả lời phân môn Kể chuyện có vai trò giáo dục rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. - Không có giáo viên nào cho rằng phân môn Kể chuyện không có tác dụng đối với học sinh tiểu học. - 100% giáo viên được phỏng vấn đều cho rằng hoạt động sắm vai gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học kể chuyên, giúp các em nhanh chóng nắm được nội dung truyện (nhưng khó áp dụng đại trà trên diện rộng ở tất cả các khối lớp) Tuy nhiên đây không phải là phân môn được đưa vào để thi như các phân môn: Tập đọc, Luyện từ & câu, Tập làm văn, nên ít được giáo viên chú trọng đầu tư giảng dạy. 4. Thực trạng việc giảng dạy và kể chuyện ở trường Tiểu học. 4.1. Nội dung chương trình và yêu cầu cần đạt khi dạy phân môn kể chuyện lớp 5 - Nội dung chương trình: 1tiết/1tuần, cả năm gồm 35 tiết, trong đó có 31 tiết kể chuyện và 4 tiết ôn tập. Như vậy chương trình kể chuyện lớp 5 có 31 câu chuyện được chia ra thành 3 kiểu bài tập: a.Bài tập nghe- kể gồm 10 câu chuyện. Đó là các truyện: + Lý Tự Trọng. + Tiếng Vĩ Cầm ở Mỹ Lai. + Cây cỏ nước Nam. + Pa- Xtơ và em Bé. + Chiếc đồng hồ. + Ông Nguyễn Khoa Đăng. + Người đi săn và con nai. + Vì muôn dân. + Lớp trưởng lớp tôi. + Nhà vô địch. - Nội dung cần đạt: GV kể -HS nghe- HS kể lại. - Mục đích: Rèn kĩ năng nói và kĩ năng nghe. b.Bài tập kể chuyện đã nghe, đã đọc gồm 11 câu chuyện. Đó là các đề bài: + Kể về các anh hùng, danh nhân của nước ta. + Kể về một câu chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. + Kể một câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. + Kể một câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường. + Kể một câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân. + Kể về những ngời biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người xung quanh. + Kể về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. + Kể về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. + Kể về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. + Kể về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. + Kể về gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. c.Bài tập kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia gồm 10 câu chuyện. Đó là các đề bài: + Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. + Kể một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. + Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác. + Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường. + Kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. + Kể một câu chuyện thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử- văn hoá, ý thức chấp hành Luật Giao thông hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ. + Kể một việc làm tốt của bạn em. + Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an toàn nơi làng xóm, phố phường. + Kể một chuyện nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kĩ niệm về thầy giáo, cô giáo. + Kể một chuyện về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc em cùng các bạn làm công tác xã hội. 4.2. Quy trình dạy học phân môn kể chuyện hiện nay. - Có hai quy trình cho 3 dạng bài tập kể chuyện trên * Dạy bài nghe- kể a. Kiểm tra bài cũ b. Định hướng chú ý của HS vào bài mới: GV giới thiệu chuyện bằng lời hoặc bằng lời kết hợp đồ dùng trực quan hoặc băng hình. c. HS nghe kể chuyện - GV kể lần 1, HS nghe. - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh, HS kết hợp nhìn hình minh hoạ. d. HS tập kể chuyện - Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm. - Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - Thi kể từng đoạn nối tiếp nhau trước lớp. - Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. e. HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Nói về nhân vật chính. - Nói về ý nghĩa câu chuyện. g. Củng cố, dặn dò * Dạy bài kể chuyện đã nghe, đã đọc; đã chứng kiến hoặc tham gia a. Kiểm tra bài cũ b. Định hướng chú ý của HS vào bài mới. - GV giới thiệu yêu cầu kể chuyện của tiết học c. HS tìm những ví dụ phù hợp với yêu cầu của tiết học ( theo gợi ý trong SGK) d. HS tập kể chuyện - Kể trong nhóm. - Thi kể trước lớp. [...]... thực hiện giờ dạy kể chuyện qua hoạt động sắm vai cho học sinh trên lớp.Với sự tạo hứng thú cho học sinh trong tiết kể chuyện qua sắm vai ít nhiều đã thu hút học sinh học tập hơn, làm cho các em say mê hơn khi học phân môn kể chuyện Các em rất sôi nổi và mạnh dạn khi được kể chuyện theo lối phân vai hay đóng vai Từ sự tự tin, năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong giờ học kể chuyện, ... khi kể mắt không rời khỏi quyển sách Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng tới chất lượng giờ Kể chuyện ở Tiểu học, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh 2 Biện pháp thực hiện Để giúp học sinh có hứng thú học tập trong giờ Kể chuyện, góp phần nâng cao chất lượng giờ học Kể chuyện ở Tiểu học, tôi đã xác định mục đích công việc sắm vai của HS và tiến hành hoạt động sắm vai của HS để kể lại... để giờ học kể chuyện có sắm vai được thành công, tôi có thể chuẩn bị thêm: - Về địa điểm: Có thể tổ chức giờ học ở trong lớp hay ngoài trời Nếu tổ chức ở trong lớp, giáo viên có thể sắp xếp lại bàn ghế để thầy trò ngồi quây quần bên nhau, tạo được không khí thân mật, ấm cúng trong tiết học đồng thời có đủ khoảng không gian cần thiết cho các em sắm vai - Chuẩn bị, hướng dẫn các em nếp học, cách học giờ. .. để học sinh dễ hình dung về vai mình sẽ đóng Nhưng cần lưu ý kịch bản cho sắm vai không chỉ là kịch bản sân khấu hay điện ảnh, nó chỉ nhằm giúp cho các em tổ chức hoạt động, sắm vai phục vụ cho tiết học kể chuyện làm cho tiết học trở nên sinh động, mang tính nghệ thuật Chuẩn bị đạo cụ Đạo cụ là những đồ vật nhằm hỗ trợ cho vai diễn thêm sinh động, góp phần minh hoạ, dẫn dắt câu chuyện, chắp cánh cho. .. rồi, tiếp theo đó lại được kể trong nhóm vì thế sẽ dễ dàng thực hành sắm vai kể lại Còn dạng BT b và c thì hoạt động sắm vai kể lại chuyện khó có thể thực hiện được vì cá nhân học sinh tự sưu tầm, kể lại hay cá nhân được chứng kiến câu chuyện kể lại thì việc em sắm vai một mình là yêu cầu quá cao Phương pháp dạy kể chuyện: Ngoài các phương pháp đàm thoại, giảng giải,… dạy kể chuyện theo sách giáo khoa... từng tranh – sau đó kể trước lớp - Cho học sinh kể lại nội dung từng tranh ( tranh 1 –> tranh 4) - Nhiều HS tiếp nối nhau kể từng tranh + Giáo viên và học sinh nhận xét, góp ý về - Đại diện các nhóm lên thi cách kể kể - Lớp nhận xét b GV cho học sinh đoán xem câu chuyện -HS phỏng đoán phần kết kết thúc thế nào và kể tiếp câu chuyện theo thúc câu chuyện phỏng đoán - GV lưu ý học sinh đoán xem: Thấy... lành mạnh, giáo dục cho các em những tình cảm, phẩm chất đạo đức cao đẹp, giúp các em có một nhân cách phát triển toàn diện Giờ Kể chuyện có hoạt động sắm vai đem đến những tác dụng sau: - Hoạt động sắm vai gây hứng thú cho cho học sinh, giúp học sinh nắm nhanh cốt truyện, hiểu sâu nội dung cũng như tính cách của từng nhân vật trong truyện - Việc thể hiện tính cách nhân vật giúp học sinh rèn luyện các... học giờ Kể chuyện để giờ học diễn ra sôi nổi, hào hứng mang tính nghệ thuật nhưng cũng có kỷ luật Như trên đã nói: Dạy Kể chuyện góp phần thỏa mãn nhu cầu Kể chuyện của trẻ em, đồng thời là một phương tiện giáo dục hữu ích Dạy Kể chuyện góp phần giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện khả năng tư duy, phát triển trí tưởng tượng Giờ Kể chuyện đem đến cho các em học sinh những... chuyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng - Tập cho học sinh có giọng kể thích hợp với từng nhân vật trong từng đoạn đối thoại 2 Rèn kĩ năng nghe: - Nghe thầy ( cô) kể chuyện, ghi nhớ chuyện - Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn 3 Rèn kĩ năng đóng vai: - HS có thể dựng lại cả câu chuyện sau khi đã nghe giáo viên và các bạn kể. ( qua từng vai. .. các nhóm khác tập kể trong nhóm và kể trước lớp, sau khi kết thúc phần này thì nhóm sắm vai sẽ tiến hành sắm vai kể lại chuyện * Các yêu cầu về kịch bản ( lời thoại), gợi ý sắm vai, phân vai, hướng dẫn HS thuộc lời thoại và nhập vai, chuẩn bị đạo cụ Soạn kịch bản Ở dạng BT a có 10 câu chuyện, để đảm bảo thời lượng cũng như đảm bảo tính vừa sức cho HS, tôi chọn phần nội dung sắm vai của các em có . TÀI: “TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN QUA VIỆC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH SẮM VAI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng bậc Tiểu học là bậc học kĩ năng và bậc Tiểu học ở. dạn chọn phân môn Kể chuyện để nghiên cứu. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài Tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học trong giờ Kể chuyện qua việc tổ chức cho học sinh sắm vai . II. THỰC TRẠNG. nhu cầu, hứng thú kể chuyện và hoạt động sắm vai trong giờ Kể chuyện thì phần đa số học sinh được điều tra thích được kể chuyện cho thầy cô giáo và các bạn nghe và cũng thích sắm vai kể chuyện.