Lượng tiền gửi của ngân hàng sẽ giảm dần, làmgiảm nguồn cung ứng tiền và buộc ngân hàng phải bán dần các tài sản cótính thanh khoản cao.. Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất của n
Trang 1- -Thuyết trình
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CỦA NHÓM CÁC NGÂN HÀNG
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 2
Trang 3MỤC LỤC
Chương I: Cơ sở lý luận
1 Các định nghĩa
1.1 Tính thanh khoản
1.2 Tài sản thanh khoản
1.3 Nhóm các ngân hàng lớn
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản
2.1 Tính mùa vụ
2.2 Sự nhạy cảm với lãi suất
2.3 Yêu cầu về dự trữ bắt buộc
2.4 Các yếu tố khác
3 Tính toán khả năng thanh khoản của ngân hàng
Chương II: Phân tích tình hình thanh khoản nhóm NH lớn 2007-2009
1 Năm 2007
1.1 Phân tích thanh khoản nhóm NH lớn
1.2 Thông tin liên quan tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng 10
2 Năm 2008 12
2.1 Phân tích thanh khoản nhóm NH lớn 12
2.2 Thông tin liên quan tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng 13
3 Năm 2009 16
3.1 Phân tích thanh khoản nhóm NH lớn 16
3.2 Thông tin liên quan tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng 17
Nhận định chung giai đoạn 2007 – 2009 của nhóm NH lớn 18
Chương III: Quản trị thanh khoản NH
1 Các giải pháp trong quản trị thanh khoản 19
1.1 Đối với Ngân hàng nhà nước 19
1.2 Đối với các NHTM 19
2 Đề xuất của nhóm 21
2.1 Chính sách phù hợp 21
2.2 Công tác dự báo 21
2.3 Nâng cao năng lực quản trị thanh khoản của các ngân hàng 21
Trang 4Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Các định nghĩa:
1.1 Tính thanh khoản ( Liquidity) :
Tính thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển thành tiền mặt của tài sảnnhằm trang trải các khoản nợ và nghĩa vụ ngắn hạn Để làm được việc này,doanh nghiệp cần phải sở hữu các tài sản có tính thanh khoản
Theo đó, một ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản tốt nếu nó cóthể có được những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểmngân hàng có yêu cầu Nói cách khác, ngân hàng có khả năng thanh khoảntốt khi ngân hàng có trong tay một lượng vốn khả dụng với quy mô hợp lýhoặc ngân hàng có thể nhanh chóng huy động vốn thông qua con đường vay
nợ hoặc bán tài sản
Khả năng thanh khoản không hợp lý là yếu tố đầu tiên cho thấy ngân hàngđang có vấn đề về tài chính Lượng tiền gửi của ngân hàng sẽ giảm dần, làmgiảm nguồn cung ứng tiền và buộc ngân hàng phải bán dần các tài sản cótính thanh khoản cao Những ngân hàng khác sẽ không muốn cho ngân hàng
đó vay nếu như không có sự đảm bảo bổ sung hoặc lãi suất không đượcnâng lên Điều này đe dọa đến sự tồn tại ngân hàng
1.2 Tài sản thanh khoản:
Đặc điểm của tài sản thanh khoản:
• Phải có một thị trường sẵn sàng để có thể chuyển được thành tiền nhanhchóng
• Giá cả của tài sản phải ổn định, dù tài sản giá trị lớn như thế nào hay cầnđược bán ra nhanh ra sao, thị trường vẫn đủ “sâu” để chấp nhận với mứcgiá thay đổi không đáng kể
• Thị trường của tài sản phải có khả năng đảo chiều để cho người bán cóthể mua lại tài sản với mức tổn thất không đáng kể
Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất của ngân hàng bao gồm tínphiếu kho bạc, cho vay quỹ liên bang, tiền gửi tại ngân hàng khác, trái phiếuchính quyền địa phương, chứng khoán của cơ quan chính quyền liên bang,thương phiếu chấp nhận thanh toán
Trong phần phân tích của đề tài, nhóm chúng tôi quy các tài sản sau vàonhóm tài sản thanh khoản, gồm:
• Tiền và các khoản tương đương tiền tại quỹ;
Trang 5• Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD;
• Tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD có thời hạn trong vòng 3 tháng;
• Các khoản đầu tư chứng khoán nợ do chính phủ phát hành và chứngkhoán vốn cho mục đích thương mại, sẵn sàng để bán;
1.3 Nhóm các Ngân hàng lớn:
Trong phạm vi đề tài, nhóm chỉ nghiên cứu top 5 NH lớn về quy mô Tổngtài sản: ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank, Quân đội và 4 NHQDlớn (VCB, Vietinbank, BIDV, Agribank)
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản:
Về bản chất, ngân hàng huy động một lượng lớn tiền gửi và dự trữ ngắn hạn từ cánhân và các tổ chức kinh tế cũng như các tổ chức tín dụng khác để chuyển thànhkhoản tín dụng dài hạn cung cấp cho người đi vay Do đó hầu hết các ngân hàngđều phải đối mặt với sự mất cân bằng giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của nguồnvốn Rất hiếm khi tiền từ tài sản của ngân hàng cân đối hoàn toàn với dòng tiền cầnthiết để đáp ứng việc thanh toán các nguồn vốn huy động
2.1 Tính mùa vụ
Do ngân hàng nắm một lượng lớn tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳhạn Do đó, ngân hàng luôn phải sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thanh khoảntức yêu cầu về lượng tiền mặt quy mô lớn tại một số thời điểm nhất địnhnhư cuối tuần, mùa lễ tết…
2.2 Sự nhạy cảm với lãi suất
Khi lãi suất tăng, người gửi tiền sẽ rút vốn để gửi vào những nơi có thu nhậpcao Nhiều người vay tiền có thể dừng các yêu cầu vay mới, tăng cường rútvốn tự hạn mức tín dụng lãi suất thấp Như vậy, những thay đối trong lãisuất tác động đến cả nhu cầu gửi tiền và vay vốn - ảnh hưởng lớn đến tínhthanh khoản của ngân hàng
2.3 Yêu cầu về dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là con số do Ngân hàng nhà nước qui định bắt buộccác ngân hàng thương mại mỗi khi nhận các khoản tiền gửi (trong diện phảitrích dự trữ bắt buộc), phải đảm bảo giữ lại lượng tiền sao cho:
Tổng lượng tiền dự trữ
≥ Tỷ lệ dự trữ bắt buộcTổng tiền gửi trong diện phải dự trữ
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về về tỷ lệgiữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuânthủ để đảm bảo tính thanh khoản, khi người gửi tiền có nhu cầu rút tiền,ngân hàng phải đảm bảo một lượng tiền tối thiểu để đáp ứng
Trang 6Điều chỉnh tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưuthông về hoặc ngược lại, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiệnthanh toán
Dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho TCTD trước nhucầu rút tiền mặt của khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả
hệ thống Tuy nhiên, theo thời gian ý nghĩa này giảm dần vì cho dù TCTD
có duy trì một mức dự trữ bắt buộc lớn bao nhiêu thì khi rủi ro thanh khoảnxảy ra, mức dự trữ này cũng không thể giúp TCTD chống đỡ được nguy cơphá sản; Mặt khác, TCTD cũng không thể duy trì một mức dự trữ bắt buộcquá lớn vì đặc điểm của dự trữ bắt buộc là ko sinh lời, dự trữ bắt buộc càngcao thì lợi nhuận của TCTD càng giảm, điều này đi ngược lại mục tiêu hoạtđộng vì lợi nhuận của TCTD; Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệngân hàng luôn cho phép Các TCTD có thể sử dụng đa dạng các hình thứcbảo hiểm rủi ro mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào dự trữ tiền mặt.Chính vì vậy hiện nay các nước thường duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộcthấp
2.4 Các yếu tố khác (Tin đồn,…)
Khi thông tin trên thị trường bị lệch lạc, các người gửi tiền sợ hãi và rút tiền
ồ ạt cũng là nguyên nhân dẫn đến ngân hàng bị mất thanh khoản
3 Tính toán khả năng thanh khoản của ngân hàng:
1 Tài sản thanhkhoản/ Tổng
tài sản (%)
= (Tài sản thanhkhoản / Tổng tàisản) x 100%
Chỉ tiêu này đánh giá tính thanhkhoản của tổng tài sản của Ngânhàng
Chỉ tiêu này đánh giá cân đối nguồntiền huy động từ tiền gửi của tổ chứckinh tế và cá nhân để cho vay Tổng
dư nợ ròng không bao gồm cho vaycác tổ chức tín dụng
Chỉ tiêu này đánh giá cân đối tổngnguồn tiền huy động từ tổ chức kinh
tế và cá nhân để cho vay (bao gồmtiền gửi và phát hành trái phiếu, giấy
tờ có giá) Tổng dư nợ ròng khôngbao gồm cho vay các tổ chức tíndụng
từ các TCTD
Chỉ tiêu này đánh giá cân đối giữahuy động nguồn vốn và sử dụngnguồn vốn huy động trên thị trườngliên ngân hàng Chỉ tiêu này có giá trịnhỏ hơn 1 cho thấy Ngân hàng đang
Trang 7TCTD (lần) sử dụng vốn vay liên ngân hàng đểcho vay khách hàng.
Chỉ tiêu thể hiện vai trò của nguồnvốn huy động từ interbank trong hoạtđộng của Ngân hàng Chỉ tiêu nàycàng nhỏ cho thấy Ngân hàng càng ítphụ thuộc vào nguồn vốn từ thịtrường liên ngân hàng để tài trợ chotài sản
Trang 8Chương II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN
CÁC NGÂN HÀNG LỚN
Lưu ý quan trọng:
Đầu tiên, cần thiết phải thấy được rằng, với bản chất là báo cáo tài chính tại thời điểmcuối năm sẽ không phản ánh hết được tình trạng thanh khoản của ngân hàng trong cảnăm đó
Thứ 2, với bản chất là những nhà cung cấp thanh khoản cho thị trường tiền tệ, đa sốcác ngân hàng lớn (nhóm NHQD và TMCP nói trên) trong giai đoạn 2007-2009 đều
có mức thanh khoản khá tốt, ít chịu các ảnh hưởng tiêu cực từ các chính sách tiền tệnhư nhóm các NH nhỏ
Cho nên, chúng tôi không đi quá sâu vào việc phân tích các chỉ số tại thời điểm cuốinăm, chỉ đưa ra các phân tích có liên quan và cung cấp một số thông tin liên quan đếntình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2007-2009
Xét từng năm cụ thể:
1 Năm 2007:
1.1 Phân tích thanh khoản nhóm NH lớn
Khả năng thanh khoản ACB MB
Techcom bank Sacombank Exim Agribank BIDV VCB
2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007
Tài sản thanh khoản/
Tổng tài sản (%) 57.00 55.78 45.37 39.00 40.07 21.87 31.91 49.12Tổng dư nợ / Tổng tiền
gửi khách hàng (%) 57.54 65.29 83.70 79.98 80.56 107.65 97.52 67.69 Tiền vàng gửi tại các
TCTD khác và cho vay
các TCTD khác/Tiền gửi
và vay các TCTD (lần) 4.17 2.81 1.10 1.03 3.91 1.14 3.29 2.30Tiền gửi và vay các
TCTD/ Tổng tài sản (%) 8.19 16.85 21.39 6.98 3.60 4.18 3.86 8.79
Tài sản thanh khoản: Năm này, đa số các NH lớn đều nắm giữ một lượng
tài sản thanh khoản ở mức cao, đặc biệt là ở 5 NH TMCP và Vietcombank,
tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tổng tài sản là từ khoảng 40% đến xấp xỉ 60%.Trong đó, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của nhóm NH này chiếm tỷ lệlớn, khoảng từ 50% tổng tài sản thanh khoản Riêng Sacombank, tại thờiđiểm 2007 khi thị trường chứng khoán vẫn còn sôi nổi, ngân hàng này tậptrung tài sản thanh khoản ở mảng chứng khoán đầu tư, với tỷ lệ chứngkhoán đầu tư/tổng tài sản đạt 15%
Trang 9Hình 1: Tỷ trọng tài sản thanh khoản và tiền gửi và vay các TCTD trong cơ cấu tài sản
nhóm NH lớn năm 2007
(Nguồn: FI database, ACB)
Tổng dư nợ/Tổng tiền gửi của KH của các NH lớn này đa số ở dưới mức
80% - mức chấp nhận được Tuy nhiên, đối với Agribank và BIDV, tỷ lệnày ở mức cao (khoảng 100-110%), riêng Agribank, với lượng tiền huyđộng từ hơn 2,000 chi nhánh vẫn không đủ để ngân hàng thực hiện cho vay.Một nguyên nhân dùng để lý giải cho vấn đề này là giai đoạn 2003 – 2007NHNN tiếp tục duy trì chính sách tín dụng nới lỏng (cung tiền tăng 25%mỗi năm, trong khi giữ lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc không đổi Từ tháng12-2005 đến cuối 2007, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiếtkhấu được giữ ở mức 8,25%/năm - 6,5%/năm - 4,5%/năm Cung tiền M2tăng trên dưới 30% mỗi năm
Tốc độ tăng trưởng dư nợ của nhóm NH nhỏ năm 2007 lên đến xấp xỉ 100%
và nhóm NHQD đã là 24%
Tốc độ tăng trưởng dư nợ đã phản ánh tình trạng các ngân hàng chạy đuacho vay Các doanh nghiệp và cá nhân cũng đua nhau vay tiền NH để đầu tưvào các dự án bất động sản, kinh doanh chứng khoán…bất chấp rủi ro tíndụng khi lãi suất tăng và khả năng suy thoái của thị trường này Các ngânhàng hưởng lợi lớn từ cơn lốc đầu tư này, nên tốc độ cho vay tăng rấtnhanh Các ngân hàng không đủ động cơ để hạn chế rủi ro thất bại của dự
án vay cũng như rủi ro lãi suất, đẩy rủi ro về phía người gửi tiền
Trang 10Hình 2: Tình hình dư nợ và thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Namgiai đoạn 2003 - 2007
(Nguồn: Fitch)
Nguyên nhân khác lý giải cho việc gia tăng dư nợ trong giai đoạn cuối năm
2007 là hệ quả gián tiếp của chỉ thị 03 – yêu cầu các ngân hàng giảm tỷ lệcho vay đầu tư chứng khoán cầm cố cổ phiếu xuống dưới 3% Điều này,một mặt, buộc các NH đã cho vay chứng khoán quá tỷ lệ này, đẩy nhanhviệc thu hồi dòng vốn này, hoặc mặt trái của nó, NH gọi KH lên để ký kếtlại HĐ cho vay chuyển mục đích sử dụng vốn vay Mặt khác, nếu chưa kịpthời giảm được phần vốn đã cho vay đầu tư chứng khoán, một số ngân hàngthay vào đó bằng việc gia tăng nhanh dư nợ các mảng khác để giảm bớt tỷ
lệ này, đảm bảo đạt theo yêu cầu của NHNN tại thời điểm cuối năm 2007
Tiền vàng gửi tại các TCTD khác/ Tiền gửi và vay các TCTD: Nhóm NH
lớn này đa số là các nhà cung cấp thanh khoản cho thị trường do đó tỷ lệTiền vàng gửi tại các TCTD khác/ Tiền gửi và vay các TCTD đều lớn hơn 1(lần) Trong đó, những nhà cung cấp thanh khoản chính trên thị trường cóthể kể đến Vietcombank, BIDV và ACB
Tiền gửi và vay các TCTD khác/ Tổng tài sản: Trong nhóm 9 NH lớn này,
Techcombank và MB có quy mô tương đối nhỏ so với các NH còn lại, do
đó, việc tỷ lệ tiền vàng gửi tại các TCTD khác/ Tiền gửi và vay các TCTDlớn hơn 1 không mang ý nghĩa nhiều về việc cung cấp thanh khoản cho thịtrường, mà ngược lại, với tỷ lệ Tiền gửi và vay các TCTD khác/ Tổng tàisản khá lớn 16-22%, khiến cho thanh khoản của 2 ngân hàng này phụ thuộcnhiều vào biến động thị trường liên ngân hàng, mặt bằng lãi suất hơn so vớicác nhóm NH khác
1.2 Thông tin liên quan tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng
Trước sức ép của lạm phát và lo ngại rủi ro quá lớn từ các khoản cho vaybất động sản và cổ phiếu, từ giữa năm 2007, NHNN dường như đã bớt phải
Trang 11chịu sức ép tăng trưởng, để đồng thời cân nhắc mục tiêu lạm phát Trên thực
tế, NHNN đã có những động thái mạnh mẽ nhằm rút tiền ra khỏi lưu thông:tháng 6/2007, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đốivới cả nội tệ: từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng và
từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, tăng từ 8% lên 10%đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳhạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng
Từ đó đến cuối tháng 7/2007 lãi suất qua đêm rơi tự do, chỉ còn 4%/năm, thấp hơn cả lãi suất cho vay qua đêm của đồng USD là 5,25%/năm(điều chưa từng xảy ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam nhiều năm qua).Tháng 11/2007, cầu VND đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vọt lên17% NHNN bơm thêm hơn 10.000 tỷ đồng vào thị trường, lãi suất dần hạ
3,5-về 8% Lạm phát tăng vọt vào cuối năm
Trang 12tiền gửi khách hàng
(%) 54.24 57.95 65.40 75.89 68.76 97.34 98.52 71.81 99.27 Tiền vàng gửi tại các
TCTD khác và cho
vay các TCTD
khác/Tiền gửi và vay
các TCTD (lần) 2.64 1.88 1.49 1.57 6.06 0.78 3.38 1.15 2.07 Tiền gửi và vay các
TCTD/ Tổng tài sản
(%) 9.40 19.24 14.23 6.56 3.24 4.29 3.56 11.91 4.56
Cơ cấu tài sản thanh khoản: Nhìn chung, nhóm các NH lớn duy trì tỷ
trọng tài sản thanh khoản trong cơ cấu tài sản ở mức ổn định, không chênhlệch nhiều so với năm 2007 Trong đó, tiền gửi tại các TCTD khác có cấutrúc khá ổn định, khoảng 50% tài sản thanh khoản, một số ngân hàng nhưSacombank thì tập trung nhiều tài sản thanh khoản vào các chứng khoánđầu tư
Tỷ lệ tiền gửi và vay các TCTD/Tổng tài sản: Xét về mức độ phụ thuộc vào
nguồn vốn liên ngân hàng, trong năm 2008, Techcombank đã hạ tỷ lệ tiềngửi và vay các TCTD/Tổng tài sản từ 21% trong năm 2007 xuống cònkhoảng 14% trong năm 2008, cho thấy sự chủ động hơn của ngân hàng nàytrong điều kiện tình hình biến động
Hình 3: Tỷ trọng tài sản thanh khoản và tiền gửi và vay các TCTD trong cơcấu tài sản nhóm NH lớn năm 2008
Trang 13Tỷ lệ dư nợ/huy động từ tiền gửi KH: Trong điều kiện thanh khoản thiếu
hụt, Techcombank và Exim đã giảm bớt tỷ lệ dư nợ/ huy động từ tiền gửi
KH từ mức trên 80% xuống còn 60-68%
Cũng trong năm 2008, Exim và Agribank là những ngân hàng có sự thayđổi về chiều hướng trong cho vay liên ngân hàng Nếu Exim trở thành ngườicho vay mang tính chủ động cao hơn thì Agribank lại đóng vai trò củangười đi vay, phụ thuộc vào thị trường – cụ thể là các “ông lớn” khác nhưVietcombank, Vietinbank, BIDV và ACB
2.2 Thông tin liên quan tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng
Nếu như đầu năm 2007, chính sách nới lỏng tiền tệ làm cung tiền trên thịtrường nhiều, tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thì sau chỉ thị 03 ban hànhgiữa năm 2007 và đầu năm 2008, thanh khoản trên thị trường ngân hàngthiếu hụt nghiêm trọng, đặc biệt là nhóm NH nhỏ, cho vay cầm cố chứngkhoán với tỷ trọng cao
o 30/1/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi suất: lãi suất cơ bản từ8.25%/năm tăng lên 8.75%/năm, tăng 0.5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ6.5%/năm tăng lên 7.5%/năm, tăng 1.0%/năm; lãi suất chiết khấu từ4.5%/năm tăng lên 6.0%/năm, tăng 1.5%/năm
o Cùng ngày, NHNN bơm thêm 12,000 tỉ đồng để đáp ứng nhu cầu thanhkhoản của các ngân hàng
o Ngày 31/1, NHNN thông báo đưa thêm ra thị trường 15,000 tỉ đồng vớithời hạn hai tuần
Không dừng lại ở đó,
o Ngày 13/2, NHNN thông báo sẽ phát hành tín phiếu NHNN bằng VNDvào ngày 17/3 dưới hình thức bắt buộc đối với 41 NHTM với tổng giá trịtín phiếu phát hành là 20,300 tỉ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là7.80%/năm
o Giữa tháng 2, lãi suất VNIBOR vẫn ở mức 20%/năm, có lúc lên tới30%/năm
o Ngày 18/2, NHNN đã thay đổi cách thức đấu thầu trên thị trường mởhằng ngày bằng việc công khai lộ trình và khối lượng các phiên đấu thầutrong cả tuần để tất cả ngân hàng được rõ Khối lượng tiền đưa ra cũngtăng từ 3,000 tỉ đồng/ngày lên 5,000 tỉ đồng/ngày
o Ngày 19/2, VNIBOR tăng lên 42%/năm
o Ngày 19 và 20/2, NHNN bơm ra 23,000 tỉ đồng qua thị trường mở