“Tiểu thuyết gia” Phan Kế Bính

Một phần của tài liệu Văn nghiệp của Phan Kế Bính trong những chuyển động văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX (Trang 65)

So với biên khảo , dịch thuật , sáng tác dường như không phải là công

việc Phan Kế Bính chuyên tâm . Ông để lại duy nhất một tác phẩm Hưng Đạo

đại vương. Tác phẩm xuất hiện vào năm 1912, sau Nam Hải dị nhân Tam quốc diễn nghĩa. Có lẽ truyện về các bậc dị nhân được công chúng chào đón

và kinh nghiệm dịch thuật cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Trung Hoa đã khích lệ

Phan Kế Bính thử bút viết một tác phẩm mới về danh nhân đất Việt . Mặt

khác, như đã đề cập ở trên , chuyên mục Bổ quốc sử của ĐDTC là công phu

dịch bộ quốc sử Đại Nam nhất thống chí của Phan Kế Bính . Mặc dù việc

công bố bản dịch muộn hơn cuốn tiể u thuyế t, nhưng có thể chắc chắn rằng

Phan Kế Bính đã có một hiểu biết sử liệu dày dặn . Theo phỏng đoán của

chúng tôi , tiểu thuyết Hưng Đạo đại vương đã ra đời từ nguồn cảm hứng và

sử liệu đó.

Khác với Nam Hải dị nhân là một biên khảo dựa theo các môn mục liệt

truyện, Hưng Đạo đại vương là một cuốn tiểu thuyết chương hồi được xây

dựng theo kết cấu của Hoàng Lê nhất thống chí (Việt Nam), Tam quốc, Đông

chu… (Trung Quốc). Cuốn tiểu thuyết được chia thành 17 hồi, viết về cuộc đời của Trần Hưng Đạo, một anh hùng dân tộc thời Trần, từ khi ra đời cho đến khi “nghìn thu hiển khánh”.

Ngay trong Nam Hải dị nhân cũng có kể về Hưng Đạo Vương, tuy nhiên

cách kể ở đây hết sức sơ lược, ngắn gọn như kiểu tóm lược lại cuộc đời của

một vị anh hùng. Với tiểu thuyết Hưng Đạo đại vương Phan Kế Bính đã thuật

dựng lại một cách tỉ mĩ, kĩ lưỡng cuộc đời của một vị tướng có nhiều công trạng với dân tộc. Một vấn đề đặt ra là việc tiếp thu sử liệu của Phan Kế Bính đến đâu trong khi viết tiểu thuyết này và mức độ hư cấu đến đâu so với các sử gia xưa ghi chép lại. Để thấy rõ hơn điều này, ta có thể đặt trong tương quan với Đại Việt sử ký toàn thư. Đây chắc hẳn là nguồn sử liệu quý báu mà trong

quá trình viết cuốn Hưng Đạo đại vương, Phan Kế Bính không thể không

tham khảo. Nếu đem đối sánh ta dễ dàng nhận ra những chi tiết trong Hưng

Đạo đại vương đã lấy từ Đại Việt Sử ký toàn thư. Ngay ở phần nêu tiểu sử của

Hưng Đạo Vương, trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ đơn giản dừng lại ở việc

kể rằng có một thầy tướng số nhận định về Trần Quốc Tuấn: “[Người này]

ngày sau có thể giúp nước cứu đời”(13) nhưng trong tiểu thuyết của Phan Kế

Bính điều này được đặc tả bằng việc tạo dựng giấc mơ của Vương phu nhân: “Trước đây phu nhân mơ thấy một ông thần toàn vàng, tướng ngọc, tự xưng là Thanh Thiên Đồng Tử, phụng mệnh Ngọc Hoàng ban cho kiếm ấn và đủ tam tài, ngũ bảo, xuống xin đầu thai nhân thế. Lúc Ngài sinh ra, gió thơm, khí sáng rực nhà” [28, tr. 23].

Một chi tiết thể hiện được phong thái uy nghiêm, dũng cảm của Hưng

Đạo Vương là việc tiếp sứ phương Bắc. Ở Đại Việt Sử ký Toàn thư chi tiết

này chỉ dừng lại ở việc đại vương bị đâm vào đầu, máu chảy ròng ròng mà vẫn bình thản nói chuyện nhưng trong cuốn tiểu thuyết của mình, Phan Kế Bính thêm vào sự việc hai tướng dưới trướng của ngài là Dã Tượng, Yết Kiêu được chứng kiến cảnh tượng này, xảy ra xô sát với lính giặc, mặc dù vậy Hưng Đạo vẫn ân cần dạy rằng: “Chúng nó tuy vô lễ, nhưng mình phải lấy quân làm trọng” [28, tr. 52].

Hay ở một loạt các chi tiết khác cũng cho thấy việc Phan Kế Bính đã dùng chất liệu của lịch sử nhưng có thêm thắt yếu tố hư cấu ở trong đó để làm bật nổi hơn vai trò, sức mạnh, tài năng cũng như sự đức độ nhân từ của Hưng Đạo Vương. Để thể hiện hết uy lực, tài ba của vị tướng này đến độ cảm động cả thần tiên, tác giả đã thêm chi tiết hai cô con gái của Đại Vương dạo chơi, gặp Tiên mẫu trao cho thanh kiếm thần, giúp cho việc trừ yêu thuật trong khi

(13)http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1ntn4ntn31n343tq83a3q3m3

đánh giặc. Sự việc kì lạ này đã dẫn tới việc hư cấu thêm chi tiết Bá Linh là giặc phương Bắc, theo Thoát Hoan qua xâm lược nước ta, có rất nhiều yêu thuật trong người, đến khi bị bắt, Hưng Đạo đại vương phải sử dụng đến thanh kiếm thần này mới chém đầu được hắn…

Không chỉ dừng lại ở việc hư cấu này, tác giả còn đặc tả một loạt các tì tướng giỏi của Hưng Đạo như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa… đều có tài năng phi thường, xuất chúng và đều được Hưng Đạo Vương tin yêu. Hay như chi tiết tì tướng của Hưng Đạo là Yết Kiêu đã dùng thanh thần kiếm của

chủ tướng để giết yêu thần cũng không có trong Đại Việt Sử ký Toàn thư:

“Tháng Sáu năm ấy, đang tự nhiên trời tối ngay lại. Mây kéo đen xì, sóng gió nổi lên ầm ầm. Thượng Hoàng, vua và các tướng không biết tại sao mà thế. Hưng Đạo Vương mới sai Yết Kiêu cầm thanh Thần kiếm xuống sông, xem có yêu thần thì cứ giết. Dưới sông bấy giờ còn đương sóng to gió dữ. Yết Kiêu thấy vô số những ba ba, giải, thuồng luồng, rắn to, cá nhà táng, cá ông voi… Các giống thủy tộc vây quanh mình Yết Kiêu chực ăn thịt. Yết Kiêu vung kiếm chém yêu quái chết rất nhiều. Sau một hồi, thấy con thuồng luồng rất to lao đến, Yết Kiêu đuổi theo định giết, nhưng con vật ấy đã biến mất. Yết Kiêu bơi lên mặt nước, rồi nhảy vào thuyền. Trước đó các tướng tưởng là Yết Kiêu đã bị yêu quái ăn thịt rồi. Bỗng tự nhiên sóng gió yên, mặt nước đỏ toàn những máu. Thấy Yết Kiêu ai cũng vui mừng” [28, tr. 142]. Đặc tả sức mạnh của tì tướng là cách khác bộc lộ uy lực, tài năng của Hưng Đạo.

Bên cạnh đó , tâm lý , tính cách nhân vật Trần Hưng Đạo – những điều không thể đòi hỏi có mặt trong các bộ sử – đã được tiểu thuyết gia chú ý . Sử liệu đã ghi lại vắn tắt tình thế vì xã tắc giang sơn , vị tướng này sẵn sàng dẹp bỏ mối hiềm thù cá nhân sang một bên , toàn tâm toàn sức dốc lòng phụng sự

theo đúng đạo nghĩa vua tôi . Mượn chi tiết này trong Đại Việt Sử ký Toàn thư,

nào rời nhưng trên tay thường cầm một tay trượng đầu bịt nhọn. Các quan vốn có người chưa tin bụng Ngài vì nghĩ Ngài sẵn có tị hiềm với vua thì biết đâu có ý thống lĩnh quốc gia. Và để gạt bỏ đi dị nghị này, Ngài liền rút cái đầu sắt nhọn ở cây trượng bỏ đi, chỉ cầm trượng đầu bằng. Quần thần bấy giờ mới yên tâm. Không chỉ là những cử chỉ, hành động mà đôi khi qua lời nói cũng thể hiện rất rõ tấm lòng của Ngài với xã tắc dân tộc:

Khi vua tới Vạn Kiếp cho đòi Hưng Đạo Vương đến hỏi rằng:

- Trẫm nghe trong truyện Mạnh Tử có nói chinh chiến thì dân điêu linh? Hay là trẫm hãy hàng đi để cứu mệnh muôn dân?

Hưng Đạo Vương tâu rằng:

- Bệ hạ nghĩ vậy thật là nhân đức. Nhưng còn tôn miếu, xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã rồi sẽ hàng. Đầu tôi còn thì xã tắc cũng còn, xin Bệ hạ chớ lo”. Lần khác khi thấy thế giặc mạnh, vua hỏi ý kiến của Hưng Đạo Vương thì lời lẽ ứng đối của Ngài rất kiên quyết: “Được thua là sự thường. Xin Bệ hạ cứ kiên tâm. Tôi sẽ liệu cơ, tùy thế mà chống trả. Không sợ gì cả. [28, tr. 97- 98]

Một chi tiết khác : Cha Ngài là An Sinh Vương vốn có tị hiềm với vua Thái Tông. Khi sắp mất, cha Ngài căn dặn: “Con làm thế nào lấy được thiên hạ cho cha, thời cha chết mới nhắm được mắt” [28, tr.116]. Mặc dù vậy, Ngài vẫn hết lòng thờ vua, luôn giữ tấm lòng trung quân ái quốc mà không có một chút tư lợi nào khác. Chính vì thế khi người con thứ là Quốc Tảng bày tỏ suy nghĩ của mình: “Ngày xưa vua Thái Tổ nhà Tống vốn là một ông lão làm ruộng, còn biết thừa cơ tranh cướp lấy thiên hạ. Huống chi bây giờ cha đang nắm cả quyền binh ở trong tay, việc gì chẳng lấy” [28, tr.229], Ngài đã hết sức phẫn nộ, tức giận. Nếu không có sự can ngăn của các tướng, Ngài đã chém đầu con trai mình vì cho là loài bất trung, bất hiếu.

Vì tiểu thuyết viết về một bậc tướng tài , nên chiến trận là nội dung được tác giả rất quan tâm . Từng trận đánh với những mưu lược, cách bày binh bố

trận được miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng trong Hưng Đạo đại vương. Cụ thể khi đương đầu với Bá Linh, là quân của Thoát Hoan có nhiều yêu thuật thì Trần Hưng Đạo cũng nghĩ ra được nhiều kế hay, khi giặc dàn thế trận, dùng yêu thuật làm cho quân ta thất đản kinh hồn thì Hưng Đạo đã cho dùng uế vật như máu chó, máu dê để chống lại, hay khi đi bắt Bá Linh giỏi tàng hình lẩn trốn thì Hưng Đạo đã đưa chỉ ngũ sắc cho Yết Kiêu nhằm tóm gọn hắn… Đây đều là những chi tiết mà hầu như không có mặt trong những bộ sử chính

thống như Đại Việt Sử ký Toàn thư.

Có thể nói, trong tiểu thuyết Hưng Đạo đại vương của Phan Kế Bính,

hình ảnh Trần Hưng Đạo được khắc họa trong cái nhìn rất đa chiều. Không chỉ là mối quan hệ lớn với vua, với xã tắc mà còn là những mối quan hệ rất đời thường, chủ-tớ, cha–con, vua–tôi… Mỗi một hành động, một sự việc của

Trần Hưng Đạo trong Hưng Đạo đại vương được kể, được nhìn nhận có phần

kĩ lưỡng và mang yếu tố chủ quan hơn những bộ sử chính thống. Trong mỗi sự kiện lịch sử, hình ảnh người anh hùng luôn luôn nổi bật.

Cũng như Nam Hải dị nhân, Hưng Đạo Đại Vương chưa thoát khỏi

phương thức thuật sự của văn học Trung đại , nhưng ý nghĩa cách tân của tác giả là ở chỗ đã viết lại những câu chuyện đó bằng chữ quốc ngữ , một thứ văn tự còn đang trong giai đoạn tập rèn diễn đạt . Và thông qua hình ảnh vị tướng

tài ba, có nhiều công trạng đóng góp cho lịch sử dân tộc, tiểu thuyết Hưng

Đạo đại vương không chỉ đơn thuần đọc để mà đọc trong hoàn cảnh đất nước

lúc bấy giờ. Không hoàn toàn mang tính chất “dị nhân” như Nam Hải dị nhân

với những chi tiết hư cấu, bên cạnh cảm hứng dân tộc còn mang tính giải trí

rất rõ trong thị hiếu người đọc. Đọc Hưng Đạo đại vương của Phan Kế Bính

thấy được nguồn cảm hứng dân tộc rất đậm đặc ở trong đó.

Thời kì này, các ký sự lịch sử cũng như tiểu thuyết lịch sử xuất hiện rất nhiều tạo nên một hiện tượng rất mới và thú vị. Lúc này, ở Bắc Kỳ có những

nhà văn viết lịch sử ký sự và truyện ký như: Phan Trần Chúc, Đào Trinh Nhất, Nguyễn Triệu Luật… Ở Phan Trần Chúc bắt gặp các lịch sử ký sự như:

Vua Hàm Nghi, Lê Hoan, Vua Quang Trung, hay các tiểu thuyết lịch sử như:

Cần Vương, Dưới lũy Trường Dục, Danh nhân Việt Nam qua các triều đại

Đào Trinh Nhất với Phan Đình Phùng, Trần Thanh Mại với Tuy Lý Vương,

Nguyễn Triệu Luật với: Bà Chúa Chè, Loạn Kiêu binh, Chúa Trịnh Khải,

Ngược đường Trường Thi đều là những cuốn ký sự lịch sử nổi tiếng.

Không chỉ ở Bắc Kỳ, các nhà văn Nam Kỳ cũng viết rất nhiều về lịch sử dân tộc xoay quanh các triều đại. Không kể Trương Duy Toản, Tân Dân Tử là hai nhà văn chuyên viết về lịch sử Nam Bộ thời Nguyễn Ánh thì còn có Hồ

Biểu Chánh với Nam Cực tinh huy viết về Ngô Quyền, Nặng gánh cang

thường viết về lịch sử thời Lê Thánh Tông; Nguyễn Chánh Sắt với Việt Nam

Lê Thái Tổ; Việt Đông có Vì nước bạc tình; Phạm Minh Kiên thì có tận năm

tác phẩm tiểu thuyết lịch sử dân tộc viết về Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và nhà Hậu Trần… Khi viết về lịch sử dân tộc, các nhà văn ấy có ý thức rất rõ về công việc của mình là nhằm phổ biến quốc sử vào dân chúng, qua đó hun đúc lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Trong lời tựa cho

quyển Việt Nam Lý Trung hưng của Phạm Minh Kiên, Nguyễn Chánh Sắt có

nói đến lịch sử xa xưa nữa của dân tộc – từ bà Trưng, bà Triệu và than phiền là dân ta không biết sử ta bằng sử Tàu:

Nay thử ngồi nhắc đến những chuyện Hạng Võ, Bái Công hoặc Quan Công, Tào Tháo, hoặc Tiết Nhân Quý với Địch Thanh, hoặc Nhạc Phi hay Tần Cối… thì chẳng những đàn ông mà thôi, lâu cho đến đàn bà con nít cũng đều thông thạo như ăn cơm, như uống nước hàng ngày. Bằng mà nói qua những chuyện như bà Trưng, bà Triệu, như Lý Tướng quân, như Trần Hưng Đạo vương, như Lê Thái Tổ, như Nguyễn Hoàng, như Lê Công, như Võ Tánh… thì có nhiều kẻ lại mang nhiên, lửng lửng lơ lơ đối với lịch sử của nước nhà.(14)

Trong lời tựa tiểu thuyết Việt Nam Lê Thái Tổ của mình, Nguyễn Chánh Sắt nhắc đến lịch sử Đinh, Lê, Lý, Trần và mục đích sáng tác của mình: “Nước Việt Nam ta từ ngày lập quốc nhẫn xuống Đinh, Lê, Lý, Trần cho đến bổn triều, trải qua bốn ngàn năm, biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt, dọc trời ngang bể, oanh oanh liệt liệt mà đối phó với nước ngoài (…), sánh với các nước bên cõi Á Đông này thì dân tộc Việt Nam ta cũng được vẻ vang trong

lịch sử”(15). Nỗi niềm trăn trở, đau đáu về lịch sử nước nhà của mỗi nhà văn đã

dẫn đến sự nở rộ của tiểu thuyết lịch sử và cũng là một bước chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng của các tác giả. Chú trọng đến đề tài lịch sử, các nhà văn đã nêu bật được khát vọng của cả một dân tộc, muốn tìm lại “hồn nước” một thời. Mỗi trang văn tái hiện lại quá khứ hào hùng của dân tộc là để ấp ủ lòng yêu nước, thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, nhắc nhở quốc dân đồng bào đừng bao giờ quên quá khứ và góp tiếng nói vào phong trào đấu tranh của nhân dân. Bên cạnh đó, tiểu thuyết lịch sử ra đời cũng có nguyên nhân từ yêu cầu đa dạng về thể loại trong tiến trình hiện đại hóa văn học. Một mặt khác không kém phần quan trọng, đó là sự phản ứng lại hiện tượng dịch thuật truyện Tàu: “Người đọc ở mọi tầng lớp, và họ tiêu thụ ở những mức độ khác nhau. Người ta làu thông tên tuổi của những anh hùng Trung Quốc có thật hay tưởng tượng nhiều hơn là tên tuổi các anh hùng liệt

nữ Việt Nam”(16). Như vậy, dù viết về đề tài lịch sử dưới hình thức kí sự hay

tiểu thuyết thì vấn đề mà các nhà văn hướng tới vẫn là việc đề cao truyền

thống dân tộc, nhắc nhở lại vấn đề quốc hồn quốc túy của dân tộc. Hưng Đạo

đại vương của Phan Kế Bính cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.

(15)Việt Nam Lê Thái Tổ, Nguyễn Chánh Sắt, tiểu thuyết lịch sử, 4 tập, Đức Lưu Phương xuất bản, SG, 1929, tr.1 – 2.

Bên cạnh phương diện cảm hứng chung về lịch sử dân tộc thì Hưng Đạo

đại vương của Phan Kế Bính cũng giống như một số tiểu thuyết lịch sử khác

thời kì này còn chịu ảnh hưởng lớn của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa từ ngôn ngữ, kết cấu cho đến cách xây dựng nhân vật, mặc dù có một số cách tân về

Một phần của tài liệu Văn nghiệp của Phan Kế Bính trong những chuyển động văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX (Trang 65)