Chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 54)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.1 Chính sách của Nhà nước

Nghiên cứu các văn bản quản lý của nhà nƣớc cho thấy không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Tuy vậy, có những quy định khác nhau đối với nam và nữ dẫn đến những bất lợi cho nữ cán bộ. Nghị định 71/2000/NĐ-CP ngày 22/11/2000 của Chính phủ quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hƣu, trong đó quy định những ngƣời có học vị tiến sĩ khoa học; những ngƣời có chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ đang trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy theo đúng chuyên ngành đƣợc kéo dài thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Nhƣ vậy, nam từ đủ 65 tuổi và nữ đủ 60 tuổi đƣợc giải quyết nghỉ hƣu. Đối với cán bộ viên chức thông thƣờng, nhà nƣớc

quy định nữ nghỉ hƣu sớm 5 năm so với nam giới (nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi). Xét về mặt phát triển chung, do phụ nữ nghỉ hƣu sớm hơn nam giới 5 năm nên quá trình đào tạo và cống hiến cũng sẽ kết thúc sớm hơn nam giới 5 năm, không đủ thời gian để hoàn thành các công trình nghiên cứu khoa học để đạt học hàm, học vị cũng nhƣ giữ các chức vụ cao hơn nhƣ nam giới. Chính vì vậy sự cố gắng của phụ nữ cũng kết thúc sớm, nảy sinh tƣ tƣởng an phận thủ thƣờng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính tạo nên yếu tố bất lợi đối với phụ nữ trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cho đến nay, Nhà nƣớc ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ về bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại và giữa quy định của pháp luật với việc thực thi vẫn là một khoảng cách khá xa. Điều 14 của Luật quy định về Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, trong đó quy định “Nam nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng”, “Bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ”. Điều 15 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ, “Nam nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ”, “Nam nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghê và phát minh sáng chế”. Luật Bình đẳng giới ra đời năm 2007 nhƣng chƣa đi vào cuộc sống, chƣa thật sự hiện hữu trong các trƣờng đại học.

Theo ý kiến của nữ PGS Trƣờng ĐHKHXH&NV “Xét về quyền lao động, những nữ trí thức có học hàm PGS, TS được kéo dài tuổi lao động đến 60 tuổi (nếu họ muốn làm và được cơ quan chủ quản đồng ý) trong khi tuổi lao động của một nam giới bình thường là 60. Và với học hàm học vị như phụ nữ nam giới sẽ làm việc đến 65 tuổi. Điều này gây nhiều thiệt thòi cho phụ nữ làm khoa học” [24, tr. 631]

Chính sách về hƣu không công bằng giữa nam và nữ đã làm mất nhiều cơ hội của cán bộ nữ “Độ tuổi công tác của phụ nữ ngắn hơn nam giới, nam giới ở tuổi 45 thì vẫn còn trẻ nhưng với phụ nữ thì đã hết tuổi đào tạo, không được đào tạo nên mất nhiều cơ hội” (PVS, nữ Trƣờng ĐHKHTN).

Nhiều chủ trƣơng mới chỉ đƣợc đƣa ra một cách chung chung, không đề ra biện pháp cụ thể hay cơ chế cần thiết để biến các chủ trƣơng đó thành hiện thực “Nhiều chủ trương nghe rất hay nhưng đã không được cụ thể hoá. Chẳng hạn Chỉ thị 15/GD-ĐT ngày 19/9/1994 về việc đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong ngành giáo dục đào tạo trong tình hình mới. Chỉ thị đã đưa ra chủ trương mỗi trường học, mỗi đơn vị quản lý giáo dục các cấp có ít nhất một cán bộ quản lý nữ. Như thế chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế mà chỉ mang tính chất phong trào. Việc đề bạt như thế sẽ không hiệu quả, khi người được đề bạt không đáp ứng được yêu cầu, nên việc đề bạt chỉ mang tính hình thức” (PVS nữ, Trƣờng ĐHKHX&NV).

Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội nhƣ nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới ban hành trong trƣờng hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hƣởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định nhƣ nhau giữa nam và nữ không làm giảm đƣợc sự chênh lệch này.

Một phần của tài liệu Vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 54)