Thơ văn nhà nho: sẵn sàng chết để bảo toàn nghĩa lớn

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết.PDF (Trang 45)

5. Bố cục luận vă n:

2.2. Thơ văn nhà nho: sẵn sàng chết để bảo toàn nghĩa lớn

2.2.1. Trung thần tiết nghĩa vì nƣớc quên thân:

Triều Lý cho tới đầu triều Trần với ảnh hƣởng sâu đậm của Phật giáo đã trở thành triều đại thuần từ bậc nhất trong lịch sử nƣớc nhà. Văn học thời

17 Trần Đình Sử (chủ biên), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1998, tr.134 - 135.

44

kì này cũng mang đậm dấu ấn Thiền với tâm thế an nhiên, tự tại, tiêu du của các vị thiền sƣ, của các bậc quý tộc theo Phật học. Thơ Thiền Lý – Trần viết nhiều về sự hƣ huyễn của thân xác con ngƣời, coi cuộc đời chỉ nhƣ mộng ảo, lẽ tử sinh thƣờng nhiên… Tuy nhiên, về sau, nhất là từ giữa triều Trần trở đi, tầng lớp nho sĩ ngày càng đông đảo trong sự thắng thế của Nho giáo, nguồn cảm hứng văn chƣơng cũng thay đổi vì mối quan tâm đã khác. Khác với các bậc thiền sƣ mang nặng tƣ tƣởng Thiền học, thuấm nhuần giáo lý nhà Phật về lẽ tử sinh, chí hƣớng lớn lao của nhà nho là lập mệnh nơi sinh dân, lập thân nơi thiên hạ. Họ có thể tìm đƣợc sự thỏa mãn cho nhân sinh trong chính việc hƣớng tới hoàn thiện cho nhân cách, lấy đạo lý làm thỏa mãn. Cái chết không phải là đề tài của những bậc nho sĩ khi thi ca xƣớng họa, mà họ sáng tác để nói chí, để “chở đạo”. Các nho sĩ không bàn về sinh tử, không nói tới cuộc sống sau cái chết của bản thể nhƣ các bậc tu thiền mà bàn về đạo lý, nhân nghĩa của những kẻ nhập thế hành đạo cứu đời, mang tinh thần tự nhiệm cao độ. Với trách nhiệm cao nhất của một kẻ sĩ quân tử, nhà nho tự niệm phải bảo toàn và nêu cao đạo lý theo tƣ tƣởng nho giáo. Kẻ sĩ quân tử không đặt vấn đề sống chết của bản thân lên trên đạo lý. Nỗi ám ảnh của họ chính là sống nhƣ thế nào để khi chết không cảm thấy ân hận. Tự thân cái chết nhƣ là sự chấm dứt sự tồn tại đời sống của thân xác, đối với nho gia mà nói, không phải là nỗi ám ảnh thƣờng trực có thể khiến họ suy tƣ, lo lắng.

Vấn đề cái chết nhìn từ thế ứng xử với thân xác thể hiện trong văn học của các nhà nho từ thế kỷ XV trở đi mang đậm nét ảnh hƣởng của Nho giáo. Đó là sự đề cao nhân cách của hình tƣợng nhà nho lý tƣởng: trung thần tiết nghĩa. Trƣớc đó, từ thế kỷ XIII chúng ta đã có thể tìm thấy tƣ tƣởng “xả thân thủ nghĩa” của Nho giáo thể hiện rõ nét trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc

Tuấn. Có thể nói, trong hoàn cảnh đất nƣớc lâm vào hiểm nguy thì tinh thần quyết tâm giết giặc, không sợ chết của quân dân Đại Việt đã tạo nên sức mạnh

45

ý chí to lớn đem tới chiến thắng lẫy lừng. Ngay từ đầu bài Hịch, Trần Quốc Tuấn đã nêu danh những nhà nho đƣợc coi là mẫu hình trung nghĩa, một lòng thờ vua, xả thân vì nƣớc: “Ta thƣờng nghe chuyện: Kỷ Tín liều thân chịu chết

thay cho vua Cao-đế; Do Vu lấy mình đỡ ngọn giáo cho vua Chiêu-vƣợng;

Dự Nhƣợng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nƣớc; Kính Đức là một chức quan còn nhỏ, mà liều thân cứu vua Thái-

tông đƣợc thoát vòng vây; Kiểu Khanh là một bề tôi ở xa, mà kể tội mắng thằng Lộc Sơn là quân nghịch-tặc. Các bậc trung-thần nghĩa-sĩ ngày xƣa, bỏ

mình vì nước, đời nào không có?”18. Trần Quốc Tuấn đã nêu gƣơng những

bậc danh nho đƣợc gọi là trung thần tiết nghĩa, không sợ hãi trƣớc những nỗi đau thể xác mà còn sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo toàn nghĩa lớn, bảo toàn đạo lý của kẻ bề tôi trƣớc hoàn cảnh nguy khốn. Trƣớc cảnh đất nƣớc nguy nan, quân vƣơng bị sỉ nhục, bản thân kẻ làm bề tôi tự cảm thấy đau đớn, Trần Quốc Tuấn khảng khái tuyên bố: “Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau nhƣ cắt, nƣớc mắt đầm đìa, chỉ căm-tức rằng chƣa đƣợc xả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa, thì cũng đành lòng”19. Không sợ chết, không sợ cảnh “da ngựa bọc thây” của chính bản thân mình, cũng tất yếu dẫn tới sự không coi trọng sinh mạng, thân xác của kẻ khác, nhất là khi đó lại là kẻ thù. Điều này lý giải cho chúng ta hiểu sự thật về “xả thịt lột da, ăn gan uống máu quân thù” không chỉ là một cách nói hùng biện, mà còn có thật trong lịch sử các cuộc chiến thời cổ trung đại.

Lịch sử có lẽ thịnh suy, lòng ngƣời cũng vui buồn theo sự hƣng phế, nhƣng nhà nho, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn đề cao tiết tháo của kẻ sĩ quân tử. Không chỉ tự bản thân nhà nho xác tín quan niệm sẵn sàng chết vì

46

nghĩa lớn, bảo vệ giềng mối của nho gia, mà họ còn đƣợc củng cố niềm tin ấy một cách mạnh mẽ trong sự lƣu truyền, đánh giá, đề cao những tấm gƣơng tôi trung tiết nghĩa trong sử sách. Đặc biệt trong những bài thơ vịnh sử, lấy các nhân vật lịch sử làm trung tâm, các tác giả nhà nho đã thể hiện rất rõ quan điểm, thái độ của mình khi ngợi ca những bậc thần tử dám xả thân, tuẫn tiết để giữ đạo nghĩa của kẻ tôi trung. Chẳng hạn nhƣ việc Nguyễn Hữu Nghiêm theo Đàm Thận Huy đốc suất hƣơng binh khởi nghĩa chống nhà Mạc, mƣu đồ khôi phục nhà Lê không thành. Ông bị Mạc Đăng Dung phanh thây, dù chết nhƣng đƣợc lƣu danh vẻ vang “Tiết nghĩa Đại vƣơng”. Hà Nhậm Đại, một tiến sĩ nhà Mạc vịnh khen Nguyễn Hữu Nghiêm rằng:

Thế biến tình di hận dã thâm,

Túc tiêu đồ báo định thần tâm.

Lão phu bất thức tằng tri phủ,

Nhất phiến trung thành phó chuyển luân.

(Đời loạn, dân lìa, hận cũng ghê! Đền ơn, những tỏ dạ trung nghì. Biết chăng, chăng biết cho đầu bạc, Một tấm lòng son đƣợc chứng tri!) 20

Hình ảnh của những tấm gƣơng tuẫn tiết có thật trong lịch sử nho học Việt Nam để lại trong sử sách, văn học là sự nối tiếp quan niệm về cái chết đƣợc nhìn qua lăng kính đạo đức Nho giáo. Có thể thấy trƣớc cái chết, sự hy sinh của nhục thể, đối với nhà nho mà nói, không có gì đáng sợ hãi, mà trái lại, nó thể hiện cho tiết tháo to lớn của kẻ sĩ: trung với vua – chết vì nƣớc là vinh. Trong các sách sử, đáng kể với quy mô lớn nhƣ Đại Việt sử kí toàn thư đều chép lại rất nhiều chuyện những nhà nho đã bỏ thân mệnh, tuẫn tiết để

47

bảo toàn nghĩa lớn, là minh chứng cho niềm tin và sự khích lệ tinh thần “sát thân thành nhân”, “xả thân thủ nghĩa” của Nho giáo.

Giữ vững tín niệm “bỏ sống để giữ nghĩa, còn hơn là sống. Cầu sống mà chịu nhục, ngƣời quân tử ko làm” (Ngô Sĩ Liên), tâm thế khi đối mặt với cái chết của những nhà nho luôn mang dáng vẻ hiên ngang khí khái, không hề run sợ. Trần Bình Trọng kiêu hãnh “thà làm ma phƣơng nam chứ không thèm làm vƣơng đất Bắc”, An phủ sứ Lê Giác bị giặc Chiêm bắt còn lớn tiếng mắng chửi; Lƣu Biểu ung dung ăn cỗ đầu ngƣời, khắc lại dòng tử tiết nơi chân cầu… vẫn đƣợc truyền tụng nhƣ những tấm gƣơng sáng chói. Lƣu Thƣờng trƣớc khi bị hành hình do liên quan tới vụ mật tâu với Thƣợng hoàng Nghệ Tông giết Quý Ly bại lộ đã để lại bài thơ đầy khí khái:

Tàn niên tứ thập hựu dư tam,

Trung ái phùng tru tử chính cam.

Bảo nghĩa sinh tiền ưng bất ngỗ,

Bộc thi nguyên thượng cánh hà tàm.

(Sống thừa tuổi đã bốn mƣơi ba Bị chết vì trung cũng đáng mà Lúc sống không làm điều trái nghĩa Phơi thây đồng nội xấu gì a?)21

Lê Cảnh Tuân, danh sĩ nhà Hậu Trần cũng vƣợt lên trên quy luật già lão của thể xác mà đề cao ý chí vì đạo nghĩa, chết cũng không từ:

Thân tuy lão hĩ, tâm như trăng,

Nghĩa hữu đương nhiên tử bất từ.

48

(Thân ta dẫu già rồi, nhƣng lòng ta vẫn còn hăng hái Việc nghĩa đáng làm thì chết cũng chẳng từ).

(Vô ý)

Làm thơ để nói lên chí khí của mình, lời trong thơ cũng là quan niệm sống của nhà nho. Lê Cảnh Tuân cuối cùng cũng vì “việc nghĩa đáng làm thì chết chẳng từ” trong ngục khi những cố gắng đòi phục tích nhà Trần của ông thất bại.

Khổng Tử nói:“quân tử tật một thế nhi danh bất xƣng yên” (Vệ Linh công, Luận ngữ) nghĩa là: ngƣời quân tử hận rằng tới chết mà không ai biết tiếng mình. Chết đáng sợ với nhà nho khi đó là một cái chết vô nghĩa, khi mà sống không tạo lập đƣợc gì. Cho nên ta có thể bắt gặp đƣợc những nỗi u hoài của nhà nho khi bất lực trƣớc thời cuộc, không thể giúp nƣớc cứu đời, thỏa chí khí làm trai:

Thế sự du du nại lão hà?

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.

Thời lai đồ điếu thành công dị,

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

Trí chủ hữu hoài phù địa trục,

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

(Cảm hoài – Đặng Dung)

Dịch thơ:

Việc đời bối rối tuổi già vay, Trời đất vô cùng một cuộc say. Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,

49

Anh hùng lỡ bƣớc ngẫm càng cay. Vai khiêng trái đất mong phò chúa, Giáp gột sông trời khó vạch mây. Thù trả chƣa xong đầu đã bạc,

Gƣơm mài bóng nguyệt biết bao rày.

(Phan Kế Bính dịch)

Đặng Dung viết Cảm hoài, trong lòng ôm hận vì bất lực không thể trả thù nhà nợ nƣớc, sau cũng chọn cho mình cách tử tiết: nhảy xuống sông tự vẫn theo vua Trùng Quang. Cha Đặng Dung là Đặng Tất, ngƣời cũng đã bỏ thân oan vì Giản Định Đế nghe lời gièm pha mà giết đi, cũng đƣợc ngƣời đời ngợi khen là bậc trung thần. Đặng Minh Khiêm làm thơ ca ngợi cha con họ Đặng rằng:

Thủy chung tuẫn quốc tâm vô khiểm, Tiết nghĩa oanh oanh tụy nhất môn.

(Trƣớc sau chết vì nƣớc, lòng không ân hận, Một nhà hai cha con tiếng vang tiết nghĩa ở đời.)

Rõ ràng đối với cái chết, nhà nho hoàn toàn không có cảm thức bi đát về sự tan rã của xác thân, của sự chấm dứt đời sống. Những nhà nho hành đạo sẵn sàng chấp nhận cái chết để bảo vệ đại nghĩa, đề cao giá trị đạo đức của kẻ bề tôi theo đạo lý của nho giáo với một tâm thế hết sức kiêu hãnh, hiên ngang, không sợ hãi. Những nhà nho bỏ quan trƣờng về ẩn dật, náu mình nơi thâm sơn cùng cốc vì chán nản mà buông bỏ thế sự cũng chính là để nêu tấm gƣơng đạo đức khi tự mình thực thi nhân nghĩa. Với họ, thì chuyện sống chết cũng là do ý trời, tất yếu không thể cƣỡng lại đƣợc:

50

Cổ vãng kim lai niên hựu niên

Tử sinh hữu mệnh khởi vi thiên.

(Tự thán – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

(Đời xƣa qua rồi, đời nay lại đến, năm này sang năm khác Sự chết sự sống có số mệnh, không trái đƣợc ý trời đã định.) Những nhà nho chọn con đƣờng về ở ẩn đều tìm về với những tƣ tƣởng của Thiền học, Đạo lão để tìm tới sự vƣợt thoát ra khỏi những khổ lụy mà “cái mũ nhà nho đã làm cho thân mình mắc nhiều lầm lỡ”. Các bậc ẩn sĩ đặt thân mình thoát khỏi vòng tục lụy, hòa mình vào với thiên nhiên, thanh thản tự tại, ít nhiều cũng mang dấu ấn ảnh hƣởng quan niệm “coi thân huyễn ảo” của nhà Phật; tìm kiếm sự tiêu dao trong tƣ tƣởng Lão Trang, song cốt tủy họ vẫn là những con ngƣời đạo lý của nho giáo. Nguyễn Trãi từng viết: “Mạc ngoại hƣ danh thân thị huyễn” (Danh hão để ngoài lòng, thân là huyễn ảo). Những tƣ tƣởng của Phật giáo, Đạo Lão về cái chết nhìn từ thân xác, chúng tôi đã nói tới trong chƣơng 1 nên không dẫn lại ở đây, cốt chỉ nhằm khẳng định thêm lần nữa thái độ của nhà nho trƣớc cái chết. Dù hành đạo hay về ở ẩn, họ cũng đều thừa nhận và thực hành những nguyên lý đạo đức của Nho giáo. Mang nhân cách của kẻ sĩ quân tử, nhà nho không cho phép mình đặt sự ham muốn sống chết của bản thân lên trên đạo lý. Hành đạo thì sẵn sàng xả thân vì nƣớc, dù về ở ẩn nhƣng vẫn giữ tiết tháo. Nhà nho có thể buồn trƣớc sự đổi thay của thời cuộc, sự bất lực của bản thân, nhƣng không bao giờ sợ hãi trƣớc cái chết. Những tấm gƣơng nhà nho Trung Quốc nhƣ Khuất Nguyên tự trầm ở dòng Mịch La để tỏ lòng trung trinh, Bá Di – Thúc Tề nhịn đói đến chết chứ không ăn thóc nhà Chu hay Văn Thiên Tƣờng chí khí oai liệt trƣớc cái chết không chịu hàng giặc… vẫn đƣợc các nhà nho Việt Nam ca ngợi, đặc biệt là trong hoàn cảnh thế sự điên đảo, nhƣ một sự khích lệ, củng cố niềm tin

51

vào sự bất tử của tinh thần bất khuất, vì nghĩa quên thân, dùng cái chết để chứng tỏ nhân cách.

2.2.2. Ngợi ca những tấm gƣơng liệt nữ.

Đề cao nhân cách lý tƣởng của nho gia với hình tƣợng trung thần tiết nghĩa, có thể liều mình xả thân thủ nghĩa xuất hiện nhiều trong thơ văn của nhà nho. Vì thế nhân vật trong các sáng tác văn học cũng đầy ắp hình ảnh của những ngƣời đàn ông đang thổ lộ ý chí, đạo lý và nhân cách. Hình ảnh những ngƣời phụ nữ xuất hiện trong các tác phẩm của nhà nho trƣớc thế kỷ XVIII vốn rất ít ỏi, mà khi xuất hiện cũng đều thể hiện rõ những bài học, giá trị đạo lý của nho gia. Những cái chết vì chồng, vì nghĩa lớn của những ngƣời phụ nữ đƣợc nhà nho ngợi khen, đƣa ra làm mẫu hình khuyến khích cho mọi ngƣời học tập, noi gƣơng.

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong hai trƣờng hợp có

nhiều nhân vật nữ xuất hiện nhất của văn học trƣớc thế kỷ XVIII (trƣờng hợp còn lại là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi). Bên cạnh nhân vật nữ phản diện thƣờng đội lốt ma quỷ quấy phá, lôi kéo sĩ tử làm chuyện “đồi phong bại tục”, nổi bật lên hình ảnh những ngƣời phụ nữ đức hạnh, thủ tiết mà Nguyễn Dữ xây dựng nhằm “phê phán những quan niệm đồi trụy và khẳng định lại những giáo điều về đức hạnh, tiết nghĩa”22. Chúng ta lại bắt gặp câu chuyện về dũng khí xả thân thủ nghĩa, sát thân thành nhân của Nho gia trong Người con gái Nam Xương. Khi bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy, nàng đã gieo mình xuống sông, tìm tới cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Lê Thánh Tông đã đứng trên quan điểm nam quyền, tán thành và khẳng định hành động xả thân thủ nghĩa của nàng, tức là dũng khí biết liều thân mạng để chứng

22 Đinh Gia Khánh – Bùi Duy Tân – Mai Cao Chƣơng, Văn học Việt Nam thế kỷ X-nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, 1998, tr.519.

52

minh phẩm giá, trinh tiết với ngƣời chồng. Hay trong Chuyện nghĩa phụ ở

Khoái Châu, nàng Nhị Khanh dù gặp phải ngƣời chồng nhƣ “tuồng chó lợn”

đem nàng gá bạc vẫn một lòng một dạ, tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Nguyễn Dữ khen nàng: “Than ôi, ngƣời con gái có ba đạo theo, theo chồng là một. Nàng Nhị Khanh chết, có quả là đã theo chồng không? Thƣa rằng không. Đời xƣa bảo theo, là theo chính nghĩa chứ không theo tà dục. Chết hợp với nghĩa, có hại gì cho cái đạo theo. Theo nghĩa tức là theo chồng đó”. Những lời ấy dù ngợi ca và thƣơng cảm cho cái chết của nàng, nhƣng mục đích chính lại nằm

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết.PDF (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)