Cái nhìn chủ tình về vấn đề cái chết

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết.PDF (Trang 66)

5. Bố cục luận vă n:

3.2. Cái nhìn chủ tình về vấn đề cái chết

đầu XIX.

Nền chung của tƣ tƣởng Nho gia là tự cƣờng tự lạc trong khuôn khổ việc tồn tâm dƣỡng tính. Với một nhà nho chính thống, ôn nhu đôn hậu, tình cảm thăng bình, lấy kiểm soát chế ƣớc điều tiết điều tiết tình cảm làm lẽ thƣờng. Họ vui không thái quá, buồn không bi thƣơng quá. Chí hƣớng lớn lao của họ là lập mệnh nơi sinh dân, lập thân nơi thiên hạ. Họ có thể tìm đƣợc sự thỏa mãn cho nhân sinh trong chính việc hƣớng tới hoàn thiện cho nhân cách, lấy đạo lý làm thỏa mãn. Đến thế kỷ XVIII, trong bối cảnh thời đại có nhiều đổi thay, môi trƣờng văn hóa đô thị và tinh thần thị dân mạnh lên đã tác động sâu sắc tới đời sống tinh thần của nhà nho. Kẻ sĩ thời này không còn khuôn trong chuẩn mực của thời Quang Thuận, Hồng Đức thế kỷ XV nữa. Các nhà nho không còn bám chặt vào những giáo lý đạo đức lý tƣởng của Nho giáo nhƣ những thế kỷ trƣớc. Trong tƣ tƣởng của họ xuất hiện những “mối dị đoan”, đan xen cái chính thống. Các tác giả nhà nho đã xuất hiện ngày càng mạnh cái ý thức rằng mình là một cá thể đơn trị, có những hoài bão và dục vọng cá nhân tồn tại ngoài sự ấn định của đạo đức truyền thống. Con ngƣời từ tầm cao lý tƣởng, sẵn sàng hy sinh thân mình vì đạo nghĩa của văn học thế kỷ trƣớc đã nhƣờng chỗ cho những con ngƣời phàm trần, thậm chí là những con ngƣời vốn ở địa vị thấp kém nhất nhƣ kỹ nữ, ả đào. Con ngƣời trở nên thƣơng Thân nhiều hơn gấp bội - tấm Thân bằng xƣơng bằng thịt, biết buồn vui, yêu

65

ghét, đầy những khát khao, ham muốn. Cũng chính vì thế mà cả đời thực lẫn thơ ca, nhà nho nói nhiều hơn gấp bội tới sự cô đơn, chia lìa, mất mát - tức là những điều khiến cho cá nhân bản thân mình đau khổ, bất hạnh. Đau buồn nhất trên đời này, đối với một con ngƣời cá nhân mà nói, không có gì hơn tử biệt sinh ly, yêu thƣơng nhau mà phải chia lìa kẻ sống ngƣời chết. Văn học thế kỷ XVIII – đầu XIX có thể nói là thời kỳ văn chƣơng trung đại viết nhiều nhất về cái chết, và không khó để nhận ra trong những tác phẩm văn học thời kỳ này, tràn đầy những tiếng khóc thƣơng. Tiếng khóc thƣơng trƣớc cái chết, là thái độ rõ ràng nhất cho sự bộc lộ tình cảm cá nhân nhất, riêng tƣ nhất – cũng chính là nỗi luyến tiếc sự sống. Thân xác đã chết, thì mối giao cảm thƣơng yêu cũng vĩnh viễn mất đi, không thể nào có lại đƣợc nữa. Thái độ chủ tình, trọng tình đã xuất hiện mạnh mẽ, không giấu giếm bên cạnh quan niệm duy lý truyền thống lạnh lùng của Nho gia trƣớc cái chết.

3.3.1. Khóc tình riêng ly biệt bởi cái chết: khóc cho niềm hạnh phúc trần thế ngắn ngủi.

Những bài thơ khóc vợ, khóc ngƣời thƣơng của các nhà nho của thế kỷ XVIII- đầu XIX đều hết sức cảm động, không còn hợp với đạo tồn dƣỡng tỉnh sát, “ai nhi bất thƣơng” của nho gia.

Nguyễn Kiều khóc vợ là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm:

Đào chưa tươi đã khô Quế đang thơm đã rũ

Rừng sâu bể rộng nàng hỡi đi đâu Ngọc nát châu chìm lòng tôi quặn nhớ.

Sau Nguyễn Kiều, là Ngô Thì Sĩ khóc thƣơng những ngƣời thƣơng yêu ruột thịt của mình lần lƣợt qua đời. Đó là những bài thơ thƣơng em, khóc mẹ,

66

khóc vợ, khóc ngƣời hầu, khóc bạn… “đều xuất phát từ tình cảm chân thực, thƣờng đƣợc ông viết bằng những lời lẽ mộc mạc, ít trau chuốt, ít điển cố, chỉ dùng ngôn ngữ hàng ngày, vậy mà rất xúc động lòng ngƣời”29. Vì nỗi nhớ thƣơng ngƣời em đã mất, mà trong giấc mộng còn tƣởng nhớ ngậm ngùi nhƣ đứt từng khúc ruột:

Trù trướng chích hồng kim khứ viễn, Mộng hồn phảng phất cánh kham bi. Tam canh thu chẩm phùng quân xứ, Cửu khúc sầu đoan chức ngã thì. Tuế tự dĩ tằng canh hựu cốc, Âm dung thượng bất cải tiền kỳ. Khả kham ngâm suất thôi nhân tỉnh, Vị cập ân cần tự biệt ly.

(Mộng vong đệ tứ lang)

(Ngậm ngùi vì một cánh chim hồng nay đã bay xa Mộng hồn phảng phất lại càng đau buồn

Trên chiếc gối canh ba đêm thu là nơi gặp em, Chính là lúc mối sầu chín khúc quấn quýt lấy ta. Ngày tháng đã lại qua một mùa lúa mới,

Mà nét mặt lời nói vẫn không khác xƣa. Đáng giận con dế kêu làm ngƣời tỉnh giấc, Không kịp bày tỏ tình ly biệt thiết tha.)

Là nho sĩ, nhƣng Ngô Thì Sĩ lại mang trong mình thói đa tình – đa sầu đa cảm của kẻ văn chƣơng, nhất là khi cảnh đời gặp nhiều ngang trái. Thời gian nhiều biến cố của cuộc đời, ông đã ngồi lại với riêng mình để suy ngẫm

67

và gặm nhấm nỗi đau riêng. Với ngƣời thị nữ Lý Hà, ngƣời theo hầu ông những năm tháng gió bụi, mắc bệnh mà chết, Ngô Thì Sĩ thƣơng xót cho phận nàng, cũng tự trách mình trong cảnh nghèo khó làm lụy tới tấm thân tôi đòi. Thật hiếm khi ta thấy đƣợc những giọt nƣớc mắt của nho gia khóc thƣơng cho những thân phận vốn bị coi là hèn mọn nhƣ thế này:

Tam niên bồi thị bão phong trần,

Cân quắc quỳnh nhiên bộc ngự thân.

Mệnh khởi hồng nhan thương nhĩ bạc,

Cảnh ư xích thổ xỉ ngô ban.

Dược thang lỗ mãng tình đa khiểm,

Liệm táng thông mang lễ thiểu tuần.

Cơ kiển cánh di cơ trửu lụy,

Bồi hồi tưởng vãng lệ triêm cân.

(Khốc thị nữ Lý Hà)

(Há phải hồng nhan để ta phải thƣơng cho nàng bạc mệnh,

Ở nơi đất đỏ vùng biên cảnh này ta lấy làm xấu hổ vì cái nghèo của mình

Khi ốm đau thuốc thang đã sơ sài mà tình cảm cũng thiếu thốn, Lúc mất rồi, việc chôn cất lại vội vã, không theo đủ đƣợc tuần cúng. Cảnh nghèo của ta càng làm lụy đến tấm thân tôi đòi của nàng Ta bồi hồi tƣởng nhớ lại mà nƣớc mắt thấm đầy khăn.)

Nhƣng tấm tình bi thiết và cảm động nhất của Ngô Thì Sĩ là ở những bài thơ khóc vợ, đặc biệt là ở tập “Khuê ai lục”. Hai lần góa vợ là hai mối đau lớn trong lòng thi sĩ. Cả hai lần mất vợ, Ngô Thì Sĩ đều bận việc công vắng nhà. Đó là nỗi ân hận, xót xa suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời ông, mà tác phẩm để lại đều chất chứa. .Đối với ngƣời vợ cả, đó là tình cảm thƣơng

68

xót ngƣời đã gắn bó với mình từ thuở hàn vi, đã khó nhọc vất vả vì chồng, đến khi chồng thành đạt lại không đƣợc hƣởng. Còn đối với ngƣời thiếp, ngƣời mà ông hết mực yêu thƣơng, tình cảm bộc lộ càng trở nên thảm thiết, vô cùng xúc động. Hai mƣơi bài thơ ông viết về tình cảnh chia ly kẻ thác – ngƣời còn của mối tình với ngƣời thiếp này chính là tập Khuê ai lục, thấm

đẫm nƣớc mắt. Nỗi nhớ vợ của Ngô Thì Sĩ gắn liền với những kỷ niệm khi ngƣời còn sống, còn hiện diện, tức là còn yêu thƣơng nhau, từ ấy mà nghĩ tới hiện thực đã chia lìa đôi ngả, vô cùng đau xót: “Xem lại rƣơng hòm quần áo của vợ thứ tôi, thấy áo xiêm và sách nàng đọc ngày nào còn đó, thƣơng cảm nhòa lệ. Nghỉ ở nhà ra thăm mộ vợ thứ tôi, thấy cảnh nhớ ngƣời…”30. Cái chết chấm dứt sự gặp gỡ, vĩnh viễn chia lìa mối ái ân mặn nồng gắn liền với thân xác, ngƣời ở lại nhớ thƣơng quá đỗi, đêm đêm ông vẫn “mang chăn gối ra nhà mộ ngủ” mong tìm lại hơi ấm ngƣời nhƣ thời còn sống. Chỉ tiếc có làm vậy cũng vô ích: “Lòng sầu gối rợn càng thêm buồn bã. Ngƣời ngọc cách đất, không trò chuyện gì cả, một mình với ngọn đèn leo lét, đêm dài tựa năm.” (Kỳ nhất, Hưu tại gia, thời ư thứ thất biếm đường tỉnh thị, đố cảnh tư nhân,

thành tam tuyệt). Những nỗi nhớ thƣơng vợ của Ngô Thì Sĩ mang dấu ấn hiện

diện rõ nét của thân xác ngƣời thƣơng yêu. Ông “mở xem những rƣơng bọc của thứ thất, thấy những sách vở quần áo, bất giác bùi ngùi thƣơng cảm” (Duyệt thứ thất bao sương đắc sở di thư tịnh y thường, huyễn nhiên thương

cảm):

Mỗi tự ân cần bi thặng chẩm, Nan tầm vũ mị khốc di y.

(Thƣờng tự mình băn khoăn thƣơng chiếc gối lẻ loi

Khó tìm đƣợc cái vẻ tƣơi đẹp, chỉ khóc nhìn manh áo còn để sót lại)

69

Ngắm cây đàn ngƣời vợ yêu của mình, Ngô Thì Sĩ chỉ thêm thƣơng tâm:

Tư quân vô kế phủ quân cầm,

Trụ xuế huyền giao lạc khước âm.

Án phổ dục xoang bất thành điệu,

Bồi hồi để ngoạn chỉ thương tâm.

(Thập tư)

(Nhớ nàng không có cách nào, đem cây đàn của nàng ra gảy Phím gãy dây chùn sai lạc cả tiếng

Theo bài đàn, muốn lựa xoang mà không thành điệu, Bồi hồi ngắm nghía kỹ chỉ thêm thƣơng tâm)

Trong Văn tự mình đứng tế trong ngày giỗ đầu, ông viết: “thƣờng tự

nhủ thầm rằng: ngƣời đời dù sang hèn đều có niềm vui đôi lứa, sự hòa hợp vợ chồng, đến cả côn trùng cũng vậy. Thế mà riêng tôi gƣơng vỡ lẻ đôi, chăn đơn gối chiếc, gƣợng vui đối đáp với ngƣời, vào phòng một mình than khóc. Mỗi khi gió táp mƣa sa, trăng tà chiều muộn, nghĩ đến mâm cơm trên nhà thờ, cây trúc nơi phần mộ, lại khép cửa vỗ án lệ đẫm áo đơn, thơ thẩn bàng hoàng, không biết ngỏ cùng ai đƣợc”. Rõ ràng, trong Khuê ai lục, Ngô Thì Sĩ đã

mạnh dạn miêu tả những khúc yêu đƣơng rất tình, rất ngƣời. NNC Trần Thị Băng Thanh đã nhận định rất xác đáng rằng: Không ngại ngùng khi tỏ ra mềm yếu trong tình cảm mà còn gặm nhấm những nỗi đau thƣơng riêng của mình, ông còn kể ra những điều riêng tƣ “đôi khi gần xa nhắc cả đến sự chung đụng trong quan hệ vợ chồng, nhƣ cảm giác mơ hồ về một giấc mộng, ấn tƣợng về một đƣờng nét kiều diễm ngà ngọc”31. Thậm chí ta còn bắt gặp trong tập thơ khóc vợ của ông sự chất vấn của tình cảm cá nhân trƣớc lựa chọn công danh

70

theo con đƣờng nho học: “Danh lợi là gì mà phụ nàng đến thế?”, và trong một thời điểm đau thƣơng, ông còn coi nặng tình yêu hơn công danh sự nghiệp:

Nếu sớm biết vì làm quan xa mà phải ly biệt đau khổ thế Thì tƣớc vạn hộ hầu có đáng kể gì!

(Khuê ai lục)

Nhà nho vốn vẫn coi sống chết là “thiên mệnh”, ý trời không thể cƣỡng, vì thế mà “ai nhi bất thƣơng”, nhƣng ở Khuê ai lục, ta lại nhận thấy sự dằn vặt rất bi thƣơng: “Thƣờng ngày ăn ở với nhau không dời nửa bƣớc. Thế mà tôi vừa mới đi khỏi nhà hai tháng, nay trở về chỉ đƣợc vỗ chiếc quan tài. Trời ƣ, ngƣời ƣ, thời ƣ, mệnh ƣ?” (Khuê ai tiểu truyện).

Có thể nói với thơ khóc vợ, Ngô Thì Sĩ đã rời xa nguyên tắc “thi ngôn chí” cổ điển, chủ yếu ông chỉ nói đến tình, đến những thao thức nội tâm về yêu cầu hạnh phúc cá nhân về “cái tôi”, vấn đề mà đạo lý phong kiến không cần quan tâm và các nhà thơ trƣớc vẫn ngại đề cập đến. Không phải là những câu chuyện ngụ ngôn để răn dạy đạo lý, Ngô Thì Sĩ viết về tình yêu của chính mình – về tình cảm với ngƣời vợ của mình trong nỗi nhớ thƣơng không nguôi vì cái chết đã vĩnh viễn chia lìa tình chồng vợ. Cái chết, trong thơ khóc vợ của ông, đã đặt ra vấn đề về quyền đƣợc hạnh phúc của cá nhân mỗi con ngƣời.

Không chỉ có một Ngô Thì Sĩ nặng chữ tình, một nhà nho Phạm Nguyễn Du từng viết “Luận ngữ ngu án” đề cao lối học cầu kỷ thành kỷ, theo đuổi sự hoàn thiện của nhân cách rất chuẩn mực của đạo tu dƣỡng nho giáo, lại cũng chính là ngƣời viết tập thơ Đoạn trường lục thảm đạm, tình bi tha

thiết. Vợ Phạm Nguyễn Du là chị ruột của Nguyễn Hữu Chỉnh, nổi tiếng là một phụ nữ tài sắc, không may đoản mệnh. Chính Nguyễn Hữu Chỉnh, ngƣời từng bị dƣ luận lên án là kẻ phản tặc “máu lạnh”, dày dặn chốn sa trƣờng lại là tác giả bài văn tế chị bằng chữ Nôm xiết bao cảm động: “…Thƣơng thay

71

chị, mới hai mƣơi chín tuổi, cũng là kiếp hoá sinh. Gửi mình vào tài tử mƣời ba năm, đã sống một lời nguyền cay đắng có nhau, mà vinh hiển bao giờ chƣa đƣợc thấy. Rơi máu ở nhân gian năm bảy bận, chỉ còn hai chút gái, vả sữa măng đƣờng ấy dù trƣởng thành ngày đƣợc cũng bằng không” (Văn tế chị). Lời của Chỉnh lại nhắc đến một mối sầu muôn kiếp của kẻ giai nhân – tài tử mà văn học thế kỷ XVIII – đầu XIX nói không kể xiết. Phạm Nguyễn Du cũng coi mối duyên tình với vợ nhƣ nhân duyên của tài tử giai nhân, vốn dĩ không thể gắn bó hết đời:

Hình hài vị viễn, duy vân tử

Mộng mị tương phùng cộng thị tiên

Tự cổ giai nhân, tài tử sự

Thuỳ tương nhất nhất vấn thương thiên

(Dạ bán châm quan thuỵ bán ngẫu đắc) (Hình hài chƣa hề xa, ai bảo là đã chết

Mơ mộng gặp nhau điều ấy cũng là tiên cả

Từ xƣa, nhân duyên của ngƣời giai nhân với ngƣời tài tử Nào có ai hỏi trời xanh rõ ràng đƣợc).

Nhà thơ cay đắng nghĩ đến những ngày còn lại một thân một mình thui thủi:

Ta ngã hoà nương thị nhất nhân

Như là tương hợp cự tương phân

Nương huề nhất bán thanh hương khứ

Lưu ngã si cuồng nhất bán thân.

(Đề minh tinh hậu diện nhất tuyệt)

(Ôi, tôi với nàng chỉ là một ngƣời

72

Nàng đem một nửa là hƣơng thơm thanh sạch đi rồi, Còn để một nửa là thân tôi nhƣ điên nhƣ dại này ở lại). Ở đây, ta hoàn toàn bắt gặp một con ngƣời vị tình, khóc vì tình. Tình cảm trƣớc sự chia ly bởi cái chết rõ ràng không còn dấu ấn của một kẻ sĩ quân tử “không sụt sùi trƣớc những ngƣời đàn bà”, chỉ còn lại chân dung của một con ngƣời si tình. Thậm chí, nỗi chia lìa đau đớn tới mức Phạm Nguyễn Du than ƣớc “hạp dƣ vi phụ, nễ vi phu” (sao chẳng để ta làm vợ, nàng làm chồng). Một nhà nho, “nhà thơ của hiện thực” thế kỷ XVIII đã để cho tâm của mình trôi chảy, chìm đắm trong cảm xúc cá nhân, vốn bị nho gia coi là ủy mị, yếu đuối nhƣ thế:

Tâm sự độc tri hoàn độc tiếu Thăng thương bôi tửu phụ ô hô

(Nỗi lòng một mình mình biết rồi lại một mình mình cƣời Ngoài ra, đành đem chén rƣợu để đỡ cho tiếng than)

(Kỳ tam, Sơ ngũ nhật trực Đoan Ngọ tiết,

tể sinh vi lễ, nhân thành tam luật).

Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du khóc vợ bi ai, đều là những cảm xúc đậm tính cá nhân, không gƣợng ép, cũng không giấu giếm. Tiếng khóc trƣớc cái chết, trƣớc tử biệt sinh ly của hai ông, dù chỉ khuôn tình cảm trong phạm vi quan hệ vợ chồng, một loại tình yêu trong hôn nhân, nhƣng cái tình thể hiện trong đó khiến chúng ta có thể thấy đƣợc xu hƣớng giải phóng tình cảm, đề cao con ngƣời cá nhân, coi trọng hạnh phúc trần tục trong văn học thế kỷ XVIII – đầu XIX.

Tiếng khóc vợ của Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du là tiếng lòng nhớ thƣơng, ngậm ngùi, xót xa và đậm vẻ thâm trầm buồn bã. Dù sao, trƣớc cảnh sinh ly tử biệt, dù đau buồn đến mấy ta vẫn thấy cuối cùng hai ngƣời đàn ông

73

này quay trở về với thực tại, chấp nhận “thiên mệnh”. Phải đến Phạm Thái khóc ngƣời yêu Trƣơng Quỳnh Nhƣ ta mới thấy đỉnh điểm của cảm xúc bi phẫn, chua xót gửi cả trong thơ văn lẫn trong cái bất cần ngang tàng ở đời

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết.PDF (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)