1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn luyện từ và câu lớp 4 tieu hoc dinh quan

16 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 4,8 MB

Nội dung

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập.. Trong 4 năm học gần đây, giáo viên trường Tiểu

Trang 1

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát huy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập

Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm nổi bật được nội dung, phương pháp dạy và học CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập” Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”

Chính vì thế, ngay từ năm học 2008-2009 nhiệm vụ trọng tâm được xác định

là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lí tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Ngành giáo dục đã xác định phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học để tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển CNTT trong những năm tiếp theo

Ứng dụng CNTT có thể đưa vào tất cả các môn học, đặc biệt là các môn có

sử dụng nhiều tranh ảnh Trong 4 năm học gần đây, giáo viên trường Tiểu học Chu Văn An chúng tôi đã ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở nhiều môn học Bản thân tôi cũng đã tự thiết kế được một số giáo án điện tử để đưa vào việc giảng dạy Riêng đối với phân môn Luyện

từ và câu (LTVC) mặc dù kênh chữ chiếm

phần lớn song tôi vẫn mạnh dạn đưa ứng

dụng CNTT vào giảng dạy Kết quả đã tạo

được không khí học tập thoải mái và hứng

thú cho học sinh, từ đó giúp các em vận

dụng kiến thức tốt vào các bài tập thực

hành

(Hình ảnh bên cho thấy các em rất

phấn khởi khi được tiếp cận với các tiết

học có ứng dụng CNTT Đây là điều thôi

thúc tôi tìm đến với CNTT trong dạy học.)

Qua nhiều tiết dự giờ có ứng dụng CNTT của đồng nghiệp, qua trải nghiệm soạn giảng bằng giáo án điện tử thực tế ở trên lớp, tôi đã đúc kết được một số kinh

nghiệm và quyết định viết đề tài: “Ứng dụng CNTT vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.

Trang 2

II/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA

ĐỀ TÀI.

1/ Thuận lợi:

- Trường đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2007, nằm ở trung tâm huyện Định Quán, cơ sở vật chất tương đối khang trang, đầy đủ, lại được sự quan tâm sâu sắc của ngành, Ban đại diện cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương

- Ngay từ năm học 2005- 2006, nhà trường đã trang bị máy chiếu, màn chiếu, laptop… phục vụ cho việc giảng dạy Đặc biệt, trong năm học 2009- 2010, nhà trường đã mở lớp bồi dưỡng soạn giáo án điện tử cho tất cả giáo viên trong trường

- Nhà trường và tổ khối thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về việc giảng dạy bằng giáo án điện tử

- Bản thân biết sử dụng máy vi tính, biết soạn giảng bằng giáo án điện tử và

đã tự tin dạy cho các em được một số tiết

- Nguồn tài liệu, thông tin trên mạng vô cùng đa dạng, phong phú và tiên lợi

- Hầu hết học sinh đều hứng thú với các tiết học có ứng dụng CNTT

2/ Khó khăn:

Khi chưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy phân môn LTVC:

- Giáo viên chuẩn bị nhiều bảng phụ, mất nhiều thời gian Học sinh ít hứng thú Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy các môn học nói chung, ở phân môn LTVC nói riêng hiện nay vẫn còn một số hạn chế:

- Trình độ vi tính của giáo viên mới chỉ dừng ở một mức độ nhất định nên khi soạn giáo án điện tử mất khá nhiều thời gian

- Cở sở vật chất của trường vẫn còn hạn chế, chưa có phòng máy riêng phục vụ dạy bằng giáo án điện tử, toàn trường chỉ có 02 Laptop, 01 đèn chiếu, 02 màn chiếu

3/ Số liệu thống kê

Kết quả khảo sát việc học tập phân môn LTVC và môn Tiếng Việt giữa HKI năm học 2010 – 2011 của lớp 4C do tôi trực tiếp giảng dạy như sau:

Phân loại điểm kiểm tra

Môn/

phân

Tiếng

Xếp loại học lực môn Tiếng Việt:

lượng Tỉ lệ lượngSố Tỉ lệ lượngSố Tỉ lệ lượngSố Tỉ lệ Tiếng

Trang 3

III NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

1/ Cơ sở lý luận:

* CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ

kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm

năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội (Nghị quyết Chính phủ

số 49/CP kí ngày 04/08/1993)

Trong những năm gần đây, khi CNTT trở nên phổ biến, là xu hướng phát triển của thời đại thì ứng dụng CNTT là một điều tất yếu Công nghệ thông tin với những ưu việt của nó thực sự góp phần giải phóng sức lao động cho con người và nâng cao chất lượng cuộc sống Trong giáo dục, CNTT góp phần nâng cao tiềm lực của người giáo viên bằng việc cung cấp cho họ những phương tiện dạy học hiện đại góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách và đổi mới giáo dục nước nhà

* Phân môn LTVC lớp 4 có mục tiêu giúp học sinh:

1.Về từ vựng:

- Học thêm khoảng 700 từ, thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm Nắm được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt, một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng Nắm được nghĩa bóng của một số từ trong tác phẩm văn học

- Nắm được cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh) và cấu tạo của từ ( từ đơn

và từ phức, từ ghép và từ láy)

2 Về ngữ pháp:

- Nắm được khái niệm danh từ, động từ, tính từ

- Nắm được các kiểu câu đơn và thành phần của câu đơn( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ); các kiểu câu phục vụ cho những mục đích nói chuyên biệt: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến

Phân môn LTVC lớp 4 không có nhiều tranh ảnh như các môn học khác Vì thế, nếu giáo viên cứ cứng ngắc chuyển tải những dòng chữ trong sách giáo khoa qua phương tiện dạy học phấn trắng và bảng đen thì tiết học thật đơn điệu, nhàm chán, học sinh thụ động, không khí học tập buồn tẻ Vậy phải làm thế nào để các

em thật sự tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, đem lại kết quả như mong muốn?

Từ khi ứng dụng CNTT vào dạy học, tôi thấy hầu hết học sinh tiếp thu bài tốt, vận dụng vào bài tập thực hành và học môn Tiếng Việt đạt hiệu quả cao Chính

vì thế, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn LTVC là thật sự cần thiết

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.

2.1 Nâng cao trình độ tin học, soạn giảng bằng công nghệ thông tin.

Để đáp ứng với cầu thực tiễn, tôi luôn luôn trau dồi kiến thức về tin học của mình Ngoài việc tham gia học bồi dưỡng các lớp vi tính cơ bản, tôi không ngừng học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, tham khảo thêm sách báo, truy cập những thông tin trên mạng làm giàu vốn kiến thức để phục vụ tốt cho việc giảng

Trang 4

Tăng cường soạn giảng bằng CNTT để thành thạo và nâng cao tay nghề hơn Trong khối, trong trường, khi có giáo viên thiết kế tiết dạy ứng dụng CNTT, tôi đều tham gia nhiệt tình để hỗ trợ đồng nghiệp từ khâu sưu tầm, chụp hình làm tư liệu đến thiết kế, chọn hiệu ứng,

Trong quá trình thiết kế bài dạy, tôi thực hiện các bước như sau:

- Trước hết phải soạn giáo án văn bản word để làm cơ sở định hình của việc thiết kế giáo án điện tử

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, âm thanh,… phù hợp với nội dung bài dạy

- Chọn cỡ chữ khoảng 28- 32

- Chọn màu chữ sậm trên nền trắng, màu sáng nhạt hoặc ngược lại

Ví dụ: Nếu chọn màu nền trắng, vàng nhạt, xanh nhạt thì chữ màu đen, xanh đậm, tím đậm, đỏ đô

- Slide nội dung chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài, không nên đưa hình ảnh động vào vì sẽ phân tán sự chú ý tiếp thu bài của học sinh

- Với nội dung cần nhấn mạnh, tôi chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch chân

- Chèn âm thanh khi cần thiết

- Chú ý cách bố trí nội dung, hình thức cũng như chèn hình ảnh vào slide phải hài hòa, phù hợp với từng hoạt động và nội dung từng bài học

2.2 Mạnh dạn đề xuất với tổ khối và nhà trường về kế hoạch dạy học và trang thiết bị dạy CNTT.

Do máy chiếu và màn chiếu của nhà trường có ít, chúng tôi đề nghị trường cho đăng kí dạy tiết học ứng dụng CNTT ngay từ đầu năm học để khỏi trùng lặp

Vì bàn ghế đặt máy chiếu rườm rà mất không gian học của học sinh, chúng tôi đề nghị nhà trường cho làm giá đỡ bằng khung sắt, nhìn rất gọn và tiện di chuyển

Ngoài ra chúng tôi cũng đề nghị nhà trường cho mua những tấm vải trắng lớn, may thành màn chiếu không cần giá đỡ mà chỉ cần vài cục nam châm lớn gắn lên bảng từ

Chính giá đỡ và màn chiếu tự chế nói trên đã giúp giáo viên chúng tôi thuận tiện khi sử dụng, dạy được nhiều hơn các tiết học ứng dụng CNTT

2.3 Soạn giảng phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học và phù hợp với từng nội dung bài học.

Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động thực tiễn Bởi vậy, các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy Đặc biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh Trong những tiết học có hình ảnh trực quan đẹp, rõ nét, thì học sinh sẽ hứng thú chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn, vận dụng tốt vào các bài tập thực hành

Trang 5

Đặc trưng của phân môn LTVC lớp 4 là kênh chữ chiếm ưu thế, trước đây khi chưa áp dụng CNTT, giáo viên phải mất khá nhiều thời gian cho việc ghi chép nội dung bài giảng, bài tập vào bảng phụ Nhưng từ khi ứng dụng CNTT vào dạy học, tôi chỉ cần sao chép nội dung giáo án đã soạn sẵn ở phần word sang các slide trong chương trình Power Point, sau đó chỉ cần kích chuột là có, chữ viết lại to, rõ, học sinh dễ nhìn

* Những nội dung cần nhấn mạnh hay bài học ghi nhớ, tôi sử dụng hiệu ứng đổi màu chữ hoặc gạch chân giúp học sinh hứng thú hơn.

Ví dụ minh họa: Bài Dấu hai chấm (tuần 2)

Trước kia, để tiết học đạt hiệu quả cao, tôi phải viết sẵn những đoạn văn, đoạn thơ khá dài như thế này vào bảng phụ:

Trong các câu câu văn, câu thơ sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì?

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.

Theo Trường Chinh b) Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ Hãy trở về cùng với tôi đây.

Tô Hoài

c) Bà thương không muốn bán

Bèn thả vào trong chum.

Rồi bà lại đi làm Đến khi về thấy lạ:

Sân nhà sao sạch quá Đàn lợn đã được ăn Cơm nước nấu tinh tươm Vườn rau tươi sạch cỏ.

Phan Thị Thanh Nhàn

Rõ ràng, chỉ mới khai thác bài mới mà giáo viên đã phải vất vả chuẩn bị khá nhiều đồ dùng trực quan để tiết dạy đạt hiệu quả

Với ứng dụng CNTT, thay vì trình bày bảng phụ, tôi chỉ việc kích chuột là

có, chữ viết to, rõ, chuẩn, giúp cho việc khai thác bài tiện lợi hơn, ngoài ra còn giúp thuận tiện trong việc nhấn mạnh nội dung cần khai thác

Ví dụ slide sau:

Trang 6

Trong các câu văn, câu thơ sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì?

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói

b) Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò

“ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta

hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng

bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động

trong suốt cuộc đời của Người.

Theo Trường Chinh

- Em đừng sợ Hãy trở về cùng với tôi đây.

:

Tô Hoài

:

Sau khi học sinh tìm hiểu và nhận biết bộ phận đứng sau dấu hai chấm trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật, tôi nhấn mạnh nội dung trọng tâm để khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh bằng cách đổi màu chữ như trên

Đưa ứng dụng CNTT vào dạy học phân môn LTVC còn giúp giáo viên chuyển tải những thông tin trong phần ghi nhớ một cách thuận tiện, lôgich, mang tính khoa học, thẩm mĩ cao

Ví dụ minh họa:

Sau khi học sinh tìm hiểu bài xong, tôi gợi ý để giúp học sinh rút ra phần ghi nhớ Giáo viên hỏi:

- Sau dấu hai chấm báo hiệu điều gì?

- Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu gì?

Học nêu từng ý, tôi trình chiếu lần lượt từng nội dung:

Ghi nhớ:

1 Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

2 Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

Với thao tác nhẹ nhàng, CNTT đã giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trong từng tiết học để có điều kiện bao quát lớp, tổ chức cho học sinh thực hành nhiều, có điều kiện để gần gũi và giúp đỡ học sinh yếu cũng như tạo điều kiện cho học sinh năng khiếu phát huy thêm

Ví dụ: Bài Câu kể (tuần 16)

Trang 7

Khi ứng dụng CNTT vào dạy học, tơi cĩ thêm thời gian để tổ chức cho học sinh tập đặt nhiều câu kể dùng để miêu tả, kể, giới thiệu về sự vật, sự việc hoặc nĩi lên tâm tư tình cảm của con người Từ đĩ các em vận dụng tốt vào các bài tập thực hành và tích hợp tốt vào mơn Tiếng Việt

Đối với một số học sinh yếu, học sinh cịn thụ động, nhút nhát hay học sinh dân tộc thiểu số , ngơn ngữ của các em cịn hạn chế, tơi cĩ điều kiện gần gũi, động viên các em luyện nĩi nhiều hơn, rèn cho các em sự tự tin khi đứng trước tập thể lớp, rèn kĩ năng biết dùng từ để đặt câu một cách lưu lốt Từ đĩ hướng các em

cĩ thĩi quen tích cực tham gia vào các hoạt động học tập Khơng những thế, hoạt động luyện nĩi trước tập thể cịn giúp các em cĩ điều kiện học hỏi lẫn nhau về cách dùng từ, đặt những câu văn hay

Đối với học sinh năng khiếu, với dạng bài đặt câu theo yêu cầu, thay vì đặt câu thì tơi dành thời gian gợi ý để các em viết thành đoạn văn ngắn theo yêu cầu trên nhằm phát huy thêm kĩ năng viết văn cho các em (Ví dụ: bài 2 SGK /161)

Ứng dụng CNTT vào giảng dạy cịn giúp giáo viên thuận lợi trong việc tập hợp được nhiều thơng tin kênh chữ, kênh hình (tĩnh, động), cung cấp các thơng tin cho học sinh một cách tiện lợi, nhanh chĩng (điều mà trước đây ta khĩ cĩ thể thực hiện được.)

Ví dụ minh họa: Bài Mở rộng vốn từ: Dũng cảm (tuần 26)

Ở hoạt động kiểm tra bài cũ: Sau khi gọi 2 học sinh lên đặt câu kể Ai là gì?,

tơi đã thay đổi hình thức bằng cách trình chiếu câu: Ga-vrốt là một thiếu niên dũng

cảm., yêu cầu học sinh yếu tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu (nêu miệng) Lớp

nêu nhận xét, giáo viên trình chiếu kết quả để học sinh so sánh

Liên hệ từ ngữ trong câu trên, yêu cầu học sinh giải nghĩa từ dũng cảm và giáo viên cĩ thể trình chiếu thêm nghĩa của từ dũng cảm để khắc sâu thêm kiến

thức cho một số học sinh yếu, học sinh dân tộc thiểu số Qua hoạt động trên, giáo viên liên hệ giới thiệu bài một cách tiện lợi

Ví dụ slide sau:

Thứ ba, ngày 13 tháng 3 năm 2012

Luyện từ và câu

Ga-vrốt là một thiếu niên dũng cảm /

Dũng cảm là có dũng khí, dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.

Trang 8

Ở hoạt động trên, tơi cĩ thể tổ chức học sinh tham gia trị chơi bằng nhiều hình thức khác nhau như: Ơ cửa bí mật, chọn quà ( hình thức này cũng tổ chức được ở hoạt động củng cố bài.)

Ví dụ slide sau:

Ơ CỬA BÍ MẬT

Chúc mừng bạn!

Bạn sẽ nhận được

một tràng pháo tay.

Em hãy phân tích cấu tạo của tiếng ổi.

Tiếng thường cĩ mấy

bộ phận? Đĩ là những bộ

phận nào?

Bộ phận nào khơng thể thiếu trong trong tiếng.

A Âm đầu, vần

B Âm đầu, thanh

C Vần và thanh

4

2 Bạn sẽ nhận được Chúc mừng bạn!

một tràng pháo tay.

Kể một số trị chơi rèn luyện trí tuệ.

Nêu một vài câu tục ngữ thành ngữ cĩ ý nghĩa khuyên chúng ta phải biết chọn bạn

mà chơi, chọn nơi sinh sống.

Kể một số trị chơi rèn luyện sự khéo léo.

MỜI BẠN CHỌN QUÀ

Với cách làm trên, giáo viên đã tạo sự hứng thú cho học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên, kích thích sự chú ý của các em, giúp các em củng cố bài sâu sắc hơn

và cịn tiết kiệm được thời gian

Hoạt động thực hành Bài Mở rộng vốn từ: Dũng cảm (tuần 26)

Bài tập 3: Sau khi tổ chức cho học sinh tham gia trị chơi tìm bạn, tơi trình chiếu kết quả một cách nhanh gọn và hấp dẫn để gây thêm sự chú ý và khắc sâu kiến thức cho tất cả các em (sử dụng hiệu ứng cho chữ rơi xuống)

Ví dụ slide sau:

Chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền

vào chỗ trống : anh dũng dũng ca ûm dũng mãnh mãnh

- d ũng cả m bênh vực lẽ phải

- khí thế dũng mãnh

- hi sinh anh dũng

anh dũng , dũng , dũng cảm , dũng , dũng mãnh

Bài tập 3 :

Luyện từ và câu Thứ ba , ngày 13 tháng 3 năm 2012

Bài tập 4: Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nĩi về lịng dũng cảm?

Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; chân lấm tay bùn.

Trang 9

Với dạng bài tập này, tôi thiết kế theo ý tưởng của mình một cách thuận lợi, hiệu quả lại cao, học sinh tiếp thu bài dễ dàng, phát huy tính tích cực của tất cả đối tượng học sinh Học sinh tự tin hơn khi tham gia vào thực hành luyện tập

Ví dụ minh họa:

Với bài tập trên, ta có thể dễ dàng tách ra thành 2 yêu cầu Cụ thể slide sau:

Nối mỗi thành ngữ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B

Ba chìm bảy nổi

Sống phiêu bạt, long đong, chịu nhiều khổ sở vất vả.

Vào sinh ra tử

Cày sâu cuốc bẫm

Gan vàng dạ sắt

Nhường cơm sẻ áo

Chân lấm tay bùn

Đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san

sẻ cho nhau trong khó khăn hoạn nạn Chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc nơi đồng ruộng.

Chỉ người làm nông làm ăn cần cù, chăm chỉ.

Gan dạ, anh dũng, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm.

Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết.

Học sinh thực hành vào phiếu học tập theo nhóm 3, đại diện vài nhóm báo cáo kết quả Giáo viên trình chiếu kết quả và sau đó trình chiếu tiếp yêu cầu thứ hai, cụ thể slide sau:

Ba chìm bảy nổi

Sống phiêu bạt, long đong, chịu nhiều khổ sở vất vả.

Vào sinh ra tử Cày sâu cuốc bẫm Gan vàng dạ sắt Nhường cơm sẻ áo Chân lấm tay bùn

Đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san

sẻ cho nhau trong khó khăn hoạn nạn Chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc nơi đồng ruộng.

Chỉ người làm nông làm ăn cần cù, chăm chỉ.

Gan dạ, anh dũng, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm.

Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết.

Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

Trang 10

Học sinh suy nghĩ đưa ra đáp án, giáo viên sử dụng hiệu ứng làm mất một số thành ngữ không đúng với yêu cầu, chỉ để lại một số thành ngữ cần tìm như sau:

V à o sin h ra tử

G a n v à n g d ạ sắ t

G a n d ạ , a n h d ũ n g , k h ôn g n a o n ú n g trư ớ c k h ó k h ă n , n g u y h iểm

T rả i q u a n h iều trậ n m ạ c, đ ầ y n g u y

h iểm , k ề b ên cá i ch ết.

T ro n g cá c th à n h n g ữ sau , th à n h n g ữ n à o n ó i v ề lò n g d ũ n g cả m ?

Ví dụ bài: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam (tuần 7)

Bài tập 3b: Viết tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố em.

Sau khi học sinh tìm và viết xong, giáo viên trình chiếu một số di tích lịch sử

và danh lam thắng cảnh ở Đồng Nai cho các em quan sát để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho các em

Văn miếu Trấn Biên( Biên Hòa) Tượng đài chiến thắng La Ngà (Định Quán)

Khu du lịch Bửu Long(Biên Hòa) Đá Ba Chồng( Định Quán)

Ngày đăng: 02/03/2015, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w