Cái nhìn trân trọng và bảo vệ quyền sống của thân xác

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết.PDF (Trang 87)

5. Bố cục luận vă n:

3.3. Cái nhìn trân trọng và bảo vệ quyền sống của thân xác

Trong lý luận của Nho giáo lẫn trong thực tế đời sống dƣới chế độ chuyên chế, ngƣời phụ nữ luôn luôn phải chịu đựng những thiệt thòi, những hạn chế to lớn, cho dù họ ở địa vị khác nhau nhƣ thế nào chăng nữa. Ngƣời phụ nữ lý tƣởng trong quan niệm của Nho giáo là ngƣời phụ nữ “tòng nhất chi trung”, vẹn công dung ngôn hạnh, có cái đức “nhu đạo thuận tòng và sinh đƣợc cho các đấng tu mi nam tử kẻ nối dõi tông đƣờng”. Nho giáo đặt ngƣời phụ nữ trong những mối quan hệ, mà luôn luôn ở vị trí ngƣời phục tùng (tam tòng). Không ngạc nhiên khi nho giáo cổ vũ ngƣời phụ nữ khi cần phải biết hy sinh thân thể xác cho thân danh tiết. Chính vì thế những ngƣời phụ nữ chọn cái chết để giữ gìn thủy chung, trinh tiết của mình luôn đƣợc nhà nho lấy đó làm gƣơng, khuyến khích những ngƣời phụ nữ khác theo đó mà học đòi lấy hai chữ “liệt nữ”. Văn học trƣớc thế kỷ XVIII viết về cái chết của những ngƣời phụ nữ, nhƣ chúng tôi đã trình bày, đều khẳng định những nét tính cách không nằm ngoài trung hiếu tiết nghĩa, cũng nằm trong mục đích xây dựng con ngƣời đạo lý. Khuynh hƣớng bảo thủ của nhà nho trƣớc vấn đề lựa chọn sống – chết của ngƣời phụ nữ cho tới thế kỷ XVIII – đầu XIX, thậm chí tới tận những năm đầu của thế kỷ XX vẫn còn tồn tại. Bên cạnh sự tồn tại dai

35 Trần Nho Thìn, Trƣờng hợp Nguyễn Du: Văn học trung đại từ chủ nghĩa dân bản đến chủ nghĩa nhân bản,

86

dẳng của những quan điểm bảo thủ, khắc kỷ, không coi trọng thân xác của ngƣời phụ nữ nhƣ một cá thể sống đầy tình cảm của các nhà nho, những tƣ tƣởng nhân bản, thấm đẫm tinh thần nhân văn, yêu thƣơng và coi trọng giá trị sống của ngƣời phụ nữ của văn học thế kỷ XVIII – đầu XIX đã xuất hiện và lên tiếng. Đó là tiếng nói trân trọng thân xác ngƣời phụ nữ nhƣ một giá trị, bảo vệ quyền sống, quyền đƣợc hạnh phúc của cá nhân mỗi con ngƣời, tạo nên giá trị bất hủ vƣợt thời đại của thời kỳ văn học đỉnh cao này.

Những quan điểm bảo thủ của nhà nho vẫn còn tồn tại trong văn học thế kỷ XVIII- đầu XIX thể hiện rõ trong thái độ đề cao những tấm gƣơng liệt nữ - những nhân vật nữ giới có thật trong lịch sử đã tuẫn tiết theo chồng, tỏ lòng thủy chung nhƣ nhất. Sách Tang thương ngẫu lục có ghi lại sự kiện Đoàn phu nhân, vốn là ngƣời vợ thứ của Du lĩnh hầu Ngô Phúc Du, vì chồng tử nạn mà gieo mình xuống sông tự vẫn. Trƣớc cái chết của bà, ngƣời đời làm thơ khen rằng:

Khả liên nhị bách dư niên quốc, Thiên lý dân di nhất phu nhân.

(thƣơng thay một đất nƣớc dựng nên đã hơn hai trăm năm Mà đến lúc mất chỉ có một ngƣời đàn bà giữ đƣợc lẽ trời là đạo ngƣời) Lời khen “giữ đƣợc lẽ trời và đạo ngƣời” dành cho ngƣời phụ nữ này mang đậm tinh thần Tống Nho. Ca ngợi cái chết của bà là thiên lý, chẳng khác nào coi việc tuẫn tiết là hợp đạo trời, thực chất mang đậm tƣ tƣởng tuyên truyền đầy ích kỷ của đạo đức nam quyền bất công. Văn chƣơng nhà nho không có một sự kiện nào về ngƣời đàn ông chết theo vợ. Có thể so với các nhà nho Trung Quốc, các nhà nho Việt Nam khoan dung hơn (bên Trung Quốc còn lƣu truyền cả kiểu truyện liệt nữ, chứng tỏ quan niệm rất khắc nghiệt đối với thân xác nữ giới), nhƣng việc các nhà Nho ca ngợi ngƣời phụ

87

nữ tuẫn tiết theo chồng hay lấy cái chết để chứng minh tiết hạnh với ngƣời chồng không phải là hiếm (chúng tôi đã đề cập tới trong chƣơng 2 của luận văn). Ví nhƣ chuyện nàng Vũ Thị Thiết, ngƣời thiếu phụ Nam Xƣơng (nhân vật có thực ở huyện Lý Nhân, Hà Nam) đã tự trầm để chứng minh lòng chung thủy, trinh trắng của mình trƣớc ngƣời chồng cả ghen đã đi vào văn học thế kỷ XV trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, đƣợc ngƣời đời truyền tụng. Đến tận đầu thế kỷ XX, tƣ tƣởng đề cao cái chết của nàng vẫn còn rất rõ:

Bạch nhật thi đề phân tạo hóa

Hồng nhan tình tự phó cao thâm

Hoàng gian chính khí tồn thiên địa

Cố quận anh phong xuyến cổ kim.

(Ngự đề Vũ thị nƣơng từ – 1932) (Bài thơ này viết giữa thanh thiên bạch nhật để làm rõ lẽ tạo hóa

Tấm lòng sâu kín của ngƣời hồng nhan đành phó mặc cho trời đất biết. Chính khí của ngƣời phụ nữ trên dòng sông Hoàng giang trƣờng tồn cùng trời đất,

Đạo đức tốt đẹp của bà sẽ mãi còn với thời gian).

Cái chết để tỏ lòng trinh bạch với chồng của Vũ thị đƣợc ca ngợi, truyền tụng; nhƣng dƣới con mắt khắc nghiệt của nhà nho thì nàng vẫn đáng bị chê trách. Trong bài hát nói Vịnh Nam xương liệt nữ, Nguyễn Công Trứ

đứng trên lập trƣờng đạo đức nho giáo mà bênh vực cho ngƣời chồng và chê trách ngƣời vợ, cho dù ngƣời liệt nữ này đã lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình:

Đọc đến truyện Nam xương liệt nữ,

88

Thực cùng chồng chi nỡ dối cùng con,

Gương nữ tắc trông vào chưa phải lẽ.

Đã có ngọn đèn chơi với trẻ,

Thời chiếc bóng gọi là chồng,

Tiếng phũ phàng chi nỡ trách đàn ông.

Thế mới thấy cái nhìn khắt khe, thậm chí tới bất cận nhân tình đối với sự sống chết của ngƣời phụ nữ. Riêng đối với Nguyễn Công Trứ, thông qua một loạt những thái độ ông thể hiện trƣớc sự lựa chọn sát thân, chết hay không chết của ngƣời phụ nữ, có thể thấy đúng nhƣ NNC Trần Nho Thìn đã nhận định, là mang tính hệ thống, có tính bảo thủ mang màu sắc Tống nho36, vốn rất khắc nghiệt đối với phụ nữ.

Trong An ấp liệt nữ (Truyền kỳ tân phả - Đoàn Thị Điểm), hành động tìm đến cái chết theo chồng của Đinh phu nhân mang đậm dấu ấn của tình cảm cá nhân: “thà rằng chết gặp mặt, không nỡ sống biệt ly” bởi tình cảm ái ân vợ chồng gắn bó không lúc nào nguôi. Hành động lấy chiếc áo ngƣời chồng tặng khi còn sống mà tự ải của bà không chịu sự câu thúc của lễ giáo hẹp hòi “liệt nữ bất canh nhị phu” (liệt nữ không lấy hai chồng). Dù là một câu chuyện tình yêu cảm động, mang tình cảm cá nhân sâu sắc, nhƣng quyết định đi đến cái chết của bà cũng đƣợc tuyên truyền dƣới cái nhìn mang đậm tƣ tƣởng nho giáo. Đinh phu nhân đƣợc cho lập đền thờ, bảng treo khắc chữ: “Trinh liệt phu nhân từ”, đƣợc truyền tụng là linh ứng cũng nhƣ miếu thờ ngƣời con gái Nam Xƣơng, miếu thờ ngƣời liệt phụ họ Đoàn... Không chỉ ngợi ca tấm gƣơng những ngƣời phụ nữ đem thân mạng của mình ra chứng minh sự trong sạch, lòng thủ tiết bằng những bài thơ, vịnh; các nhà nho còn

36 Để hiểu rõ hơn, xin đọc bài Nguyễn Công Trứ và thời đại chúng ta của Trần Nho Thìn, Văn học trung đại VN dưới góc nhìn văn hóa, Sdd.

89

thần thánh hóa những tấm gƣơng liệt nữ này thông qua hệ thống miếu thờ, bảng phong. Thực chất của những sự ngợi ca và thần thánh hóa ấy không nằm ngoài sự định hƣớng khuyến khích những hành động phụ nữ tuẫn tiết tƣơng tự.

Trong cái nhìn đầy tính chất duy lý trƣớc sự lựa chọn sống – chết của ngƣời phụ nữ của không ít nhà nho bấy giờ, vẫn có những nhà nho tài tử cảm thƣơng sâu sắc cho thân phận những ngƣời phụ nữ đã thủ tiết chờ chồng đến chết. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ chờ chồng hóa đá đã trở thành niềm cảm hứng ca ngợi của không biết bao nhiêu những nhà nho tôn sùng đạo lý. Bao nhiêu trung trinh tiết liệt, bao nhiêu đạo lý cao đẹp nghìn đời… đều đƣợc ca tụng từ cái tƣợng này: mƣa nắng vẫn kiên trinh, sƣơng tuyết vẫn không màng… tất cả là ngọc trong đá, tƣợng đá chính là ngọc, ngọc sáng ngời với bao điều tiết nghĩa kia. Hóa đá chính là sự bất tử hóa danh tiết những ngƣời thiếu phụ sau cái chết thực sự về mặt thân xác của họ. Nhƣng Nguyễn Du lại thấy khác, ông nặng lòng nêu lên câu hỏi: Đá chăng, ngƣời chăng, đấy là ngƣời nào? Đứng một mình nơi đầu núi nghìn trăm năm. Muôn kiếp không hề có giấc mộng mây mƣa. Một chữ trinh lƣu lại tấm thân cho thiên cổ (Vọng phu thạch). Nguyễn Du cảm một cách thống thiết, đau đớn nỗi đau của chính bức tƣợng đá kia, chứ không ngợi ca những đạo lý bao quanh nó. Ông hình dung mƣa ba tháng thu dội xuống thân tƣợng bao nhiêu thì nƣớc mắt của ngƣời phụ nữ cũng rơi bấy nhiêu. Vì một chút trinh cho đời soi mà ngƣời ấy, tấm thân ấy mãi vùi trong khô héo, tủi hận trong mong chờ muôn nghìn kiếp. Nguyễn Du đau cho kiếp ngƣời chịu nhiều khiếm khuyết, xót cho niềm vui trần thế phí hoài, “muôn kiếp không có giấc mộng mây mƣa”. Từ nỗi đau ấy, Nguyễn Du chua xót: “Nhìn bốn phía núi liền nhau mênh mông/ Riêng để cho ngƣời nhi nữ giữ đạo luân thƣờng”. Núi liền núi, mênh mông là thế, giang sơn đấy, đất trời đây, thế mà chỉ có riêng ngƣời phụ nữ bé nhỏ phải giữ đạo luân thƣờng,

90

không thấy bóng dáng bậc nam nhi quân tử. Nguyễn Du đã thực sự trân quý sự sống của ngƣời phụ nữ với tất cả những khát khao bình thƣờng nhất, ngƣời nhất.

Một sự kiện gây tranh cãi lâu dài và lớn tiếng trong giới nhà nho là trong Truyện Kiều, nàng Kiều lựa chọn sống chứ không chết dù trong cảnh tủi nhục dày vò. Chính lựa chọn không tìm đến cái chết đến cùng của Kiều đã cho thấy quan niệm vô cùng nhân bản, đầy tình thƣơng yêu con ngƣời và trân trọng sự sống của Nguyễn Du. Đồng thời qua những sự phê phán gay gắt của các nhà nho khác về chuyện Kiều thất tiết mà không chết là nhục nhã cũng cho thấy cái nhìn khắc nghiệt của họ về giá trị của thân mạng, giá trị của sự sống. Trong cái nhìn của nhà nho về thân xác thì thấy thân con ngƣời không thuộc quyền sở hữu của chính nó mà thuộc về các mối quan hệ khác nhau. Thân xác phải hy sinh vì vai trò của nó trong các mối quan hệ xã hội đó nếu tình thế bắt buộc đòi hỏi. Cho nên Kiều phải “bán mình chuộc cha” mà phụ tình Kim Trọng, chữ hiếu vẫn nặng hơn tình riêng, dù không giữ đƣợc đạo lý “tòng nhất chi chung” nhƣng vẫn có thể thông cảm đƣợc. Thế nhƣng sau khi giữ đạo hiếu, nàng rơi vào chốn lầu xanh suốt mƣời lăm năm ô nhục mà không tự tử, không tìm chết đến cùng. Kiều không “sát thân thành nhân, xả thân thủ nghĩa” khi hoàn cảnh đòi hỏi nàng phải bảo vệ đƣợc trinh tiết của mình – đó là điều không thể chấp nhận đƣợc. Đến ngay Nguyễn Công Trứ, một nhà nho đƣợc đánh giá là “nhà Nho tài tử” với phẩm chất “thị tài, đa tình”, lại phê phán gay gắt Kiều là tà dâm, kiếp đoạn trƣờng khổ ải nàng phải gánh chịu là đáng đời:

Đã biết má hồng thì phận bạc

Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng.

91

Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thời cũng phải.

Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải,

Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu.

Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu,

Mà bướm chán ong chường cho đến thế.

Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa,

Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.

Bán mình trong bấy nhiêu năm,

Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai!

Cái nhìn của Nguyễn Công Trứ rất khắc nghiệt. Sau này, vua Minh Mệnh dù ca ngợi hiếu trung và trinh của Kiều khi cầm dao tự sát:

Gián thế pháp dĩ hoàng kim, xả thân thành hiếu; tả li sầu ư xích chử, thính muội hoàng thân;

Bạch nhận cam tâm xử nữ, thủ thân chi tiết; cẩm y hiệu thuận trượng phu, vị quốc chi tâm.

(Vì tiền vàng phá phép công bằng, phải bán mình giữ trọn hiếu đạo;mƣợn giấy đỏ tả sầu ly biệt, đành cậy em chắp mối thân tình.

Dùng dao nhọn sát thân, lòng trinh nữ giữ mình tiết lớn; khuyên áo gấm quy thuận, bậc trƣợng phu vì nƣớc phải lòng ngay.)

thì thực chất cũng chỉ là mƣợn cớ, xem đó là cơ hội tuyên truyền cho lý tƣởng đầy chất nam quyền về ngƣời liệt nữ. Hai ngƣời, một ông vua, một quan đại thần, khen và chê tƣởng nhƣ mâu thuẫn nhau nhƣng kỳ thực rất thống nhất: chết đói sự nhỏ, thất tiết chuyện lớn. Điều đáng chú ý là quan điểm khắc nghiệt có tính chất Tống Nho đối với trinh tiết phụ nữ tồn tại dai dẳng ngay cả trong cách nghĩ của Tản Đà (1889-1939), một nhà Nho có nhiều nét cách tân, từng đƣợc các nhà thơ lãng mạn Âu hóa thuộc phong trào thơ

92

Mới nửa đầu thế kỷ XX tôn vinh. Không thông cảm cho kiếp đoạn trƣờng của ngƣời phụ nữ tài sắc, Tản Đà lớn tiếng mắng Kiều là dâm, là đĩ:

Đôi làn nước mắt đôi làn sóng,

Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan,

Tổng đốc có thương người bạc mệnh,

Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan.

Trơ trơ nắm đất bờ sông nọ

Hồn có xa nghe thấy tiếng đàn.

(Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến)

Đó thật là một cái nhìn mỉa mai đến cay nghiệt của Tản Đà. Nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ trƣớc thái độ này của ông đã nhận xét: “Phải đợi đến khi bị gán cho ngƣời thổ quan, Kiều mới quyết định kết liễu đời mình. Ý Tản Đà là muốn Kiều phải chết theo Từ Hải ngay, nhƣng giữa Tản Đà và Nguyễn Du, ai là kẻ bất cận nhân tình thì đã rõ”37.

Đứng trên quan điểm “sát thân thành nhân”, “xả thân thủ nghĩa” của nho giáo, không ít các nhà nho (tiêu biểu nhƣ Nguyễn Công Trứ) đã lên án Kiều vì nàng không tìm đến cái chết nhƣ một lựa chọn duy nhất để thoát khỏi cuộc sống chốn nhà chứa để bảo toàn danh tiết của mình. Tà dâm là tội lớn mà một số nhà nho gán cho Kiều, vì đối với họ, chết đói là sự nhỏ thất tiết mới là sự lớn. Chính từ sự khắc kỷ nghiệt ngã đó đối với quyền sống của con ngƣời, mà ở đây là ngƣời phụ nữ mà chúng ta mới nhận thấy nhân cách vƣợt thời đại của Nguyễn Du. Ông đã lý giải, biện minh cho việc Kiều sống trong cảnh tủi nhục chừng ấy năm đoạn trƣờng. Nguyễn Du trân trọng sự sống của Kiều, cũng là trân trọng đời sống thân xác của nàng. Tác giả khéo léo để Tú

93

Bà, một nhân vật phản diện nói lên tiếng nói của lý trí về giá trị thân xác và sự sống hiện hữu:

Một người dễ có mấy thân,

Hoa xuân đương nhụy ngày xuân còn dài…

[…] còn người thì của hãy còn,

Tìm nơi xứng đáng làm con cái nhà.

Làm chi tội báo oan gia,

Thiệt mình mà hại đến ta hay gì.

Dù thốt ra từ miệng một nhân vật phản diện, nhƣng lời nói của Tú Bà thực sự là chân lý của đời sống. “Một người dễ có mấy thân”, con ngƣời hiện diện chỉ một lần duy nhất, sống một lần duy nhất trên cuộc đời này bằng xác thân này thôi, vậy thì cớ gì mà hủy hoại nó?. Hơn nữa, từ cái nhìn của Kim Trọng về trinh tiết của Kiều đã cho thấy quan niệm đầy tính nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du: “Nhƣ nàng lấy hiếu làm trinh – Bụi nào cho đục đƣợc mình ấy vay”. Câu nói của Kim Trọng, hay chính là cái nhìn đầy nhân bản của thi hào đối với giá trị đích thực của đời sống ngƣời phụ nữ. Đó chính là giữ đƣợc tấm lòng trong sạch; trinh tiết không phải là cái quyết định sự sống của ngƣời phụ nữ. Thân xác có thể hy sinh khi cần thiết, nhƣng cũng đáng quý, sự sống của thân là đáng trân trọng biết bao. Trải qua ngàn nỗi cay đắng đoạn trƣờng,

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết.PDF (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)