Thấm nhuần quan niệm thân xác là huyễn ảo,

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết.PDF (Trang 35)

5. Bố cục luận vă n:

2.1.1. Thấm nhuần quan niệm thân xác là huyễn ảo,

thƣờng.

Nhƣ đã trình bày ở mục 1.2 về quan niệm của Phật giáo về thân xác, con ngƣời là do “tứ đại giả hợp”, do ngũ uẩn tạo thành, vì thế bản thân con ngƣời không có tự ngã. Sắc thân, cái hình hài, thể xác cũng nhƣ cảm xúc của con ngƣời đều thuộc về cái vô thƣờng, là ảo hóa hƣ huyễn trong quan niệm của nhà Phật. Thân hƣ ảo thì cái chết vì thế hoàn toàn là lẽ tự nhiên. Quán niệm này thể hiện rõ trong sáng tác của các thiền sƣ thời Lý Trần, đặc biệt là trong các thơ, kệ của các thiền sƣ trƣớc khi chết.

Các thiền sƣ đời Lý – Trần xem thế giới hiện thực khách quan mà con ngƣời đang sống chỉ là giả tƣớng. Vạn vật, kể cả con ngƣời vốn dĩ không có gì thuộc về mình, cả thể xác lẫn tâm ý - tất cả từ không mà sinh ra, nhƣ thiền sƣ Bản Tịnh ví thân hƣ ảo chỉ nhƣ bóng hình trong gƣơng mà thôi:

Huyễn thân bản tự không tịch sinh Do như kính trung xuất hình tượng

34

Giống nhƣ cái bóng xuất hiện trong gƣơng) (Kính trung xuất hình tượng)

Cũng trong cảm quan này, Tuệ Trung thƣợng sĩ Trần Tung trong bài

Vạn sự quy y có câu:

Thân như huyễn kính, nghiệp như ảnh Tâm nhược thanh phong, tính nhược bồng

(Thân nhƣ gƣơng ảnh, nghiệp nhƣ bóng Tâm nhƣ gió mát, tính nhƣ cỏ bồng).

Với nhà sƣ Minh Lý, sắc thân chẳng có bóng, cũng chẳng có hình, chỉ là cái hƣ vô nhƣ gió trên cây tùng, trăng sáng dƣới nƣớc: thấy đấy mà không thực đấy, không phải là chân nhƣ bản thể của sự vật. Con ngƣời mê lầm trong thân xác của chính mình cũng chẳng khác nào muốn tìm kiếm và nắm giữ “một tiếng vang trong khoảng không” (kệ Thị tịch). Con ngƣời sinh ra và

bƣớc vào vòng sinh lão bệnh tử, sự sinh diệt của thân xác cũng nhƣ sự thật hiển nhiên thành trụ hoại diệt của vạn vật, nói cho cùng rất ngắn ngủi, chỉ nhƣ ánh chớp vụt qua trong cái vô cùng của vũ trụ, trong vòng luân hồi bất tận:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.

(Thân nhƣ ánh chớp có rồi không Muôn cây xuân tốt thu não nùng)

(Vạn Hạnh, Thị đệ tử)

Với tinh thần khắc phục sự mê lầm về tính thực hữu của thân xác, nhận thức đƣợc thân xác chỉ là một chặng trong chuỗi hóa sinh, chuyển tiếp giữa vô và hữu, không và sắc, các bài kệ của các thiền sƣ Lý- Trần thƣờng xoay quanh triết lý sắc không, coi cái chết nhƣ là sự trở về. Sinh – lão – bệnh – tử

35

đƣợc vẽ ra không nhằm để ca ngợi cuộc sống tƣơi đẹp với khát vọng tận hƣởng cuộc sống ấy, mà nhằm nhắc nhở con ngƣời giác ngộ phƣơng tiện tạm bợ, giả dối, hƣ huyễn của cuộc sống, nhìn ra khía cạnh vô nghĩa của tham – sân – si mà ngƣời đời vẫn chạy theo…14. Thiền sƣ Đạo Huệ đời Lý từng viết: “Đất nƣớc lửa gió và ý thức (tức ngũ uẩn) – vốn dĩ đều là không – nhƣ đám mây hợp rồi lại tan”; cũng giống nhƣ sau này Trần Anh Tông trong bài Phổ Tuệ tôn giả nói về sự bất khả của tham muốn thân xác đƣợc lâu bền:

Huyễn khu tuy kiên bất túc ưu,

Khách vân tụ tán, thủy phù bào.

(Đừng lo bền mãi thân hƣ ảo Mây hợp rồi tan, bọt nƣớc trôi)

Thân hình con ngƣời và cái chết của nó khiến ngƣời đời lo lắng, buồn bã. Đó là do con ngƣời chấp vào sự tồn tại có thật của thân xác. Các thiền sƣ đời Lý nói về sự hƣ ảo của thân xác, cái mộng huyễn của cuộc đời nhƣ một mệnh đề không cần phải giải thích, là một tất yếu hằng nhiên.

Sang đến đời Trần, sự thành hoại của sắc thân, lẽ tử sinh của đời ngƣời đƣợc phân tích, luận giải giàu hình ảnh, lời lẽ mạnh mẽ, sống động. Trần Thái Tông khi viết Khóa hư lục, trong Phổ huyết sắc thân cũng đã khẳng định quan điểm của Phật giáo coi thân xác là huyễn ảo, là nguồn gốc khổ não. Ngay từ đầu, vị vua thiền sƣ này đã viết: “Chƣ nhân đẳng, thân vi khổ bản, chất thị nghiệp nhân, nhƣợc tự dĩ thử vi chân, dã thị nhận tặc tác tử” (mọi ngƣời phải biết rằng, ngƣời ta sinh ra thì cái thân là gốc rễ của cảnh khổ não, cái chất là nguyên nhân của nghiệp thiện ác. Nếu ta cho cái thân là thực của ta, thì chính ta đã nhận giặc làm con.) Trong Phổ huyết sắc thân còn răn dạy những kẻ vô minh chấp vào thân xác, đắm chìm trong cơn mê muội sùng bái chạy theo

36

những ham muốn của thân xác, với những lời lẽ vô cùng sinh động mạnh mẽ: “lấy ảo làm chân, bỏ không theo sắc. Gáo sọ dừa cắm hoa cài ngọc; bao da bẩn đeo xạ xông lan. Cắt lụa là bọc túi máu tanh; trộn phấn hoa giồi thùng phân thối. Diện ngoài nhƣ thế mà thực gốc dơ. Không biết lấy làm hổ ngƣơi, lại cứ theo mà yêu dấu.”15. Việc sử dụng những hình ảnh nghịch dị gây ấn tƣợng rất mạnh đó chắc chắn nhằm phục vụ cho mục đích thể hiện của tác giả, song cũng cho thấy sự tái khẳng định lại quán niệm của nhà Phật, vốn cho rằng thân xác chỉ là “cái thành xây bằng xƣơng cốt và tô quét bằng máu thịt, để cất chứa sự già và chết, ngã mạn và dối gian" (Pháp Cú, câu 150). Chỉ rõ sự mê lầm “bỏ không theo sắc” của phàm nhân, Trần Thái Tông vạch rõ sự tất yếu của cái chết, rằng con ngƣời mãi mãi chỉ là kẻ lữ hành, sống một cuộc sống lƣu đầy, phải vƣợt qua “bốn núi” sinh lão bệnh tử trong hành trình cuộc đời:

Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách,

Nhật viễn gia hương vạn lý trình.

(Phong trần thất thểu làm thân khách, Ngày một xa quê vạn dặm đƣờng)

(Tứ sơn kệ tính tự)

Trƣớc cái chết, con ngƣời bình đẳng, không ai thoát khỏi một sự thật phũ phàng trƣớc sự hủy hoại, tiêu biến của thân xác mình, “dẫu có văn chƣơng nức tiếng, dù cho tài sắc nghiêng thành, nào ai có khác chi ai, rốt cuộc đều về một mối (tức cái chết)” (Phổ thuyết sắc thân). Vƣợt lên trên nỗi ám ảnh lo sợ về cái chết của những con ngƣời phàm trần vô minh, các bậc thiền sƣ minh trí giác ngộ cả sắc và không đều không có thật nên vƣợt đƣợc vòng sợ hãi thông thƣờng. Trong con mắt của các thiền sƣ, cái chết đến hoàn toàn

37

là lẽ tự nhiên. Thuần Chân thiền sƣ nhìn thấy sự sinh diệt qua thân xác: “thân thị sinh diệt pháp” (thân là sự thể hiện quy luật sinh diệt); Trì Bát thiền sƣ chỉ rõ sự tất yếu của sinh – tử gắn liền với nhau trong vòng luân hồi: “hữu tử tất hữu sinh, hữu sinh tất hữu tử” (có tử ắt có có sinh, có sinh ắt có tử); cho nên Ni sƣ Diệu Nhân nói: “sinh lão bệnh tử, tự cổ thƣờng nhiên” (Sinh lão bệnh tử, lẽ thƣờng tự nhiên)… Trong Thiền uyển tập anh, tập đại thành của văn học Thiền tông thời Lý Trần còn lƣu truyền tới ngày nay, chúng ta còn có thể tìm thấy rất nhiều các tiểu truyện về thiền sƣ kết thúc bằng những bài kệ về lẽ sinh tử trƣớc khi một vị thiền sƣ nào đó nhập diệt. Trong đó, tất thảy đều cho thấy một cảm hứng về một hình tƣợng con ngƣời mang tính chất siêu thoát, liễu sinh tử (rõ sống chết) vƣợt thoát ra khỏi sự mê chấp thân xác của ngƣời thƣờng. Chính bởi thế, điều ta bắt gặp ở các vị thiền sƣ luôn luôn là điềm tĩnh, ung dung đón nhận cái chết – một thái độ “vô úy”.

2.1.2. Thái độ vô úy (không sợ hãi) trƣớc cái chết.

Đã không chấp vào sự hiện hữu của thân xác thì không bị ràng buộc bởi những ham muốn vật dục bản năng, các thiền sƣ không màng danh lợi, địa vị, tiền bạc…; cũng không lo lắng trƣớc cái chết bởi hiểu rõ lẽ sinh tử của kiếp ngƣời.

Nhƣ Tuệ Trung thƣợng sĩ, nhìn thấy sống - chết vốn dĩ là một, cũng chỉ nhƣ một đợt sóng:

Đoán tri không bất hữu tương sa

Sinh tử nguyên tòng nhất phái ba.

(Đoán biết rằng “không” và “có” không cách nhau lắm Sống và chết vốn từ một đợt sóng.)

38

Nhƣ Giác Hải thiền sƣ biết sống hay chết là quy luật tuần hoàn của tự nhiên, nhƣ xuân đến hoa bƣớm xuất hiện, xuân qua thì bƣớm mất hoa tàn, tất thảy chỉ là giả tƣớng, huyễn ảo nên đâu cần bận tâm:

Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,

Hoa điệp ưng tu, cộng ứng kỳ.

Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,

Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.

(Xuân sang hoa bƣớm khéo quen thì Bƣớm lƣợn hoa cƣời vẫn đúng kỳ Nên biết bƣớm hoa đều huyễn ảo Thây hoa mặc bƣớm để lòng chi.)

(Thị tật – Ngô Tất Tố dịch)

Nói theo cách nói trong giáo lý Thiền tông, thì thân xác con ngƣời cũng chỉ là pháp tƣớng, một dạng thức tồn tại của bản thể. Cái chết, sự tan rã của thân xác ấy cũng chẳng qua cũng chỉ kết thúc một dạng thức tồn tại của con ngƣời mà thôi, chứ bản thể không mất đi. Trong cái biến hóa vô thƣờng, luân hồi bất tận của vạn thể, vạn vật, cái thể tính chân nhƣ hiện hữu trong tất thảy: “chân thân thành vạn tƣợng; vạn tƣợng tức chân thân” (chân thân biến hóa thành muôn vàn hiện tƣợng, muôn vàn hiện tƣợng cũng là chân thân- Hóa vận, Tuệ Trung). Thế nên đừng thấy sự vật biến đổi mà hỏi thời gian, vì chân

thân vẫn hiện hữu: “trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác; trăng trong hoa trắng rõ toàn chân” (Thiền Lão). Với các vị thiền sƣ, hôm nay và ngày mai, sống hay chết chỉ là một hiện tiền sinh khởi. Những con ngƣời phàm trần đâu nhìn thấy trong sự đến và đi của mùa xuân sự bất tử nhƣ các bậc giác ngộ:

Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận,

39

(Xuân đến xuân đi ngỡ xuân tàn, Hoa dù nở rụng tiết xuân vẫn là.). (Thiền Sƣ Chân Không)

Mãn Giác Thiền Sƣ cũng biến cuộc đời thành mùa xuân vĩnh cửu, vẫn thấy xuân đến trăm hoa đua nở, xuân đi thì muôn hoa đều rụng, nhƣng thể tính của hoa vẫn không thay đổi. Hoa ở đây chỉ là cái tƣớng bên ngoài, dù hoa vẫn nở rồi tàn thì thể tính chân nhƣ vẫn còn:

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

(Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cƣời Trƣớc mắt việc đi mãi Trên đầu, già đến rồi.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trƣớc một cành mai.)

(Cáo tật thị chúng,Thích Thanh Từ dịch) Xuân đến xuân đi, hoa nở hoa tàn ở đây cũng chính là biểu trƣng cho việc sống chết của con ngƣời, đều là lẽ vô thƣờng! Hình ảnh cành mai trƣớc sân vẫn nở hoa đêm qua trong lúc xuân tàn hoa rụng là tƣợng trƣng của bản thể trƣờng tồn. Hiểu rõ chân lý về lẽ sống chết vô thƣờng, thiền sƣ đã vƣợt khỏi vòng sinh tử luân hồi để đến chỗ chân nhƣ, tự tại: Chớ bảo xuân tàn hoa

40

nhiều vị thiền sƣ đắc đạo trƣớc khi qua đời. Trong Thiền uyển tập anh, mô típ về cách thức chết là mô típ phổ biến, có mặt ở tất cả các tiểu truyện về thiền sƣ. Đó là những cái chết đƣợc đón nhận một cách thanh thản, bình tĩnh nhƣ thể đƣợc chờ đợi từ lâu. Cái chết đối với các thiền sƣ không hề mang âm hƣởng bi kịch, mà chết – là một chặng trong luân hồi vĩnh viễn của kiếp ngƣời, chết là chấm dứt cái ảo mộng, là một sự trở về với vũ trụ:

Vạn duyên tiệt đoạn nhất thân nhàn, Tứ thập niên dư mộng ảo gian. Trân trọng chư nhân hưu tá vấn,

Ná biên phong nguyệt cánh hoàn khoan.

(Cắt đứt vạn duyên, một thân nhàn hạ, Hơn bốn mƣơi năm qua ở trong ảo mộng. Trân trọng nhắn bảo mọi ngƣời đừng gạn hỏi, Trăng gió ở bên kia thế giới lại càng mênh mông).

(Thị tịch – Pháp Loa).

Thiền sƣ Ngộ Ấn trƣớc khi viên tịch cũng ung dung mà rằng:

Diệu tính hư vô bất khả phan, Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận, Liên phát lô trung thấp vị càn.

(Hƣ vô diệu tính khó vin noi, Riêng bụng hƣ vô hiểu đƣợc thôi. Trên núi ngọc thiêu, màu vẫn nhuận, Trong lò sen nở, sắc thƣờng tƣơi).

41

Hay Vạn Hạnh thiền sƣ trong khoảnh khắc ngộ đạo của mình đã dạy đệ tử đừng sợ hãi trƣớc cái chết:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

(Thân ngƣời nhƣ chớp bóng, có rồi lại không Nhƣ cây cối mùa xuân tƣơi tốt, mùa thu khô héo Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi

Thịnh suy cũng nhƣ giọt sƣơng treo đầu ngọn cỏ)

(Thị đệ tử)

Đời ngƣời nhƣ ánh chớp, nhƣ cảnh tƣơi rồi héo úa của cây cối, nhƣ cuộc đời có lúc thịnh suy, cũng chỉ nhƣ giọt sƣơng mai trên đầu ngọn cỏ… nhận thức đƣợc quy luật sinh hóa vô thƣờng ấy của vạn pháp thì an nhiên, vô bố úy trƣớc biến thiên của cuộc đời, cái chết chẳng đáng sợ hãi nữa. NNC Trần Đình Sử đã phân tích rất xác đáng bài thơ này: “Bài thơ này thể hiện quan niệm lục nhƣ của Phật học. Theo kinh Kim Cƣơng thì mọi thứ ở đời đều huyễn ảo nhƣ mộng, nhƣ huyễn, nhƣ bào (bọt), nhƣ ảnh (bóng), nhƣ lộ (sƣơng), nhƣ điện (chớp), không có gì thật và lâu bền. Cả bài thơ là một chữ

vô tuyệt đối…Hình ảnh rất đẹp là “thịnh suy nhƣ lộ thảo đầu phô” là hình ảnh

của cái “không”. Mặc dù vậy nổi lên là con ngƣời kiên nghị, đứng trên biến ảo. “Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi” là tƣ thế của con ngƣời trí tuệ, không tự dối mình.”16.

Và với Trần Thánh Tông, sống hay chết đều nhẹ tựa mây bay:

42

Hữu nhân vấn ngã hà tiêu tức,

Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.

(Độc Phật sự đại minh lục hữu cảm) (Có ngƣời hỏi ta sinh diệt là thế nào?

Nhƣ mây trên trời xanh và nƣớc trong bình) Hoàn toàn là tâm thế an nhiên tự tại vô cùng!

Vẫn còn đó bài thơ tuyệt bút của Ngƣời, ở đó Vô Nhị thƣợng nhân đã chỉ rõ nẻo đƣờng duy nhất của kiếp ngƣời một cách vô cùng bình thản trong cái nhìn so sánh độc đáo:

Sinh như trước sam,

Tử như thoát khố.

Tự cổ cập kim,

Cánh vô dị lộ.

(Sống nhƣ mặc áo Chết nhƣ cởi quần Xƣa nay vô cùng

Không đƣờng nào khác.)

(Tử sinh, Nhật Chiêu dịch)

Sinh – tử trong con mắt của Thƣợng nhân thật đơn giản, nhẹ nhàng: nhƣ mặc áo – nhƣ cởi quần! Sinh ra, mang hình hài, sống trong cõi đời này chính là khoác lên mình chiếc áo giả tạm, đeo mang những nỗi khổ đau; cái chết mới chính là sự trở về: cởi quần – trở lại với hình hài nguyên sơ sắp sửa tan vào hƣ vô, trút bỏ những gánh nặng của cuộc đời. Con đƣờng ấy không ai có thể thoát khỏi, nhƣng trƣớc cái chết “vốn là nỗi ám ảnh to lớn của đời

43

ngƣời”, ta lại thấy ở Vô nhị thƣợng nhân sự buông xả bình thản, ung dung tự tại, nhƣ một nụ cƣời an nhiên trƣớc cái chết tới gần.

Đúng nhƣ NNC Trần Đình Sử đã nhận xét: “Con ngƣời trong văn học Lý – Trần vừa có mặt yêu nƣớc, thƣợng võ, vừa có cảm nhận sâu sắc về tính chất hƣ huyễn của cuộc đời, trƣớc hết là của cái thân con ngƣời.(…).

Thân như tương bích dĩ đồi thì,

Cử thế thông thông thục bất bi?

(Thân xác con ngƣời ta thƣờng nhƣ tƣờng vách lúc hƣ nát Tất cả ngƣời đời đều vội vàng ai mà không buồn?)

(Viên Chiếu, Tâm không)

Thân cá biệt là huyễn ảo, hoa bƣớm là huyễn ảo (Giác Hải). Sống là chết, chết là sống (Giới Không). Ngƣời ta tìm đến chân thân, diệu thể; chân

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết.PDF (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)