8. Kết cấu của luận văn
2.3.2 Nhà trường, đồng nghiệp
Trong trƣờng đại học, mối quan hệ giữa các khoa, bộ môn, phòng trong một tổ chức nhà trƣờng, giữa đồng nghiệp với nhau rất quan trọng.
Nếu có mối quan hệ tốt chính là nguồn gốc sức mạnh trí tuệ tập thể, những ý kiến đóng góp chân tình sẽ là niềm động viên tích cực tạo niềm say mê trong nghề nghiệp, là chỗ dựa tinh thần để thể hiện năng lực giảng dạy của giảng viên.
Sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà trƣờng đối với các cán bộ, đặc biệt là cán bộ nữ đƣợc thể hiện rất rõ qua các văn bản và các hoạt động cụ thể. Nhà trƣờng luôn chú ý phát hiện tài năng của nữ cán bộ trong giảng dạy, NCKH, chủ động đào tạo, bồi dƣỡng thích hợp và tạo điều kiện để đội ngũ nữ trí thức phát huy vai trò của mình. Đối với công tác giảng dạy và NCKH, không có sự phân biệt giữa nam và nữ trong việc thực hiện giờ giảng; tất cả các cán bộ đều đƣợc đăng ký đề tài cấp Trƣờng và cấp ĐHQGHN.
Bảng 2. 7 Đánh giá của giảng viên về sự ủng hộ của nhà trường, đồng nghiệp đối với nam và nữ cán bộ trong hoạt động giảng dạy (%)
STT giới hơn Nam
Nữ giới hơn Ngang nhau 6 Sự ủng hộ của gia đình 44.5 28.0 27.5 7 Đƣợc sự ủng hộ của đồng nghiệp 36.1 25.8 38.1 8 Khoa ủng hộ 32.9 28.6 38.5 9 Đƣợc sự ủng hộ của Nhà trƣờng 36.0 20.8 43.2 10 Sinh viên ủng hộ 34.2 25.4 40.4 11 Xã hội ủng hộ 35.7 28.0 36.3 12 Khác 32.2 44.6 23.2
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả )
Trong các điều kiện chúng tôi đƣa ra khảo sát, chỉ có một số điều kiện đƣợc đánh giá có sự thuận lợi tƣơng đƣơng ở cả nam và nữ. 43.2% đánh giá nhận đƣợc sự ủng hộ của Nhà trƣờng ngang nhau, tiếp đến là 40.4% sinh
viên ủng hộ, 38.5% Khoa ủng hộ, 38.1% đƣợc đồng nghiệp ủng hộ nhƣ nhau. “Công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên luôn đảm bảo trang bị vốn kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học ở trình độ cao nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà trường thành trường cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn đạt chất lượng cao trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, sớm đạt chuẩn khu vực và từng bước đạt chuẩn quốc tế”
(PVS, nữ Trƣờng ĐHKHXH&NV).
Bảng 2.8. Đánh giá của giảng viên về sự ủng hộ của nhà trường, đồng nghiệp đối với nam và nữ cán bộ trong hoạt động NCKH (%)
STT Nam giới hơn Nữ giới hơn Ngang nhau 1 Sự ủng hộ của gia đình 40.9 26.4 32.6 2 Đƣợc sự ủng hộ của đồng nghiệp 48.7 11.4 39.9 3 Khoa ủng hộ 33.7 22.8 43.5 4 Đƣợc sự ủng hộ của Nhà trƣờng 28.5 25.9 45.6 5 Sinh viên ủng hộ 30.4 23.2 46.4 6 Xã hội ủng hộ 36.5 21.9 41.7 7s Khác 35.5 30.3 34.2
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả )
Xét trên khía cạnh ủng hộ “nam giới hơn” và “nữ giới hơn”thì tất cả các yếu tố đều nghiêng về ủng hộ nam giới. Tỷ lệ chênh lệch lớn nhất là sự ủng hộ của đồng nghiệp. Có tới 48.7% cho rằng nam giới đƣợc đồng nghiệp ủng hộ hơn nữ giới, trong khi đó số ngƣời cho rằng phụ nữ đƣợc ủng hộ hơn nam giới chỉ chiếm 11.4%. Các ý kiến đều đánh giá cao yếu tố “nhà trƣờng” và “sinh viên” ủng hộ (45.6% và 46.4%)
Nhiều ý kiến cho rằng nam nữ đƣợc đối xử bình đẳng khi tham gia nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học đều có cơ hội bình đẳng trong việc
tiếp cận các nguồn lực NCKH của trƣờng đại học, đƣợc quyền đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia đấu thầu lựa chọn đề tài và thực hiện đề tài bình đẳng so với nam giới. Tuy vậy, trên thực tế lại có những quan niệm, xu hƣớng lựa chọn ngầm, định kiến giới đối với cán bộ nữ. Các cán bộ nữ luôn phải chịu sự khắt khe trong đánh giá của các đồng nghiệp nam. Họ cho rằng phụ nữ chỉ làm các công việc nội trợ gia đình, không thể làm các công việc phức tạp, yêu cầu độ tƣ duy cao, vì thế chỉ nên bố trí cho phụ nữ những cấp bậc quản lý thấp hoặc những việc chuyên môn đơn giản. Vì thế mà tƣ suy sáng tạo, năng lực tiềm tàng trong phụ nữ bị mai một do không có môi trƣờng tốt để thể hiện và phát huy.
“Phụ nữ cố gắng bao nhiêu vẫn bị nam giới đánh giá không ra gì. Nói ở hội nghị là bình đẳng giới thì hay lắm nhưng vẫn không công bằng. Phụ nữ không được ưu tiên, ngay cả những phụ nữ làm tốt cũng không được đề cao. Phụ nữ làm khoa học vất vả và hay bị nam giới coi thường” (PVS, Nữ Trƣờng ĐHKHTN)
Tôi thiết nghĩ, ĐHQGHN khi xem xét những chính sách đặc thù trong tương lai cần tính đến yếu tố đặc thù về giới (không phải đơn thuần là vấn đề tăng số cán bộ nam giới sao cho cân xứng với số cán bộ nữ ở những trường có nhiều nữ sinh) và không nên lấy các tiêu chuẩn hay cách nhìn của nam giới để áp đặt cho nữ giới [24, tr 631].
Bên cạnh những điểm thuận lợi, các nữ cán bộ cũng gặp một số vấn đề khó khăn trong công tác nhƣ nam cán bộ nhƣng đồng thời thêm cả những khó khăn do định kiến giới mang lại. Điều đó gây lãng phí nhân lực trí tuệ xã hội đồng thời còn là một thiệt thòi chung cho nữ giới trong việc phát huy vai trò của phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng với nam giới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội.