5. Bố cục luận vă n:
1.3. Đạo giáo và quan niệm tề sinh tử
Khác với Nho giáo đề cao những giá trị đạo đức làm nên sự bất tử của tinh thần, Đạo giáo nhìn nhận sự sống và chết là nhƣ nhau. Trang Tử là ngƣời dành nhiều quan tâm nhất tới sự sống và cái chết. Kế thừa tƣ tƣởng của Lão Tử, đứng trên góc độ Đạo để nhìn nhận về vấn đề này, Trang Tử cho rằng sống hay chết đều là sự biến hóa của Đạo, hay là sự biến hóa của khí. Quan niệm về sự sống chết của Đạo gia là sinh đạo tƣơng hợp, dƣỡng sinh toàn thân, thản nhiên đón nhận sự sống chết. Đạo giáo cho rằng con ngƣời sinh ra từ sự hòa hợp giữa hai khí âm và dƣơng, do khí tụ lại mà sinh ra, khi khí tán thì chết đi. Vì vậy, sự sống và cái chết chính là một thể thống nhất. Sự sống và cái chết chỉ khác nhau về hình thái chứ không khác biệt về bản chất. Giá trị của cái chết, theo Trang Tử, vì thế, cũng chỉ là một dạng nghỉ ngơi sau cuộc du chơi trên cuộc đời. Thế nên, con ngƣời nên thuận theo lẽ sống chết.
Trong cách nhìn của Trang Tử, những nhân cách tinh thần lý tƣởng chính là Chân nhân, Chí nhân và Thần nhân. Điểm chung của họ đều có thể
vượt lên trên sự sống chết – đạt tới siêu việt sinh tử. Chân nhân có cái nhìn rất
thờ ơ, lạnh nhạt đối với sự sống và cái chết, ông không hoan hỉ yêu thích sự
26
sống và cũng không bài xích chống lại cái chết, giống nhƣ nó đến một cách nhẹ nhàng và ra đi cũng rất nhanh chóng vậy. Chí nhân rất trầm mặc và luôn
bình tĩnh, không tỏ ra ngạc nhiên trƣớc bất cứ sự thay đổi nào nên có đủ bản lĩnh để vƣợt lên bốn biển, vƣợt lên cả sự sống chết. Thần nhân lại có thể đi
mây về gió, cƣỡi rồng ngao du khắp bốn biển. Mức độ tu dƣỡng tinh thần đạt tới ranh giới mà ngay cả sự sống và cái chết cũng không thể làm cho dao động hay tổn hại đƣợc. Dƣới sự miêu tả của Trang tử, cả Chân nhân, Chí nhân và Thần nhân đều đã vƣợt lên trên cả sự sống chết, vƣợt lên trên cả cuộc sống của con ngƣời để nhìn nhận về cuộc sống con ngƣời. Họ nhìn sự sống chết với thái độ rất siêu nhiên nên cũng có sự trấn tĩnh và ổn định rất lớn về mặt tinh thần, nên không phải chịu bất cứ một ràng buộc nào bởi sự sống và cái chết. Những mẫu hình nhân cách lý tƣởng ấy đều vƣợt thoát lên khỏi những ham muốn thế tục, vật dục thông thƣờng, “không ăn ngũ cốc, chỉ hớp gió lành, uống nƣớc sƣơng móc” (Tiêu dao du, Nam hoa kinh), trở thành nhân
cách siêu việt với năng lƣợng siêu phàm có thể tác động vào vũ trụ.
Xét về cách ứng xử với thân xác theo quan điểm thánh nhân đó của Lão Trang vẫn có tƣơng đồng với Nho gia. Lục Cửu Uyên đời Nam Tống đã nói: “Sự phân biệt thiên lý nhân dục “không phải là lời của thánh nhân” (ý nói Khổng Tử) mà gốc ở Lão thị”. Chƣơng 12 của Đạo đức kinh viết về những
mối nguy cơ mà thế giới vật dục thông qua thân thể mà chi phối con ngƣời “ngũ sắc linh nhân mục manh; ngũ âm linh nhân nhĩ lung; ngũ vị linh nhân khẩu sảng; trì sính điền liệp linh nhân tâm phát cuồng; nan đắc chi hóa linh nhân hành phƣơng. Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục, cố khử bỉ thủ thử” (nghĩa là: ngũ sắc làm ngƣời ta mờ mắt, ngũ âm làm ngƣời ta ù tai, ngũ vị làm ngƣời ta tê lƣỡi, ruổi ngựa săn bắn làm cho lòng ngƣời ta mê loạn, vàng bạc châu báu làm cho hành vi ngƣời ta đồi bại. Cho nên thánh nhân cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái này mà lựa cái kia (tức cầu chất phác, vô dục
27
mà bỏ sự xa xỉ, đa dục) – Nguyễn Hiến Lê dịch). Đó chính là cơ sở để hiểu đƣợc triết lí nhân sinh của đạo gia hƣớng đến cuộc sống theo phƣơng châm “khinh vật quý sinh”. Lão Tử nói: “Danh dữ thân thục thân? Thân dữ hóa thục đa? Đắc gữ vong thục bệnh? Thị cố thậm ái tất đại phí, đa tàng tất hậu vong. Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trƣờng cửu” (nghĩa là: danh lợi và thân, cái nào cần hơn? Thân mệnh với của cải, cái nào quý hơn? Đƣợc danh lợi vật chất, mất sinh thân mệnh thì có hại thế nào? Ham danh lợi của cải nhiều quá sẽ mất nhiều, hao tổn nhiều thân mệnh. Biết đủ sẽ không nhục, biết ngừng sẽ không nguy khốn mà sống lâu – chƣơng 44).
Nhƣ vậy, triết lý về thân của Lão Tử đề cao cái chân phác, tự nhiên, thanh tâm quả dục, thanh tĩnh vô vi, khƣớc từ ham muốn vật chất. Đến Trang Tử thì đã có dấu ấn của sƣ đề cao lí tƣởng tu thân thành tiên mà các bậc thánh nhân vƣợt thoát hẳn thế tục trong cách ứng xử thân xác.
Từ Lão Tử, Trang Tử đến các nhà tƣ tƣởng Tống nho đều trình bày bản năng cần khắc phục của con ngƣời thể hiện qua ngũ quan, tức thân thể. Tham vọng thỏa mãn nhu cầu bản năng thân xác của con ngƣời là vô cùng, nhƣng khả năng đạt đƣợc dục vọng lại hữu hạn khiến cho con ngƣời luôn đau khổ, lo buồn. Trang Tử nhìn cái chết trên cơ sở lí luận về thế ứng xử với thân xác. Trong thiên Chí lạc, ông phê phán sự mê lầm của phàm nhân chạy theo nhu
cầu thân xác bản năng: “Trong thế giới ngƣời ta đều quý giàu có, tôn quý, trƣờng thọ, tên tuổi, ngƣời ta đều thích thân thể an nhàn, ăn uống no đủ, mặc đẹp nhiều màu sắc, nghe âm thanh vui tai và ghét bỏ sự nghèo hèn, ti tiện, chết non, tiếng xấu, cảm thấy đau khổ nếu thân thể không đƣợc an nhàn, ăn đồ ăn dở, không đƣợc mặc đẹp, mắt không đƣợc thấy màu sắc đẹp, tai không đƣợc nghe một tiếng hay, một khi không đƣợc thỏa ý thì lấy làm buồn lắm. Nhƣ vậy sống mà chẳng ngu xuẩn lắm sao!” (Trang Tử, Nam hoa kinh, thiên
28
Tiêu dao du). Đối với Lão Tử, vô vi – không ham muốn - mới là điều thực sự
vui thích. Trang Tử tiến thêm một bƣớc, đƣa ra cách nhìn đầy triết lý về cái chết vốn là điều mà con ngƣời phàm trần thƣờng rất lo sợ. Thiên Chí lạc kể
chuyện vợ Trang tử mất, Huệ Tử đến viếng, thấy Trang Tử ngồi vỗ bồn sành mà hát nên trách ông quá đáng. Trang Tử giải thích bằng việc nhận thức quy luật của sinh mệnh. Từ đó mà nói rằng nếu cứ than khóc thì tức là không hiểu mệnh số. Bậc thánh nhân nắm đƣợc quy luật thì không rơi lệ trƣớc sự chia sống chết nữa. Trang Tử nói: Sống đƣa tới chết, chết là đầu mối của sống. Ai biết đƣợc thứ tự trƣớc sau của sống chết? Ngƣời ta sinh ra là do cái khí tụ lại. Khí tụ thì sinh, khí tán thì chết. Tử sinh đã tuần hoàn thì còn có gì mà lo? (Thiên Trí bắc du, Nam hoa kinh). Ông còn dẫn chuyện ngụ ngôn chiếc đầu
lâu kể về thế giới của ngƣời chết: “ Chết rồi thì không có vua ở trên, bề tôi ở dƣới nữa, không có công việc trong bốn mùa nữa, thung dung cùng thọ với trời đất, dù làm vua cũng không vui bằng.” (Thiên Chí lạc, Nam Hoa kinh).
Với một thế giới toàn hảo nhƣ vậy, cái chết không có gì đáng sợ nữa mà còn hạnh phúc hơn cả sự sống nhân gian vốn dĩ đƣợc coi là khó nhọc, khốn khổ: “Sống chỉ là gởi thôi; ta sinh ra là gởi tạm ở đời này. Đời sống chỉ là bụi rác. Sống với chết, cũng nhƣ ngày và đêm, nối tiếp nhau”. Cái chết, trong tƣ tƣởng Đạo giáo, là sự vận hành của Đạo, của vũ trụ, của tự nhiên. Con ngƣời, sinh ra cũng từ nguyên lý của Đạo, cũng nhƣ vạn vật, sinh ra rồi chết đi, chỉ là một sinh vật hữu hạn trong sự luân chuyển vĩ đại của Đạo. Cho nên Trang Tử nói: “Con ngƣời ở trong khoảng trời đất cũng nhƣ con ngựa trắng, vụt qua cái khe hở, một nháy mắt rồi biến mất. Vạn vật hốt nhiên xuất hiện rồi lại hốt nhiên trở vô. Do sự biến hoá tự nhiên mà sinh, rồi do sự biến hoá tự nhiên mà chết. Các sinh vật lấy vậy làm buồn, loài ngƣời cho vậy là thảm. Sự thực, cái chết chỉ là trút cái túi (cung) tự nhiên, bỏ cái bao (kiếm) tự nhiên của trời, phân vân tiêu tán, hồn phách rời đi, thể xác tan rã, cái đó gọi là “đại qui” (cuộc trở
29
về quan trọng). Từ vô hình mà thành hữu hình (sinh), lại từ hữu hình mà thành vô hình (tử), điều đó ai cũng biết, không phải gắng sức mới hiểu đƣợc; ai cũng bàn luận tới.” (Thiên Trí bắc du, Nam hoa kinh, Nguyễn Hiến Lê
dịch). Hiểu đƣợc Đạo rồi, hiểu đƣợc sống chết rồi thì “lấy lý hóa tình” nhƣ chuyện Trang Tử gõ bồn sành hát trong tang ma của vợ vậy. Nhà đại chú giải Quách Tƣợng đã luận giải: “Ngƣời không hiểu biết thì buồn rầu, nhƣng khi đã hiểu biết thì không cảm thấy buồn rầu nữa. Cho nên có thể lấy lý mà hóa tình”12. Vì thế Tần Dật chỉ trích tang gia gào khóc trƣớc cái chết của Lão Tử rằng: “Ấy là trốn tự nhiên, thêm tình ngƣời, quên đi những gì đã nhận đƣợc [của tự nhiên]. Đến thích đáng là thời của phu tử. Đi thích đáng là thuận cho phu tử. An thời xử thuận, thì buồn vui không thể đến. Ngƣời xƣa gọi là sự giải thoát của Trời”13.
12 Dẫn theo Phùng Hữu Lan, Đại cương triết học sử Trung quốc, Nguyễn Văn Dƣơng dịch, Nxb Thanh niên, TT nghiên cứu quốc học, 1998. Tr.120.
30
Tiểu kết:
Một đặc điểm dễ nhận thấy là sự gặp gỡ nhau giữa các tƣ tƣởng văn hóa cổ trung đại Nho – Phật – Lão trƣớc vấn đề cái chết nói riêng và những yếu tố bản năng khác của con ngƣời là thái độ khắc kỉ đối với thân xác. Mỗi học thuyết, tƣ tƣởng đều có mẫu hình thánh nhân lý tƣởng nhƣ tấm gƣơng trong cuộc sống của con ngƣời. Và ở mẫu hình đó, dù là thánh nhân quân tử của Nho gia, hay Tiên - Phật của Phật giáo, Đạo Lão thì trƣớc cái chết, ta đều không bắt gặp tâm thế sợ hãi, lo âu trƣớc cái chết. Thậm chí, khi đối mặt với cái chết, con ngƣời còn đƣợc khuyến khích “sát thân” để bảo toàn đạo nghĩa, giáo lý. Nhà vua thiền sƣ Trần Thái Tông đã thấu rõ: “Tuy ngôn thân mệnh chi chí trọng, do vị túc trọng ƣ chí đạo giả dã. Cố Khổng Tử viết: triêu văn đạo, tịch tử khả hỷ. Lão Tử viết: ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vị ngô hữu thân. Thế tôn cầu đạo xả thân cứu hổ. Khởi phi tam thánh nhân khinh thân nhi trọng đạo giả tai!” (Phổ khuyến phát bồ đề tâm, Khóa hư lục) nghĩa là: tuy
nhiên nói thân mệnh là đáng trọng nhƣ cũng còn chƣa trọng bằng cái đạo tối cao. Cho nên Khổng Tử nói: sớm nghe đạo, chiều có thể chết đƣợc rồi. Lão Tử nói: ta sở dĩ có điều lo lớn là vì ta có cái thân. Đức thế tôn cầu đạo, quên
31
mình cứu hổ. há chẳng phải ba bậc thánh nhân khinh thân mình mà trọng đạo đó sao?.
Đúng nhƣ NNC Trần Nho Thìn đã nhận định, trong một hoàn cảnh nhất định, việc coi cái chết không phải là nỗi lo sợ lớn nhất của đời ngƣời sẽ đem lại sức mạnh tinh thần to lớn, giúp con ngƣời vƣợt qua đƣợc giới hạn của thân xác trần thế để đạt tới mục đích, lý tƣởng; nhƣng mặt khác, việc coi thƣờng thân xác, phủ nhận những yếu tố thuộc về bản năng của thân xác, thậm chí đòi hỏi tiêu diệt cái bản năng, vốn là điều bất khả, có thể trở thành một thái độ phản nhân đạo. Sống là nguyện vọng mãnh liệt nhất của mọi sinh mệnh. Chỉ có quý trọng thân thể sinh mệnh của mình thì mới có thể quý trọng sinh mệnh và thân thể của ngƣời khác. Khắc kỉ đối với chính mình tất yếu cũng đòi hỏi khắc kỉ với ngƣời khác, cũng có nghĩa nếu không sợ chết, anh cũng đã coi thƣờng sự sống của chính mình, của mọi ngƣời. Thấy đƣợc mặt tích cực và tiêu cực đó trong các học thuyết, tƣ tƣởng, chúng ta mới có thể trân trọng ý nghĩa của mẫu hình lý tƣởng, cũng đồng thời nhận thấy ý nghĩa của việc từ bỏ nhiều mặt lý tƣởng trong mẫu hình đó để trở về với bản thể con ngƣời đích thực: con ngƣời là không hoàn thiện, con ngƣời phàm trần với những cảm xúc bình thƣờng nhất đƣợc thể hiện và dần hoàn thiện trong văn học những giai đoạn khác nhau.
32
CHƢƠNG 2. KHÁI LƢỢC VẤN ĐỀ CÁI CHẾT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC THẾ KỈ XVIII.
Văn học Việt Nam trƣớc thế kỷ XVIII thể hiện rõ nét những ảnh hƣởng sâu sắc quan niệm về cái chết từ các tƣ tƣởng văn hóa lớn, đặc biệt là từ Nho giáo và Phật giáo. Với lực lƣợng sáng tác văn học chủ lực từ các Thiền sƣ, quý tộc rồi chuyển sang sự thắng thế của tầng lớp nho sĩ, tất thảy đều thấm nhuần những giá trị đạo đức, những phẩm chất để vƣơn tới mục đích trở thành con ngƣời lý tƣởng, mà điểm chung là không sợ hãi trƣớc cái chết. Các tác phẩm văn học giai đoạn này vì thế cũng thể hiện thái độ của họ, trực tiếp hay gián tiếp khi nhận thức và viết về cái chết.
Nói tới văn học Việt Nam trƣớc thế kỷ XVIII thì văn học Lý – Trần là một dấu son trong lịch sử văn học thời trung đại. Dấu ấn để lại là dòng thơ Thiền Lý – Trần với các sáng tác của các thiền sƣ, quý tộc theo Thiền học. Sau đó là sự tiếp nối, thay thế của các nhà nho trong sự thắng thế của Nho học
33
ở các thế kỷ sau. Ở chƣơng này, chúng tôi chỉ nhằm khái lƣợc lại đƣợc những nét chung nhất, rõ nét nhất của văn học giai đoạn trƣớc thế kỷ XVIII về vấn đề cái chết, để từ đó có đƣợc sự so sánh đối chiếu với các sáng tác văn học giai đoạn XVIII – đầu XIX.