TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất: Đại học Sư phạm - Năm nhận bằng: 2008 - Chuyên ngành đào tạo: Tiểu học III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên
Trang 1SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
8 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sông Mây – Vĩnh Cửu- Đồng Nai
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư phạm
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Tiểu học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy lớp 4,5
Số năm có kinh nghiệm: 13
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Kinh nghiệm giúp đỡ HS học yếu Toán lớp 4
Trang 2SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh học yếu môn Toán ở lớp
4
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
HS bị lưu ban, HS bỏ học chính là “ đội quân trù bị’’ của các tệ nạn xã hội.Chống ma túy, chống các tệ nạn xã hội, đó chỉ là giải quyết “phần ngọn’’, cònchống HS bỏ học mới là giải quyết “phần gốc rễ’’ Một trong những nguyên nhânchủ yếu khiến HS bỏ học là do các em chán học, lười học dẫn đến học yếu
Ở cấp Tiểu học, học sinh yếu thường khó khăn về môn Toán hơn các mônkhác Môn Toán chiếm một thời lượng rất lớn (4 - 5 tiết/ tuần) mà lớp 4 - 5 là giaiđoạn học tập sâu Nếu ở lớp 1, 2, 3 học sinh chủ yếu chỉ nhận biết các khái niệmban đầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thực, mô hình,tranh ảnh,… do đó chủ yếu chỉ nhận biết “cái toàn thể”, “cái riêng lẻ”, chưa làm rõcác mối quan hệ, các tính chất của sự vật, hiện tượng Đến lớp 4 - 5, các em vẫnhọc tập các kiến thức kĩ năng cơ bản đã học ở lớp 1, 2, 3 nhưng ở mức sâu hơn,khái quát hơn, tường minh hơn Tính trừu tượng, khái quát của nội dung môn Toánđược nâng lên một bậc so với các lớp 1, 2, 3, học sinh nhận biết và vận dụng một
số tính chất của số, phép tính, hình hình học ở dạng khái quát hơn Tuy nhiênkhông phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau Một số em mặc dù đã cốgắng rất nhiều vẫn không đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu Làm thế nào
để giúp những học sinh này vượt qua khó khăn, theo kịp các bạn trong lớp ? Đãnhiều năm là giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nên tôi xin trình bày một số biện pháp về
vấn đề này qua đề tài: Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh học yếu môn Toán lớp 4.
II NỘI DUNG:
1 Cơ sở lí luận:
Trang 3- Một học sinh bình thường về mặt tâm lý không có bệnh tật đều có khảnăng tiếp thu môn Toán theo Chuẩn kiến thức kĩ năng của Chương trình toán tiểuhọc.
- Những học sinh từ trung bình trở xuống: Các em có thể học đạt yêu cầucủa chương trình nếu được giáo viên hướng dẫn một cách thích hợp
- Tư duy của HS Tiểu học đang trong quá trình hình thành, phát triển và còntrong giai đoạn tư duy cụ thể, do đó việc nhận biết các kiến thức Toán học trừutượng là vấn đề rất khó đối với các em
- Trong dạy học, nếu chúng ta không nắm được khả năng nhận thức của HScũng như đặc điểm quá trình nhận thức của các em thì sẽ không đạt hiệu quả,giống như nền văn minh đang đứng trước bức tường ngăn Hơn thế nữa, mỗi emhọc sinh có một hoàn cảnh sống khác nhau, khả năng nhận thức ở mỗi em khácnhau Do vậy, người GV tiểu học phải hiểu trẻ với đầy đủ ý nghĩa của nó mới cóthể tiến hành dạy học Toán thành công
2 Thực trạng:
a) Đặc điểm của HS yếu, kém về môn Toán và nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém:
* Đặc điểm: Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy hầu hết các học
sinh yếu Toán đều có đặc điểm chung là:
- Kiến thức ở các lớp dưới bị hổng
- Không có phương pháp học tập tốt
- Năng lực tư duy yếu
- Thiếu tự tin, ngại cố gắng, rụt rè, có thái độ thờ ơ đối với học tập ( không
có động cơ học tập)
* Nguyên nhân: Với những đặc điểm nêu trên, chúng ta thấy HS yếu kém
Toán cần được quan tâm một cách đặc biệt Thế nhưng, hiện nay một số GV chưa
có biện pháp phù hợp kèm cặp đối tượng này, trong đó có một số nguyên nhânchính như sau:
Trang 4- GV chưa theo dõi sát sao, kịp thời các biểu hiện sa sút của HS nên nhiều
HS đã kém lại càng thêm kém, lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn
- GV chỉ chú trọng đến HS đại trà, trong giảng dạy chưa nắm vững yêu cầukiến thức kĩ năng của từng bài dạy dẫn đến dạy dàn trải, không xoáy sâu trọng tâm.Trong lúc HS chưa nắm vững kiến thức cơ bản thì GV lại tham lam nâng cao, mởrộng kiến thức một cách tùy tiện, tốc độ giảng dạy bài mới và luyện tập còn nhanhkhiến cho HS yếu không theo kịp Trong khi đó, việc thực hiện lập kế hoạch bộmôn và điều chỉnh dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế lớp học là rất quantrọng và rất cần thiết nhưng một số giáo viên lại cho là phiền phức mất thời giannên chỉ thực hiện hình thức, đối phó dẫn đến chất lượng học tập của học sinh yếungày càng yếu hơn
- Một số GV chưa có tâm huyết với nghề, trong giảng dạy chưa nhiệt tình,chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, thiếu đầu tư trong công tác phụđạo HS
- Trong thực tế, thời lượng một tiết học là 35-40 phút, nếu GV không chuẩn
bị kĩ bài dạy và HS không xem trước nội dung bài thì tiết dạy chắc chắn tiết dạy đókhông hiệu quả
- GV chưa hiểu hết hoàn cảnh của từng em do chưa có sự phối hợp tốt giữa
GV chủ nhiệm và PHHS
b Các dạng HS yếu Toán: Mỗi học sinh yếu môn Toán đều có nguyên
nhân riêng rất đa dạng Có thể chia ra một số đối tượng thường gặp là:
- Đối tượng 1: Do quên kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán yếu.
- Đối tượng 2: Do chưa nắm được phương pháp học môn Toán, năng lực tư
duy bị hạn chế (loại trừ những học sinh bị bệnh lý bẩm sinh) Nhiều học sinh thểlực vẫn phát triển bình thường nhưng năng lực tư duy toán học kém phát triển
- Đối tượng 3: Do lười học, phương pháp học tập chưa tốt
Trang 5- Đối tượng 4: Do thiếu điều kiện học tập hoặc do điều kiện khách quan tác
động - học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình xảy ra sự cố đột ngột, hoàn cảnh éo
le, trẻ khuyết tật, điều kiện sức khỏe chưa tốt… )
Xác định rõ một trong những nguyên nhân trên đối với mỗi học sinh yếu làđiều quan trọng Giáo viên cần có biện pháp để xoá bỏ dần các nguyên nhân đó,nhen nhóm lại lòng tự tin và niềm hứng thú của học sinh với việc học môn Toán
Bằng kinh nghiệm bản thân trong quá trình giúp đỡ HS yếu Toán, tôi xin được trao
đổi và chia sẻ cùng đồng nghiệp một số biện pháp sau:
3 Biện pháp thực hiện:
a) Biện pháp chung: Mỗi đối tượng HS yếu môn Toán cần có những biện
pháp cụ thể khác nhau, nhưng muốn thực hiện công tác giúp đỡ HS yếu một cách
có hiệu quả thì dù là đối tượng nào GV cũng cần phải thực hiện tốt các biện phápchung, cụ thể như sau :
1 Theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập của HS trong lớp ( kết quảkiểm tra hằng ngày, các bài kiểm tra định kì ) để phát hiện sớm các HS khó khăntrong học tập, đi sâu, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém của từngem
2 Qua kết quả khảo sát môn Toán đầu năm, GV lập danh sách HS yếu Toántheo các nguyên nhân chủ yếu nêu trên
3 Lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo học sinh trung bình, yếu: 2-3buổi/tuần, lồng ghép chương trình phụ đạo vào một số tiết sinh hoạt tập thể hoặccác buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp (Tổ chức trò chơi Toán học, kết hợp với tròchơi dân gian, Ngày Hội Toán học, Hội vui học tập Toán,…) nhằm giúp học sinh
có hứng thú trong học tập Căn cứ vào kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầunăm, giáo viên xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh sao cho thật sát các đối tượng,
cụ thể qua từng tháng và có điều chỉnh bổ sung các nội dung tùy theo tình hình họctập của học sinh và sau mỗi lần kiểm tra định kì
Ví dụ : Kế hoạch phụ đạo học sinh
Trang 6Ghi chú ( * Điều chỉnh bổ sung
ND)
Tháng 9
- Ôn tập bảng nhân chia
- Luyện tập thực hành 4 phép tính với 4- 5chữ số
- Luyện tập cách đổi đơn vị đo thời gian,khối lượng
- Giải toán trung bình cộng, Tổng – Hiệu
- Tính giá trị của biểu thức chứa chữTháng 11
- Thực hành 4 phép tính cộng , trừ, nhân ,chia, tính giá trị biểu thức, tìm thành phầnchưa biết của phép tính
- Đổi đơn vị đo diện tích
Luyện giải toán Tổng – Hiệu
Tháng 12
- Luyện tập về nhận biết dấu hiệu chia hếtcho 2,3,5,9
- Thực hành 4 phép tính cộng , trừ ,nhân ,chia số tự nhiên
- Ôn tập các dạng toán đã học
Luyện kĩ năng thực hiện phép chia với số có 2-3 chữ số
- Ôn tập cộng, trừ, nhân ,chia số tự nhiên
- Luyện tập cộng trừ , nhân , chia phân số,tìm thành phần chưa biết trong phép tínhvới các phân số
- Giải toán Tìm phân số của một sốTháng 4
- Giải toán Tổng – tỉ, Hiệu – tỉ
- Giải các bài toán về ứng dụng tỉ lệ bảnđồ
- Ôn tập chuyển đổi, thực hiện phép tínhvới số đo khối lượng, thời gian, diện tích
Luyện kĩ năng thực hiện cộng, trừ, nhân, chia phân số
Tháng 5 - Ôn tập, luyện các kĩ năng quy đồng, rút
Trang 7gọn, so sánh, thực hiện 4 phép tính phânsố.
- Ôn tập các dạng toán điển hình đã học
GV dựa vào kế hoạch đã lập để xác định trọng tâm phụ đạo trong từng tháng.Nội dung phụ đạo có thể bổ sung , điều chỉnh tùy theo tình hình học tập, mức độnhận biết của HS Cuối mỗi tháng và sau mỗi giai đoạn học tập, GV phải đánh giáđúng chất lượng học tập của các em Từ đó, phân tích, nhận định được những nộidung kiến thức nào HS còn thiếu sót để tiếp tục ôn tập rèn luyện bổ sung trong thờigian tới Trong các buổi dạy phụ đạo, nội dung chủ yếu là kiểm tra mức độ lĩnh hộikiến thức đã giảng dạy trên lớp đồng thời ôn tập củng cố để HS nắm chắc kiến thứchơn
4 Lập kế hoạch dạy học Toán phù hợp tình hình thực tế, đảm bảo đượcChuẩn kiến thức kĩ năng cần thiết nhưng không gây nặng nề quá tải cho HS trungbình yếu Thường xuyên điều chỉnh để kế hoạch mang tính khả thi, phù hợp vớitừng đối tượng học sinh
5 Vận dụng các phương pháp dạy học khéo léo, tạo cho HS sự hứng thútrong học tập bằng các trò chơi học tập Toán, các câu đố vui Toán học, các mẫutruyện kể Toán học
- Các trò chơi học tập Toán giúp HS có sự hứng thú trong học tập , góp phầnlàm cho tiết học trở nên sinh động, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ của HS Nóđòi hỏi HS phải suy nghĩ nhiều nhưng sẽ mang lại cho các em niềm vui trong hoạtđộng trí óc Tùy theo yêu cầu , nội dung từng tiết học mà GV chọn thời điểm thíchhợp để tổ chức trò chơi học tập Nên phối hợp hoạt động cá nhân, của nhóm của cảlớp khi tổ chức trò chơi Cần lựa chọn các trò chơi phù hợp mang tính vừa sức để
HS yếu có thể được tham gia cuộc chơi
Ví dụ 1 : Khi hướng dẫn HS ôn tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng tìm phân số
bằng nhau ,GV có thể tổ chức trò chơi “Tìm bạn”
Mục tiêu:
Trang 8- HS tìm được các phân số bằng phân số đã cho
- Rèn luyện sự nhanh nhạy, thân mật với bạn
Nhóm 1 và nhóm 3 được GV phát cho mỗi em 1 thẻ màu xanh
Nhóm 2 và nhóm 4 được GV phát cho mỗi em 1 thẻ màu đỏ, thẻ đỏ của nhóm 2
và nhóm 4 là những phân số bằng phân số đã cho của các nhóm 1 và nhóm 3
Một em ở nhóm 1 giơ thẻ xanh Em nào của nhóm 2 có phân số phù hợp sẽchạy đến bên em đó Tương tự như vậy đối với nhóm 4 và 3 Hai nhóm nào trong
số 4 nhóm (nhóm 1 và nhóm 2 hoặc nhóm 3 và nhóm 4) tìm đến bạn cùng cặpnhanh hơn là 2 nhóm thắng cuộc
Ví dụ 2: Trò chơi cá mẹ tìm cá con:
Mục tiêu:
Rèn luyện học sinh kỹ năng tính nhanh, đúng
Chuẩn bị:
- 6 con cá mẹ làm bằng giấy bìa cứng có ghi phép tính
- 6 con cá con làm bằng giấy bìa cứng có ghi kết quả tính
Trang 9Một số hình ảnh tổ chức trò chơi Toán học
Ví dụ 3: Khi dạy phụ đạo nội dung hình học, GV có thể củng cố vững chắc
kiến thức cho các em bằng câu đố toán học, biến những công thức tính khô khan
mà các em ngại học , ngại nhớ thành những câu đố thú vị như:
Diện tích chữ nhật là gì?
Trang 10Lấy dài …… tức thì có ngayChu vi chữ nhật dễ thayLấy …… nhân 2 là thành Thế còn diện tích hình vuông ? Lấy cạnh… tức thì hiện ra
- Các câu đố vui Toán học sẽ tạo không khí lớp thư giãn thoải mái, rèn luyệnnăng lực tư duy GV có thể sử dụng vào các hoạt động khác nhau như : Khởiđộng tiết học ( giúp HS tập trung suy nghĩ, trật tự lại trước khi bước vào tiết họcmới); hoạt động Luyện tập kĩ năng, củng cố kiến thức của tiết học ( HS đã bắt đầumệt mỏi, đố vui Toán học là một hình thức giải lao tích cực, vừa là cách hấp dẫn
Ví dụ: Lớp học có các sản phẩm học tập ( bài kiểm tra Toán…), sưu tầm những
mẫu truyện vui Toán học, tranh ảnh mẫu vật có liên quan ( các hình hoặc đồ vật códạng hình chữ nhật, hình thoi …)
8 Tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập kiến thức cho HS (đây là biện phápquan trọng nhất):
Việc thứ nhất: Đa số HS lớp 4 kĩ năng thực hiện nhân chia rất kém nên cần
kiểm tra kĩ bảng nhân, chia để lấp lổ hổng kiến thức cho HS: Tổ chức thi đọc thuộcbảng cửu chương, hỏi đố đơn giản về phép nhân, chia …
Trang 11* Cách thực hiện:
- Giao việc cụ thể : Mỗi tuần học thuộc 2 bảng nhân, chia
- Kiểm tra bảng nhân chia ( 5 phút – giờ truy bài hằng ngày)
- Tổ chức thi đua: Đọc bảng nhân, chia cuối mỗi tuần (sau giờ sinh hoạtlớp)
- Động viên khích lệ sự cố gắng của các em
- Nâng dần mức độ kiểm tra: Hỏi đố bất cứ một phép nhân chia trong bảnghoặc có thể tổ chức trò chơi “ Gieo xúc xắc và làm tính”
Mỗi HS gieo 2 quân xúc xắc, chẳng hạn được 3 và 5, HS phải tính nhẩm
và nêu : 3 x 5 = 15
Việc thứ hai: Cùng với việc lấp lỗ hổng kiến thức cho HS yếu, kém Toán, cần
chú ý và tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp, tập trung vào các yêu cầuchính, giúp các em làm thành thạo 4 phép tính cộng trừ, nhân, chia với mức độ vừasức để các em nâng dần trình độ, không nôn nóng, khắc phục tính ngại khó ở HS
Việc thứ ba: Sau khi HS đã thực hiện thành thạo 4 phép tính, GV cần chú ý
đến việc giải toán có lời văn (đa số các HS yếu Toán thường gặp rất nhiều khókhăn trong việc giải toán có lời văn) GV nên chọn cách dạy phù hợp để HS dễhiểu, nắm chắc nhớ kĩ từng dạng Toán và phát triển các bài tập theo mức độ tăngdần độ khó, thay đổi các dữ kiện trong cùng một bài toán, luôn có sự so sánh, đốichiếu giữa các bài, các dạng để HS nắm chắc kiến thức
Ví dụ: GV cho HS thực hành 4 bài tập sau theo thứ tự nâng dần mức độ khó
trong một tiết dạy phụ đạo nội dung hình học ( diện tích hình chữ nhật):
Bài 1: Tính diện tích hình chữ nhật Biết chiều dài 50 m, chiều rộng 10 mBài 2: Tính diện tích hình chữ nhật Biết chiều dài 50 m, chiều rộng 100 cm.Bài 3: Tính diện tích hình chữ nhật Biết chiều rộng 10m, chiều dài gấp 5 lầnchiều rộng
Bài 4: Một hình chữ nhật có diện tích 500 m2 Biết chiều dài 20m Tínhchiều rộng hình chữ nhật
Trang 12Sau đó cho HS so sánh cách thực hiện, đối chiếu các dữ kiện trong 4 bàitoán GV cùng HS phân tích cách giải quyết từng bài, khắc sâu quy tắc vận dụng.
Việc thứ tư: Tổ chức cho HS khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu
kém về cách học tập, phương pháp vận dụng kiến thức, giúp các em có phươngpháp học tập tốt
* Cách thực hiện:
- Tổ chức cho HS nhà gần nhau thành một nhóm học tập Chọn nhómtrưởng có tinh thần trách nhiệm, tính trung thực cao HS trong nhóm có nhiệm vụ
hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về phương pháp học tập, cách vận dụng kiến thức khôngchỉ ở lớp mà còn ở nhà Nhóm trưởng kiểm tra bài học, bài làm của các bạn, báocáo với GV vào đầu buổi học Tổ chức biểu dương nhóm có nhiều HS tiến bộ vàocuối mỗi tuần, mỗi tháng
Một buổi họp nhóm
Trang 13- Thành lập đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập, GV tổ chức,hướng dẫn HS khá giỏi theo dõi, giúp đỡ các bạn yếu, kém trong việc chuẩn bị bàihọc, bài làm (nhất là những HS có hoàn cảnh khó khăn như: khuyết tật, sức khỏeyếu, mồ côi…)
Việc thứ năm : Kiên trì uốn nắn để sửa những thói quen xấu của các em như:
Chưa đọc kĩ đề bài trước khi làm bài tập, tính toán cẩu thả, không làm nháp hoặcviết lộn xộn, trình bày bài giải tùy tiện, không thử lại bài toán…
Việc thứ sáu: Khi hướng dẫn học tập ở nhà, GV cân nhắc, giao việc phù hợp
từng đối tượng HS: bài tập nào dành cho HS khá giỏi, bài tập nào dành cho HSyếu Đối với bài tập về nhà của HS yếu kém, GV yêu cầu PHHS kí vào phía dưới
để có sự giám sát hay đốc thúc kịp thời của gia đình Đó cũng chính là một biệnpháp để GV đòi hỏi PHHS quan tâm đến con em của mình nhiều hơn Đến lớp, GVkiểm tra cụ thể các sai lầm mắc phải của HS để phân tích và sữa chữa; khuyếnkhích động viên đúng lúc khi các em tiến bộ (dù khiêm tốn); bảo ban, nhắc nhở ,khuyên răn ân cần đối với HS có thái độ lơ là, vô trách nhiệm đối với nhiệm vụ
học tập GV cũng cần chú ý tránh những lời lẽ nặng nề , nêu khuyết điểm HS
trước lớp Điều đó không chỉ gây tổn thương các em mà còn gây phản tác dụng,làm cho các em mặc cảm , tự ti, chán nản, sợ học Toán GV nên tổ chức làm việc
“cá thể hóa’’ đối với từng biểu hiện của từng em, trao đổi riêng với PHHS trongviệc phối hợp giáo dục, nâng cao chất lượng học tập của HS Điều quan trọng hơnnữa là phía sau những lời nhắc nhở, khuyên răn ấy là sự động viên, khích lệ, giúp
HS tin vào khả năng của bản thân để phấn đấu , rèn luyện Khuyến khích được thựchiện bằng nhiều cách : bằng lời nói kết hợp hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ( những biểu hiện trên gương mặt, ánh mắt, cử chỉ , điệu bộ của GV) Một cái vỗnhẹ vào vai và kèm theo câu nhận xét “ Nam, em rất cố gắng , em đã làm đúng ”
có thể là một lời động viên rất lớn đối với trẻ GV nên cố gắng tìm ra những điểmtốt và khen ngợi trẻ rồi nhẹ nhàng giúp các em sửa lỗi Điều quan trọng là GV cầncho HS thấy rằng mắc lỗi là một phần thiết yếu của quá trình học tập GV nên giúp