Các giá trị văn hóa vănchương Việt Nam đầu thế kỷ XX: lựa chọn xã hội và

Một phần của tài liệu Văn nghiệp của Phan Kế Bính trong những chuyển động văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX (Trang 83)

chọn xã hội và lựa chọn của Phan Kế Bính

3.2.1. Đầu thế kỷ XX, khi công cuộc bình định quân sự đã hoàn thành, người Pháp bắt đầu nghĩ đến công cuộc khai thác thuộc địa và xây dựng một xã hội mới phù hợp với chính sách cai trị thực dân, trong đó giáo dục và văn

hóa là hai vấn đề được lưu tâm nhiều và khá sớm . Việc xây dựng nền giáo

dục Pháp – Việt đi liền với bãi bỏ chế độ khoa cử Hán học từ năm 1919, đưa chữ viết Latinh hóa thay thế cho chữ Hán và Nôm đã khiến nhiều người Việt Nam bị cắt rời khỏi nền văn hóa truyền thống. Trong khi các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa như Triều Tiên, Nhật Bản vẫn sử dụng chữ viết cũ, để tiếp thu văn minh phương Tây, và do đó mà duy trì được

văn hóa truyền thống, thì người Việt Nam lại tách khỏi môi trường sống quen thuộc để chuyển sang một không khí sinh hoạt mới. Nói cách khác , so với tất cả các nước trong khu vực Đông Á đầu thế kỷ XX , Việt Nam đã phải trải qua một thách thức ngặt nghèo hơn rấ t nhiều trong việc xây d ựng nền văn hóa văn chương dân tộc , và đội ngũ trí thức Việt Nam cũ ng phải “gánh nặng đường

xa” hơn hẳn các đồng nghiệp của mình trong một ám ảnh “thất cước” , “lạc

loài” cũng hơn hẳn .

3.2.2. Trong cuộc va chạm văn hóa đầu thế kỷ XX, người Việt Nam bị đặt vào thế “hạ phong”. Tuy nhiên, khi tiếp thu văn hóa phương Tây thông qua văn hóa Pháp, người Việt Nam đã tìm thấy ở đó những nhân tố mới phục vụ cho công cuộc đấu tranh tự lực, tự cường, mở đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong tình thế lịch sử bức bách đầu thế kỷ XX, các trí thức dân tộc nhận ra một nhiệm vụ tức thời: phải học cái khôn, “cái xảo” của phương Tây, trước hết để canh tân đất nước, làm cho dân trí được nâng cao, bách nghệ được mở mang, nước nhà hưng thịnh. Một trong những điều mới mẻ của công cuộc canh tân này là việc học và thi chữ Hán bị hoàn toàn bãi bỏ từ năm 1919. Lớp thanh niên mới lớn hầu như mất dần những mối dây liên lạc gắn bó với truyền thống văn hóa quá khứ, bị văn minh phương Tây, văn hóa Pháp chinh phục. Tình trạng này đem lại cho dân tộc cả hai mối lợi và hại. Nhiều nhân tài được đào tạo , trở thành những tân trí thức , am hiểu văn hóa phương Tây . Song cái hại là việc dấy lên nguy cơ: đất nước sẽ ngập tràn những “ông Tây An Nam” và những kẻ nô lệ da vàng chỉ biết có mẫu quốc Pháp. Không chỉ các nhà nho yêu nước mà nhiều văn thi sĩ, trí thức thời đó đã luôn luôn lên tiếng cảnh tỉnh về “cái nguy mất gốc” này. Và để khắc phục, vấn đề “Làm sao mà gây dựng được một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt Nam” (Nguyễn Triệu Luật) đã được đặt ra , và ngay lập tức thu hút được khá

nhiều cây bút học vấn uyên thâm trên các lĩnh vực. Có thể nói , đó là bước chuyển vấn đề dân tộc từ trường quân sự , chính trị sang trường văn hóa. Chủ đề dân tộc, dân tộc tính trở thành mối quan tâm hàng đầu của họ . Các nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân trong văn hóa văn chương đã chỉ ra rằng đây là kiểu phản ứng mang tính quy luật và phổ quát ở các vùng thuộc địa trong thời kỳ thực dân hóa.

Trên thực tế, các cuộc tranh luận quốc ngữ - quốc học - quốc văn trong 30 năm đầu thế kỷ XX trên báo chí đã thể hiện rất rõ đặc thù của cuộc chuyển đổi, lựa chọn nói trên. Và vấn đề quốc ngữ đã có thể coi là được “an định” với

sự tham gia của các chí sĩ duy tân và tờ ĐDTC. Từ 1917 trở đi, cuộc tranh

luận chủ yếu diễn ra với vấn đề quốc học - quốc văn . Trên trận địa văn hóa văn chương, ý thức này được thể hiện sâu sắc ở ước nguyện xây dựng “nền văn hóa văn chương Việt Nam” – nền văn hóa văn chương dân tộc viết bằng chữ quốc ngữ. Nhưng theo cách nào và gồm những gì – đó là tâm điểm của các tranh luận, luận chiến.

Năm 1917, NPTC ra đời đã dành riêng một chuyên mục Văn uyển “rộng

mở” nhằm để “hoan nghênh các nhà văn sĩ mới nước ta, nhất là những nhà đã khéo đào luyện cái chất nôm mà mở rộng đường cho một lối văn chương

riêng bằng quốc ngữ” (Mấy nhời nói đầu - NPTC). Các nhà chủ trương NPTC

cho rằng: “Bao giờ nhời nôm ta có được “bằng nhập tị ch” vào cõi văn chương

thì sự học trong nước mới có cơ phát đạt lên được”. Năm 1924, trên báo Hữu

thanh, chí sĩ Ngô Đức Kế, người đã phản bác gay gắt Phạm Quỳnh về vấn đề

Truyện Kiều cũng công nhận phải xây dựng một nền quốc văn. Học giả họ Ngô cho rằng: giữa lúc học giới đang ở thời kỳ “giáp hạt” mà xây dựng nền quốc văn là “đúng dịp gặp thời”. Song Ngô Đức Kế không chủ trương cắt đứt với quá khứ, ông muốn xây dựng nền quốc văn dựa trên sự tiếp thu cả văn

hóa Đông Tây “không phải tìm tài liệu ở đâu xa, không phải phí công trình cho trọng đại, lấy cái tinh thần trong Hán văn làm đất cát, lấy cái trí thức trong Pháp văn làm gạch đá, mà lấy quốc ngữ làm vôi hồ, thực là một cái nền tốt đẹp cho mười mấy triệu con Hồng cháu Lạc cất nhà xây vách ở trên ấy, sinh trưởng cư tụ ở trên ấy, núp nắng mưa bão lụt, giữ trộm cắp cướp bóc ở

trên ấy” (Nền quốc văn). Có điều là tác giả nhận xét rất tỉnh táo rằng đương

thời việc xây dựng nền quốc văn “chẳng qua là cái mộng tưởng của đôi ba nhà học giả, mà chưa phải là tâm lý chung của quốc dân”. Cho nên những bậc thượng lưu, trung lưu hữu tâm với quốc văn, hiểu rõ vai trò của quốc văn phải “tính cái phương pháp đắp dựng thế nào” để “sao cho nhân dân trong làng trong tổng, bất luận kẻ trên người dưới, ai cũng có cái nghĩa vụ”, “cũng phải xắn tay vén áo ra mà làm”. Có lẽ đó là một nhận định chính xác, cho nên trên các báo chí, các nhà văn, các học giả tiếp tục cổ vũ cho nền quốc văn. Mãi

đến năm 1939, trên Tao đàn (số 1, số 2), Phan Khôi vẫn kêu gọi: “Hỡi, người

Việt Nam trở về với quốc văn!” (Khái luận văn học chữ Hán ở nước ta).

Cùng năm, trên Tao đàn (số 5), Nguyễn Triệu Luật cũng mượn ý ấy để kết

thúc ý kiến phải làm sao mà gây được một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt

Nam: “Hỡi người Việt Nam, hãy trở về với quốc văn” (Lan Khai – Cái nguy

mất gốc). Còn Phạm Quỳnh trong khi luận về Văn quốc ngữ cũng đã bày tỏ

quan điểm: “Nhờ cả các bậc cựu học tân học trong nước vun trồng vào, thì cái mầm quốc văn mấy nỗi mà mọc thành cây, sinh hoa kết quả, thêm tốt đẹp cho cảnh vườn cũ đất Việt Nam này. Nhà Tây học thì phỏng cái lối thuyết lý tả thực của Âu châu mà vụ cho lời Nôm được rõ ràng thiết thực, trọng phép trực tiếp hơn gián tiếp. Nhà nho học thì theo cái lối từ chương biền ngẫu của văn Tàu mà luyện cho lời Nôm được chải chuốt nghiêm trang, dùng phép gián tiếp hơn phép trực tiếp. Hai lối điều hòa với nhau thì quốc văn cũng được đủ

tư cách mà ra ứng đối trong trường ngôn luận, kết cấu trong cõi văn đàn” [22, tr. 62]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế, lựa chọn kết hợp Đông Tây này đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX và người đại diện cho xu hướng dung hòa chính là Trương Vĩnh Ký. Sang thế kỷ XX, chủ trương này lại được tiếp nối. Trong bài “Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây”, Phạm Quỳnh đã trình bày quan điểm của mình: “Bọn ta sống giữa đời Đông–Tây giao thiệp, Âu–Á một nhà, đối với văn hóa Tây phương, đối với văn hóa Đông phương, đối với tinh thần Âu châu, đối với tinh thần Á châu, phải nên có một thái độ như thế nào?”. Tác giả còn đồng tình và tin tưởng ở chủ trương “Thổ nạp Âu-Á” với việc “phải điều hòa hai bên, giữ lấy cái hay mà bỏ cái dở”. Đường lối mà Phạm Quỳnh vạch ra ở đây là việc muốn điều hòa thì phải “tham bác cả đôi bên, nghiền ngẫm cho thâm thúy, rồi mới châm chước cho vừa phải”.

Chúng tôi dừng lại lâu hơn ở nhân vật Phạm Quỳnh , bởi ông là người

tham bác cả văn hóa Đông Tây , và bởi ông gắn liền với hoạt động của NPTC

- tờ báo chính thống và có thời gian tồn tại khá lâu dài – nên đã ảnh hưởng không nhỏ đối với con đường tạo dựng nền văn hóa dân tộc thời kỳ này . Vì sao mà phải điều hòa cả con đường Tây học và Đông phương? Ông chủ bút

NPTC đã đưa ra lí giải: “Người Nam ta nếu túy tâm về Âu hóa mà không hồi

cố đến căn bản mình, thời không khác gì người đi vay nợ mà ăn, tất có ngày vỡ nợ”. Mặc dù theo phái tân học nhưng Phạm Quỳnh luôn kêu gọi bồi bổ quốc văn, di dưỡng tinh thần truyền thống mà một trong những điều này được ông nhấn mạnh là ở cốt cách tinh thần của Nho học: “Chắc ngày nay nho học đã nhiều phần quá cũ rồi, không hợp thời nữa, nhưng cũ là về phần hình thức mà thôi, còn phần cốt cách tinh thần, còn cái gốc đạo đức của nho học thì cùng với núi sông mà sống mãi muôn đời; ta nên bỏ là bỏ phần hình thức

phiền toái, còn phần cốt cách tinh túy phải giữ lấy, vì nước ta còn có mặt trên địa cầu là còn phải nhờ cái tinh thần cố hữu ấy mới sống được”[22, tr. 335]. Nổi bật trong chủ trương của Phạm Quỳnh là “Thổ nạp Âu-Á”, và được thể hiện ra một cách sâu sắc rõ nét trong việc lựa chọn ngôn ngữ sáng tác, ngôn ngữ văn chương: “Yêu quí nước mình không phải là ruồng bỏ tiếng nước ngoài. Yêu quí tiếng người mình là phải khéo lợi dụng tiếng nước ngoài để làm cho tiếng quốc âm mình giàu có thêm lên. Cho nên những người vì “thương tiếng nước nhà” mà muốn “bài trừ chữ Hán” là tỏ ra ý kiến thấp hẹp vậy” [22, tr. 352]. Mặc dù theo tân học với khả năng tiếng Pháp thông thạo nhưng khi bàn về văn chương truyền thống, Phạm Quỳnh vẫn dùng những lời lẽ rất tha thiết:

Nhìn ngược, nhìn xuôi, trông xa, trông gần, chỉ thấy rừng “nho” man mác, là rậm um tùm, muốn thoát ra ngoài mà không thoát được, đi mãi không cùng. Bấy giờ mới tỉnh ngộ mà biết rằng người mình sinh trưởng trong góc rừng nầy đã mươi đời, những khi gió táp mưa sa được ẩn thân ở dưới cây cao cỗi lớn, nay muốn thoát ly mà ra ngoài, bông lông trong đồng rộng bể khơi sao đành? Chi bằng ta cứ nương náu ở đây, mở rộng phá quang, đặt đường xẻ lối, cho tiện sự giao thông, để đón lấy gió Âu mưa Mỹ, mà ra công ráng sức tài bồi cho cái đất cũ mấy nghìn năm này có ngày được rạng vẻ phong quang, tốt tươi đẹp đẽ [22, tr. 353].

Tư tưởng điều hòa Pháp–Việt, giao thoa Đông–Tây trở đi trở lại rất nhiều lần qua một loạt bài viết đề cập đến vấn đề chữ quốc ngữ, bàn về tính dân tộc, quốc hồn quốc túy như “Văn quốc ngữ”, “Chữ nho với văn quốc

ngữ”, “Bàn về quốc học”, “Quốc học với Quốc văn”... Ông chủ bút báo Nam

Phong đã nỗ lực cho việc gây lấy trong quốc dân một chủ nghĩa quốc gia ôn hòa, Pháp–Việt đề huề bằng văn hóa .

Như vậy có thể thấy đầu thế kỷ XX học giới Việt Nam dù quan điểm

chính trị sâu bên trong có những khác biệt , đã gần như thống nhất ở chủ

trương xây dựng nền quốc văn cho dân tộc dựa trên sự kết hợp văn hóa cả Đông và Tây (trong đó chất phương Đông được hiểu theo nghĩa văn hóa

truyền thống dân tộc gắn liền với văn hóa truyền thống Trung Hoa ), với sự

tham gia của cả hai tầng lớp cựu và tân học . Điểm khác biệt gần như chỉ ở

mức độ và những lựa chọn cụ thể khi sáng tác , dịch thuật, biên khảo. Nói cách khác, xây dựng một hình ảnh dân tộc theo cách lọc lựa các yếu tố của truyền thống kết hợp với những yếu tố khác nữa – yếu tố phi truyền thống – đã thành

một lựa chọn . Lựa chọn này cũng gặp gỡ với chủ trương của chính quyền

thực dân Pháp , thậm chí có thể nói đó là một tương nhượng giữa kẻ thống trị và người bị trị(26).

(26) Không chỉ người Việt Nam muốn giữ lấy bản sắc, truyền thống, tính dân tộc của đất nước mình trước nguy cơ thống trị tinh thần mà cả người Pháp – với tư cách là nước bảo hộ - cũng cho rằng muốn cai trị thành công xứ thuộc địa thì trước hết phải trân trọng cốt cách, tinh thần của quốc gia

đó. Trong cuốn sách Cổ Nam Việt, ông Khâm sứ Pasquier đã nói lên chủ trương đó :

Ta chớ nên phá đổi cái nhà cổ nước Việt Nam. Chữ nho kia là cái khuôn tư tưởng của dân tộc này, ta phải biết tôn trọng. Ta phải khéo điều hòa mà chớ nên phá hoại. Chớ nên để cho trăm năm về sau nước Pháp phải mang cái cữu rằng vì tập quyền khắc khe quá mà tiêu diệt mất quốc túy của một nước phương xa (…) Nước Pháp vẫn có tiếng là khoan dung đại độ; nếu sang cai trị bên Đông Pháp này lại biết tôn trọng cái tinh thần cũ của giống Việt Nam, giúp cho dân trí mở mang, ân cần mà quyến cố đến các nhà nho, chớ khinh rẻ mà rộng bụng biết dung nạp những sự sáng kiến về tri thức của người dân, thời chắc là càng ngày càng được người bản xứ yêu mến bội phần vậy.

Sự giao thoa văn hóa luôn đặt ra tính chất nước đôi, lưỡng phân, dùng dằng giữa cái cũ và cái mới khi xã hội Việt Nam phải đối mặt với chủ trương khai tử nền cựu học hay bác bỏ Tây học. Các nước thuộc địa nên tiếp thu những tư tưởng học thuật, “ngón hay nghề khéo”, “thể thức hay,

3.2.3. Tại Bắc Kỳ , lựa chọn giao hòa Đông -Tây đã được cụ thể hóa bởi

Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh trên hai tờ ĐDTC NPTC. Hai nhà tân

học và tân cựu học này đã tìm được sự ủng hộ của các nhà nho cựu học như Tản Đà, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục… Sự tồn tại, gắn bó lâu dài giữa

Nguyễn Văn Vĩnh và Phan Kế Bính trên tờ ĐĐTC – như đã nói ở Chương 1 -

chính là một minh chứng sâu sắc cho trạng thái điều hòa giữa tân học–cựu học, phương Đông-phương Tây. Nên không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh những “Tiểu thuyết Tây diễn nôm”, “Pháp văn” luôn tồn tại những chuyên mục như “Hán văn”, “Việt Hán văn khảo” của Phan Kế Bính; rồi bản in đầu

tiên của nhà in do Nguyễn Văn Vĩnh thành lập lại là dịch phẩm Tam quốc chí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

diễn nghĩa của Phan Kế Bính ; cũng như công trình khảo cứu Việt Nam phong

tục của Phan Kế Bính là trên cùng tuyến ý tưởng với mục Xét tật mình do

Nguyễn Văn Vĩnh đảm nhiệm từ ĐCTB đến ĐDTC. Và việc chuyển từ lối viết

văn chương của nhà nho truyền thống sang con đường làm báo , viết báo của Phan Kế Bính – như chúng tôi đã trình bày ở trên – cũng thuyết min h mạnh mẽ cho sự thắng thế của chủ trương mang tính thời đại đó .

Có thể nói, tính chất đan xen , giao hòa tân -cựu, Đông-Tây là không khí chung cho các hoạt động văn hóa ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX . Nó ngấm vào lựa ch ọn và thể hiện của từng cá nhân – như trường hợp Phan Kế Bính, đồng thời còn thể hiện ở sự chia sẻ bảng “phân vai” trong các hoạt động

phương pháp khéo”, học hỏi “cái phần máy móc của đời người, cùng những cách ra công, dụng sức

Một phần của tài liệu Văn nghiệp của Phan Kế Bính trong những chuyển động văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX (Trang 83)