Vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy

Một phần của tài liệu Vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 33)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy

Trong trƣờng đại học, hoạt động giảng dạy là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của giảng viên. Sự phát triển lớn mạnh của ĐHQGHN ngày nay có công lao đóng góp to lớn của tất cả cán bộ viên chức, trong đó có sự đóng góp đặc biệt của đội ngũ cán bộ nữ. Trƣờng ĐHKHTN có tổng số cán bộ nữ là 272/676 CBVC toàn trƣờng, trong đó:

- Số Cán bộ giảng dạy nữ / Tổng số CBGD: 139/434, chiếm 32,02%. - Số PGS nữ / Tổng số PGS: 15/106

- Số TS nữ/ Tổng số TS: 47/222

Trƣờng ĐHKHXH&NV có 351 giảng viên/488 cán bộ viên chức. Toàn trƣờng có 06 giáo sƣ, 57 phó giáo sƣ, 129 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 177 thạc sĩ. Trong đó có 158 giảng viên nữ/351 giảng viên, chiếm 45,01%.

Sự trƣởng thành của đội ngũ cán bộ nữ qua các thời kỳ, đại diện là các nữ GS, PGS và TS là những minh chứng cho sự phát triển và vƣơn lên

mạnh mẽ của đội ngũ nữ cán bộ nữ tại Trƣờng ĐHKHXH&NV và ĐHKHTN. Trong 5 năm qua, các nữ giảng viên của 2 trƣờng đã tham gia giảng dạy nhiều môn học, ở nhiều loại hình đào tạo khác nhau nhƣ chính quy, tại chức, văn bằng II, cao học, nghiên cứu sinh… Ngoài ra, các nữ cán bộ còn tham gia hƣớng dẫn sinh viên viết chuyên đề, tiểu luận, khoá luận; hƣớng dẫn sinh viên thực tập và thực tế; hƣớng dẫn các học viên cao học, NCS hoàn thành luận văn, luận án. Quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ có nhiều điều mới mẻ nhƣng các cán bộ nữ đã tích cực chủ động tìm hiểu và nhanh chóng thích ứng với những yêu cầu của loại hình đào tạo mới. Các giảng viên đã áp dụng nhiều phƣơng pháp giảng dạy: thảo luận nhóm, seminar, bài tập nhóm giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với các môn học. Các nữ giảng viên luôn đạt đƣợc những thành tích xuất sắc và nhận đƣợc sự ủng hộ từ phía nhà trƣờng, đồng nghiệp và các thế hệ sinh viên. Đến nay việc áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với đào tạo theo tín chỉ đƣợc hầu hết các giảng viên trong trƣờng hƣởng ứng.

Qua việc tìm hiểu về nhiệm vụ giảng dạy và NCKH của nữ cán bộ trƣờng ĐHKHXH &NV và ĐHKHTN trong năm học 2008-2009, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:

Biểu đồ 2.2 Các công việc đã hoàn thành trong năm học 2008-2009 37.7 59.5 44.6 45.9 7.2 3.1 0 10 20 30 40 50 60 70 Biên soạn bài giảng Huớng dẫn sinh viên NCKH Hướng dẫn SV làm báo cáo thực tập Hướng dẫn SV làm khoá luận tốt nghiệp Hướng dẫn học viên làm luận văn Hướng dẫn NCS

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 2.2 cho thấy trong năm học 2008-2009 có 37.0% nữ cán bộ hoàn thành việc biên soạn bài giảng. Trƣớc yêu cầu đổi mới về giáo dục đào tạo, các nữ giảng viên không ngừng nâng cao trình độ, say mê tìm tòi kiến thức để truyền đạt cho sinh viên. Có 59.5% nữ giảng viên hƣớng dẫn sinh viên NCKH, hƣớng dẫn sinh viên làm báo cáo thực tập (44.6%) và hƣớng dẫn sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp (45.9%). Hƣớng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 7.2% và 3.1%.

Đối với giảng viên, một trong những tiêu chí để đánh giá, nhận xét thi đua là việc thực hiện giờ giảng dạy. Định mức giờ chuẩn đào tạo đại học đƣợc quy định theo chức danh (GS, PGS, Giảng viên chính, TS, Giảng viên, Giảng viên hợp đồng…) và theo đặc thù của các môn học (Môn Khoa học Mác- Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ, Thể chất và các môn học

khác…). Kết quả khảo sát về khối lƣợng giảng dạy của nữ giảng viên của 2 trƣờng trong năm học 2008-2009 nhƣ sau:

Bảng 2.3. Khối lượng giảng dạy của cán bộ nữ

Giờ quy đổi xét khen thƣởng (%)

Giờ quy đổi tính vƣợt giờ (%)

Vƣợt mức 43.2 37.8

Đủ định mức 54.1 58.1

Chƣa đủ định mức 2.7 4.1

Tổng 100.0 100.0

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Khối lƣợng giờ dạy trong trƣờng là do khoa/bộ môn điều động trên cơ sở năng lực của giảng viên và yêu cầu của sinh viên, cân đối thời gian và khối lƣợng công việc của mỗi giảng viên. Chất lƣợng giảng dạy của giảng viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ khối lƣợng công việc giảng dạy, biên soạn giáo trình bài giảng… Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.3 cho thấy, đối với “Giờ quy đổi để xét khen thƣởng” có 43.2% nữ cán bộ giảng dạy vƣợt mức, 54.1 đủ định mức và 2.7% là chƣa đủ định mức. Đối với giờ quy định để tính vƣợt giờ 37.8% vƣợt mức và 58.1% đủ định mức. Với mức khối lƣợng giảng dạy nhƣ vậy, phần lớn giảng viên có điều kiện về thời gian để đầu tƣ cho công tác nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng bài giảng, nhƣng sự đầu tƣ là khác nhau giữa giảng viên nam và nữ, trên cơ sở năng lực bản thân, điều kiện gia đình và các yếu tố khách quan tác động. Việc so sánh giữa vai trò của cán bộ nữ trong mối quan hệ với nam cán bộ trong trƣờng đại học sẽ đƣa đến những cách nhìn khách quan.

Biểu đồ 2.3. Nhận xét về mức độ giảng dạy của nữ giảng viên so với nam 70.2 36.8 22.8 18.6 63.2 77.2 11.2 0 20 40 60 80 100 120 Giảng dạy đại học Dạy Sau đại học Hướng dẫn NCS Nhiều hơn ít hơn Ngang nhau

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Nhƣ vậy, theo đánh giá của những ngƣời đƣợc hỏi, sự tham gia của nữ giảng viên vào các hoạt động giảng dạy đại học so với nam là tƣơng đối ngang bằng (70.2%), thậm chí có 11.2% ý kiến nhận xét nữ tham gia nhiều hơn nam. Tuy thế, mức độ tham gia giảng dạy của nữ giảng viên ở bậc Sau đại học và hƣớng dẫn nghiên cứu sinh thì ít hơn nam giới. Ở bậc Sau đại học, chỉ có 36.8% ý kiến đánh giá giảng viên nam và nữ dạy ngang nhau, trong khi đó 63.2% ngƣời cho rằng nữ giảng viên dạy sau đại học ít hơn. Tƣơng tự ở việc hƣớng dẫn NCS, gần 80% ý kiến nhận xét nữ hƣớng dẫn NCS ít hơn nam và không có ý kiến nào đánh giá cao hơn (biểu đồ 2.4). Nguyên nhân của vấn đề này đƣợc lý giải qua trả lời phỏng vấn sâu của một nam giảng viên nhƣ sau: “Nữ có học hàm, học vị thấp hơn nam giới nên tỷ lệ được phân công dạy sau đại học và hướng dẫn nghiên cứu sinh đương nhiên là thấp hơn nam ” (PVS, nam Trƣờng ĐHKHX&NV).

Biểu đồ 2.4 Thời gian dành cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nữ cán bộ (%)

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ cán bộ giảng dạy đã dành nhiều thời gian cho việc nâng cao trình độ. Ngoài giờ lên lớp, các công việc đƣợc nhiều ngƣời thực hiện là: cập nhật kiến thức chuyên môn (94.6%), biên soạn bài giảng (81.1%). Tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ là một yêu cầu cấp thiết. Do tác động tích cực của chính sách tuyển dụng, phong chức danh khoa học (trình độ ngoại ngữ đƣợc coi nhƣ một tiêu chuẩn quan trọng) và đặc biệt do sức ép của công việc nên trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng máy tính của giảng viên đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Các cán bộ phải học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh để có thể đọc đƣợc các bài báo, các thông tin khoa học mới. Việc tham gia các hội thảo quốc tế là những cơ hội quý giá để nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Đối với cán bộ trẻ thì việc giỏi ngoại ngữ là một cơ hội lớn giúp

cho việc học tập và đào tạo ở nƣớc ngoài. Tuy vậy, trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ nữ cán bộ tự trau dồi kiến thức về ngoại ngữ và tin học là không cao, chiếm 40.4% (trau dồi ngoại ngữ) và 38.4% học tin học.

Số giờ dạy ngoài trƣờng do khoa phân công hoặc có thể do giảng viên tự liên hệ nhận, sự điều động không theo quy trình phân công lao động của đơn vị. Một bộ phận nữ tham gia vào các hoạt động để tăng thêm thu nhập nhƣ dạy học ngoài trƣờng (64.9%) và tham gia các đề tài, dự án (43.2%),

Tỷ lệ nữ cán bộ làm việc nhà và dạy con học lần lƣợt là 85.1% và 77.0%. Tỷ lệ nghịch với đó là thời gian nghỉ ngơi giải trí hạn chế (38.3%).

Công việc ở trường nữ cũng có vai trò như nam giới nhưng xét ở trong gia đình thì nữ phải chợ búa, cơm nước... nữ làm nhiều hơn và thời gian nghỉ ngơi giải trí cũng ít hơn (PVS nữ, Trƣờng ĐHKHXH&NV).

Biểu đồ 2.5. Thời gian dành cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nam cán bộ (%)

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Nhƣ vậy, về thời gian biên soạn bài giảng và cập nhật kiến thức chuyên môn, so sánh giữa nữ cán bộ và nam cho thấy tỷ lệ là tƣơng đƣơng nhau. Tỷ lệ này ở cán bộ nam lần lƣợt là 89.2% và 98.2% so với 81.1% và 94.6%.

Ngoài các hoạt động NCKH, tham gia đề tài dự án và trau dồi ngoại ngữ, tin học, xét đến các hoạt động tại gia đình nhƣ làm việc nhà, nghỉ ngơi giải trí cho thấy có sự chênh lệch giữa nam và nữ cán bộ. Chỉ có 50.8% nam cán bộ làm việc nhà, trong khi nữ cán bộ là 85.1%. Tƣơng đƣơng với đó là thời gian nghỉ ngơi, giải trí cũng có sự chênh lệch giữa nam và nữ (74.2% và 38.3%).

Nhƣ vậy, trong những năm qua, các nữ giảng viên đã không ngừng học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ giảng dạy và NCKH. Để có bài giảng hấp dẫn và dễ hiểu, các nữ cán bộ đã dành nhiều thời gian cho việc soạn bài, đọc sách chuyên ngành, tham gia các đề tài, dự án để có những kiến thức thực tế vận dụng lý giải cho lý thuyết. Trƣớc yêu cầu đổi mới về giáo dục đào tạo, các nữ giảng viên đã không ngừng nâng cao trình độ, say mê tìm tòi hiểu biết những cái mới để có kiến thức đủ mạnh và làm chủ công việc giảng dạy, NCKH. Các nữ giảng viên Trƣờng ĐHKHXH&NV và Trƣờng ĐHKHTN đã thể hiện tốt vai trò của mình trong công tác giảng dạy và trong mọi hoạt động của nhà trƣờng, nhằm đáp ứng mục tiêu của nền giáo dục đào tạo nƣớc ta về chất lƣợng đào tạo đại học và sau đại học tiếp cận với trình độ tiên tiến thế giới, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nƣớc, phấn đấu đạt tiêu chuẩn về các mặt: chất lƣợng và năng lực của cán bộ giảng dạy, nội dung và chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp giảng dạy…

Một phần của tài liệu Vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 33)