Ngợi ca những tấm gƣơng liệt nữ

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết.PDF (Trang 53)

5. Bố cục luận vă n:

2.2.2. Ngợi ca những tấm gƣơng liệt nữ

Đề cao nhân cách lý tƣởng của nho gia với hình tƣợng trung thần tiết nghĩa, có thể liều mình xả thân thủ nghĩa xuất hiện nhiều trong thơ văn của nhà nho. Vì thế nhân vật trong các sáng tác văn học cũng đầy ắp hình ảnh của những ngƣời đàn ông đang thổ lộ ý chí, đạo lý và nhân cách. Hình ảnh những ngƣời phụ nữ xuất hiện trong các tác phẩm của nhà nho trƣớc thế kỷ XVIII vốn rất ít ỏi, mà khi xuất hiện cũng đều thể hiện rõ những bài học, giá trị đạo lý của nho gia. Những cái chết vì chồng, vì nghĩa lớn của những ngƣời phụ nữ đƣợc nhà nho ngợi khen, đƣa ra làm mẫu hình khuyến khích cho mọi ngƣời học tập, noi gƣơng.

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong hai trƣờng hợp có

nhiều nhân vật nữ xuất hiện nhất của văn học trƣớc thế kỷ XVIII (trƣờng hợp còn lại là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi). Bên cạnh nhân vật nữ phản diện thƣờng đội lốt ma quỷ quấy phá, lôi kéo sĩ tử làm chuyện “đồi phong bại tục”, nổi bật lên hình ảnh những ngƣời phụ nữ đức hạnh, thủ tiết mà Nguyễn Dữ xây dựng nhằm “phê phán những quan niệm đồi trụy và khẳng định lại những giáo điều về đức hạnh, tiết nghĩa”22. Chúng ta lại bắt gặp câu chuyện về dũng khí xả thân thủ nghĩa, sát thân thành nhân của Nho gia trong Người con gái Nam Xương. Khi bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy, nàng đã gieo mình xuống sông, tìm tới cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Lê Thánh Tông đã đứng trên quan điểm nam quyền, tán thành và khẳng định hành động xả thân thủ nghĩa của nàng, tức là dũng khí biết liều thân mạng để chứng

22 Đinh Gia Khánh – Bùi Duy Tân – Mai Cao Chƣơng, Văn học Việt Nam thế kỷ X-nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, 1998, tr.519.

52

minh phẩm giá, trinh tiết với ngƣời chồng. Hay trong Chuyện nghĩa phụ ở

Khoái Châu, nàng Nhị Khanh dù gặp phải ngƣời chồng nhƣ “tuồng chó lợn”

đem nàng gá bạc vẫn một lòng một dạ, tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Nguyễn Dữ khen nàng: “Than ôi, ngƣời con gái có ba đạo theo, theo chồng là một. Nàng Nhị Khanh chết, có quả là đã theo chồng không? Thƣa rằng không. Đời xƣa bảo theo, là theo chính nghĩa chứ không theo tà dục. Chết hợp với nghĩa, có hại gì cho cái đạo theo. Theo nghĩa tức là theo chồng đó”. Những lời ấy dù ngợi ca và thƣơng cảm cho cái chết của nàng, nhƣng mục đích chính lại nằm ở việc rao giảng, đề cao đạo lý nho giáo. Cho nên ở Chuyện Lệ Nương, nàng đƣợc khen là “trinh thuần cƣơng liệt” khi tự sát quyết không theo giặc, thì Nguyễn Dữ lại phê phán nhân vật Phật Sinh quá nặng tình, vì cái chết của nàng liều chết trong trận mạc, ở vậy không lấy vợ - nhƣ thế là không biết rằng “ngƣời quân tử phải biết tòng quyền chứ không nên chấp nhất”. Chữ tình giữa Phật Sinh và Lệ Nƣơng thực có cảm động đấy, nhƣng không cao bằng đạo. Thực chất, nhà nho nhìn cái chết của những ngƣời phụ nữ không phải từ sự tôn trọng quyền sống, sự tôn trọng thân xác của họ; mà sự ngợi khen những cái chết ấy chính là một hình thức khuếch trƣơng giá trị đạo lý của nho giáo nhằm mục đích khuyến khích nêu gƣơng. Tập Hồng Đức quốc âm thi tập của hội Tao Đàn có chép lại bài thơ của một tác giả khuyết danh khen nàng Mỵ Ê, vợ vua Sạ Đẩu. Nàng bị vua Lý Thái Tông bắt đem về sau cuộc chiến, giữa đƣờng đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Tiếp tục vẫn là thái độ ngợi ca, cảm phục một ngƣời phụ nữ tiết liệt đã giữ đƣợc trọn đạo cƣơng thƣờng:

Thờ chúa thờ chồng hết tấc thương

Một mình trọn đạo việc cương thường.

Non thiêng dễ hóa hồn Tinh vệ

Nước biếc khôn nhìn mặt Sở vương.

53

Sử xanh chép để, bút còn hương.23

Cái chết tuẫn tiết của những ngƣời phụ nữ nhƣ thế, cũng giống nhƣ cảm thức chung của văn học thời kỳ này: chỉ đƣợc “nói về” mà “không tiếc” – cũng chẳng khác gì “trong Hồng Đức quốc âm thi tập có 59 bài về thời tiết, không một bài nói về tiếc xuân; trong 46 bài về nhân vật không một bài tiếc thƣơng ngƣời đẹp; trong 69 bài nói về hoa quả, không một bài tiếc hoa”24. Sử gia Ngô Sỹ Liên khen những gƣơng liệt nữ cũng nói rõ rồi: “Công chúa Thiều Dƣơng nghe tin Thái Tôn băng, kêu gào mãi rồi chết; Lê thị nghe tin chồng chết không ăn mà chết; Mỵ Ê phu nhân tiết nghĩa không lấy hai chồng, trầm mình chết; vợ Ngô Miễn là Nguyễn Thị không phụ nghĩa chồng, cũng trầm mình chết theo chồng; mấy ngƣời ấy, nết thuần hiếu trinh khiết trên đời thực không có mấy, vua bấy giờ nêu khen là phải lắm, để khuyến khích đời sau”.25. Không phải là thái độ xót thƣơng những ngƣời phụ nữ bỏ thân mạng của mình; không phải là tiếng khóc thƣơng cho một kiếp nhân sinh, bởi trong quan niệm của nho gia, chết vì nghĩa lớn: chết vì chồng là chết vì đạo nghĩa, chết để bảo toàn danh tiết là mới là ý nghĩa, đáng ngợi khen và đƣợc khuyến khích học tập.

Tiểu kết:

23 Trích theo Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc San, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2: thế kỷ X – XVII, Nxb Văn Hóa, 1962.

24 Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, sdd, tr.187.

54

Ở chƣơng này, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu quan niệm phổ biến nhất về cái chết trong văn học trƣớc thế kỷ XVIII, từ hai lực lƣợng sáng tác văn học chủ yếu là thiền sƣ và nho sĩ. Đặc điểm chung của văn học thời kỳ này chính là những quan niệm “nặng mùi đạo mà nhẹ mùi đời” (Trần Đình Sử), quan niệm về cái chết cũng không nằm ngoài điểm chung đó. Đối với các thiền sƣ thấm đẫm giáo lý nhà Phật, coi thân xác là hƣ huyễn, cái chết là lẽ tất yếu trong vòng luân hồi của tạo hóa, nên sự tan rã của xác thân đối với họ đƣợc đón nhận một cách bình tĩnh, an nhiên, tự tại. Khác với các vị thiền sƣ, nhà nho đối diện với cái chết với tâm thế hiên ngang, khí khái. Hy sinh thân xác để giữ trọn đạo, phù vua giúp nƣớc còn là niềm tự hào, thể hiện chí khí của ngƣời quân tử. Chính vì thế trong các sáng tác văn học của nhà nho giai đoạn này, chúng ta không tìm thấy tâm trạng buồn đau bi thƣơng trƣớc cái chết, mà trái lại, lại là những lời khen lƣu truyền sử sách vì những tấm gƣơng “trung thần tiết liệt”, “nữ liệt trinh khiết” bỏ mình giữ nghĩa.

Thái độ không sợ hãi trƣớc cái chết, không khóc than trƣớc sinh ly tử biệt của các vị thiền sƣ cũng nhƣ của nho gia cho thấy một sự thật về giá trị của thân xác con ngƣời không đƣợc trân trọng trong giai đoạn này. Thiền sƣ coi thân xác là hƣ huyễn, giả tạm. Nhà nho coi thân xác là phƣơng tiện thực hành đạo. Bản thân thân xác với đủ đầy những ham muốn và cảm xúc của nó, vẫn chƣa đƣợc nhìn nhận nhƣ một giá trị. Từ đây, chúng ta sẽ có một cái nhìn đối chiếu sang văn học giai đoạn XVIII – đầu XIX, một giai đoạn văn học lên tiếng cho quyền sống, cho giá trị chữ “thân” của con ngƣời, từ đó thấy đƣợc giá trị nhân văn sâu sắc của văn học thế kỷ XVIII – đầu XIX.

55

VỀ VẤN ĐỀ CÁI CHẾT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII – ĐẦU XIX.

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết.PDF (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)